Chuyện bạo lực học đường !!!

ushikawa4

Member
Có trường hợp bé Giang ơi nói bị tẩy chay
Bạn Giang là 1 người khá nổi tiếng, có chút tiếng tăm nhất định. Trong 1 lần trả lời phỏng vấn bạn ấy có nói: "Một trong những động lực thúc đẩy tôi sang Anh học chính là việc tôi bị bắt nạt tại trường học và tôi luôn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó. Tôi cảm thấy như một đứa trẻ bị ruồng bỏ, tôi luôn cảm thấy mình là một người kỳ quặc nên tôi muốn tìm đến một nơi khác là nước Anh... Sang Anh cho tôi cơ hội được hòa đồng với mọi người với nhiều màu sắc khác nhau".
Bạn học bạn ấy đáp lại:

Trước đây mình cũng có xem Giang Ơi vài lần và thực sự mình không hề nhận ra đây là cô bạn Trần Lê Thu Giang học cùng cấp 2 với mình.

Cô bạn xinh đẹp, nói chuyện khá duyên và hiểu biết. Thật kì diệu và đáng mừng! Vì phải nói là bạn ý khác hoàn toàn với thời còn thiếu niên.

Nhưng thực sự là mình không thể đồng cảm với việc Giang cứ kể hoài câu chuyện cấp 2 bị tẩy chay.

Giang không bị bắt nạt. Ở thời điểm đó, Giang, cũng như Hà, không phải là một cô bé xinh đẹp hay giỏi giang nổi bật. Nhưng vì Giang có lối cư xử khá là... ngạo mạn và có phần làm quá sự tự tin của bản thân. Thậm chí những sự góp ý chân thật của bạn bè cũng bị Giang coi là xúc phạm. Nên bạn bè xung quanh khá là ái ngại về việc chơi với Giang.

Trẻ con mà, thấy đứa này đứa kia hơi "dị dị" thì kiểu gì cũng trêu chọc, nhưng cười với nhau một cái là lại quên ngay. Môi trường học tập của tụi mình thời đó còn được coi là rất tốt, trường điểm, lớp chuyên, học sinh đều được chọn lọc và cô chủ nhiệm còn là người rất tâm lí nữa. Nên mình khẳng định là không bao giờ có hiện tượng bully (bắt nạt) hay ruồng bỏ bạn nào đâu!!! (Dăm ba cái xích mích cà khịa không tính nhé)

Vấn đề ở đây là Giang luôn tự đánh giá bản thân quá cao, tự cho mình là khác biệt và khiến mọi người xa cách. Rõ ràng là nếu không xuất phát bởi một nguồn năng lượng tiêu cực từ Giang, thì các bạn cũng sẽ không tránh như vậy.

Mình cũng là người học và làm nghệ thuật, mình luôn trân trọng những cái "điên" riêng của mỗi người. Nhưng một điều đơn giản là: Nếu muốn người khác nâng niu mình, thì bản thân mình cũng phải tôn trọng họ. Họ không thích mình, chưa chắc là họ sai, có thể lỗi là ở mình, hoặc đơn giản là mình và những người đó không có cùng quan điểm thôi! Không thể lúc nào cũng tự vỗ ngực cho mình là thượng đẳng, rồi coi thường ý kiến của người khác, rồi đến lúc tự cô lập chính mình, lại nói là tôi bị tẩy chay!?

Hãy move on (bước tiếp) và đừng mang những cảm xúc tiêu cực trẻ con ra để làm chủ đề viết bài nữa.

Mình đảm bảo là những người bạn cấp 2 còn nhớ Giang cũng sẽ mừng cho bạn và thấy kì diệu vì cô bạn ấy đã thay đổi hoàn toàn, chứ không ai ghét bỏ hay dè bỉu chê bai gì bạn đâu.

Có lẽ tất cả nên tỏ ra biết ơn cuộc đời nhiều hơn là chấp nhặt mãi những vấp váp thời còn trẻ con.

Hãy sống và tư duy tích cực nhẹ nhõm một cách thực sự đi nào!


Cô giáo cũng rep: Nó cư xử cứ như ngày xưa mày đì tao nhưng tao vẫn nổi tiếng.


