Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Không đúng lắm, tuỳ vào tư tưởng của xã hội đó nữa. Ví dụ khi hoàng đế Quang Tự cải cách duy tân thì phe của ông yếu hơn phe thái hậu nên đã bị bắt giam đến chết.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Quang_Tự
Sorry bạn do dạo này gần tết mình hơi bận
Cuộc cải cách duy tân nào cũng phải đổ máu hết, ngoài vấn đề phe phái thì đa số các nước châu Á lúc đấy giờ vẫn giữ tư tưởng bài xích phương Tây, tự cho bản thân là trung tâm vũ trụ ,rất ngạo mạn cho nên dù một số người có tư tưởng tiến bộ, nhìn thấy được vấn đề thì lại không nắm lực thực quyền để ''thay máu'' mà phát triển, ngoài hoàng đế Quang Tự thì còn Tôn Trung Sơn, Việt Nam có Phan Châu Trinh, Nhật thì Fukuzawa Yukichi. Phần lớn các nhà tư tưởng đều chú trọng vào nâng cao dân trí cho người dân, chỉ tiếc thay người lãnh đạo thì lại chìm đắm trong quyền lực, rất khó để họ tự nguyện từ bỏ những gì đang nắm giữ.
Trong các quốc gia trên thì mình nhận định cách tổ chức quyền lực Nhật phân tán nhất nên dẫn tới khi muốn thay đổi cũng ''dễ thở'' hơn các quốc gia xung quanh.
P/S: Cũng vì cái tư tưởng bài Tây, ham quyền, giữ chức mà đa số các quốc gia châu Á đều là thuộc địa cho các quốc gia phương Tây, trừ Nhật nhờ cải cách thành công tự vươn lên và Thái Lan nhờ vào chính sách đối ngoại khôn khéo.
 

Attachments

  • z2321090267129_da406a149c39f025ab06bc5d0a6ff8ac.jpg
    z2321090267129_da406a149c39f025ab06bc5d0a6ff8ac.jpg
    127.3 KB · Views: 191
Chương 8 phiên bản đã update và vá lỗi.
Phủ Kiển - Phó Hoài và những chuyển biến thăng trầm.

Tiếp phần trước, cụ Phủ Kiển sau khi an táng cha và làm thuê trả nợ cho Phó Hoài trong 3 năm xong. Ông khăn gói rời xứ Bến Tre, đi về Sài Gòn, ông làm thuê làm mướn đủ việc dọc đường để có tiền ăn, đến được Chợ Lớn ông xin vào làm thuê cho một nhà hàng lớn. Lúc đầu ông chỉ làm rửa chén và phụ việc trong bếp của nhà hàng. Với đồng lương ít ỏi và công việc cực khổ, dơ bẩn nhưng ông vẫn không nản lòng, tích góp chút tiền ông vừa làm vừa đăng ký đi học chữ quốc ngữ. Sau một thời gian với sự lanh lẹ, siêng năng ông được thăng lên làm quản lý sổ sách của nhà hàng.
Rồi Phủ Kiển lại được cất nhắc về làm trong công ty bất động sản của ông chủ lớn Hứa Bổn Hỏa hay Chú Hỏa, một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn lúc đấy ( Ông này tên thật là Huỳnh Văn Hoa , cũng là người gốc Tứ Xuyên Phúc Kiến như ông tổ em). Ông Kiển lúc bấy giờ được cho đi học tiếng Pháp và được tiếp xúc với nhiều người ở giới thượng lưu, quan chức của Sài Gòn, chỉ đợi có thế, ông nắm bắt mở rộng mối quan hệ và giao thiệp với họ. Chỉ sau vài năm, ông đã đi lại và làm ăn với hầu hết các nhân vật tầm cỡ, tai to mặt lớn trong chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Ông được tiến cử đi học ở Pháp vài năm và khi trở về được bổ nhiệm làm quan. Theo tài liệu do Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội ấn hành năm 1943. Ông Phủ Kiển được bổ nhiệm làm Cai Tổng(1916), ông được thăng làm Tri Huyện(1923) rồi Tri Phủ (1930) rồi Đốc Phủ Sứ(1936). Ông còn được chính phủ pháp ban tặng nhiều huy chương và đặc biệt là một huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.Ông được chính phủ Pháp mời sang du lịch nhiều lần.
Sở bá vương Hạn Vũ từng nói "Vinh hiển mà không về quê thì khác gì mặc áo gấm đi đêm" và trong trường hợp này thì đúng. Sau bao năm thì lòng ông vẫn nhớ mối hận xưa với Phó Hoài, ông đề xuất được chuyển về lại quê hương.
Với nhiều thành tích vượt bậc và có nhiều mối quan hệ tốt nên ông ngay lập tức được cử làm Phó Sứ Bến Tre. Các bạn biết quan Công Sứ và Phó Sứ thời đấy cai trị một tỉnh thuộc Pháp. Những người này có nhiều quyền hành như "ông vua con", "chúa nhỏ", thống trị tùy ý bất chấp luật lệ, thu thuế, xử án, đặt tề, bắn giết rồi báo cáo và đem quân đi càn quét khắp nơi.
Lần này Phủ Kiển trở về quê hương với một vị trí hoàn toàn mới, một quyền lực độc tôn chính là báo hiệu ngày tàn của Phó Hoài.
Phủ Kiển thì sau khi nhậm chức dĩ nhiên cũng thực thi quyền lực ngay, áp tô, đặt thuế, trưng thu ruộng đất, đàn áp dân chúng khắp nơi, nói về độ tàn ác so với Phó Hoài chỉ hơn mà không kém.
Về phần Phó Hoài cũng biết được mối nguy vì bao nhiêu oán thù trong quá khứ, với quan Đốc Sứ Phủ Kiển thì vị quan phủ tép riêu của một triều đình bù nhìn cũ như ông ta có là gì. Ông bắt đầu mang tài sản ra để lo lót khắp nơi hòng tìm đường sống trong cõi chết. Tất nhiên Phủ Kiển cũng không thể vô duyên vô cớ giết một mệnh quan của triều đình, giờ thứ ông cần chỉ là một lý do. Và rồi ngày đấy cũng đến.

