Chu kỳ bán rã là gì? Tại sao lại bán rã?

Học xác suất thống kê chưa fence?
Bán rã = tỷ lệ 50% số lượng hạt phân rã
Cái tỷ lệ 50% đó áp vào mọi số nguyên tử lớn thì đều là 50%
1kg cũng là 50%; 100kg cũng là 50%; 100 tấn cũng là 50%. Đó là xác suất.
10kg giảm còn 5kg là nó giảm 50% nên còn 5kg, chứ không phải là giảm khối lượng 5kg...

Kiểu như tỷ lệ nam nữ là 50-50 thì 100 người nó có 50 nam - 50 nữ thì 10 người sẽ là 5 nam - 5 nữ vậy

Chưa học xác suất thống lê, chưa biết khái niệm tỷ lệ thì tìm đọc thêm nhé...:go:
Anh vẫn chả hiểu ý câu hỏi của tôi.
Vấn đề tại sao nó giảm theo tỉ lệ % mà ko phải giảm theo số tuyệt đối?
 
chu kì bán rã là nó đã nói lên cái bản chất của nó rồi mà ta. Bán là một nữa :nosebleed:

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
 
Theo các bác, tại sao 1 khối chất phóng xạ lại chỉ phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 1 khối có 100 nguyên tố Urani 235, thì sau 704 triệu năm chỉ còn lại 50 nguyên tố Urani 235 mà không phải là không còn tí nào? Chẳng lẽ nguyên tố có 1 trí thông minh nào đó, tự liên hệ với nhau là 50 thằng tao phóng xạ trước, rồi mới đến 50 thằng chúng mày?
Edit: Để mình giải thích thêm câu hỏi 1 chút, ko thì mấy thần đồng vật lý vào chê bôi là thầy dạy lý hóa thất vọng mình lắm blah blah, trong khi mấy thần đồng đó đến cả câu hỏi còn không hiểu.
Tại sao 1 khối chất phóng xạ lại phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 100 nguyên tố Urani 235 sau 704 triệu năm đầu tiên phóng xạ 50 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ 25 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 3 phóng xạ 12,5 nguyên tố... Mà ko phải là 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ nốt 50 nguyên tố còn lại?
Sau khi thông qua giải đáp của các bác, mình để câu trả lời lên đây để mọi người cùng biết đáp án nhé:
1, Sự phóng xạ là gì? Phóng xạ là sự biến đổi của 1 hạt nhân không bền thành hạt nhân bền kèm theo 1 lượng năng lượng.
2, Thời gian T là gì? để giải thích 1 cách dễ hiểu, đó là khoảng thời gian để hạt nhân không bền có xác suất 50% phóng xạ. Ví dụ Urani 235 cần 704 triệu năm mới có xác suất phóng xạ 50%, vozer cần 5 năm để có 50% xác suất kiếm được 1 cô bạn gái...
3, Tại sao cứ qua 1 khoảng thời gian T sẽ phóng xạ 50%, tức là từ 1kg urani sau T sẽ còn 0.5kg, 2T còn 0.25kg, 3T còn 0.125kg....: Bài toán xác suất sẽ trở thành chuẩn xác nếu trên mẫu đủ lớn, 1gram Urani đã có hàng tỷ tỷ nguyên tử urani rồi, nên áp dụng xác suất 50% cho mỗi hạt nguyên tử trên lượng đó, sẽ có chính xác tương đối 50% urani bị phân rã sau 704 triệu năm. Bạn và thằng bạn của bạn đẹp trai ngang nhau, nhà giàu như nhau, mỗi hôm tán 1 cô, mấy ngày đầu thằng bạn của bạn có thể hên cua được mấy cô hơn bạn, nhưng tính trên 365 ngày số lượng gái tán được của 2 thằng bạn sẽ same same nhau.