Bạn nghĩ gì về việc này ?
Clip này ko liên quan tới chuyện bạn Giang ơi:

 
Last edited:
Biết Ushikawa4 là nữ Vozer nên mình cũng muốn đọc hết bài, đọc xong thì thấy chuyện đấy là quá khứ của người ta, và mình không phải fan hâm mộ của Giàng Ơi nên không hứng thú
 
Voz cũ có thanh niên 24 25 tuổi; kể là thời đi học cấp 3 bị bắt nạt trong nhiều năm, bị dùng ghế gỗ,... đập mạnh vào đầu,...; hỏi ý kiến vốt dơ có nên tìm lại nó để giết rồi tự sát không (không rõ giờ giết chưa).
Thanh niên này dùng câu từ căm phẫn, phẫn nộ quá nên bị xóa thớt, phải lập thớt khác viết nhẹ nhàng hơn.

https://o.voz.vn/showthread.php?t=7431822

2020a76f8322-3ec2-4009-99e7-c860564482d2.jpg
 
ví dụ mai sau con em bị kì thị thì auto chuyển trường , để con cái học ở nơi mà nó không thích thì sao chịu nổi
Fan97KZ.png
 
Biết Ushikawa4 là nữ Vozer nên mình cũng muốn đọc hết bài, đọc xong thì thấy chuyện đấy là quá khứ của người ta, và mình không phải fan hâm mộ của Giàng Ơi nên không hứng thú
Nó là vấn đề: Bạo lực học đường
Cái mình hỏi mọi người:
NGười bị bạo lực học đường thì vẫn nhớ mãi vết thương đó. Bạn Giang ơi đó là có điều kiện để thoát ra, bước tiếp trên 1 con đường khác nhưng liệu những người bị như bạn ấy ko có điều kiện thì sẽ như thế nào?
Những người đi bạo lực thì lại chỉ coi đó như trò đùa trẻ con.
Cái này khó nói ai đúng ai sai nhưng có thể nói sẽ ảnh hưởng tâm sinh lí của những người bị bạo lực ? Các bạn rồi cũng có thể thành bố, thành mẹ. Liệu sẽ làm gì nếu con mình bị bạo lực hoặc đi bạo lực ?
 
Con nhỏ đáp lại đấy cũng có phải là bản thân bà Giang đâu mà biết bà Giang thế nào. Nói chuyện người khác mà dựa trên cảm nhận bản thân lập luận như quần què.
Hồi đó lớp cấp 3 mình có con nhỏ cũng kiểu ngáo ngơ, bị bạn bè xa lánh mặc dù nó đéo làm gì. Ở cái tuổi mới lớn, dễ xù lông với mọi thứ, thế là 1 ngày đẹp trời vì xích mích trên mạng và 'vì cái thái độ' của nó mà nó bị đứa lớp khác vào đánh, là 1 đứa trong lớp ko ưa con nhỏ rồi kêu ng khác vào đánh.
Mình chả quan tâm con nhỏ đó, ko dè chừng, ko xa lánh, chỉ coi nó như nhưng đứa ất ơ khác trong lớp. Được 1 năm nó chịu ko nổi nên chuyển lớp cmnl
 
con này là con nào vậy?
Bạn hỏi Giang ơi hay bạn hỏi Ushikawa4 ?
Ở toppic này mình ko bàn về cá nhân nào cả mà từ toppic đã nói rõ vấn đề: Chúng ta đang nói tới việc bạo lực học đường. Và chuyện của cái bạn giang ơi đó là kiểu như 1 ví dụ: Người bị bạo lực thì mãi bị ảnh hưởng, người đi bạo lực thì ko coi chuyện đó là gì - thậm chí là giáo viên.
 
Voz cũ có thanh niên 24 25 tuổi; kể là thời đi học cấp 3 bị bắt nạt trong nhiều năm, bị dùng ghế gỗ,... đập mạnh vào đầu,...; hỏi ý kiến vốt dơ có nên tìm lại nó để giết rồi tự sát không (không rõ giờ giết chưa).
Thanh niên này dùng câu từ căm phẫn, phẫn nộ quá nên bị xóa thớt, phải lập thớt khác viết nhẹ nhàng hơn.

https://o.voz.vn/showthread.php?t=7431822

2020a76f8322-3ec2-4009-99e7-c860564482d2.jpg
Nếu tôi lúc biết topic đó tôi khuyên thớt đó qua dần cm thằng bắt nạt đi, có điều kiện thì làm y hệt hồi xưa thằng bắt nạt làm cho nó biết ng bị bắt nạt chịu đựng những gì.
 