Tục rằng Phủ Kiển có một thói quen, cứ mỗi sáng sau khi dùng bữa ông sẽ đi một vòng trong hạt để ngắm cảnh, chỉ dẫn theo vài lính mã tà bảo vệ. Lần ấy, Phó Hoài chắc đã bị ép đến đường cùng nên " tiên hạ thủ vi cường". Y tìm thuê một nhóm chuyên đâm thuê chém mướn có tiếng ở xứ Hà Tiên lên để ám sát Phủ Kiển. Bọn này không biết quan Phó Sứ mặt mũi ra sao chỉ được bảo rằng người cần giết thường hay đi bộ vào giờ này, người luôn mặc một bộ đồ satanh trắng, đội mũ cối trắng, tay cầm một cây gậy đen, chân mang guốc gỗ, cứ thấy là giết ngay. Bọn chúng y theo, mai phục ở mé sông, tay lăm lăm dao mác mà chờ.
Nào ngờ hôm ấy có một ông phú hộ nào đấy từ xứ khác đến đây, cũng mặc đồ satanh trắng, nón cối trắng, tay chống gậy, chân guốc gỗ dẫn theo vài gia nhân nhẫn nhơ đi vào trấn mà nào hay đi vào đường chết. Vừa đến bờ sông thì lũ ác đảng xông ra, không nói không rằng, thủ đoạn mau lẹ mà chặt phăng đầu ông phú hộ xấu số. Vừa hay lúc đấy lính Phủ Kiển đi tuần cũng đến liền nổ súng bắn chết quá nữa bọn cướp, số còn lại không kịp chạy cũng bị trói gô cả. Sau khi cực hình tra tấn thì đều khai ra Tri Phủ Hoài là người thuê giết quan Phó Sứ.
Thời cơ tốt đã đến, chưa đầy nữa ngày quân lính đã được điều động bao vây nhà quan Tri Phủ Phó Hoài. Phủ Kiển đích thân công bố tội danh ám sát quan Phó Sứ, mưu đồ tạo phản, giết ngay không cần xét xử.
Tục rằng lúc đấy tiếng súng nổ, tiếng la hét từ giờ Ngọ đến giờ Mùi mới dứt, cả nhà Phó Hoài trên dưới 20 người cùng vài chục hạ nhân, người ở đều bị giết cả. Xác chết ngổn ngang, máu ngập lên gần gang tay, hôi tanh cả vùng. Vậy là chấm dứt một đời bạo ngược của quan Tri Phủ Lâm Hoài. Ngày ấy tròn 30 năm kể từ khi 2 ông thầy phong thủy khi vượt sông đã phán, đúng là số trời khó cãi.
Sau đấy Phủ Kiển cũng cho người tìm giết toàn bộ bà con dòng họ của Phó Hoài và tịch thu tất cả tài sản ruộng đất của y.
Lúc này Phủ Kiển đã vô cùng giàu có, ông ta về xứ Đại Điền của cụ Liêm, chọn mảnh đất đẹp, sát gần chợ Đại Điền, lưng hướng ra sông lớn để xây dựng tư dinh. Phủ Kiển cho rước 2 kỹ sư người Pháp về thiết kế, huy động hơn trăm nhân công trong vùng về xây dựng. Nhà cất trên một nền đúc cao tới cổ, cẩn đá da quy. Ngói lợp mua từ bên Tây chở về. Cột gỗ bằng cây căm xe, mua từ bên Miên, rồi đóng bè thả trôi theo sông Cửu Long. Kể rằng khi vật liệu xây dựng được tập kết bằng tàu thuyền về đến, đậu chật cứng cả một đoạn vài trăm mét trên sông. Mất hơn 5 năm mới xây xong, ngôi nhà mang kiến trúc kết hợp giữa châu âu và Trung Hoa.
Nhà ông Phủ Kiển so với dinh Tỉnh trưởng còn khang trang hơn, cao 3 tầng, nằm trên một khu đất rộng tới 6.000 m2, cạnh con đường cái. Quanh nhà có tường gạch kiên cố như bức thành. Trước sân nhà, có những cột đèn ốp đá cẩm thạch, cùng nhiều hình tượng và phù điêu đắp nổi. Trong nhà bàn ghế bằng cẩm thạch Vân Nam, chén đá mua từ bên Âu Châu hay đồ sứ của Trung Hoa, mấy đầu cột nhà ông Phủ Kiển có dát vàng 2 tấc, sáng loáng . Cất nhà xong, ông rước thợ chạm từ miền Trung vào ăn ở luôn trong nhà mấy năm liền, để chạm trổ sa lông, trường kỷ, tủ thờ.
. Phía trước nhà là khuôn viên 1000m2 xây 2 tòa núi nhân tạo cao hơn 5mét và ở giữa là một khối đá hoa cương cao 4 mét án ngữ. Phủ Kiển có một nỗi sợ, cha ông ta ngày xưa bị rắn cắn chết, ông sợ mình cũng chết như thế nên toàn bộ khuôn viên 5000m2 của căn nhà đều được lót bằng đá và sỏi trắng, luôn được chiếu sáng 24/24 để nếu có rắn bò vào thì phát hiện ngay. Sau khi xây xong thì nơi đây trở thành căn nhà lớn và hoành tráng nhất Bến Tre.
Phủ Kiển có mười người con, tất cả đều ăn học cao và giữ nhiều vị trí quan trọng. Người con thứ sáu của ông là Nguyễn Suy Quang đi du học Pháp xong về Huế làm Chánh Văn Phòng cho Hoàng Đế Bảo Đại và được tháp tùng Hoàng Gia sang Pháp sau làm Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa.
Ông còn có 1 con trai tên Bảo, sau làm quan cai nên dân trong vùng quen gọi là Cai Bảo và ông này cũng sở hữu máu hung tàn như cha. Trong đời mình, Cai Bảo đã thực hiện rất nhiều vụ ruồng bố Việt Minh, cưỡng hiếp, giết người nên dân trong vùng rất sợ, thời đấy ông bà bảo rằng con nít nghe đến tên thầy Cai Bảo còn không dám khóc đêm. Quyền uy tột bực như thế, tưởng chừng như danh vọng của 2 cha con Phủ Kiểng, Cai Bảo sẽ không thể nào lung lay được nhưng đời người nào ai biết được chữ ngờ cơ chứ?
Vào đầu những năm 40, lũ lớn nổi lên, quét ngang cả xứ Bến Tre, vùng Cù Lao Minh bị ảnh hưởng rất nặng, ruộng lúa vườn cây của người dân đều bị ngập sâu trong nước và cái gò lớn nơi phần mộ cha ông Phủ Kiển tất nhiên không tránh khỏi số phận chìm sâu dưới dòng nước đục ngầu. Lời tiên đoán năm xưa đã sắp ứng nghiệm lần 2....
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cách mạng đã thắng lợi, thực dân Pháp đã bị đánh đuổi, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản. Cha con Phủ Kiển, Cai Bảo thuộc thành phần chống phá cách mạng cùng với tội ác chiến tranh đều bị xử tử.
Kể rằng ngày xử bắn Cai Bảo, dân chúng khắp vùng kéo về xem đông nghẹt. Cai Bảo đầu bị trùm khăn đen, tay bị trói lên cột, 5 người du kích tham gia tử hình. Trước khi chết y vẫn la hét, thề sẽ nguyền rủa ai giết y. Khi bắn thì 4 khẩu súng bị kẹt đạn nhưng chỉ cần 1 khẩu súng cũng đủ kết thúc tính mạng tên gian ác. Sau đấy 3 ngày, có 2 người lính vui đùa với nhau, một người thì giả bộ cầm súng, người thì đứng ngay cột. Người cầm súng hét lên " Cai Bảo, tao giết mày nè, tao bắn mày nè, đùng đùng". Bỗng người đứng trên cột miệng trào máu, mắt trợn ngược lên rồi ngã xuống giãy chết. Bãi đất tử hình bây giờ là trạm y tế xã Đại Điền.
Sau đấy thì dân chúng trong vùng cùng nhau kéo đến đập nhà Phủ Kiển, tài sản thì đã bị tịch thu từ trước, bao nhiêu cột kèo, mái ngói, gạch đá từng thứ từng thứ một đều bị tháo gỡ đi hết cả. Chỉ còn khuôn viên cùng 2 tòa núi và tảng đá vẫn tồn tại đến ngày nay và hiện tại chính là bia kỷ niệm nơi xuất quân của tiểu đoàn 307 huyền thoại, vị trí này nằm đối diện và cách nhà cổ Đại Điền chỉ 50m có dịp đi ngang các bác nên ghé vào tham quan ạ).