Này hình như hóa lớp 10 có giải thích rồi, mỗi phân tử sẽ có các lớp năng lượng phân bố từ tâm ra ngoài. Nên có thể hình dung 1 phân tử là một khối cầu có nhiều lớp vỏ phân bố nhỏ dần năng lượng từ tâm ra ngoài, mỗi lớp sẽ có 1 độ dày nhất định và mang một năng lượng nhất định. Dễ thấy lớp vỏ càng xa thì các nguyên tử trong đó có năng lượng càng thấp.
Theo thời gian năng lượng của phân tử sẽ giảm dần nên các lớp võ sẽ dần mất đi, thời gian giảm để mất đi 1 lớp vỏ gọi là chu kì.
Mỗi chu kì phân tử mất đi 1 năng lượng E. Và mỗi nguyên tử có khối lượng như nhau (m), mang năng lương (e ) => E= sum(e) = sum(mc) = sum(sum(m))c. Vì càng xa tâm e càng nhỏ nên sum(m) càng lớn.
Cái này giải thích khối lượng chu kì trước sẽ lớn hơn khối lượng chu kì sau. Còn tại sao m giảm 1/2 thì xem sơ đồ phân bố lớp năng lượng của phân tử sẽ rõ nha.
Ngồi rảnh giải thích mấy này hao mana vl.

Gửi từ Samsung SM-G973F bằng vozFApp
 
Anh vẫn chả hiểu ý câu hỏi của tôi.
Vấn đề tại sao nó giảm theo tỉ lệ % mà ko phải giảm theo số tuyệt đối?
Cái hằng số bán rã được đưa từ thực nghiệm, nên có lẽ họ công nhận luôn trong tính toán
Vì sao lại là 50% mà k phải xx% hay một số nào đấy, vì có thể là trong quá trình thực nghiệm với 1 nguyên tố A, họ nhận thấy con số 50% tính ra 1 con số T gần như nhau, mở rộng ra với các nguyên tố B C D khác thì cái tỷ lệ 50% vẫn tính ra được 1 con số T xác định với từng nguyên tố, và họ công nhận cái định nghĩa chu kỳ bán rã
Tương tự trong vật lý và hoá học có nhiều các hằng số được đưa ra trong tính toán để phù hợp với thực nghiệm, mà khi áp cái hằng số đấy vào 1 trường hợp tương tự thì nó lại đúng, thì khoa học sẽ công nhận cái hằng số đấy. Trường hợp chu kỳ bán rã tôi nghĩ cũng tương tự vậy
Còn tất nhiên trình độ của tôi không đủ để tìm hiểu xem có cách giải thích nào đúng bản chất của hiện tượng này không
 
Này hình như hóa lớp 10 có giải thích rồi, mỗi phân tử sẽ có các lớp năng lượng phân bố từ tâm ra ngoài. Nên có thể hình dung 1 phân tử là một khối cầu có nhiều lớp vỏ phân bố nhỏ dần năng lượng từ tâm ra ngoài, mỗi lớp sẽ có 1 độ dày nhất định và mang một năng lượng nhất định. Dễ thấy lớp vỏ càng xa thì các nguyên tử trong đó có năng lượng càng thấp.
Theo thời gian năng lượng của phân tử sẽ giảm dần nên các lớp võ sẽ dần mất đi, thời gian giảm để mất đi 1 lớp vỏ gọi là chu kì.
Mỗi chu kì phân tử mất đi 1 năng lượng E. Và mỗi nguyên tử có khối lượng như nhau (m), mang năng lương (e ) => E= sum(e) = sum(mc) = sum(sum(m))c. Vì càng xa tâm e càng nhỏ nên sum(m) càng lớn.
Cái này giải thích khối lượng chu kì trước sẽ lớn hơn khối lượng chu kì sau. Còn tại sao m giảm 1/2 thì xem sơ đồ phân bố lớp năng lượng của phân tử sẽ rõ nha.
Ngồi rảnh giải thích mấy này hao mana vl.

