Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Mình cũng họ Hoàng . Gia phả dòng họ nghe đâu cũng từ bên tàu di cư sang cách đây 300 năm

Gửi từ Samsung SM-A705F bằng vozFApp
Thìm tìm đọc lại cái húy kỵ trong lịch sử VN ấy8-) đại loại là những từ trùng tên vua thì phải đổi sang từ khác kể cả họ tên:confident:
Các từ ở miển nam như kiểng (cảnh), sanh(sinh)...đều do húy kỵ nên phải nói khác đi trong cs hằng ngày.
Và nhiều địa danh ngày nay đã đc đổi do húy kỵ ngày xưa: Quảng Ngãi (Quảng Nghĩa), Quy Nhơn (Quy Nhân), Can Lộc (Thiên Lộc), Thanh Hoá (Thanh Hoa...sang vl:byebye:), Thanh Trì, HN (Thanh Đàm)...
Hay mấy cụ nổi tiếng như: Phan Chu/Châu Trinh, Nguyễn Phúc/Phước Lan, Châu/Chu Thượng Văn, Võ/Vũ Trường Toản...
:byebye::byebye:
Cũng họ Hoàng. Up hóng theard:byebye:

Sent using vozFApp
Họ Hoàng - Huỳnh chúng ta đã thành lập đại hội đồng dòng họ hơn 15 năm rồi, mỗi năm đều họp dòng họ ở cả nước, trong họ cũng có rất nhiều người thành đạt, tướng tá trong chính phủ cũng tham gia họp, có rất nhiều hội khuyến học, hay doanh nhân họ Hoàng Huỳnh cả nước giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, các bác muốn tham dự thì vào facebook mà tìm group nhé.
unnamed.jpg
unnamed (1).jpg
 
Phần 3: Suôi ngược dặm trường, thuận đường sang đất Việt.

Bàn chút về phần trước, lúc nhỏ nghe kể về quyết định bỏ học để bôn ba buôn bán của cụ Tử Nam em thấy rất không đồng tình, vì nếu đã học, đã muốn báo hiếu thì quyết thi cử nên danh, rồi ngày phong Hầu bái Tướng mà về báo hiếu song thân. Nhưng sau lớn lên, tìm hiểu về lịch sử thì em mới biết, thời đại hậu Càng Long rồi đến Gia Khánh, triều Thanh thối nát, rối ren, vấn nạn mua quan bán tước khởi sướng từ gian thần Hòa Thân vẫn cứ hoành hành, tiền trao cháo múc, cứ có tiền thì có chức. Thử hỏi trong thời đại như thế, một anh học trò nhỏ nhoi như cụ có làm được gì, có xoay chuyển được gì? Hi vọng gì từ cái tài học nhỏ nhoi mà kiếm công danh? Rồi chắc cụ cũng sợ, sợ mình tiếp tục học thì anh mình vẫn phải mạo hiểm tính mạng đi kiếm tiền. Thế là mọi thứ xoay chuyển trong đầu cụ :
" Phải đi, phải đi thôi, phải thay đổi để thành công thôi, muahahah" (câu này em nhét vào miệng cụ:)