Công danh phú quý rồi cũng tan,
Quyền lực hư vinh, giấc mộng tàn.
Lầu cát, đền đài ôm vào cả
Giật mình chợt tỉnh, giấc Nam Kha.

Chương 8 này em chỉ kể về cuộc đời thăng trầm biến động, những cuộc tranh đấu và kết cuộc của 2 còn người từng tung hoành một thuở ở Bến Tre, 2 trong Tam Hào Hoằng Trị - Phủ Kiển và Phó Hoài. Cám ơn các bác đã quan tâm và ủng hộ ạ
sao cái đoạn này viết về 2 ông địa chủ này ko giống sách vương hồng sến viết gì cả :LOL:
cái đoạn giết cả nhà lại càng nhảm nhí, đất nam kỳ là lãnh thổ thuộc pháp, dùng luật của người pháp, quan pháp nào cho diệt cả tộc nhà người ta như vậy :beat_brick: mà còn là quan chức thế lực chứ có phải người thường đâu
tôi nghĩ cậu viết về nhân vật có thật thì nên đọc thêm các nguồn tham khảo cho cẩn thận chút
 
Vấn đề em thắc mắc là nếu họ ko phải người Hoa hoặc là đạo Hoà Hảo thì tại sao không ghi 4 chữ đó bằng tiếng Việt mà lại ghi bằng tiếng Hoa. Chẳng lẽ ghi chữ Hoa nó sang chảnh hơn sao ?
-Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng rất mạnh đến các nước xung quanh nó (Việt Nam, Hàn, Nhật,..) nhất là về mặt chữ viết ( chữ viết và lịch pháp cũng là phương tiện để đánh giá một nền văn minh phát triển đến mức độ nào) và bản thân người Việt, Hàn, Nhật cũng không có chữ viết riêng cho dân tộc mình mà phải vay mượn từ chữ Hán ( một trong những hệ thống chữ viết lớn của thế giới) thông qua các hoạt động giao thương, chính trị, đồng hóa...
Sau 1000 năm đô hộ giặc tàu thì văn hóa Trung Quốc nó thâm nhập rất sâu vào Việt Nam bạn à. Chữ Hán nếu so với chữ Quốc Ngữ (xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 và cũng không phải là chữ viết do người Việt tạo nên) thì sức ảnh hưởng của chữ Quốc Ngữ tới hiện tại cũng chưa mạnh đâu . Bằng chứng trong tên của người Việt cũng toàn là âm Hán Việt (Tân, Thanh, Thắng, Tâm,...) và gần như toàn bộ các từ ngữ chuyên ngành khi được dịch sang tiếng Việt cũng toàn là âm Hán Việt.
-Ngoài ra theo ý kiến riêng của mình thì người Việt 'sính ngoại' ,thích nhìn chữ viết mà bản thân cũng không hiểu cho nó 'sang' :LOL::LOL::LOL:
 
sao cái đoạn này viết về 2 ông địa chủ này ko giống sách vương hồng sến viết gì cả :LOL:
cái đoạn giết cả nhà lại càng nhảm nhí, đất nam kỳ là lãnh thổ thuộc pháp, dùng luật của người pháp, quan pháp nào cho diệt cả tộc nhà người ta như vậy :beat_brick: mà còn là quan chức thế lực chứ có phải người thường đâu
tôi nghĩ cậu viết về nhân vật có thật thì nên đọc thêm các nguồn tham khảo cho cẩn thận chút
đoạn này thớt nghe dc từ gia đình nên có thể có sai lệch với lịch sử, đúng là có nhìu lỗi thiệt
ủng hộ thớt viết tiếp nhưng tập trung vào chuyện chính nhá, đừng râu ria quá lại đi xa bờ
 
Xin lỗi các bác, em vừa đi làm về, tranh thủ tắm rửa rồi lao vào viết ngay nhưng vẫn lên hơi trễ, cảm ơn cả nhà vẫn chờ ạ.

