Trẻ con thế này lớn không biết ra sao, vậy mà người xưa nghĩ rằng "nhân chi sơ tính bản thiện".
Khổng, Mạnh nói “Nhân chi sơ tính bản thiện”, Tuân tử nói “nhân chi sơ tính bản ác”. Thực ra cả 2 đều muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục.
Tính bản thiện ý nói trẻ em như tờ giấy trắng, không có định kiến, dễ dạy bảo -> phải giáo dục để duy trì tính thiện vốn có, tránh nhiễm cái ác từ xã hội.
Nhưng thế chưa đủ, nên Tuân tử bổ sung thêm câu thứ 2. Tính bản ác ý nói trẻ em chưa biết phép tắc, chỉ biết hành xử theo bản năng -> phải giáo dục cho biết lễ nghĩa - những cái tốt của xã hội, và kiềm chế tính ác vốn có.
Suy nghĩ “trẻ con biết gì đâu mà...” là suy nghĩ bỏ mặc bản tính của trẻ chứ không giáo dục, cái này hoàn toàn trái với cả 2 tư tưởng trên.