Nếu tôi lúc biết topic đó tôi khuyên thớt đó qua dần cm thằng bắt nạt đi, có điều kiện thì làm y hệt hồi xưa thằng bắt nạt làm cho nó biết ng bị bắt nạt chịu đựng những gì.

Thì thớt đấy định giết chết thằng kia rồi tự sát ấy, không biết giờ đã giết chưa
 
1 người ghét bạn có thể là do họ, nhưng tất cả đều ghét bạn thì là do lỗi của bạn rồi. :)

Sent from iPhone via nextVOZ
Con người thì cũng phải có người thích người ghét
Trường hợp: Bạn Giang ơi đó bị tẩy chay, nhưng chuyển môi trường sống, đi nơi khác sống thì lại hòa nhập, phù hợp lối sống nơi đó, con người nơi đó. Nhưng đó là trường hợp bạn ấy có điều kiện để rời đi nơi ko phù hợp để tìm tới nơi phù hợp và phát huy bản thân khiến bản thân cũng có chút thành tựu. Nhưng những bạn ko có điều kiện như thế thì sao ?
Bạn cho rằng những người đi dùng bạo lực với người khác trong 1 cộng đồng là đúng ? và bị bạo lực là lỗi của nạn nhân ?
 
Có trường hợp bé Giang ơi nói bị tẩy chay
Bạn Giang là 1 người khá nổi tiếng, có chút tiếng tăm nhất định. Trong 1 lần trả lời phỏng vấn bạn ấy có nói: "Một trong những động lực thúc đẩy tôi sang Anh học chính là việc tôi bị bắt nạt tại trường học và tôi luôn cảm thấy mình không thuộc về nơi đó. Tôi cảm thấy như một đứa trẻ bị ruồng bỏ, tôi luôn cảm thấy mình là một người kỳ quặc nên tôi muốn tìm đến một nơi khác là nước Anh... Sang Anh cho tôi cơ hội được hòa đồng với mọi người với nhiều màu sắc khác nhau".
Bạn học bạn ấy đáp lại:




Cô giáo cũng rep: Nó cư xử cứ như ngày xưa mày đì tao nhưng tao vẫn nổi tiếng.


Bạn nghĩ gì về việc này ?
Clip này ko liên quan tới chuyện bạn Giang ơi:

https://www.facebook.com/watch?ref=...0d-9886-e11193d0f5d1&q=phim đột kích, bắt nạt
Em không biết độ khả tín từ câu chuyện của hai người kia. Vì xh không thiếu việc tâm lý đám đông (thiên về việc chị Giang nói), hay con sâu làm rầu nồi canh (thiên về việc người bạn kia nói) Nhưng cũng muốn góp chút chia sẻ về vấn đề về bạo lực trong trường học.
Trước hết là ở chỗ em quan sát được :
  • Vấn nạn bạo lực học đường diễn ra thường xuyên, đặc biệt là ở c2, trai với trai, gái với gái, trai với gái. Không hợp là đã gọi hội anh chị ra để nc với nhau rồi. Đa phần các em lớp 8,9 là độ tuổi nông nổi, bốc đồng nhất.
  • Bạo lực về tinh thần : Cô lập, chia bè phái... đa dạng đủ thể loại.
Trải nghiệm thực tế : Em hiền, ít gây gổ.Cấp 2 đi học lúc nào cũng cầm sẵn con dao. Nguy hiểm và dễ tự hại tương lai. Nhưng tình thế cấp bách. Hết cách. Có đợt xiên 1 thằng gãy cả lưỡi dao. Vẫn tỉnh nên xiên vào bắp tay nó thôi. Còn đấm nhau thì cứ đứa nào sắp mon men đến em là em "tiên phát chế nhân", em cho mấy chục quả vào mặt nó. Chảy máu lôi dậy đấm tiếp. Em lì lắm. Đấm chán thì thôi. Nhưng em không bao giờ gây ai. Quá đáng lắm em mới làm vậy.
Có gì sáng mai gõ tiếp giải pháp. E buồn ngủ quá e ngủ đây.
 