Phần 4:
Một tất lòng, Tử Nam đi lập nghiệp.
Để an bình, con cháu đến ngàn năm
.

Năm Gia Long thứ 2 tức 1804, Cụ Hoàng "Tử Nam" đến Việt Nam, ban đầu ông được ông Hoàng Ích Nghiêm sắp xếp hỗ trợ cho theo và ở lại thành Thăng Long một thời gian. Vì xứ lạ, cộng thêm bất đồng ngôn ngữ nên cụ chỉ có thể làm người hầu trong phủ quan Ích Khiêm. Vốn nghĩ chỉ ở tạm một thời gian, chờ hồi phục sức khỏe vì lần nạn trước cụ mang thương khá nặng ở tay và chân, sau đấy tích góp chút lộ phí thì sẽ tìm đường về nước nhưng chuyện đời không như ý muốn. Chưa đầy một năm thì ông Khiêm phải theo công vụ triều đình mà vào nam. Cụ Tử Nam không có ý theo nên đành thoái thác chia tay. Lúc đấy tiếng Việt cụ vẫn chưa nói được, cộng thêm phần người Hoa thời đấy không được chào đón ở xứ Bắc Hà nên cụ phải tìm về Hội An, đặc khu của người Hoa thời đấy. Hội An thời điểm này không còn được như thời trước vì trải qua các vụ tấn công của Tây Sơn, người Hoa hiện tại sống tách biệt và hết sức giữ kẻ với người Việt.
Cả trong nội bộ người Hoa cũng không còn gắng kết nhiều mà chia làm các bang lớn của dân từng xứ như Bang Quảng Triệu ( Quảng Đông) Bang Phước Kiến( Phúc Kiến) Thiều Châu( Triều Châu)... mà ở riêng biệt với nhau. Cụ vì xuất thân Tứ Xuyên nên phải ở trong khu Khách Gia( khu mà chả ai chơi với ông cả vì nhân số ít và văn hóa vùng miền).
Cụ cũng chả để tâm mấy vì mình có định ở lại đâu mà phải bang này phái nọ, thế là cụ tự dựng một căn nhà tranh bên bờ sông ở vùng ven Cửa Hàn( Đà Nẵng ngày nay), bắt đầu tiếp tục học tiếng địa phương, học chữ Nôm để giao thương buôn bán với người bản địa để tích góp tiền. Nào hay ngày qua ngày, cụ lại thấy được sự an bình trong cuộc sống nơi đây, biết nói nhiều từ hơn thì cũng biết được cách sống của dân nước Việt, dần dà thấy cụ hiền lành tử tế, dân trong vùng cũng quý và giúp đỡ cụ nhiều hơn. Đến khi biết viết chữ Nôm và vì vốn chữ Nho và sử sách biết nhiều nên cụ tạm làm thầy đồ, mở lớp dạy học cho trẻ con trong vùng, người lớn cần viết văn tự hay làm văn trạng gì cụ cũng làm nốt. Chính vì việc này mà cụ bắt đầu gặp được chuyện kỳ quái đầu tiên ở đất Nam.

Số là thời điểm trước, khi quân Tây Sơn và quân Trịnh vào Hội An và Cửa Hàn đã giết rất nhiều người Hoa ở đây trong 3 tuần liền, trong cuộc loạn sát thì không chỉ người Hoa mà cả người Việt địa phương cũng gặp nạn rất nhiều, truyền rằng thời điểm đấy xác chết trôi đầy sông chật bãi đến mức thuyền không thể tiến gần bờ được, máu đỏ cả đoạn sông và mùi hôi tanh bốc lên hàng nhiều tháng liền. Đến khi Tây Sơn rút đi Cửa Hàn và Hội An gần như vùng đất chết.
Có tích rằng từ đấy trở đi, cứ mỗi tháng bảy hàng năm thì đến đêm lại có họp chợ, vẫn trên bến dưới thuyền, người người đi lại dập dìu, mua mua bán bán như thường, có người đi vào xem thì hầu như toàn là người chết cả, cử chỉ hành động vẫn như thường nhưng đều một bộ mặt xám như tro tàn, mang rõ tử trạng lúc chết, người thì cụt đầu, kẻ thì mất tay chân, dưới sông thì vẫn tàu ghe tấp nập mang đủ loại cờ Phù Tang, Phú Lang Sa, Trung Quốc...
Dần dà người trong vùng đều biết cả, cũng mời thầy cúng, lập đàn siêu độ rất nhiều và chuyện cũng không có chuyển biến gì, vẫn cứ tháng bảy hằng năm vẫn họp chợ âm nhân, vẫn mua vẫn bán nhưng do không có quấy quá gì người sống nên dân chúng cũng thôi, đành đến ngày thì cùng cúng kiến, hóa vàng, nhang đèn để an lòng người chết.