Gửi từ Samsung SM-G973F bằng vozFApp
Như vậy có thể hiểu là mỗi phân tử/nguyên tử ko mất đi mà sẽ mất đi "từng lớp".
Tôi nhớ nguyên tử gồm e,p,n.
Trong đó "từng lớp" sẽ là e. Vậy là sẽ mất e?
Nghe có vẻ ko đúng lắm vì mất e lf sẽ "vỡ" nguyên tử luôn
Cái hằng số bán rã được đưa từ thực nghiệm, nên có lẽ họ công nhận luôn trong tính toán
Vì sao lại là 50% mà k phải xx% hay một số nào đấy, vì có thể là trong quá trình thực nghiệm với 1 nguyên tố A, họ nhận thấy con số 50% tính ra 1 con số T gần như nhau, mở rộng ra với các nguyên tố B C D khác thì cái tỷ lệ 50% vẫn tính ra được 1 con số T xác định với từng nguyên tố, và họ công nhận cái định nghĩa chu kỳ bán rã
Tương tự trong vật lý và hoá học có nhiều các hằng số được đưa ra trong tính toán để phù hợp với thực nghiệm, mà khi áp cái hằng số đấy vào 1 trường hợp tương tự thì nó lại đúng, thì khoa học sẽ công nhận cái hằng số đấy. Trường hợp chu kỳ bán rã tôi nghĩ cũng tương tự vậy
Còn tất nhiên trình độ của tôi không đủ để tìm hiểu xem có cách giải thích nào đúng bản chất của hiện tượng này không
Nếu coi là hằng số thì chịu rồi. Ko giải thích được
 
Nếu tồn tại 1 khoảng thời gian T, cứ sau thời gian T có 1/2 lượng nguyên tử phân rã, thì có tồn tại 1 khoảng thời gian X, cứ sau X có 1/3 lượng nguyên tử phân rã không nhỉ?
 
Nếu tồn tại 1 khoảng thời gian T, cứ sau thời gian T có 1/2 lượng nguyên tử phân rã, thì có tồn tại 1 khoảng thời gian X, cứ sau X có 1/3 lượng nguyên tử phân rã không nhỉ?
Có, biến đổi từ hằng số phóng xạ lamda ra đc hết, lamda=ln2/T thì T=ln2/lamda, suy ra X=ln3/lamda.
 
Vì cái quá trình các hạt mất đi năng lượng, thì nó dần mất khối lượng và phát ra các hạt khác đồng thời tạo ra các sản phẩm khác. Người ta đo được sau khoảng thời gian đó thì nó còn 1 nửa. Sau đó cái 1 nửa còn lại tiếp tục mất năng lượng và phân rã ra và sau đúng thời gian đó nó lại còn 1 nửa nữa cứ thế cứ thế ...
{\displaystyle {\ce {^{131}_{53}I->\beta +{\bar {\nu }}_{e}+{^{131}_{54}Xe^{\ast }}+606keV}}}

{\displaystyle {\ce {^{131}_{54}Xe^{\ast }->{^{131}_{54}Xe}+\gamma +364keV}}}
Anh ơi nói tiếng người cho dễ hiểu cái 😱
 
Như vậy có thể hiểu là mỗi phân tử/nguyên tử ko mất đi mà sẽ mất đi "từng lớp".
Tôi nhớ nguyên tử gồm e,p,n.
Trong đó "từng lớp" sẽ là e. Vậy là sẽ mất e?
Nghe có vẻ ko đúng lắm vì mất e lf sẽ "vỡ" nguyên tử luôn

Nếu coi là hằng số thì chịu rồi. Ko giải thích được
mất e thì phải mất p để cân bằng chứ nhể?
 
