Chốt kèo "xe gió chạy nhanh hơn gió" giữa dangkhoa27187 (Khoa Mật) vs Kacee (Tủ Lạnh)

Status
Not open for further replies.
Kèo bom nguyên tử đã thành kèo bom xịt
YSlzBzJ.png
YSlzBzJ.png
YSlzBzJ.png
YSlzBzJ.png


Gửi từ Gừng :adore: bằng vozFApp
 
Anh Tủ Lạnh lươn lẹo quá, hàng TQ tôi vẫn nhập về bình thường nhé hơi lâu tý nhưng có kẹt gì đâu :D
do-la-nhung-bieu-hien-cua-su-luon-leo-3479896d992fb92757846eeefd47577d.jpg
 
Khả thi nếu đủ quãng đường
Dùng hệ thống cót trữ năng lượng. Lúc đầu xe chạy nhỏ hơn vận tốc gió để tích năng lượng vào cót. Sau khi đủ năng lượng hệ thống cót khởi động.xả năng lượng ra.lúc đấy vận tốc xe chắc chắn nhanh hơn vận tốc gió
 
Giờ chuyển về bài toán phân tích lực. (sorry các bác em đang đi chơi với gấu nên dùm paint vẽ tạm cho nhanh)
Có một vài assumption:
  • Bỏ qua việc lực cản khí động ở cánh gây ra moment khiến xe có thể bị bốc đầu và lật ngược về phía sau
  • Hiệu suất truyền động từ lực nâng ở cánh tới bánh xe đạt 100% (thường thì đạt tầm 8x% tới 9x%, truyền động cơ với RPM nhỏ thường rất hiệu quả)
Ta suy ra được những thứ như sau:
  • Để xe di chuyển được, thì lực bánh xe đẩy về phía trước phải lớn hơn hoặc bằng lực cản khí động học tác dụng lên cánh xoay.
  • Với assumption truyền động từ cánh quạt tới bánh xe, ta suy ra được là lực nâng ở cánh quạt phải lớn hơn lực cản khí động học.
Việc chứng minh cái này khá là rắc rối về mặt toán và lí, nên em sẽ cho ra dẫn chứng thực tế luôn:
Điều đó có thể chứng minh được việc chế tạo một thiết bị chạy bằng sức gió và nhanh hơn gió là hoàn toàn khả thi (và đã có người làm được, tham khảo https://www.wired.com/2012/07/wind-powered-car-upwind/. Tuy nhiên, hệ số lực nâng trên lực cản là một đường cong với một cực đại, khi qua điểm này thì lực cản tăng dần, lực nâng tăng dần, nên không thể đi nhanh được hơn khoảng này nữa (tham khảo hình số 2, cái này là tài liệu của FAA Mĩ).
Vẫn là con xe blackbird.
Và mình đảm bảo không có bất kì tài liệu khoa học nào về phân tích lực chứng minh là con này tồn tại.
Càng không có sự giám sát, đo đạc, kiểm định từ tổ chức thứ 3 đủ uy tín.
Vấn đề con Boeing thì khác hoàn toàn, đừng quên con này còn có động cơ phản lực, tốc độ hành trình là nhằm mục đích giảm cản trở của gió, tăng lực nâng không khí để đạt mức độ tiêu hao nhiên liệu thấp nhất, không giống với việc sử dụng năng lượng gió để giúp di chuyển.
Khả thi nếu đủ quãng đường
Dùng hệ thống cót trữ năng lượng. Lúc đầu xe chạy nhỏ hơn vận tốc gió để tích năng lượng vào cót. Sau khi đủ năng lượng hệ thống cót khởi động.xả năng lượng ra.lúc đấy vận tốc xe chắc chắn nhanh hơn vận tốc gió
Vận tốc trung bình mà bạn, ko phải vận tốc tức thời.
 