Nhưng đến gần đây thì lại có biến, số là có 2 thuyền buôn của người Cao Miên ngược dòng lên Hội An để buôn bán hương liệu, gia phẩm?? Trùng hợp vào đêm mùng 7 tháng 7 lại cập bến Hàm Rồng, Cửa Hàn. Họ neo thuyền bên bãi chờ sáng thì lên nộp giấy và buôn bán. Đang đêm thì nghe ồn ào, náo nhiệt, ra xem thì thấy đèn đuốc sáng choang. Người của đoàn buôn không biết chuyện ngỡ Hội An ngon thế, đang đêm hôm vẫn họp chợ tưng bừng thế là hạ buồm, giương cờ, xuôi chèo tiến vào bãi chợ!!! RIP.
Hai thuyền lên bờ cũng bắt đầu bày hàng, gõ chiêng gõ trống, nhiệt tình chào hỏi, chào hàng mua bán. Hai đoàn buôn cứ thế mà bị cuống vào đám người dần tụ lại ngày càng đông, họ bắt đầu nhận ra sự lạ nhưng đã quá muộn. Đêm đấy người dân xung quanh nghe tiếng trống chiêng lúc đầu rồi về sau im bặt, rồi tiếng la thét ơi ới đó đây mà nào ai dám ra vì biết nay là ngày kỵ. Sáng ra, khi người dân tụ họp lại bến thuyền thì thấy hai con tàu dập dìu ven bãi, trên bờ ngổn ngang hơn chục cái xác người, đều là ngoại quốc. Tìm trên thuyền có một người 1 người già và một đứa trẻ trốn trong "be thuyền"( kiểu như một ngăn phòng trong thuyền biển xưa) thì vẫn còn thở, cứu lên thì thần trí bấn loạn, điên dại ú ớ cả ngày trời. Sau đấy có người trong" Thất Phủ hội Quán" của người Hoa từng đi Cao Miên và ra thông dịch mới rõ đầu đuôi. Người già kể lại rằng:
_ Đêm qua, người trong đoàn buôn xuống mua bán thì lão nằm trên thuyền do mệt mỏi sau chuyến đi nên không xuống, hé đầu nhìn qua khung cửa thuyền thì thấy người người tấp nập, đèn lồng giăng giăng nhưng màu sắc cứ xanh leo lét, được khoảng tuần trà thì bắt đầu thấy sự lạ, người bên sông cứ càng ngày càng tụ về thuyền họ, ban đầu nghĩ mừng vì khách xem nhiều nhưng đám đông tuyệt im phăng phắc chứ không ồn ào, nhộn nhịp như bình thường, rồi sau đấy bỗng nghe tiếng la hét của đám người trên bến. Và sau đấy là những bóng người lướt lập lờ trên mặt sông về phía thuyền họ. Khí lạnh phả vào thuyền, hai người ôm lấy nhau, cầu khấn thần của họ cả đêm, bên ngoài tiếng cào, tiếng trườn vẫn không dứt...
Chuyện chợ âm nhân hại thuyền buôn lan khắp vùng, người người lo sợ, cụ Tử Nam nghe sự lạ, cùng người dân đi xem xét một vòng, tìm hiểu kỹ đầu đuôi, biết rằng oan khuất cố nhân vãng vất chưa tan nên về soạn bài văn tế vong hồn của các thương nhân vắng số, các người dân vô tội.
Chính Ngọ hôm sau, dân chúng các nơi hội về, cúng 9 loại cầm, súc. Đồng nam đồng nữ dâng hương, cụ Tử Nam tắm rửa chay giới sạch sẽ đứng đàn ven sông, dõng dạc đọc to bài văn tế:

+Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Hồng trần bụi phấn hư vô,
Lòng nào là chẳng thiết tha đoạn trường.

Cõi dương thế chìm trong chiến cảnh,
Cõi âm phần nguội lạnh hoang sơ.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.

Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lần cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang, giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.

Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!

Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?

Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.


( Em xin phép các bác, bài tế tổ cụ viết nguyên văn tiếng Hán, nhà em cũng không dịch được, vả lại chỉ sơ trích vài câu. Nay sẵn tình sẵn cảnh, em mượn bài tế thập đại chúng sinh của cụ Nguyễn Du cũng viết vào cùng thời điểm này, em có lượt bỏ và chỉnh sửa nhiều đoạn để hợp hoàn cảnh mà đưa vào để văn không đứt, xin phép các bác ạ.)

Đọc xong bài tế, cụ Tử Nam ngậm ngùi nhìn ra sông vắng, nghĩ mà đau sót cho vong hồn thương khách tha nhân, chết nơi đất khách quê người, rồi cụ nhớ lại phận mình cũng y như vậy, nước mắt lưng tròng, khóc cho người rồi cũng khóc cho mình. Thương cho kiếp mưu sinh, tha hương cầu thực. Đường về cố quốc xa xôi quá....

Tạm khép lại chương 4, chương này em phóng tác vài đoạn nhưng vẫn bám sát chuyện thật nhằm tăng tính thú vị cho chuyện, các bác cùng thưởng thức nhé.

Phần 7 bản đã update và vá lỗi .

Tam Hào Hoằng Trị.
Phú Quý, Quyền Lực và Danh Vọng.

Phần 6 kết thúc để lại rất nhiều thắc mắc và tò mò cho các bác nhỉ? Thuận lòng đọc giả, em sẽ kể chi tiết về quá trình khai hoang lập ấp của cụ Ngọc Khiêm và danh tự "Hương Liêm".