Nhưng đi đâu? Làm gì?
Ông bà có câu "Phi thương bất Phú" nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Thế là cụ quyết đi buôn, vác theo tay nải, theo nhờ thuyền hàng suôi xuống Vân Nam.
Đất Vân Nam là nơi trù phú, thiên nhiên ưu ái, sản vật bao la, sông ngồi uốn lượn, xưa từng là vùng đệm chiến lược giữa Ba Thục - Đông Ngô và Giao Chỉ thời tam quốc phân tranh nên văn hóa và dân cư rất đa dạng, đúng là thị trường tốt đây mà.
Ông Tử Nam dù mười mấy năm đèn sách không có chút kiến thức gì về kinh doanh nhưng may mắn là có học hành, đầu óc nhanh nhạy nên nảy số tốt, phán đoán tình hình nhanh. Những ngày đầu đến ông đi khắp nơi tìm hiểu văn hóa, dân cư, khí hậu và kinh tế của nơi này, biết được là thời tiết Vân Nam thì dễ chịu hơn phương Bắc nhưng lại 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khá lạnh còn hè lại rất oi, thế là ông có một idea khá táo bạo để bán hàng. Đầu tiên là vào mùa hè ông sẽ đi khắp nơi để mua mặt hàng tồn kho nhiều nhất lúc bấy giờ: áo ấm và chăn mền. Thời điểm đấy thì phải nói giá rẻ vô cùng vì đơn giản..Có ai dùng đâu. Ông mua số lượng lớn và thật sự gom hàng( các bạn thắc mắc hỏi tiền đâu thì em cũng đoán có thể ông dành dụm trong thời gian đầu hoặc đơn giản tư duy của mấy ông Tàu là rất thích gọi vốn, tìm đầu tư bên ngoài sau đấy chia lợi nhuận, thời xưa tổ chức như thế gọi là " Thương hội".)
Sau khi gôm được số hàng lớn thì cũng đã đến đầu đông, lúc đấy số quần áo ấm, chăn màn đã có thể tiêu thụ nhưng ông tuyệt chưa bán vì hiểu được giá cả sẽ do nhu cầu quyết định. Khi vào đông, trời bắt đầu thật sự rét, và sông ngòi đóng băng cả, tàu bè tuyệt không thể đi lại, lúc đấy nhu cầu áo ấm và chăn màn thật sự rất cao rồi ( bạn nào ở Buôn Mê Thuộc hay ở vùng cao sẽ biết trời lạnh thật sự nó như nào, cái chăn phải dày như cái nệm á, áo ấm thì 2,3 lớp không xi nhê) lúc đấy ông mới bắt đầu tung ra bán, có thể nói mua 1 lãi 5 cũng là được, giá cả càng ngày càng đội lên cao, các nhà phú hộ vì mua cho người nhà mà gần như dùng vũ lực để tranh đoạt với dân thường. Sau vụ đấy ông lời to, thế rồi ông kết hợp thêm buôn lương thực cũng với cách thức cũ. Thế là mới 2 năm ông đã nghiễm nhiên trở thành tay buôn có tiếng, mở được 1 tiệm bán vải và lương thực trong thành. Trong thời gian đấy, ông vẫn thường xuyên "mua dầu" ??? và gửi tiền về cho mẹ và anh, hi vọng lúc mình về anh đã cưới được một đại tẩu ;). ( Chả hiểu dầu ở đấy là dầu thắp hay dầu ăn mà gửi về, đoạn này bố em giải thích là kiểu dầu mù u để thắp đèn vì xưa đâu có gì thắp nhưng em rất hoang mang và nghi ngờ về lời giải thích đấy, dầu mù u thế quái nào được, bác nào biết để lại bình luận nhé).
Cứ ngỡ là thuận lợi làm ăn để báo hiếu nào ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gan". Năm đấy triều đình ra lệnh trưng binh ở 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu để bình định ngoại loạn ở biên giới( khả năng là quân Miến Điện vì thời điểm đấy nhà Nguyễn đã hòa hoãn với nhà Thanh). Theo chế độ Sĩ - Nông - Công - Thương thì thương nhân như ông Tử Nam thuộc hàng thấp nhất, chắc chắn phải tòng quân, và như các bác cũng biết, trong giai đoạn đấy thì quân "Thiên Triều" đánh đâu thua đấy, tử nạn ở Việt Nam, hàng chục vạn, ở Miến Điện còn nhiều hơn. Đầu quân thì coi như chết chắc, mà trốn ngũ thì chắc chết. Nghĩ đi nghĩ lại, với dòng máu khẳng khái, kiên cường, quyết làm chủ số phận của mình... Ông trốn.
Gói ghém hết cả tiền bạc hành lý, ông men đường mà trốn vào núi, dự là chuyện qua sẽ tìm về quê nhà. Mà đúng là chuyện vui thì không đến mà họa thì hay đi một cặp. Cụ đi được ngày đường thì bỗng nghe câu hét:
- Đường này do ta mở, cây này do ta trồng, muốn đi ngang đây thì để cái mạng lại.!!! ( Rip cụ, huhu).
Sau đấy thì lù lù một bọn thổ phỉ, đứa tay dao thằng tay kiếm, nghĩ lần này cái mạng nhỏ coi như bỏ. Trong hẻm núi nhỏ, trước mặt là mấy chục tên thổ phỉ đằng đằng sát khí, hình bóng cụ đứng lừng lững cứ như Điển Vi năm xưa chặn đường cứu chủ, cứ như Leonidas đứng chặn giữa quân Ba tư. Lúc đấy thời gian như ngưng đọng lại, cụ lặng lẽ cuối người đặt hành lý xuống đất, ngẩng mặt lên và hét:
_ This is Spartaaaaaaaaaaa !!!!
Nhầm:). Cụ thét lên:
_Hảo hán tha mạng, tại hạ trên còn có mẹ già, xuôi ngược dặm trường, khó khăn gian khổ chỉ để kiếm chút cơm thừa nuôi mấy miệng ăn trong gia đình.