Theo các bác, tại sao 1 khối chất phóng xạ lại chỉ phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 1 khối có 100 nguyên tố Urani 235, thì sau 704 triệu năm chỉ còn lại 50 nguyên tố Urani 235 mà không phải là không còn tí nào? Chẳng lẽ nguyên tố có 1 trí thông minh nào đó, tự liên hệ với nhau là 50 thằng tao phóng xạ trước, rồi mới đến 50 thằng chúng mày?
Edit: Để mình giải thích thêm câu hỏi 1 chút, ko thì mấy thần đồng vật lý vào chê bôi là thầy dạy lý hóa thất vọng mình lắm blah blah, trong khi mấy thần đồng đó đến cả câu hỏi còn không hiểu.
Tại sao 1 khối chất phóng xạ lại phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 100 nguyên tố Urani 235 sau 704 triệu năm đầu tiên phóng xạ 50 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ 25 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 3 phóng xạ 12,5 nguyên tố... Mà ko phải là 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ nốt 50 nguyên tố còn lại?
Sau khi thông qua giải đáp của các bác, mình để câu trả lời lên đây để mọi người cùng biết đáp án nhé:
1, Sự phóng xạ là gì? Phóng xạ là sự biến đổi của 1 hạt nhân không bền thành hạt nhân bền kèm theo 1 lượng năng lượng.
2, Thời gian T là gì? để giải thích 1 cách dễ hiểu, đó là khoảng thời gian để hạt nhân không bền có xác suất 50% phóng xạ. Ví dụ Urani 235 cần 704 triệu năm mới có xác suất phóng xạ 50%, vozer cần 5 năm để có 50% xác suất kiếm được 1 cô bạn gái...
3, Tại sao cứ qua 1 khoảng thời gian T sẽ phóng xạ 50%, tức là từ 1kg urani sau T sẽ còn 0.5kg, 2T còn 0.25kg, 3T còn 0.125kg....: Bài toán xác suất sẽ trở thành chuẩn xác nếu trên mẫu đủ lớn, 1gram Urani đã có hàng tỷ tỷ nguyên tử urani rồi, nên áp dụng xác suất 50% cho mỗi hạt nguyên tử trên lượng đó, sẽ có chính xác tương đối 50% urani bị phân rã sau 704 triệu năm. Bạn và thằng bạn của bạn đẹp trai ngang nhau, nhà giàu như nhau, mỗi hôm tán 1 cô, mấy ngày đầu thằng bạn của bạn có thể hên cua được mấy cô hơn bạn, nhưng tính trên 365 ngày số lượng gái tán được của 2 thằng bạn sẽ same same nhau.
Hỏi là tốt nhưng nhìn chung không nên voz để hỏi :LOL:
 
Theo các bác, tại sao 1 khối chất phóng xạ lại chỉ phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 1 khối có 100 nguyên tố Urani 235, thì sau 704 triệu năm chỉ còn lại 50 nguyên tố Urani 235 mà không phải là không còn tí nào? Chẳng lẽ nguyên tố có 1 trí thông minh nào đó, tự liên hệ với nhau là 50 thằng tao phóng xạ trước, rồi mới đến 50 thằng chúng mày?
Edit: Để mình giải thích thêm câu hỏi 1 chút, ko thì mấy thần đồng vật lý vào chê bôi là thầy dạy lý hóa thất vọng mình lắm blah blah, trong khi mấy thần đồng đó đến cả câu hỏi còn không hiểu.
Tại sao 1 khối chất phóng xạ lại phóng xạ 1 nửa theo 1 khoảng thời gian T? Ví dụ 100 nguyên tố Urani 235 sau 704 triệu năm đầu tiên phóng xạ 50 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ 25 nguyên tố, 704 triệu năm thứ 3 phóng xạ 12,5 nguyên tố... Mà ko phải là 704 triệu năm thứ 2 phóng xạ nốt 50 nguyên tố còn lại?
Sau khi thông qua giải đáp của các bác, mình để câu trả lời lên đây để mọi người cùng biết đáp án nhé:
1, Sự phóng xạ là gì? Phóng xạ là sự biến đổi của 1 hạt nhân không bền thành hạt nhân bền kèm theo 1 lượng năng lượng.
2, Thời gian T là gì? để giải thích 1 cách dễ hiểu, đó là khoảng thời gian để hạt nhân không bền có xác suất 50% phóng xạ. Ví dụ Urani 235 cần 704 triệu năm mới có xác suất phóng xạ 50%, vozer cần 5 năm để có 50% xác suất kiếm được 1 cô bạn gái...
3, Tại sao cứ qua 1 khoảng thời gian T sẽ phóng xạ 50%, tức là từ 1kg urani sau T sẽ còn 0.5kg, 2T còn 0.25kg, 3T còn 0.125kg....: Bài toán xác suất sẽ trở thành chuẩn xác nếu trên mẫu đủ lớn, 1gram Urani đã có hàng tỷ tỷ nguyên tử urani rồi, nên áp dụng xác suất 50% cho mỗi hạt nguyên tử trên lượng đó, sẽ có chính xác tương đối 50% urani bị phân rã sau 704 triệu năm. Bạn và thằng bạn của bạn đẹp trai ngang nhau, nhà giàu như nhau, mỗi hôm tán 1 cô, mấy ngày đầu thằng bạn của bạn có thể hên cua được mấy cô hơn bạn, nhưng tính trên 365 ngày số lượng gái tán được của 2 thằng bạn sẽ same same nhau.
Bạn nên tìm hiểu sơ sơ rồi hẵng hỏi. Khi bạn có nền tảng kiến thức, có một hai thắc mắc thì dễ giải thích.
Vấn đề bạn hỏi từ trang giấy trắng này ae sao giúp được.
Chu kỳ bán rã là cái mà người nghiên cứu đặt ra định nghĩa chứ không phải có do thế lực siêu nhiên nào đặt ra bắt mọi người phải theo cả.
Có ai hỏi tại sao không đặt ra chu kỳ 1/3 rã, chu kỳ 1/4 rã, chu kỳ 1/5 rã,... không :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Anh ơi nói tiếng người cho dễ hiểu cái 😱
Nói đơn giản ví dụ nôm na là ngọn lửa hàng ngày nó là cái gì. Nó có phải vật chất không. Mọi chất khi quy về hạt đều có tính nhảy mức năng lượng. Các photon khi được cấp năng lượng sẽ nhảy từ mức thấp lên mức cao. Và sau đó khi từ mức cao về mức thấp nó sẽ phát ra bức xạ, đồng thời mất đi năng lượng dần dần trở về trạng thái bền vững.
Còn chất phóng xạ thì ngay từ lúc đầu các hạt trong nó đã có mức năng lượng khổng lồ, lúc này các hạt cấu thành nên nó liên tục nhảy từ mức năng lượng cao về năng lượng thấp và phát ra các bức xạ, có thể là gamma hoặc beta và tạo thành sản phẩm là chất khác. Về thực nghiệm và lý thuyết tính toán các nhà khoa học đã tính được chu kỳ bán rã của từng chất khác nhau đặc trưng cho chất đó.
Mình ngày xưa học đại học cũng học qua môn photon diode thấy ông giáo giải thích vậy.
Các vật chất bình thường cũng bán rã. Người ta có thể dùng đồng vị Cacbon để đo thời gian xuất hiện của hóa thạch là vì vậy
 