Số là từ khi ở lại vùng Cù Lao Minh thuộc Phủ Hoằng Trị ( Bến Tre). Cụ Khiêm và phu nhân quyết tâm khai hoang vùng đất mới bên cạnh đấy cũng làm nông trồng lúa để có cái ăn. Xứ lục tỉnh Nam Kỳ lại là nơi trù phú, đất đai tươi tốt do phù sa bồi đắp nhiều đời, nguồn nước cũng dồi dào chứ không như vùng rừng núi trung du khô cằn còi cọc nơi cụ lớn lên. Tận dụng lợi thế thiên nhiên cộng thêm sự siêng năng chăm chỉ và cũng có các con lớn phụ giúp, 2 vợ chồng cụ khai phá một thời gian đã trọn cả khu vực Cù Lao Minh. Và vẫn mang trong mình máu thương hồ của cha ông, cụ cũng gôm góp đóng thuyền để đi mua bán lúa gạo quanh vùng. Và cụ có một câu nói để đời cho con cháu:
_ Người có thể nghỉ nhưng đồng tiền tuyệt không được nghỉ.
Đúng như vậy, tất cả tiền bạc làm ra cụ đều dùng để mua thêm ruộng đất, rồi lại trồng trọt, rồi lại dùng vốn để kinh doanh, cụ tuyệt không tích góp tiền, chỉ tích tài sản và mở rộng thương vụ kinh doanh. Sau đâu đấy hơn chục năm cụ đã có gần ngàn mẫu đất, người dưới, tá điền cũng gần ngót trăm người.
Khi đấy vì kỵ Húy hoặc tránh trùng ai đấy (điều này không được biên chép cụ thể) cụ đổi tên từ Khiêm sang Liêm trong Liêm Chính nghĩa là trong sạch. Vì xuất thân bần nông nghèo khổ, hiểu rõ khó khăn của dân nghèo cộng thêm việc là người từ xứ khác đến đây, cũng lạ nước lạ cái nên 2 ông bà vẫn sống rất đôn hậu, không ức hiếp hay ép uổng người dân. Cụ bà cũng là người tin Phật, chay trường nên luôn muốn tích đức. Tục rằng ông bà mỗi năm chia làm 2 bận đều mở kho nhà, phát gạo thóc, chia áo quần cho bà con tá điền. Thời đấy xứ Nam Kỳ đã nằm dưới quyền đô hộ Pháp, dân phải đóng thuế thân mỗi năm nhưng không cần đóng thuế ruộng, ông bà giảm nữa khoảng lúa cho thuê ruộng để họ có mà đóng sưu cho nhà nước. Rồi những tá điền làm giỏi mà độc thân, ông Liêm đích thân đi xem mối rồi hỏi vợ về cho, sau lại cắt đất để họ cất nhà sinh sống, bà thì chỉ dạy cho cách làm ăn thế nên người dưới, tá điền trong vùng đều mang ơn và kính trọng ông bà lắm. Dần dà nhiều người khó khăn nghe tiếng ông bà "hội đồng Liêm" nhân đức nên tìm về ngày một đông, gặp ai ông bà cũng thu nhận nên khu Cù Lao Minh lúc này dân cư đã lên đến vài trăm hộ. Cụ nhân đấy mới dắt vợ và con lên thuyền, cùng vài ba người hầu đi đến Mỹ Tho để xin bái yết quan Tri Phủ Hoằng Trị lúc bấy giờ là ông Phó Hoài. Khi đến, cụ mang theo sớ đất (giấy tờ đất xưa) cùng với một rương giấy tờ đăng ký hộ tịch của dân trong vùng để nộp lên quan Phủ. Chờ hơn 3 ngày cụ cũng không được vời vào để gặp quan, sau có người thầy lệ đến cho hay rằng: Quan Phủ hiện đang vào dịp "Bách Nhật Thâu Kim", nên không tiếp khách, muốn gặp thì chờ mãn hạ tức trăm ngày nữa hãy vào. Cụ hiểu ý là quan phủ đang đòi tiền, "Bách Nhật Thâu Kim" há chả phải đòi trăm lượng bạch ngân đây sao? Biết là thế nhưng cụ đâu có chuẩn bị sẵn tiền, thế là phải cho người về báo, gom chỗ này, vét chỗ kia, gần như dốc ngược cả nhà lên mới đủ trăm đỉnh bạc trắng bỏ đầy vào hai rương, cho người áp tải lên Mỹ Tho. Đến đây thì ngay khi thầy lệ nhận được tin đã đủ " Bạch Ngân" thì quan ngài cũng xong hạn Bách Nhật. Cụ được vời vào phủ, quan Phủ Hoài oai vệ ngồi trên ghế thái sư giữa nhà, liếc qua 2 rương bạch ngân bên trái, nhìn sơ qua rương giấy tờ hộ tịch bên phải rồi uy nghi đường hoàng mà phán: Duyệttttt.
Cụ nhân đấy cũng trình lên rằng đã khai hoang được vùng ruộng đất lớn ở góc đông Cù Lao Minh, trước hoang vu nên chưa có tên cụ thể, nay dân cư đã đông, đủ lập làng dựng ấp xin quan phê duyệt lập tổng với tên Đại Điền nghĩa là " thửa ruộng lớn" ( 2000 mẫu thì lại chả lớn:). Quan Phủ lại chậm rãi liếc sang rương bạc rồi uy nghi phán: Duyệtttttt.
Sau đấy cụ cũng được ban chức Hương Trưởng mà về quản lý mua bán, nhân khẩu ở tổng Đại Điền xem như bonus.
Cụ cảm tạ xin phép lui ra, quan Phủ nhìn sang rương bạc lần nữa rồi lên giọng: Duyệtttttttttttt. :)
Về sau dân trong vùng quen gọi cụ là Hương Liêm dù sau cụ thăng làm đến Tri Huyện.