Rồi các bạn biết sao không? Tụi nó tha cụ, what the..?
Tụi này làm việc không có lập trường gì ấy nhỉ? Mà thôi cũng may chứ nó thọt một đao thì chắc giờ làm quái gì có thằng "cận lùn đụt trĩ" ngồi đây viết bài cho các bác.
Nói tha cũng không đúng lắm vì tụi nó cướp mẹ hết, tiền bạc, lương thực, cả quần áo ấm cũng lột sạch, thế khác m* gì giết đâu? Nhặt được cái mạng nhỏ từ cửa tử về, cụ Tử Nam chả còn biết trời trăng mây đất gì nữa, chạy thục mạng, thay vì theo đường lớn như ban đầu thì cụ lại chạy tụt vào rừng, đêm xuống, trăng lạnh sao thưa, trời tối mịt, cụ chạy cả ngày đã mệt phờ, ngã vật xuống nền đất lạnh. Trong đêm mơ màng cụ cảm thấy tay mát lạnh, đau buốt. Cố mở mắt ra thì What the Heo?... Tay cụ bị một con gấu cắn vào mà lôi xềnh xệch, con gấu dễ phải to hơn người, đen trùng trục, đang đi lùi bằng hai chân còn miệng vẫn cắn lấy tay cụ mà kéo nghiếng.( Sao em nghe tả cứ như gấu người mà loài này thường chỉ có ở vùng nội Mông)
Gần như ngất xỉu vì đau, vùng vẫy trong tuyệt vọng mà sức của anh học trò thì bỏ bèn gì với con gấu. Lúc nguy hiểm cụ bỗng có cách thoát thân, các bạn biết cụ làm sao không? Cụ đọc Hiếu Kinh, đọc Tứ Thư.😳 Ok, im fine. Thế mà tự nhiên... vẫn chả có chút tác dụng nào, wt.. tất nhiên không có tác dụng rồi, đúng là nho giáo nó làm con người ta thành ra thế, với cụ thì sự ngay thẳng, đường hoàng, hiếu, nghĩa, lễ, trí sẽ đánh bại tất cả thứ xấu xa độc ác. Mợ, cái đấy là người ta nói theo nghĩa bóng thôi, các ông lại hiểu theo nghĩa đen!!!
Vừa nhặt được cái mạng về cửa sinh, chưa nằm ấm chỗ cụ lại đưa mình vòng về cửa tử, mà kèo này 10 chết đến 9, gấu nó có hiểu được tiếng người đâu mà van. Cả người giờ ướt sủng máu, mắt cụ lại cay.
_ Giờ mẹ ta anh ta chắc đang ngon giấc, ôi, lần này làm gì có anh Xú ở đây cứu ta, chết ở đây thì cũng coi như xong nhưng rồi hoài bão của ta sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho mẹ, cưới vợ cho anh? Ôi, rồi anh và mẹ vẫn mỏi mắt ngóng ta từng ngày, họ có biết rằng ta đã vùi thây xứ núi rừng xa lạ này? Mẹ ơi, anh ơi, Tiểu Lan ơi*
Gần như phó mặc cho số phận thì có một tiếng gầm vang lên, một con chó to, tai vểnh ngược, miệng gầm gừ với con gấu, trong ánh trăng người con chó đen trùng trục run lên từng hồi, mắt nó ánh lên những tia hưng bạo. Nó nhanh như cắt táp vào hai chân và đuôi con gấu, cứ vòng ra sau và táp liên tục, đến khi con gấu quay lại thì nó bỏ chạy vòng vòng giữ khoảng cách, đến lúc con gấu đuổi theo thì nó chạy vụt vào rừng, ông gần như mê sảng nhưng vẫn chứng kiến được chuyện đấy, vẫn nghe tiếng sủa văng vẳng của nó vang ra từ trong rừng rồi tắt hẳn.
Không biết chuyện gì đã xảy ra với con chó đó và lý do gì khiến nó hành động như vậy nhưng nó đã cứu mạng ông. Và đây chính lí do mà quy định thứ 8 trong thập đại quy định Huỳnh Gia truyền đời đến hôm nay là : Tuyệt đối dù trong bất kỳ tình huống nào và bất kỳ lý do gì, con cháu dâu rể và bất kỳ ai mang huyết thống Huỳnh gia không được ĂN THỊT CHÓ.
(Cám ơn chó, làm tốt lắm bro, không thì cả họ nhà em chết cả nút rồi, i like chó.)
Sau đấy thì ông ngất, tỉnh lại rồi đến hai ngày sau mới có thể bò ra bờ sông uống nước dù rằng bờ sông chỉ cách chổ ông nằm đúng 20 trượng( gần trăm mét). Đến ngày thứ 3 thì có một đoàn thuyền lớn đi ngang gần chỗ ông rồi ngừng lại, họ xuống thuyền đi vào rừng rồi một bận thì về thuyền, có người gia nhân nhìn thấy ông thì tri hô lên rồi mang lên thuyền cấp cứu. Họ chăm sóc đến khi ông hồi sức, báo tên họ thì sau đấy mới biết là thuyền của ông Hoàng Ích Nghiêm, làm quan tiền triều nước Việt, sang ở nhờ triều Thanh rồi nay được chiếu vời về cố quốc để làm quan. ( Em tìm tư liệu mãi mà không ra vị này, chắc quan nhỏ, bảo là làm quan tiền triều mà thời đấy là nhà Nguyễn thì không biết là làm quan Tây Sơn hay Hậu Lê, chỉ biết thời điểm này là đầu thời Nguyễn). Khi đi ngang cửa sông thì được biết có tượng đá và đền thờ 2 vị Trưng Vương (bác nào biết giải thích giúp em ạ? Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ? Nhưng sách chép thì tuyệt không sai) mới ghé vào thắp nhang tế bái để cảm ơn xưa và vô tình gặp ông. Vì hành trình gấp gáp không thể chần chừ mà chốn rừng hoang không thể bỏ ông lại, hiện đã suôi dòng về Nam, cứ yên tâm nếu về sau khỏe muốn hồi hương thì tự nhiên có cách.

