Chu kỳ bán rã là gì? Tại sao lại bán rã?

Thì đó, vấn đề mình muốn hỏi là tại sao T thứ 2 lại là 50% của 50% còn lại, tức là 25% khối lượng ban đầu phóng xạ đi
Bởi chu kỳ bán rã là thời gian tổng khối lượng hay là toàn thể giảm 1 nửa đó bác.
Ví dụ như carbon 14 thì sau 5730 năm sẽ chỉ còn 1 nửa ban đầu. V thì sang chu kỳ thứ 2 thì 0,5m sẽ là khối lượng ban đầu của chu kỳ đó chứ ko phải là toàn bộ m nữa. Bởi lúc này 0,5m còn lại ko gồm carbon 14 mà là các sản phẩm khác nên chu kỳ bán rã của toàn bộ m nói chung ko phải là 5730 năm nữa
 
Thì đó, vấn đề mình muốn hỏi là tại sao T thứ 2 lại là 50% của 50% còn lại, tức là 25% khối lượng ban đầu phóng xạ đi

Thì tại mốc thời gian T (sau chu kỳ bán rã thứ 1, bắt đầu chu kỳ bán rã thứ 2) thì chỉ còn 50% còn lại chứ mấy. 50% còn lại lúc này sẽ là đầu vào để tính cho chu kỳ thứ 2...Đơn giản vậy mà:surrender:.

Ông có 2kg bột đem ra làm bánh. 30p thì làm hết 1/2 số bột. Vì vậy sau 30p đầu tiên ông chỉ còn 1kg bột. Bắt đầu từ phút thứ 31 thì ông chỉ còn 1kg thôi chứ. Từ phút 31-60 ông làm 50% của 1kg còn lại thì chỉ là 0.5kg
 
Chu kỳ bán rã là đại lượng đo sự phóng xạ. Đọc sâu về sự phóng xạ, hiện tượng phóng xạ thôi fence...mình nghĩ là do lực liên kết hạt nhân nguyên tử...:shame:
Từ lực liên kết hạt nhân nguyên tử rồi lại hỏi vì sao có lực đấy, rồi lại mò đến mô hình chuẩn (có nhiều phản biện bảo nó ko chuẩn lắm...), rồi lại mò đến lý thuyết dây, họ lại thấy giải thích không hoàn hảo thì mò đến thuyết M... vỡ cmn đầu mà vẫn bế tắc fen ạ. :beat_brick:
 
Thì tại mốc thời gian T (sau chu kỳ bán rã thứ 1, bắt đầu chu kỳ bán rã thứ 2) thì chỉ còn 50% còn lại chứ mấy. 50% còn lại lúc này sẽ là đầu vào để tính cho chu kỳ thứ 2...Đơn giản vậy mà:surrender:.

Ông có 2kg bột đem ra làm bánh. 30p thì làm hết 1/2 số bột. Vì vậy sau 30p đầu tiên ông chỉ còn 1kg bột. Bắt đầu từ phút thứ 31 thì ông chỉ còn 1kg thôi chứ. Từ phút 31-60 ông làm 50% của 1kg còn lại thì chỉ là 0.5kg
Tôi đang hỏi là tại sao, chứ ông đọc lại câu hỏi làm gì? ai chẳng biết là cứ sau 1 khoảng thời gian T thì sẽ giảm đi 50%
 
Từ lực liên kết hạt nhân nguyên tử rồi lại hỏi vì sao có lực đấy, rồi lại mò đến mô hình chuẩn (có nhiều phản biện bảo nó ko chuẩn lắm...), rồi lại mò đến lý thuyết dây, họ lại thấy giải thích không hoàn hảo thì mò đến thuyết M... vỡ cmn đầu mà vẫn bế tắc fen ạ. :beat_brick:

À, sâu đến mức vậy thì nó liên quan đến mô hình cơ bản nên thôi bỏ đi fence...đừng kéo tôi vào đấy...:shame:
 