Last edited:
Như vậy có thể hiểu là mỗi phân tử/nguyên tử ko mất đi mà sẽ mất đi "từng lớp".
Tôi nhớ nguyên tử gồm e,p,n.
Trong đó "từng lớp" sẽ là e. Vậy là sẽ mất e?
Nghe có vẻ ko đúng lắm vì mất e lf sẽ "vỡ" nguyên tử luôn

Nếu coi là hằng số thì chịu rồi. Ko giải thích được
Bạn mất kiến thức hóa trầm trọng rồi.
:stick:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Này hình như hóa lớp 10 có giải thích rồi, mỗi phân tử sẽ có các lớp năng lượng phân bố từ tâm ra ngoài. Nên có thể hình dung 1 phân tử là một khối cầu có nhiều lớp vỏ phân bố nhỏ dần năng lượng từ tâm ra ngoài, mỗi lớp sẽ có 1 độ dày nhất định và mang một năng lượng nhất định. Dễ thấy lớp vỏ càng xa thì các nguyên tử trong đó có năng lượng càng thấp.
Theo thời gian năng lượng của phân tử sẽ giảm dần nên các lớp võ sẽ dần mất đi, thời gian giảm để mất đi 1 lớp vỏ gọi là chu kì.
Mỗi chu kì phân tử mất đi 1 năng lượng E. Và mỗi nguyên tử có khối lượng như nhau (m), mang năng lương (e ) => E= sum(e) = sum(mc) = sum(sum(m))c. Vì càng xa tâm e càng nhỏ nên sum(m) càng lớn.
Cái này giải thích khối lượng chu kì trước sẽ lớn hơn khối lượng chu kì sau. Còn tại sao m giảm 1/2 thì xem sơ đồ phân bố lớp năng lượng của phân tử sẽ rõ nha.
Ngồi rảnh giải thích mấy này hao mana vl.