Và thế đấy, tận cùng của đau khổ, gian nan số phận đã đưa một chàng trai lưu lạc đến vùng đất mới. Chính thức rời xa quê mẹ, mãi đến chết cũng không thể về lại cố hương, và Mẹ già, anh Xú ở quê nhà sẽ ra sao?
Hồi sau nói tiếp các bác nhé.
Cám ơn các bác đã ủng hộ, có gì thấy chưa hay chưa tốt cứ nhận xét, gạch đá nhiệt tình ạ.
Theo mình được biết đền thờ Trưng Vương có nhiều ở miền nam Trung Quốc mà, có lẽ khi 2 bà khởi nghĩa có nhiều vùng chỉ mới thuộc Hán thời gian ngắn hưởng ứng.
 
Phần 3: Suôi ngược dặm trường, thuận đường sang đất Việt.

Bàn chút về phần trước, lúc nhỏ nghe kể về quyết định bỏ học để bôn ba buôn bán của cụ Tử Nam em thấy rất không đồng tình, vì nếu đã học, đã muốn báo hiếu thì quyết thi cử nên danh, rồi ngày phong Hầu bái Tướng mà về báo hiếu song thân. Nhưng sau lớn lên, tìm hiểu về lịch sử thì em mới biết, thời đại hậu Càng Long rồi đến Gia Khánh, triều Thanh thối nát, rối ren, vấn nạn mua quan bán tước khởi sướng từ gian thần Hòa Thân vẫn cứ hoành hành, tiền trao cháo múc, cứ có tiền thì có chức. Thử hỏi trong thời đại như thế, một anh học trò nhỏ nhoi như cụ có làm được gì, có xoay chuyển được gì? Hi vọng gì từ cái tài học nhỏ nhoi mà kiếm công danh? Rồi chắc cụ cũng sợ, sợ mình tiếp tục học thì anh mình vẫn phải mạo hiểm tính mạng đi kiếm tiền. Thế là mọi thứ xoay chuyển trong đầu cụ :
" Phải đi, phải đi thôi, phải thay đổi để thành công thôi, muahahah" (câu này em nhét vào miệng cụ:)