Bởi chu kỳ bán rã là thời gian tổng khối lượng hay là toàn thể giảm 1 nửa đó bác.
Ví dụ như carbon 14 thì sau 5730 năm sẽ chỉ còn 1 nửa ban đầu. V thì sang chu kỳ thứ 2 thì 0,5m sẽ là khối lượng ban đầu của chu kỳ đó chứ ko phải là toàn bộ m nữa. Bởi lúc này 0,5m còn lại ko gồm carbon 14 mà là các sản phẩm khác nên chu kỳ bán rã của toàn bộ m nói chung ko phải là 5730 năm nữa
Mình hiểu chu kì bán rã là gì, mình chỉ hỏi tại sao nó lại cứ 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa của 1 nửa đó. Loại trừ các sản phẩm khác nhé
 
Tôi đang hỏi là tại sao, chứ ông đọc lại câu hỏi làm gì? ai chẳng biết là cứ sau 1 khoảng thời gian T thì sẽ giảm đi 50%

Do bản chất sự phóng xạ. Trên kia tôi nói rồi. Sâu hơn nữa thì liên quan đến cấu tạo hạt nhân, lực liên kết hạt nhân...nhưng ở mức độ lớn số lượng nguyên tử thì mỗi đồng vị đặc trưng bởi hằng số bán rã.
Đã là hằng số thì nó sẽ bằng nhau trên mỗi đơn vị. 1kg cũng chu kỳ T mà 0.5kg cũng chu kỳ T...:go:

Đúng chỗ ông cần không? Hay ý ông hỏi cái khác nữa?:surrender:
 
Mình hiểu chu kì bán rã là gì, mình chỉ hỏi tại sao nó lại cứ 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa của 1 nửa đó. Loại trừ các sản phẩm khác nhé
À v có phải ý bác là sau 2T thì nó phải hết đúng ko. Sr mình hơi dốt văn.
Cái này thì mình muốn hỏi bác là v theo bác nếu sau T/3 thì số lượng hạt phân rã là 1/6 số hạt ban đầu hay là nhiêu bác
 
Mình hiểu chu kì bán rã là gì, mình chỉ hỏi tại sao nó lại cứ 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa, rồi 1 nửa của 1 nửa của 1 nửa đó. Loại trừ các sản phẩm khác nhé

Sự phóng xạ/phân rã là quá trình ngẫu nhiên fence. Nên ở một số lượng cực lớn các nguyên tử thì xác xuất phóng xạ của mỗi đồng vị nó là giống nhau. Chính cái xác suất này tạo ra cái hằng số bán rã => chu kỳ bán rã đấy fence..

Sau khi có xác suất cố định đó thì phần tiếp theo là như # này của mình:
https://voz.vn/t/chu-ky-ban-ra-la-gi-tai-sao-lai-ban-ra.549205/page-2#post-17727130
 
Do bản chất sự phóng xạ. Trên kia tôi nói rồi. Sâu hơn nữa thì liên quan đến cấu tạo hạt nhân, lực liên kết hạt nhân...nhưng ở mức độ lớn số lượng nguyên tử thì mỗi đồng vị đặc trưng bởi hằng số bán rã.
Đã là hằng số thì nó sẽ bằng nhau trên mỗi đơn vị. 1kg cũng chu kỳ T mà 0.5kg cũng chu kỳ T...:go:

Đúng chỗ ông cần không? Hay ý ông hỏi cái khác nữa?:surrender:
Ko đúng chỗ tôi cần rồi ông ơi, câu trả lời như thế khác nào trả lời kiểu:
- Tại sao tôi đẹp trai?
Trả lời: Do bản chất của ông đẹp trai, ông đặc trưng bởi "Sự đẹp trai"
Câu trả lời tôi mong muốn là: Vì mũi cao, vì mắt đẹp, da sáng blah blah.
 
Sự phóng xạ/phân rã là quá trình ngẫu nhiên fence. Nên ở một số lượng cực lớn các nguyên tử thì xác xuất phóng xạ của mỗi đồng vị nó là giống nhau. Chính cái xác suất này tạo ra cái hằng số bán rã => chu kỳ bán rã đấy fence..