Gửi từ Samsung SM-G973F bằng vozFApp
Cái này là bào mòn rồi, không phải phân rã đâu, lộn lộn sang nhau:byebye: Phân rã là từ urani sang cái khác. Còn cái anh đang nói giống việc các nguyên tử tại sao liên kết với nhau như từ 2H thành H2
 
Tôi nghĩ nó có quy luật nhưng chưa tìm ra thôi. Vì ngẫu nhiên thì ko thể ra ckbr đc
quy luật của nó là ngẫu nhiên theo xác suất tính toán được đó bạn :(:( giống như tung đồng xu vô hạn lần vậy thì xác suất tung thành mặt ngửa sẽ chính xác 50/50
Số lượng nguyên tử là rất lớn nên khiến tỉ lệ gần bằng xác suất trong tính toán
 
Nói đơn giản ví dụ nôm na là ngọn lửa hàng ngày nó là cái gì. Nó có phải vật chất không. Mọi chất khi quy về hạt đều có tính nhảy mức năng lượng. Các photon khi được cấp năng lượng sẽ nhảy từ mức thấp lên mức cao. Và sau đó khi từ mức cao về mức thấp nó sẽ phát ra bức xạ, đồng thời mất đi năng lượng dần dần trở về trạng thái bền vững.
Còn chất phóng xạ thì ngay từ lúc đầu các hạt trong nó đã có mức năng lượng khổng lồ, lúc này các hạt cấu thành nên nó liên tục nhảy từ mức năng lượng cao về năng lượng thấp và phát ra các bức xạ, có thể là gamma hoặc beta và tạo thành sản phẩm là chất khác. Về thực nghiệm và lý thuyết tính toán các nhà khoa học đã tính được chu kỳ bán rã của từng chất khác nhau đặc trưng cho chất đó.
Mình ngày xưa học đại học cũng học qua môn photon diode thấy ông giáo giải thích vậy.
Các vật chất bình thường cũng bán rã. Người ta có thể dùng đồng vị Cacbon để đo thời gian xuất hiện của hóa thạch là vì vậy
Cái này là mô hình của Bohr. Trong mô hình của nguyên tử thì cái nhảy từ mức năng lượng thấp lên cao là electron chứ không phải photon đâu bác. Photon là cái cung cấp năng lượng cho electron nhảy bậc từ thấp lên cao, và ngược lại khi electron nhảy từ cao xuống thấp sẽ phát trả lại đúng 1 photon như vậy.
 
Có video giải thích đây nhé:



Đơn giản là quá trình phân rã là một sự kiện có xác suất là hằng số, giả sử là p.
Cứ qua mỗi đơn vị thời gian, mỗi phân tử sẽ có có khả năng phân rã (xác suất p) hoặc không (1 - p)
Giả sử ban đầu có n phân tử:
  • Qua 1 đơn vị thời gian sẽ còn lại n * (1 - p) phân tử không bị phân rã
  • Qua 2 đơn vị thời gian sẽ còn lại n * (1 - p) ^ 2 phân tử không bị phân rã
  • Tương tự vậy, qua t đơn vị thời gian sẽ còn lại n * (1 - p)^t phân tử không bị phân rã

Dễ dàng kết luận số vật chất còn lại sau thời gian phân rã tuân theo một phân phối lũy thừa.
Về việc tại sao là bán rã thì vì tính chất của hàm mũ, chọn số nào cũng như nhau, người ta chọn bán rã 1/2 vì nó thuận tiện.

Giả xác suất phân rã là p, vậy thời gian bán rã sẽ là:
Code:
n * (1-p)^T = n/2
<=> (1 - p)^T = 1/2
<=> T * log(2, 1-p) = -1
<=> T = -1 / log(2, 1 - p)

Nếu không thích bán rã ta có thể chọn một tỉ lệ bất kì, thay vào số 1/2 ở trên và tính ra chu kì tương ứng của nó. Sẽ luôn là một hằng số (phụ thuộc p). Cái này chỉ là tính chất toán học.
 
Cái này là mô hình của Bohr. Trong mô hình của nguyên tử thì cái nhảy từ mức năng lượng thấp lên cao là electron chứ không phải photon đâu bác. Photon là cái cung cấp năng lượng cho electron nhảy bậc từ thấp lên cao, và ngược lại khi electron nhảy từ cao xuống thấp sẽ phát trả lại đúng 1 photon như vậy.
Uhm mình ra trường cũng lâu giờ nhớ lại có thể ko chính xác nhưng nhớ mang máng là vậy
 
Back
Top