Vẫn là con xe blackbird.
Và mình đảm bảo không có bất kì tài liệu khoa học nào về phân tích lực chứng minh là con này tồn tại.
Càng không có sự giám sát, đo đạc, kiểm định từ tổ chức thứ 3 đủ uy tín.
Vấn đề con Boeing thì khác hoàn toàn, đừng quên con này còn có động cơ phản lực, tốc độ hành trình là nhằm mục đích giảm cản trở của gió, tăng lực nâng không khí để đạt mức độ tiêu hao nhiên liệu thấp nhất, không giống với việc sử dụng năng lượng gió để giúp di chuyển.
Khả thi nếu đủ quãng đường

Vận tốc trung bình mà bạn, ko phải vận tốc tức thời.
Bạn hãy tranh luận bằng nền tảng vật lí rõ ràng, đừng nói suông. Tôi thấy bạn quote tôi lại nhưng câu trả lời rất vô nghĩa và chẳng có khoa học gì cả :D
 
Bạn hãy tranh luận bằng nền tảng vật lí rõ ràng, đừng nói suông. Tôi thấy bạn quote tôi lại nhưng câu trả lời rất vô nghĩa và chẳng có khoa học gì cả :D
Nền tảng vật lý thế này nhé bạn:
Mình không quan tâm con xe có thiết kế như nào, dù thiết kế như nào thì con xe vẫn là 1 hệ kín.
Hệ kín này nhận lực tác động từ gió để chuyển động, và có hao mòn cho ma sát của bánh xe, với khối lượng riêng của xe cao hơn không khí (gió thực chất là luồng không khí) thì không thể nào di chuyển nhanh hơn gió được.
 
Nền tảng vật lý thế này nhé bạn:
Mình không quan tâm con xe có thiết kế như nào, dù thiết kế như nào thì con xe vẫn là 1 hệ kín.
Hệ kín này nhận lực tác động từ gió để chuyển động, và có hao mòn cho ma sát của bánh xe, với khối lượng riêng của xe cao hơn không khí (gió thực chất là luồng không khí) thì không thể nào di chuyển nhanh hơn gió được.
Bạn biết cách cánh máy bay (hoặc tàu lượn để không phải dùng động cơ :D ) sinh ra lực nâng thế nào không? :D Có phải trực thăng sinh ra một luồng jet rất mạnh phọt xuống dưới để sinh ra lực nâng không? :D
Hoặc trả lời mình câu hỏi này: Vì sao tỉ số lực đẩy / trọng lượng của máy bay thương mại thường tầm 0.34 (Search wikipedia cho 787 hoặc A320 nhé) mà nó vẫn cất cánh lên được, dù cho tỉ số này nên lớn hơn 1? :D
 
Last edited:
Bạn biết cách cánh máy bay (hoặc tàu lượn để không phải dùng động cơ :D ) sinh ra lực nâng thế nào không? :D Có phải trực thăng sinh ra một luồng jet rất mạnh phọt xuống dưới để sinh ra lực nâng không? :D
Hoặc trả lời mình câu hỏi này: Vì sao tỉ số lực đẩy / trọng lượng của máy bay thương mại thường tầm 0.34 (Search wikipedia cho 787 hoặc A320 nhé) mà nó vẫn cất cánh lên được, dù cho tỉ số này nên lớn hơn 1? :D
thớt tới đoạn hay rồi, hóng thôi :*
 
Bạn biết cách cánh máy bay (hoặc tàu lượn để không phải dùng động cơ :D ) sinh ra lực nâng thế nào không? :D Có phải trực thăng sinh ra một luồng jet rất mạnh phọt xuống dưới để sinh ra lực nâng không? :D
Hoặc trả lời mình câu hỏi này: Vì sao tỉ số lực đẩy / trọng lượng của máy bay thương mại thường tầm 0.34 (Search wikipedia cho 787 hoặc A320 nhé) mà nó vẫn cất cánh lên được, dù cho tỉ số này nên lớn hơn 1? :D
Mình không biết, mình chỉ biết là máy bay thì phải có động cơ, dù là khí cầu cũng vẫn cần nhiên liệu.
Xe này ko đc có động cơ chạy nhiên liệu khác ngoài gió.
Bạn phân tích giúp mình diện tích đón gió, công mà gió có thể sinh ra của con xe kia, trọng lượng xe và ma sát phải chịu là bao nhiêu, nhờ nguyên lý gì mà nó lại có thể chạy nhanh hơn gió? Bạn bảo phân tích bằng nền tảng vật lý, mà mình thấy bạn viết toàn chữ là chữ thì phải?
 