Nhưng đi đâu? Làm gì?
Ông bà có câu "Phi thương bất Phú" nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Thế là cụ quyết đi buôn, vác theo tay nải, theo nhờ thuyền hàng suôi xuống Vân Nam.
Đất Vân Nam là nơi trù phú, thiên nhiên ưu ái, sản vật bao la, sông ngồi uốn lượn, xưa từng là vùng đệm chiến lược giữa Ba Thục - Đông Ngô và Giao Chỉ thời tam quốc phân tranh nên văn hóa và dân cư rất đa dạng, đúng là thị trường tốt đây mà.
Ông Tử Nam dù mười mấy năm đèn sách không có chút kiến thức gì về kinh doanh nhưng may mắn là có học hành, đầu óc nhanh nhạy nên nảy số tốt, phán đoán tình hình nhanh. Những ngày đầu đến ông đi khắp nơi tìm hiểu văn hóa, dân cư, khí hậu và kinh tế của nơi này, biết được là thời tiết Vân Nam thì dễ chịu hơn phương Bắc nhưng lại 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khá lạnh còn hè lại rất oi, thế là ông có một idea khá táo bạo để bán hàng. Đầu tiên là vào mùa hè ông sẽ đi khắp nơi để mua mặt hàng tồn kho nhiều nhất lúc bấy giờ: áo ấm và chăn mền. Thời điểm đấy thì phải nói giá rẻ vô cùng vì đơn giản..Có ai dùng đâu. Ông mua số lượng lớn và thật sự gom hàng( các bạn thắc mắc hỏi tiền đâu thì em cũng đoán có thể ông dành dụm trong thời gian đầu hoặc đơn giản tư duy của mấy ông Tàu là rất thích gọi vốn, tìm đầu tư bên ngoài sau đấy chia lợi nhuận, thời xưa tổ chức như thế gọi là " Thương hội".)
Sau khi gôm được số hàng lớn thì cũng đã đến đầu đông, lúc đấy số quần áo ấm, chăn màn đã có thể tiêu thụ nhưng ông tuyệt chưa bán vì hiểu được giá cả sẽ do nhu cầu quyết định. Khi vào đông, trời bắt đầu thật sự rét, và sông ngòi đóng băng cả, tàu bè tuyệt không thể đi lại, lúc đấy nhu cầu áo ấm và chăn màn thật sự rất cao rồi ( bạn nào ở Buôn Mê Thuộc hay ở vùng cao sẽ biết trời lạnh thật sự nó như nào, cái chăn phải dày như cái nệm á, áo ấm thì 2,3 lớp không xi nhê) lúc đấy ông mới bắt đầu tung ra bán, có thể nói mua 1 lãi 5 cũng là được, giá cả càng ngày càng đội lên cao, các nhà phú hộ vì mua cho người nhà mà gần như dùng vũ lực để tranh đoạt với dân thường. Sau vụ đấy ông lời to, thế rồi ông kết hợp thêm buôn lương thực cũng với cách thức cũ. Thế là mới 2 năm ông đã nghiễm nhiên trở thành tay buôn có tiếng, mở được 1 tiệm bán vải và lương thực trong thành. Trong thời gian đấy, ông vẫn thường xuyên "mua dầu" ??? và gửi tiền về cho mẹ và anh, hi vọng lúc mình về anh đã cưới được một đại tẩu ;). ( Chả hiểu dầu ở đấy là dầu thắp hay dầu ăn mà gửi về, đoạn này bố em giải thích là kiểu dầu mù u để thắp đèn vì xưa đâu có gì thắp nhưng em rất hoang mang và nghi ngờ về lời giải thích đấy, dầu mù u thế quái nào được, bác nào biết để lại bình luận nhé).