Nói về quan " phụ mẫu" Phó Hoài. Một trong " Tam Hào Hoằng Trị". Ông họ Lâm, một người ít học nhưng xuất thân cực "cao", tổ tiên ông từng là Hải Tặc hoành hành ở vùng biển từ Thuận Thành Trấn (Bình Thuận) dài đến tận trấn Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ. Bao nhiêu năm trên biển, từ cướp bóc thuyền buôn tới tàn sát các làng ven biển, không gì là không làm, không tội nào là không phạm. Sau vì nhân chúa Nguyễn vào kinh lược Nam Hà, tổ tiên Phó Hoài mang theo thuyền to súng lớn sang quy phục và cùng hợp lực đánh Chiêm Thành.
Sau khi chúa Nguyễn tiêu diệt Chiêm Thành, tổ tiên Phó Hoài được ban phong làm Tổng Trưởng Tổng Tân An ( tên gọi Bến Tre thế kỷ 17 - 18). Và từ đó trở đi, dòng họ Phó Hoài đời đời tập ấm, cha truyền con nối, thâu tóm ruộng đất, đến đời Phó Hoài thì lên đến chục ngàn mẫu. Phó Hoài dùng tiền tài chung chi cho Phủ Công Sứ Nam Kỳ để chạy chọt và mua được chức Quan Tri Phủ. Tục truyền Phó Hoài là người tính hung tàn và đố kỵ. Kể rằng có lần quan phủ đang đi thuyền trên sông cái thì có gặp một đám rước dâu. Thuyền cưới rất to, lợp 2 tầng mái, treo đèn kết hoa lộng lẫy, trên thuyền chở phải độ đôi chục người, nhộn nhịp tưng bừng. Thuyền cưới đang lướt băng băng thì bất ngờ gặp thuyền quan phủ, không kịp dừng đành đánh lái lướt qua mặt quan, thế là Phó Hoài phật ý. Y cho người chặn thuyền lại. Nhìn vào trong thấy nàng dâu xinh đẹp, Phó Hoài liền cho người cướp lấy sau đấy sai lính mã tà( lính mang súng bảo vệ quan) nổ súng vào thuyền giết hết. Dân trong vùng sau dừng được thuyền cưới phát hiện xác chết ngổn ngang đành đào hố chôn cả. Tiếng ác Phó Hoài lớn đến mức người dân ở Tiền Giang, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long sợ không dám nhắc đến chữ " Hoài" trong tên ông, mỗi khi cần phải nói trại đi như:
_ Đi đâu mà đi" hười" vậy?
_ Sao cứ ăn " hười", không chịu làm?
_ Sao cứ coi "hười" không chịu thả like thớt này:))
Phó Hoài nỗi tiếng keo kiệt tham lam đến nỗi người ăn kẻ ở và tá điền trong phủ y đều đói rách khổ sở vô bờ.
Thời điểm đấy, trong đám người ở của ông có một chàng trai trẻ tên là Kiển, họ Nguyễn, người bản xứ, nhiều đời cha ông đều làm hạ nhân cho nhà Phó Hoài. Đến đời ông Kiển thì từ nhỏ đã chăn trâu cho quan Phủ. Sống trong cảnh nghèo đói và lớn lên trong đòn roi, đánh đập của nhà chủ, cụ luôn ôm mối hận trong lòng và nung nấu ý chí đổi đời để con cháu không còn chịu khổ, chịu nhục như cha ông nữa nhưng cái nghèo cứ đeo bám mãi, đến miếng đất cắm dùi còn không có, ăn còn bữa đói bữa no thì lấy gì mà dựng nghiệp?
Một hôm, Phó Hoài có mời được 2 ông thầy phong thủy người Tàu ở xa về xem dương trạch tốt để cất nhà, hai thầy đi xem khắp nơi rồi cũng tìm được cho quan Phủ một mảnh đất tốt. Quan lưu lại thiết đãi tiệc rượu linh đình rồi sai cậu nhóc Kiển dắt trâu đưa hai cụ sang sông mà về. Trên đường đi, hai thầy chếnh choáng hơi men mới nói với nhau:

_ Ngọ xem khí số nhà họ Lâm lày sắp tận đến lơi dồi, ác nghiệp tổ tiên lỵ này tích góp bao đời giờ cao như lúi á. Dương chạch có tốt đến mấy á cũng tiu tan thui à. Đức năng thắng số ló cấm có sai đâu à.
_ Hảo lá hảo lá, ngọ cũng thấy dậy à, nhìn cùng lắm là tầm ba mươi năm đổ lại cũng tan nhà nát cửa thui.

Khi trâu chở hai thầy lội sang mé sông cạn thì bổng nhiên một ông chỉ vào một ụ đất nỗi giữa sông mà nói:

_ Ơ lày A.Tõn, lỵ mau xem ỉa lây, ỉa lây nè. Địa linh á, huyệt lày dáng dấp ló giống con dùa á, mà lầu tròn lui nhọn, mang dáng kim quy, lầu hướng dìa phương đông, cử mình nghênh Phú Quý á, lại nằm đầu cái vàm là nó hứng hết tinh hoa của cả vùng lầy á lỵ. Đây là bảo huyệt phong thủy chăm lăm hiếm có lắm à . Táng người chết dô lây là con cháu vinh hiển cả lời luôn á.

Hai ông thầy gật gù ra chiều tán đồng lắm. Cụ Kiển dẫn trâu phía trước đều nghe hết cả, trong đầu cụ lúc đấy đã biết thứ mình cần là gì rồi. Đưa hai ông qua sông rồi cụ lễ phép cuối chào, leo lên trâu lội về, mắt vẫn nhìn đăm đăm về phía gò đất trên sông mà ngẩn ngơ suy nghĩ. Lúc đấy cụ không nghe được 2 ông thầy sau lưng thầm nói với nhau:

_ Huyệt tốt nhưng chỉ cần con dùa ló lừng có chìm á, dùa mà lặn dồi thì sự ngàn lăm cũng hông có nổi lên được đâu à.....

Sau chuyện đấy cụ Kiển vẫn nhớ mãi những lời ông thầy Tàu nói. Mãi hai năm sau, một ngày bố cụ Kiển đi nhổ cỏ ruộng thì bị rắn cắn chết, khi được phát hiện thì người ông bầm đen hết cả, hai mắt trợn tròn, trắng dã, miệng sùi bọt mép, tay chân co quắp. Cụ khóc hết nước mắt rồi đến gặp Phó Hoài cầu xin:
_ Lạy ông thương tình, cha con cả đời hầu hạ nhà ông, nay chẳng may vắn số, xin ông bố thí cho mảnh đất để táng cha con.
Phó Hoài ban đầu không có ý cho nhưng sau nghe bảo chỉ xin táng cha ven sông cũng được thế là y đồng ý, đổi lại cụ Kiển phải giữ trâu không công cho nhà y 3 năm. Cụ Kiển sau đấy gói xác cha vào manh chiếu rách bươm, một mình trong đêm vác xác cha ra chôn ở gò đất nổi bên sông. Phó Hoài hả hê lắm nhưng y đâu ngờ rằng hành động này đã tạo ra một đối thủ đáng gườm mà sau này người đấy vươn lên trở thành người giàu có nhất xứ này, đứng đầu trong Tam Hào Hoằng Trị và sau đó là nuốt trọn tài sản của y....Phó Sứ Bến Tre - Phủ Kiển.