Ý tưởng này giống nguyên tắc hoạt động của máy bay cánh quạt.
Vấn đề là không được gẵn động cơ để làm quay cánh quạt thì chả có cách nào làm nó đi nhanh hơn không khí.
Ý tưởng này dựa trên việc gió trên cả quãng đường là gần như nhau nên cánh quạt sẽ được nhận lượng năng lượng khá đều để chuyển xuống dẫn động bánh.
Bài toán đặt ra là tính toán sao cho lực tạo ra ở bánh đủ để đẩy con xe chạy nhanh hơn tốc độ gió thổi. Lực này lại phụ thuộc vào khối lượng xe, vật liệu tạo bánh xe, lực cản không khí, momen truyền xuống bánh.
Momen truyền đến bánh thì phụ thuộc vào bán kính các bánh dẫn động và hệ số truyền.
Thực tế thì có con Blackbird bản cổ nó làm kiểu này và thành công rồi.
Công thức cơ bản thì ở dưới.
1602419469354.png
 
Last edited:
Nguyên lý nó như thế này. Từ v1 tính toán sao cho v4>v1 là ok.
Dĩ nhiên thực tế nó tính toán nhiều cái khác nữa như ma sát, tiêu hao, rồi sức cản, khối lượng xe nữa nhưng về căn bản v4>v1 là có thể làm được.
P/s: cái màu đỏ là dây đai hoặc xích nhé, miễn là truyền chuyển động hiệu quả là được. Còn cụm dưới là trục vít bánh vít chuyển hướng chuyển động.
キャプチャ.JPG

v4=ω4*r2=ω3*r2=k*ω2*r2=k*ω1*r2*R/r. (1)
Gỉa sử ta lắp cánh quạt X sao cho cứ nhận gió với tốc độ v1 và sẽ thu được tốc độ góc của quạt là ω1=v1*t với t là hệ số. Lúc này ta có (1) thành:
v4=v1*t*k*r2*R/r
hay v4/v1=t*k*r2*R/r
Để v4>v1 thì v4/v1>1
hay t*k*r2*R/r>1. (2)
Giờ việc cần làm là chọn các kích thước R, r, r2, hệ số truyền k, loại quạt sao cho biểu thức (2) thoả mãn là xong.
Ngoài ra người ta còn chế tạo thêm cánh cho xe để lợi dụng thêm lực đẩy, và dĩ nhiên phải tính cả hiệu số tiêu hao, lực cản các kiểu để ra các tham số chính xác và chế tạo được. Về căn bản con biểu thức (2) kia không phi logic nên làm OK nhé
 
Nhắn tin qua Zalo mà không thấy tủ rep nên mình cứ soạn sẵn lên đây và chuyển tiền, khi nào tủ online thì vào quote và xác nhận điều kiện, xác nhận nhận tiền là xong:

Tủ sẽ nhận chế tạo cho mình 1 cái xe gió chạy nhanh hơn gió, giá trị là 100 triệu, nhận cọc trước 10 triệu, nếu không chế được thì sẽ bù hợp đồng 10 triệu cho mình. Tiền đặt cọc sẽ chuyển vào tài khoản 81410739 ACB Bạch Thành Trung - đã chuyển.

