Chứng khoán Mỹ áp đảo thị trường toàn cầu, liệu bất ổn có xảy ra?

GenerationZ

Senior Member

Tỷ trọng của chứng khoán Mỹ trên thị trường toàn cầu ngày càng tăng. Điều này làm dấy lên lo ngại bất ổn lớn sẽ xảy ra nếu thu nhập trong tương lai của một số công ty giá trị nhất thế giới có trụ sở Mỹ không đạt kỳ vọng. Tuy nhiên, xét theo lịch sử, mức định giá của các công ty giá trị nhất thế giới hiện nay chưa cao đến mức báo động.

Chung-khoan-My-dang-thong-tri-thi-truong-toan-cau.jpg
Chứng khoán Mỹ ngày càng áp đảo so với thị trường toàn cầu. Ảnh: Getty
Sự trỗi dậy của Phố Wall sau khi chạm đáy năm 2008

Mười sáu năm trước, thị trường chứng khoán Phố Wall rơi xuống đáy sâu nhất trong thời kỳ hiện đại. Tháng 3-2008, nước Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính. Lúc đó, chứng khoán Mỹ chiếm chưa đến 40% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán thế giới. Trong khi đó, vào đầu những năm của thập niên 2000, chứng khoán châu Âu và các thị trường mới nổi tăng giá mạnh mẽ.

Nhưng đến hôm nay, bối cảnh đảo ngược rõ ràng. Thị phần của chứng khoán Mỹ trong tổng vốn hóa thị trường thế giới tăng đều đặn trong hơn một thập niên qua và tăng mạnh trong năm nay. Hiện tại, chứng khoán Mỹ chiếm 61% tổng vốn hóa chứng khoán thế giới. Đó là sự thống trị đáng kinh ngạc đối với một nền kinh tế chiếm hơn 1/4 GDP toàn cầu. Mức độ tập trung thị trường càng trở nên cực đoan hơn khi xét đến những gì đang diễn ra ngay trong chính thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ ba công ty, Apple, Microsoft và Nvidia, chiếm 1/10 giá trị thị trường cổ phiếu toàn cầu.

Những nhà đầu tư không muốn bỏ hết trứng vào một giỏ đang lo lắng. Nvidia gần đây chứng kiến vốn hóa có lúc vượt 3.000 tỉ đô la, trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Khi giá cổ phiếu nhà thiết kế chip này giảm 13% trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến ngày 24-6, chỉ số chứng khoán thế giớim MSCI All Country World, bao gồm cả các thị trường mới nổi và thị trường phát triển bị thổi bay 0,5% giá trị. Giá cổ phiếu của công ty sau đó đã phục hồi, tăng 7% trong hai ngày tiếp theo.

Lịch sử chứng khoán thế giới cho thấy những tác động xen lẫn tốt xấu khi nói đến sự tập trung thị trường vào một số cổ phiếu. Đôi khi sự thống trị của thị trường chứng khoán của một quốc gia hoặc một số ít cổ phiếu là tín hiệu cảnh báo bất ổn. Ví dụ, trong thời kỳ bong bóng dot-com (cổ phiếu internet bị bán tháo) vào cuối thập niên 1990, 10 cổ phiếu lớn nhất của Mỹ chiếm 1/3 vốn hóa thị trường trong nước, tương tự như hiện nay.

Ở cấp độ quốc gia, Nhật Bản là một ví dụ đáng lo ngại. Đến cuối năm 1989, ngay trước khi bong bóng tài sản bùng vỡ, chứng khoán Nhật Bản chiếm 40% tổng giá trị chứng khoán toàn cầu. Bốn công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất là các ngân hàng Nhật Bản.
 
Do dòng tiền vào chứng khoán Mỹ còn từ nước ngoài chảy vào nữa. Nhìn cả thế giới xem thị trường nào ngon ăn, chứng khoán tầu thì cơ bản đi ngang chục năm qua. Nước không chảy chỗ trũng thì chảy đi đâu.
 

Thread statistics

Created
GenerationZ,
Last reply from
Zerocash,
Replies
2
Views
699
Back
Top