Cứ ngỡ là thuận lợi làm ăn để báo hiếu nào ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gan". Năm đấy triều đình ra lệnh trưng binh ở 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu để bình định ngoại loạn ở biên giới( khả năng là quân Miến Điện vì thời điểm đấy nhà Nguyễn đã hòa hoãn với nhà Thanh). Theo chế độ Sĩ - Nông - Công - Thương thì thương nhân như ông Tử Nam thuộc hàng thấp nhất, chắc chắn phải tòng quân, và như các bác cũng biết, trong giai đoạn đấy thì quân "Thiên Triều" đánh đâu thua đấy, tử nạn ở Việt Nam, hàng chục vạn, ở Miến Điện còn nhiều hơn. Đầu quân thì coi như chết chắc, mà trốn ngũ thì chắc chết. Nghĩ đi nghĩ lại, với dòng máu khẳng khái, kiên cường, quyết làm chủ số phận của mình... Ông trốn.
Gói ghém hết cả tiền bạc hành lý, ông men đường mà trốn vào núi, dự là chuyện qua sẽ tìm về quê nhà. Mà đúng là chuyện vui thì không đến mà họa thì hay đi một cặp. Cụ đi được ngày đường thì bỗng nghe câu hét:
- Đường này do ta mở, cây này do ta trồng, muốn đi ngang đây thì để cái mạng lại.!!! ( Rip cụ, huhu).
Sau đấy thì lù lù một bọn thổ phỉ, đứa tay dao thằng tay kiếm, nghĩ lần này cái mạng nhỏ coi như bỏ. Trong hẻm núi nhỏ, trước mặt là mấy chục tên thổ phỉ đằng đằng sát khí, hình bóng cụ đứng lừng lững cứ như Điển Vi năm xưa chặn đường cứu chủ, cứ như Leonidas đứng chặn giữa quân Ba tư. Lúc đấy thời gian như ngưng đọng lại, cụ lặng lẽ cuối người đặt hành lý xuống đất, ngẩng mặt lên và hét:
_ This is Spartaaaaaaaaaaa !!!!
Nhầm:). Cụ thét lên:
_Hảo hán tha mạng, tại hạ trên còn có mẹ già, xuôi ngược dặm trường, khó khăn gian khổ chỉ để kiếm chút cơm thừa nuôi mấy miệng ăn trong gia đình.
Rồi các bạn biết sao không? Tụi nó tha cụ, what the..?
Tụi này làm việc không có lập trường gì ấy nhỉ? Mà thôi cũng may chứ nó thọt một đao thì chắc giờ làm quái gì có thằng "cận lùn đụt trĩ" ngồi đây viết bài cho các bác.
Nói tha cũng không đúng lắm vì tụi nó cướp mẹ hết, tiền bạc, lương thực, cả quần áo ấm cũng lột sạch, thế khác m* gì giết đâu? Nhặt được cái mạng nhỏ từ cửa tử về, cụ Tử Nam chả còn biết trời trăng mây đất gì nữa, chạy thục mạng, thay vì theo đường lớn như ban đầu thì cụ lại chạy tụt vào rừng, đêm xuống, trăng lạnh sao thưa, trời tối mịt, cụ chạy cả ngày đã mệt phờ, ngã vật xuống nền đất lạnh. Trong đêm mơ màng cụ cảm thấy tay mát lạnh, đau buốt. Cố mở mắt ra thì What the Heo?... Tay cụ bị một con gấu cắn vào mà lôi xềnh xệch, con gấu dễ phải to hơn người, đen trùng trục, đang đi lùi bằng hai chân còn miệng vẫn cắn lấy tay cụ mà kéo nghiếng.( Sao em nghe tả cứ như gấu người mà loài này thường chỉ có ở vùng nội Mông)
Gần như ngất xỉu vì đau, vùng vẫy trong tuyệt vọng mà sức của anh học trò thì bỏ bèn gì với con gấu. Lúc nguy hiểm cụ bỗng có cách thoát thân, các bạn biết cụ làm sao không? Cụ đọc Hiếu Kinh, đọc Tứ Thư.😳 Ok, im fine. Thế mà tự nhiên... vẫn chả có chút tác dụng nào, wt.. tất nhiên không có tác dụng rồi, đúng là nho giáo nó làm con người ta thành ra thế, với cụ thì sự ngay thẳng, đường hoàng, hiếu, nghĩa, lễ, trí sẽ đánh bại tất cả thứ xấu xa độc ác. Mợ, cái đấy là người ta nói theo nghĩa bóng thôi, các ông lại hiểu theo nghĩa đen!!!