View attachment 126658-
View attachment 126662

Các điều kiện về xe:

- Xe sẽ chạy cùng chiều với gió, nếu chạy lệch cũng sẽ tham chiếu xuống trục gió rồi mới đo khoảng cách, như hình thì đoạn tham chiếu xuống với gió là đoạn đường sẽ dùng tính vận tốc của xe. Chỉ cần vận tốc xe bằng hoặc cao hơn 115% vận tốc gió là đạt.
View attachment 126655
  • Xe chạy hoàn toàn bằng năng lượng gió, không được dùng năng lượng khác, trên xe được phép lắp pin và bộ điều khiển từ xa, các servo phục vụ việc điều hướng xe, phanh (thắng, hãm), không được truyền động nhằm mục đích giúp xe di chuyển.
  • Khi thử nghiệm xe, sẽ cho phép dùng tay để đẩy lấy quán tính trước, sau 2m lấy quán tính thì bắt đầu bấm giờ tính tốc độ, xe sẽ chạy 500-1000 mét rồi đo khoảng cách chạy và chia thời gian để lấy tốc độ di chuyển.
  • Tốc độ gió sẽ đo bằng máy đo gió - mua trên shopee tiki gì đó, khả năng sẽ mua 3 máy, đặt cố định 3 vị trí rồi lấy tốc độ gió trung bình. Chiều gió cũng sẽ dùng mũi tên báo chiều gió để tính. Theo dự tính của tủ thì sẽ thử nghiệm nơi có gió 15-20 km/h, hoặc cao hơn tuỳ khả năng điều khiển xe.
  • Xe sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 2-3 tháng, mình để hẳn 3 tháng tính từ hôm nay tức là sẽ kết thúc vào 23/10/2020, quá hạn trên không thực hiện được là tủ sẽ bồi hoàn hợp đồng. Thời hạn có thể rút ngắn nếu 1 trong 2 bên chịu thua và huỷ hợp đồng.
  • Quá trình thử nghiệm cho phép thực hiện nhiều lần, chứ ko nhất thiết phải chạy phát được luôn, phương án đo tốc độ gió và tốc độ xe có thể thay đổi để phù hợp điều kiện địa hình và đảm bảo tính công bằng.
Đây là 1 kèo công nghệ, mong là sẽ nhận được nhiều ý kiến từ anh em, anh em hãy ngâm cứu đưa ra ý kiến bản thân, có thể bảo vệ ý kiến của mình bằng các kèo riêng, mình thì 100 củ là khá ảnh hưởng vốn liếng rồi nên ko nhận thêm kèo, tủ thì mình ko rõ.
Xe gồm 2 phần, động cơ xe bằng gió A và thân xe B
A,B chuyển động cùng phương ngược hướng, vận tốc B lớn vận tốc gió đc tính k thím
 
anh làm đi tôi bao cho...
Thím cứ làm xe đơn giản như hình trên là OK, cho chạy 45 độ so với hướng gió, như vậy xe chạy tốc độ lớn hơn vận tốc gió vẫn có lực gió đẩy vào cách quạt, vẫn có gia tốc xe, tới 1 lúc nào đó xe sẽ chạy nhanh hơn vận tốc gió kể cả tính quãng đường theo phương chiều gió.


Vấn đề thực nghiệm sẽ khó, cách hiệu quả là:
  • tìm đc con đường dài chút hướng 45 độ so với phương chiều gió.
  • lấy gia tốc ban đầu cho xe lớn nhất có thể để tiết kiệm quãng đường và thời gian gia tốc xe. Ví dụ dùng xe máy kéo tốc độ 50-100km/h làm gia tốc ban đầu, sau đó gió sẽ gia tốc tiếp.
  • vận tốc gió cũng quan trọng, vận tốc gió càng lớn càng tốt, vận tốc gió thấp sẽ k đc, phải đủ lớn để tạo gia tốc cho xe lớn hơn cạnh huyền chia cạnh đứng trong tam giác vuông. Cạnh huyền là hướng xe chạy, cạnh đứng là hướng chiều gió. Nói đơn giản là gia tốc gió lớn hơn gia tốc tăng tỉ lệ cạnh huyền chia cạnh đứng.