Last edited:
Em không biết độ khả tín từ câu chuyện của hai người kia. Vì xh không thiếu việc tâm lý đám đông (thiên về việc chị Giang nói), hay con sâu làm rầu nồi canh (thiên về việc người bạn kia nói) Nhưng cũng muốn góp chút chia sẻ về vấn đề về bạo lực trong trường học.
Trước hết là ở chỗ em quan sát được :
Thì rõ ở trong lời nói ở hai bên đều thống nhất: Hồi đi học Giang ơi bị cả lớp bo xì, ko chơi. Giang ơi thì mang nỗi đau đó rời đi, những người ở lại thì chỉ coi đó như trò đùa con nít, thậm chí cô giáo còn nói: cô ko thấy các con bạo lực bạn Giang ơi. Rồi còn nói: Giang ơi nói như thế ý như nói cô có đì thì tao vẫn nổi tiếng đó thôi.
Vấn đề:
Người bị bạo lực chính là nạn nhân nhưng ko thoát ra được
Người đi bạo lực ko ý thức được hành động của mình là bạo lực, sẽ ảnh hưởng tới người khác mà chỉ nghĩ: à, đó chỉ là con nít và hồi đó mình ko đúng. Rồi quên luôn
Ở trên có bạn còn nói: Lỗi là của người bị bạo lực ?

Chuyện tẩy chay, bo xì cũng là 1 kiểu bạo lực đấy. Ko phải cứ là đập nhau chí tử mới là bạo lực đâu
 
Thì rõ ở trong lời nói ở hai bên đều thống nhất: Hồi đi học Giang ơi bị cả lớp bo xì, ko chơi. Giang ơi thì mang nỗi đau đó rời đi, những người ở lại thì chỉ coi đó như trò đùa con nít, thậm chí cô giáo còn nói: cô ko thấy các con bạo lực bạn Giang ơi. Rồi còn nói: Giang ơi nói như thế ý như nói cô có đì thì tao vẫn nổi tiếng đó thôi.
Vấn đề:
Người bị bạo lực chính là nạn nhân nhưng ko thoát ra được
Người đi bạo lực ko ý thức được hành động của mình là bạo lực, sẽ ảnh hưởng tới người khác mà chỉ nghĩ: à, đó chỉ là con nít và hồi đó mình ko đúng. Rồi quên luôn
Ở trên có bạn còn nói: Lỗi là của người bị bạo lực ?

Chuyện tẩy chay, bo xì cũng là 1 kiểu bạo lực đấy. Ko phải cứ là đập nhau chí tử mới là bạo lực đâu
Cũng không hẳn. Trường hợp thái độ ghét bỏ bạn bè em gặp nhiều. Cái em muốn nói là độ đúng sai giữa hai vấn đề.
Không thiếu người bị bạo lực đáng bị bạo lực, mang hơi hướng tiêu cực nhưng có lẽ thực tế là vậy.
Lời nói người bạn kia thì cũng có chút sạn. Nhưng không là người trong cuộc cũng không biết được thế nào. Vậy nên em stop bàn về vấn đề đó.
 
Muốn bớt bạo lực học đường thì cần giáo dục từ gia đình từ bé, giờ các bậc mới làm cha mẹ nên làm một khoá học cách dạy con cái thì , tương lai sau này cộng đồng mới văn minh hơn được, không còn những trò đùa quá trớn dẫn đến đánh nhau nữa.
 
