Chuyện gì xảy ra khi bạn thức khuya rồi ngủ bù?

newcomer184

Senior Member
Thức khuya sau đó ngủ bù cho đủ 8 tiếng là thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, điều này có thể làm đảo lộn nhịp sinh học và gây hại sức khỏe.


1673104654068.png
Thức khuya, ngủ muộn là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Ảnh: Wsj.

Chúng ta đều biết lợi ích của giấc ngủ 7-8 tiếng không bị gián đoạn. Nó có thể duy trì khả năng miễn dịch, cân nặng cũng như giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Thường xuyên ngủ đủ 7 tiếng trở lên với chất lượng tốt cũng có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn. Bạn có thể suy nghĩ rõ ràng hơn và đưa ra quyết định đúng đắn nếu cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.

Tuy nhiên, rất nhiều người ngủ muộn vào ban đêm, khoảng 2-3h sáng nhưng vẫn ngủ đủ 8 tiếng không bị gián đoạn. Vậy điều này có phát huy lợi ích của việc ngủ đủ giấc hay không?

Tại sao một số người ngủ muộn hơn người khác?​

Nhịp sinh học là chu kỳ 24 giờ định kỳ xảy ra ở mọi loài trên Trái Đất. Trong chu kỳ này, một sinh vật sống có mức năng lượng cao hơn hoặc thấp hơn và các hành vi khác nhau, tùy thuộc vào thời gian trong ngày.

Thông thường, mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ vào ban đêm so với ban ngày do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Melatonin, loại hormone ngủ, được sản xuất tự nhiên vào cuối buổi tối, nhưng thời gian sản xuất ra nó rất khác nhau giữa các cá nhân.

Ví dụ, thanh thiếu niên phát triển nhịp sinh học muộn hơn so với trẻ em hoặc người lớn. Điều này có nghĩa là họ ít có khả năng hoạt động tốt nếu phải dậy sớm để đi học. Giống hầu hết thanh thiếu niên, một số người trưởng thành có đồng hồ sinh học cố định đòi hỏi thời gian ngủ và thức muộn hơn.

Bên cạnh nguyên nhân sinh học khiến một số người ngủ muộn, còn có những yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng. Nhiều người hiện nay quen với tác động của ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị kỹ thuật, khiến melatonin được sản xuất muộn hơn.

Theo Healthline, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ kém như việc sống ở thành phố. Tiếng ồn giao thông làm tăng cortisol vào đêm khuya, điều này có thể khiến bạn tỉnh táo và không khí ô nhiễm được chứng minh là làm giảm thời lượng giấc ngủ.
https://zingnews.vn/chuyen-gi-xay-ra-khi-ban-thuc-khuya-roi-ngu-bu-post1391799.html
 
Ngày trước tôi bị cứ cái tầm khoảng 6-7h là ngáp ngủ.. cảm tưởng như nằm phát ngủ luôn được.. hôm xong việc tầm 8h lên giường ngủ lại không ngủ được :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trong một quần thể. Lúc nào cũng có cá thể thức đêm để canh cho phần còn lại. Có những người được di truyền gen cú đêm như vậy. Về đêm là thời gian tỉnh táo nhất. Thức như vậy cũng ko ảnh hưởng đến sức khoẻ. 8 tỷ người không thể áp đặt tất cả đều giống nhau được.
 
Thời sinh viên có giai đoạn lệch múi giờ luôn. 4h, 5h sáng ngủ đến 3h, 4h chiều mới dậy.
Mà cứ ngủ muộn ~1h sáng thì có ngủ đến trưa dậy vẫn buồn ngủ.
Còn ngủ sớm ~11h thì đến 7h là tỉnh táo khoẻ re.
 
Con mình nó ngủ muộn, nhà sinh hoạt muộn toàn 11h mới gọi là yên tĩnh để bắt đầu làm tối được :go: Gần như ngày nào cũng 2h mới đi ngủ được...

Chính ra ngày 8 tiếng ở công ty, nhưng về nhà tối vẫn làm khoảng 2-3h nữa đủ thứ việc trên máy tính ~> 1 ngày phải làm 12 tiếng mới thấy ra tiền được :sweat:
Hoặc chắc mình kém hơn người nên mới phải cày như vậy :cry:
 
Back
Top