Sau khi có xác suất cố định đó thì phần tiếp theo là như # này của mình:
https://voz.vn/t/chu-ky-ban-ra-la-gi-tai-sao-lai-ban-ra.549205/page-2#post-17727130
Ok, đây mới đúng là câu trả lời mà tôi cần đó. Bên trên cũng có ông khác trả lời rồi, nhưng thôi cứ để thớt ở đây cho mng bàn luận cho xôm
 
Câu hỏi của thớt hay mà, mấy người hay thắc mắc như này mới là người hiểu bản chất vấn đề này.
Theo mình thì, vật chất được cấu tạo từ vô số nguyên tử, những nguyên tử này dao động cực mạnh nên lâu lâu có một vài cái bị tách khỏi khối vật chất ban đầu (phân rã).
Nếu tập trung quan sát 1 nguyên tử nào đấy, trong một khoảng thời gian nhất định, thì khả năng nó bị tách ra là hên xui. Nhưng nếu quan sát 1.000, 1.000.000, 1 tỷ... nguyên tử trong cùng khoảng thời gian đấy, thì tổng số nguyên tử bị phân rã lại xấp xỉ 1 con số nào đó. Từ đó người ta tính được xác suất để 1 nguyên tử bị phân rã trong 1 khoảng thời gian. Giả sử 10% sau 1h, vậy cứ sau mỗi giờ thì khối vật chất bị mất 10% khối lượng, không quan tâm khối lượng ban đầu là bao nhiêu. Còn người ta hay dùng bán rã (50%) để tính toán vì số nó đẹp :)
 
Hê hê, hay với người không biết thôi, giờ trả lời chỉ tổ cho các anh vào feed. Ví dụ tương tự đây: "với đơn vị Hz, người ta QUY ƯỚC nó đại diện cho số chuyển động trong 1 giây."

Thằng thớt hỏi "sao lại 1 giây, 2 giây 3 giây thì sao" - đó là ý thứ nhất.
Ý thứ hai mắc hài hơn, "sao tôi chuyển động mà anh lại đứng im" - nó quên mất là bài toán bán rã là bài tổ hợp xác suất :).
"nó quên mất là bài toán bán rã là bài tổ hợp xác suất :)." Chương trình phổ thông không hề đề cập tới việc này, vậy tại sao thay vì trả lời câu hỏi của người ta bạn lại nói mấy câu như "Thầy cô lí khóc thét"?? Thượng đẳng chi vậy fen :oops::oops::oops:
 
Thì đó, vấn đề mình muốn hỏi là tại sao T thứ 2 lại là 50% của 50% còn lại, tức là 25% khối lượng ban đầu phóng xạ đi
Hiểu chữ chu kỳ bán rã là gì ko??
Còn nếu í của anh là tại sao các nguyên tố phóng xạ lại có cái gọi là chu kỳ bán rã, thì như ô nào đấy trên kia giải thích, nó là xác suất thống kê.
 
Ko đúng chỗ tôi cần rồi ông ơi, câu trả lời như thế khác nào trả lời kiểu:
- Tại sao tôi đẹp trai?
Trả lời: Do bản chất của ông đẹp trai, ông đặc trưng bởi "Sự đẹp trai"
Câu trả lời tôi mong muốn là: Vì mũi cao, vì mắt đẹp, da sáng blah blah.

Thì ông phải đi sâu hơn vào bản chất của sự phóng xạ, vì sao lại xảy ra sự phóng xạ và các đồng vị khác nhau có đặc tính phản xạ khác nhau như thế nào? Vì sao cùng một chất lại có đồng vị phóng xạ và đồng vị bền vững...

Theo tôi biết thì do lực liên kết hạt nhân, giữa các neutron và proton nó hút đẩy nhau đến một lúc một thằng sẽ bị đá văng ra khỏi cục hạt nhân đó...1 cục thì tương tác khác 2 cục, số lượng neutron và proton của mỗi đồng vị khác nhau nên tạo ra đặc tính phóng xạ khác nhau đấy...

Sâu hơn nữa về lực liên kết hạt nhân thì tôi chịu fence...:shame:
 
"Hằng số phân rã là đặc trưng cho mỗi loại hạt nhân."