Con người thì cũng phải có người thích người ghét
Trường hợp: Bạn Giang ơi đó bị tẩy chay, nhưng chuyển môi trường sống, đi nơi khác sống thì lại hòa nhập, phù hợp lối sống nơi đó, con người nơi đó. Nhưng đó là trường hợp bạn ấy có điều kiện để rời đi nơi ko phù hợp để tìm tới nơi phù hợp và phát huy bản thân khiến bản thân cũng có chút thành tựu. Nhưng những bạn ko có điều kiện như thế thì sao ?
Bạn cho rằng những người đi dùng bạo lực với người khác trong 1 cộng đồng là đúng ? và bị bạo lực là lỗi của nạn nhân ?
Có thể chỉ là một nhóm nhỏ chơi với nhau rồi tẩy chay một người chứ không thể nào là cả lớp cả. Cá nhân mình cũng đi học cũng chứng kiến nhiều trường hợp như vậy, nhưng mình không quan tâm, nếu ng ta tốt với mình thì mình vẫn cứ chơi thôi. Để mà cả lớp tẩy chay thì cũng không phải dạng vừa. Cả cô giáo cũng ghét nữa hả. :shame:
Khi chuyển môi trường sống thì bạn kia đã rút ra được kinh nghiệm. Chứ đi đâu cũng để bị ghét thế thì sống sao nổi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày học c2 tôi cũng bị nửa lớp bắt nạt, cả trai cả gái. Cũng phải thôi, hồi đấy tôi xui rơi vào cái lớp hổ lốn, lúc đó tôi thuộc dạng thấp bé nhẹ cân nhất lớp, con gái còn đánh không lại, tính lại hiền từ hồi c1 nên tôi trở thành bao cát di động cho bọn nó. 2 năm đầu tôi sống trong cay đắng. Đến cuối năm lớp 7 thì tôi mới bắt đầu dậy thì, chỉ trong một mùa hè tôi đã cao và khỏe hơn hẳn, tôi cũng lỳ hơn, sự căm tức vì bị bắt nạt cũng chất chứa nhiều hơn, đọc truyện Slam Dunk nên bắt đầu hình thành tinh thần phản kháng. Năm lớp 8 tôi đã đánh lại chúng nó. Không còn nai lưng ra chịu trận như 2 năm đầu, giờ tôi đã chống trả. Hôm thì solo, hôm thì hội đồng, cơn đau thể xác vì ĐÁNH NHAU nó đau hơn là đau vì bị BẮT NẠT, nhưng với cơn phẫn uất đến cùng cực, tôi vẫn lao vào chúng như con lửng mật. Sau vài buổi đánh nhau như vậy thì chúng nó không còn dám động đến tôi nữa và nhìn tôi với con mắt khác.
Những thằng nào ngày trước đánh tôi, tôi đều đánh lại. Đứa mà tôi căm thù nhất là con bé kia. Khi tôi hỏi "Tại sao chúng mày đánh tao, tao đâu có làm gì chúng mày?" thì nó bảo "Mày nhìn xem tại sao cả lớp không ai bị như vậy, chỉ có mỗi mình mày?" Nhưng cuối cùng, tôi lại chẳng đánh nó.
Mà chắc cũng phải cảm ơn lũ khốn nạn kia đã khiến tôi cứng hơn, bặm trợn hơn để thoát khỏi sự yếu đuối của mình.
Cho đến giờ tôi chỉ giữ liên lạc với duy nhất một bạn. Còn mấy đứa kia tôi cắt hết liên lạc ngay khi hết lớp 9. Thỉnh thoảng vẫn có mời đi đám cưới nhưng tôi không đi cũng chẳng gửi phong bì.
 
Last edited:
Có thể chỉ là một nhóm nhỏ chơi với nhau rồi tẩy chay một người chứ không thể nào là cả lớp cả. Cá nhân mình cũng đi học cũng chứng kiến nhiều trường hợp như vậy, nhưng mình không quan tâm, nếu ng ta tốt với mình thì mình vẫn cứ chơi thôi. Để mà cả lớp tẩy chay thì cũng không phải dạng vừa. Cả cô giáo cũng ghét nữa hả. :shame:
Khi chuyển môi trường sống thì bạn kia đã rút ra được kinh nghiệm. Chứ đi đâu cũng để bị ghét thế thì sống sao nổi.

via theNEXTvoz for iPhone
Ý bạn là: Bạn nạn nhân xứng đáng bị tẩy chay vì tính cách ko giống mọi người xung quanh ?
Bạn nên hiểu: Bạn ấy đi tới 1 môi trường mới, những người xung quanh có tư duy, cách nghĩ và cách sống, văn hóa khác môi trường cũ và bạn ấy hòa nhập được. Điều đó chứng tỏ môi trường cũ ko phù hợp với bạn ấy - bạn ấy cũng có nói rõ điều đó, bạn ấy lựa chọn rời đi vì môi trường cũ ko phù hợp và bạn ấy bị bạo lực học đường, đến môi trường mới bạn ấy thoải mái làm chính mình. Điều này chứng tỏ: Vấn đề ko nằm ở bạn ấy mà nằm ở môi trường. Bạn cứ xoáy vào: Bạn ấy chắc chắn như thế nào mới bị bài xích và đó là lỗi của bạn ấy. Một môi trường mà mọi người đa số tiếp nhận giáo dục, văn hóa giống nhau - 1 vài cá thể khác biệt thì những người còn lại ko thích là bình thường, bạn đang cố lái suy nghĩ rằng: những cá thể khác nhau đó bắt buộc phải giống để " hòa tan" với cái tập thể, để đc tập thể chấp nhận đấy.
 
Back
Top