Vừa nhặt được cái mạng về cửa sinh, chưa nằm ấm chỗ cụ lại đưa mình vòng về cửa tử, mà kèo này 10 chết đến 9, gấu nó có hiểu được tiếng người đâu mà van. Cả người giờ ướt sủng máu, mắt cụ lại cay.
_ Giờ mẹ ta anh ta chắc đang ngon giấc, ôi, lần này làm gì có anh Xú ở đây cứu ta, chết ở đây thì cũng coi như xong nhưng rồi hoài bão của ta sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho mẹ, cưới vợ cho anh? Ôi, rồi anh và mẹ vẫn mỏi mắt ngóng ta từng ngày, họ có biết rằng ta đã vùi thây xứ núi rừng xa lạ này? Mẹ ơi, anh ơi, Tiểu Lan ơi*
Gần như phó mặc cho số phận thì có một tiếng gầm vang lên, một con chó to, tai vểnh ngược, miệng gầm gừ với con gấu, trong ánh trăng người con chó đen trùng trục run lên từng hồi, mắt nó ánh lên những tia hưng bạo. Nó nhanh như cắt táp vào hai chân và đuôi con gấu, cứ vòng ra sau và táp liên tục, đến khi con gấu quay lại thì nó bỏ chạy vòng vòng giữ khoảng cách, đến lúc con gấu đuổi theo thì nó chạy vụt vào rừng, ông gần như mê sảng nhưng vẫn chứng kiến được chuyện đấy, vẫn nghe tiếng sủa văng vẳng của nó vang ra từ trong rừng rồi tắt hẳn.
Không biết chuyện gì đã xảy ra với con chó đó và lý do gì khiến nó hành động như vậy nhưng nó đã cứu mạng ông. Và đây chính lí do mà quy định thứ 8 trong thập đại quy định Huỳnh Gia truyền đời đến hôm nay là : Tuyệt đối dù trong bất kỳ tình huống nào và bất kỳ lý do gì, con cháu dâu rể và bất kỳ ai mang huyết thống Huỳnh gia không được ĂN THỊT CHÓ.
(Cám ơn chó, làm tốt lắm bro, không thì cả họ nhà em chết cả nút rồi, i like chó.)
Sau đấy thì ông ngất, tỉnh lại rồi đến hai ngày sau mới có thể bò ra bờ sông uống nước dù rằng bờ sông chỉ cách chổ ông nằm đúng 20 trượng( gần trăm mét). Đến ngày thứ 3 thì có một đoàn thuyền lớn đi ngang gần chỗ ông rồi ngừng lại, họ xuống thuyền đi vào rừng rồi một bận thì về thuyền, có người gia nhân nhìn thấy ông thì tri hô lên rồi mang lên thuyền cấp cứu. Họ chăm sóc đến khi ông hồi sức, báo tên họ thì sau đấy mới biết là thuyền của ông Hoàng Ích Nghiêm, làm quan tiền triều nước Việt, sang ở nhờ triều Thanh rồi nay được chiếu vời về cố quốc để làm quan. ( Em tìm tư liệu mãi mà không ra vị này, chắc quan nhỏ, bảo là làm quan tiền triều mà thời đấy là nhà Nguyễn thì không biết là làm quan Tây Sơn hay Hậu Lê, chỉ biết thời điểm này là đầu thời Nguyễn). Khi đi ngang cửa sông thì được biết có tượng đá và đền thờ 2 vị Trưng Vương (bác nào biết giải thích giúp em ạ? Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ? Nhưng sách chép thì tuyệt không sai) mới ghé vào thắp nhang tế bái để cảm ơn xưa và vô tình gặp ông. Vì hành trình gấp gáp không thể chần chừ mà chốn rừng hoang không thể bỏ ông lại, hiện đã suôi dòng về Nam, cứ yên tâm nếu về sau khỏe muốn hồi hương thì tự nhiên có cách.