Thím làm như e nói là win kèo dễ dàng nhưng tìm đc điều kiện đó làm thực tế hơi khó.

Tính về lý thuyết và công thức vật lý win kèo 100% rồi đấy. Nhưng tìm điều kiện thực nghiệm hơi khó
 
Thím cứ làm xe đơn giản như hình trên là OK, cho chạy 45 độ so với hướng gió, như vậy xe chạy tốc độ lớn hơn vận tốc gió vẫn có lực gió đẩy vào cách quạt, vẫn có gia tốc xe, tới 1 lúc nào đó xe sẽ chạy nhanh hơn vận tốc gió kể cả tính quãng đường theo phương chiều gió.


Vấn đề thực nghiệm sẽ khó, cách hiệu quả là:
  • tìm đc con đường dài chút hướng 45 độ so với phương chiều gió.
  • lấy gia tốc ban đầu cho xe lớn nhất có thể để tiết kiệm quãng đường và thời gian gia tốc xe. Ví dụ dùng xe máy kéo tốc độ 50-100km/h làm gia tốc ban đầu, sau đó gió sẽ gia tốc tiếp.
  • vận tốc gió cũng quan trọng, vận tốc gió càng lớn càng tốt, vận tốc gió thấp sẽ k đc, phải đủ lớn để tạo gia tốc cho xe lớn hơn cạnh huyền chia cạnh đứng trong tam giác vuông. Cạnh huyền là hướng xe chạy, cạnh đứng là hướng chiều gió. Nói đơn giản là gia tốc gió lớn hơn gia tốc tăng tỉ lệ cạnh huyền chia cạnh đứng.

Thím làm như e nói là win kèo dễ dàng nhưng tìm đc điều kiện đó làm thực tế hơi khó.

Tính về lý thuyết và công thức vật lý win kèo 100% rồi đấy. Nhưng tìm điều kiện thực nghiệm hơi khó
chán anh ghê haha...
 
chán anh ghê haha...
Đó là phương pháp và điều kiện cần để xe nhanh hơn vận tốc gió tính quãng đường theo phương gió, và là cách duy nhất

Còn như #615 nếu đc tính hợp lệ thì đơn giản là A dùng dòng dọc kéo B. Lực kéo A lớn vận tốc nhỏ hơn vận tốc gió nhưng quãng đường kéo B sẽ lớn hơn nhiều so với quãng đường A. Vận tốc sẽ lớn hơn

Còn chỉ cho xe chạy cùng phương gió khi xe đạt vận tốc gió thì lực gió sẽ bằng 0. K bao giờ nhanh hơn gió đc.
 
Xe gồm 2 phần, động cơ xe bằng gió A và thân xe B
A,B chuyển động cùng phương ngược hướng, vận tốc B lớn vận tốc gió đc tính k thím
Động cơ với thân ko gắn liền với nhau à?
Mình chỉ tính nguyên cái xe, tốc độ là trung bình, đi xuôi đi ngược đi lên trời đều đc nhưng quãng đường sẽ tham chiếu xuống trục gió.
 
Nói thật mấy tháng theo dõi vụ này thấy cũng có tí niềm tin mà kết thúc ê chề quá. Giờ đọc lí thuyết có hay cũng không tin gì, bao nhiêu cmt bàn nát rồi. Giờ chỉ cần 1 cái xe, thắng hay thua thì cũng là thực tế. Tầm này tranh luận lí thuyết làm cái gì nữa
 
Nền tảng vật lý thế này nhé bạn:
Mình không quan tâm con xe có thiết kế như nào, dù thiết kế như nào thì con xe vẫn là 1 hệ kín.
Hệ kín này nhận lực tác động từ gió để chuyển động, và có hao mòn cho ma sát của bánh xe, với khối lượng riêng của xe cao hơn không khí (gió thực chất là luồng không khí) thì không thể nào di chuyển nhanh hơn gió được.
còn nữa. đi nhanh hơn gió thì sẽ chịu 1 lực cản của gió nữa.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top