Chương 7 tạm kết thúc tại đây, những cuộc đấu thư hùng trên chính trường, những chuyện ly kỳ về nhân quả sẽ được thể hiện ở hồi sau. Cám ơn các bác đã ủng hộ.
Hay nhỉ, có lẽ bây giờ dân ở đó đọc chệch chữ " hoài " là do tích này để lại
 
sao cái đoạn này viết về 2 ông địa chủ này ko giống sách vương hồng sến viết gì cả :LOL:
cái đoạn giết cả nhà lại càng nhảm nhí, đất nam kỳ là lãnh thổ thuộc pháp, dùng luật của người pháp, quan pháp nào cho diệt cả tộc nhà người ta như vậy :beat_brick: mà còn là quan chức thế lực chứ có phải người thường đâu
tôi nghĩ cậu viết về nhân vật có thật thì nên đọc thêm các nguồn tham khảo cho cẩn thận chút
Thớt viết là truyền miệng trong nhà nghe kể lại cộng với với giai thoại ở vùng đó.
Còn của ông vương hồng sến viết cũng là kể lại, chứ ông có được chứng kiến đâu.
Hơn nữa mình nghe mạch truyển của thớt kể, còn logic hơn ông Sển viết.
 
nói chung thời nào cũng thế có làm có ăn, có thằng giàu ắt có thằng nghèo, chứ như cái lý thuyết kia 10 thằng làm chia đều thì bú, dù cho qua bao thăng trầm của lịch sử....
 
Đây là chữ Tàu mà bạn, cả giản thể hay phồn thể đều có lối viết như vậy.
https://baike.baidu.com/item/七祖
Confirm là chữ TQ.. tất cả các câu đối liển, bàn thờ đều là chữ TQ hết... và thường được các thầy đồ ngày xưa vẫn thường bày ra viết để nhà nhà mua về để tân trang lại bộ thờ của nhà mình.

Thành thị thì ngoại trừ người Hoa ra, thì hầu như ko dùng nữa (dù bảng viết hay bảng in), giờ trong quê (người Việt) thì ko rõ còn tục này ko (dù viết hoặc bản in).. có thể do mai một thiếu hết những ông đồ.
 
Dạ bác, khi xưa em với bố và bác 2 hiện đang làm chức lớn trong ngành Công An cũng từng có ý định sẽ sẽ thỉnh ý dòng họ để đời con cháu tiếp theo sẽ cải biên lại họ Hoàng xưa nhưng vấp phải sự phản đối lớn của các cụ trưởng tộc vì làm thế khác nào tách biệt khỏi chi họ Huỳnh của cha ông, có chăng là lót thành họ Huỳnh Hoàng nhưng nghe chúi quá nên đành thôi. Còn riêng về nhà em thì cũng nhờ bố mẹ chịu hi sinh cày cuốc, làm ăn nên giờ cũng tạm gọi là khá. Về phần em thì quen tự lập nên ra ngoài sống từ khi đại học, giờ vẫn phải cắm đầu cày cuốc nuôi thân, hehe.
P8 bác viết tên nv bị đảo ngược kìa
 
-Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng rất mạnh đến các nước xung quanh nó (Việt Nam, Hàn, Nhật,..) nhất là về mặt chữ viết ( chữ viết và lịch pháp cũng là phương tiện để đánh giá một nền văn minh phát triển đến mức độ nào) và bản thân người Việt, Hàn, Nhật cũng không có chữ viết riêng cho dân tộc mình mà phải vay mượn từ chữ Hán ( một trong những hệ thống chữ viết lớn của thế giới) thông qua các hoạt động giao thương, chính trị, đồng hóa...
Sau 1000 năm đô hộ giặc tàu thì văn hóa Trung Quốc nó thâm nhập rất sâu vào Việt Nam bạn à. Chữ Hán nếu so với chữ Quốc Ngữ (xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 và cũng không phải là chữ viết do người Việt tạo nên) thì sức ảnh hưởng của chữ Quốc Ngữ tới hiện tại cũng chưa mạnh đâu . Bằng chứng trong tên của người Việt cũng toàn là âm Hán Việt (Tân, Thanh, Thắng, Tâm,...) và gần như toàn bộ các từ ngữ chuyên ngành khi được dịch sang tiếng Việt cũng toàn là âm Hán Việt.
-Ngoài ra theo ý kiến riêng của mình thì người Việt 'sính ngoại' ,thích nhìn chữ viết mà bản thân cũng không hiểu cho nó 'sang' :LOL::LOL::LOL:
Làm sao để phân biệt gia tộc nào đó có phải người Hoa di cư sang VN ko nhỉ. Hoa lai Việt liệu có nhận ra không ? Vì như chủ thớt nói, có một số người Hoa xuống miền Nam khai khẩn, sống với người Việt rồi sinh con.... qua 3 thế hệ là bắt đầu mất gốc, quên gia phả. Vậy làm sao để biết ai lai Hoa. Em có đứa bạn ở xứ dừa, mắt mí lót liệu có gốc Hoa ko nhỉ ?
 
Thím thớt chắc đang nghiên cứu tài liệu, rút kinh nguyệt sau chương 7,8 bị phát hiện lỗi. Dự là chương mới sẽ mất nét tự nhiên, phóng khoáng như các chương đầu, thím thớt sẽ viết chừng mực hơn...

Anyway, ủng hộ thím thớt!
 
sao cái đoạn này viết về 2 ông địa chủ này ko giống sách vương hồng sến viết gì cả :LOL:
cái đoạn giết cả nhà lại càng nhảm nhí, đất nam kỳ là lãnh thổ thuộc pháp, dùng luật của người pháp, quan pháp nào cho diệt cả tộc nhà người ta như vậy :beat_brick: mà còn là quan chức thế lực chứ có phải người thường đâu
tôi nghĩ cậu viết về nhân vật có thật thì nên đọc thêm các nguồn tham khảo cho cẩn thận chút
tôi nghĩ là kẻ thắng viết sử, mà chưa kể lại còn tam sao thất bản, thế nên sử trong dòng tộc lưu truyền lại chí ít tôi thấy đáng tin hơn. đừng nói tới thời chiến tranh, thời bình này cũng có những cuộc đấu đá thanh trừng nhau theo dây mà, chỉ hơn cái là ko chu di cả họ thôi. huống hồ ông kia còn phạm tội mưu sát mệnh quan triều đình, chỉ cần một cái cớ hợp tình hợp pháp hợp lý là đủ rồi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top