Mỗi một chất có cấu tạo nguyên tử khác nhau, các đồng vị khác nhau của cùng một chất cũng có cấu tạo khác nhau (khác số neutron, proton gì gì đấy...) dẫn đến lực liên kết hạt nhân giữa các hạt bên trong nguyên tử đó khác nhau => đặc tính khác nhau về sự phóng xạ => hằng số phân rã khác nhau => chu kỳ bán rã khác nhau.

Bán = 1/2 nên chu kỳ bán rã tính theo từng giai đoạn là (1/2)^n
  • Sau 1 chu kỳ bán rã T thì khối lượng ban đầu m chỉ còn 1/2*m. Đây là thời điểm kết thúc T đầu tiên. Ta bắt đầu tính T thứ 2.
  • Bắt đầu T thứ 2 thì khối lượng ban đầu chỉ là 1/2*m. Sau 1 chu kỳ nữa, tại thời gian T+T thì phóng xạ chỉ còn khối m*(1/2)^2
  • Tương tự sau thời gian 3T thì chỉ còn khối m*(1/2)^3

:go:
 
"Hằng số phân rã là đặc trưng cho mỗi loại hạt nhân."

Mỗi một chất có cấu tạo nguyên tử khác nhau, các đồng vị khác nhau của cùng một chất cũng có cấu tạo khác nhau (khác số neutron, proton gì gì đấy...) dẫn đến lực liên kết hạt nhân giữa các hạt bên trong nguyên tử đó khác nhau => đặc tính khác nhau về sự phóng xạ => hằng số phân rã khác nhau => chu kỳ bán rã khác nhau.

Bán = 1/2 nên chu kỳ bán rã tính theo từng giai đoạn là (1/2)^n
  • Sau 1 chu kỳ bán rã T thì khối lượng ban đầu m chỉ còn 1/2*m. Đây là thời điểm kết thúc T đầu tiên. Ta bắt đầu tính T thứ 2.
  • Bắt đầu T thứ 2 thì khối lượng ban đầu chỉ là 1/2*m. Sau 1 chu kỳ nữa, tại thời gian T+T thì phóng xạ chỉ còn khối m*(1/2)^2
  • Tương tự sau thời gian 3T thì chỉ còn khối m*(1/2)^3

:go:
Cái tôi và thread thắc mắc là tại sao lại 1/2?

Tại sao 1tr năm đầu tiên từ 10 kg còn 5kg
1tr năm tiếp theo, còn 2.5kg chứ ko phải là =0?
Hoặc 20 xuống 10 chứ ko phải là 15 trong cùng 1tr năm
Tsao lại kỳ lạ như vậy?
 
Chắc thớt hỏi là tại sao cứ sau 10 năm nó còn một nửa, vậy thì sau 20 năm nó phải hết sạch chứ, đằng này sau 10 nữa nó lại hết 1 nửa của 1 nửa còn lại, có phải vậy ko thớt?
 
Cái tôi và thread thắc mắc là tại sao lại 1/2?

Tại sao 1tr năm đầu tiên từ 10 kg còn 5kg
1tr năm tiếp theo, còn 2.5kg chứ ko phải là =0?
Hoặc 20 xuống 10 chứ ko phải là 15 trong cùng 1tr năm
Tsao lại kỳ lạ như vậy?

Học xác suất thống kê chưa fence?
Bán rã = tỷ lệ 50% số lượng hạt phân rã
Cái tỷ lệ 50% đó áp vào mọi số nguyên tử lớn thì đều là 50%
1kg cũng là 50%; 100kg cũng là 50%; 100 tấn cũng là 50%. Đó là xác suất.
10kg giảm còn 5kg là nó giảm 50% nên còn 5kg, chứ không phải là giảm khối lượng 5kg...

Kiểu như tỷ lệ nam nữ là 50-50 thì 100 người nó có 50 nam - 50 nữ thì 10 người sẽ là 5 nam - 5 nữ vậy

Chưa học xác suất thống lê, chưa biết khái niệm tỷ lệ thì tìm đọc thêm nhé...:go:
 
Back
Top