Nó là cuộc chơi có đi có lại. Nó mua hàng cho anh thì anh cũng cần mua lại để cân bằng 1 phần. Như VN thì thâm hụt lớn cái là các bác sang làm việc mua khí. Có thể tính ra khí nó đắt hơn Nga, nhưng vì nó mua hàng nhiều của mình thì mình cũng cần chủ động mua lại. Có đi có lại, quan hệ mới bền lâu. Chứ đối tác làm ăn mà chỉ biết lợi cho mình thì có dog nó chơi
Nó đi ngược lại hiệu quả kinh tế và phân bổ nguồn vốn hiệu quả, khi chính phủ can thiệp vào thị trường tự do.
Ví dụ cho dễ hiểu. Anh ở công ty luật, hằng sáng ăn quán phở bà béo đầu ngõ. (1) Bằng quyền lực anh bắt bà béo sử dụng dịch vụ tư vấn của anh mà bả ý không thực sự cần - anh cho là có đi có lại. (2) Thực ra bà ta hoàn toàn có thể dùng tiền lời để mua các món khác thực sự cần. Sau đó tiền luân chuyển rồi cuối cùng sẽ có người thực sự cần tư vấn pháp luật thì tiền lại về túi anh.
Cách đầu tiên anh có lại tiền, nhưng thành ra dài hạn tất cả đều thiệt vì tiền luân chuyển một cách phi thị trường, không tối ưu chi phí.
Cách thứ hai anh cũng có lại tiền, nhưng hiệu quả lâu dài.
Trong thế giới mở & chuyên môn hóa anh không thể đối xử với thâm hụt thương mại theo hướng song phương; trừ khi bị can thiệp bởi các vấn đề phi kinh tế. Ví dụ việc sản xuất ở TQ rẻ hơn làm tăng thâm hụt song phương với TQ, đồng thời gây hậu quả đến một số bộ phận người Mỹ không thể cạnh tranh kịp -> gây áp lực ngược lên giới chính trị Mỹ áp đặt chính sách đối ngoại. Thâm hụt thương mại song phương thành ra là cái cớ thực hiện một số chính sách ưu tiên một số đối tượng trong nước. Đối ngoại nhưng thực chất là đối nội.
Thực chất vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ ở hiện tại không nằm ở cán cân thương mại, nó nằm ở cán cân vốn.