Và thế đấy, tận cùng của đau khổ, gian nan số phận đã đưa một chàng trai lưu lạc đến vùng đất mới. Chính thức rời xa quê mẹ, mãi đến chết cũng không thể về lại cố hương, và Mẹ già, anh Xú ở quê nhà sẽ ra sao?
Hồi sau nói tiếp các bác nhé.
Cám ơn các bác đã ủng hộ, có gì thấy chưa hay chưa tốt cứ nhận xét, gạch đá nhiệt tình ạ.
trưng vương là vua cả vùng lĩnh nam luôn chứ không riêng gì việt nam đâu nhé, quảng tây quảng đông viêt nam, nhưng cha ông bác tít trên tứ xuyên thì là dân hán xịn chứ không phải dân bách việt
 
Lai rai mỗi ngày vài chương đến rằm tháng giêng là tết này ngon, ở nhà chống dịch hiệu quả, hehe. Ủng hộ thím thớt nè, hehe
Ồi, truyện của ông bà kể, có nhiêu viết nhiêu chứ phải chuyện tưởng tượng em viết 300 chương luôn. Em cũng muốn viết dài các bác đọc cho đã mà sợ bị nhàm, kiểu dài quá loằng ngoằng.
 
Ồi, truyện của ông bà kể, có nhiêu viết nhiêu chứ phải chuyện tưởng tượng em viết 300 chương luôn. Em cũng muốn viết dài các bác đọc cho đã mà sợ bị nhàm, kiểu dài quá loằng ngoằng.
Đủ sự kiện là được thím, nếu không phải là văn tả cảnh thì nó không gọi là dài đâu.
 
Xin lỗi các bác, em vừa đi làm về, tranh thủ tắm rửa rồi lao vào viết ngay nhưng vẫn lên hơi trễ, cảm ơn cả nhà vẫn chờ ạ.

Phần 4:
Một tất lòng, Tử Nam đi lập nghiệp.
Để an bình, con cháu đến ngàn năm
.

Năm Gia Long thứ 2 tức 1804, Cụ Hoàng "Tử Nam" đến Việt Nam, ban đầu ông được ông Hoàng Ích Nghiêm sắp xếp hỗ trợ cho theo và ở lại thành Thăng Long một thời gian. Vì xứ lạ, cộng thêm bất đồng ngôn ngữ nên cụ chỉ có thể làm người hầu trong phủ quan Ích Khiêm. Vốn nghĩ chỉ ở tạm một thời gian, chờ hồi phục sức khỏe vì lần nạn trước cụ mang thương khá nặng ở tay và chân, sau đấy tích góp chút lộ phí thì sẽ tìm đường về nước nhưng chuyện đời không như ý muốn. Chưa đầy một năm thì ông Khiêm phải theo công vụ triều đình mà vào nam. Cụ Tử Nam không có ý theo nên đành thoái thác chia tay. Lúc đấy tiếng Việt cụ vẫn chưa nói được, cộng thêm phần người Hoa thời đấy không được chào đón ở xứ Bắc Hà nên cụ phải tìm về Hội An, đặc khu của người Hoa thời đấy. Hội An thời điểm này không còn được như thời trước vì trải qua các vụ tấn công của Tây Sơn, người Hoa hiện tại sống tách biệt và hết sức giữ kẻ với người Việt.
Cả trong nội bộ người Hoa cũng không còn gắng kết nhiều mà chia làm các bang lớn của dân từng xứ như Bang Quảng Triệu ( Quảng Đông) Bang Phước Kiến( Phúc Kiến) Thiều Châu( Triều Châu)... mà ở riêng biệt với nhau. Cụ vì xuất thân Tứ Xuyên nên phải ở trong khu Khách Gia( khu mà chả ai chơi với ông cả vì nhân số ít và văn hóa vùng miền).
Cụ cũng chả để tâm mấy vì mình có định ở lại đâu mà phải bang này phái nọ, thế là cụ tự dựng một căn nhà tranh bên bờ sông ở vùng ven Cửa Hàn( Đà Nẵng ngày nay), bắt đầu tiếp tục học tiếng địa phương, học chữ Nôm để giao thương buôn bán với người bản địa để tích góp tiền. Nào hay ngày qua ngày, cụ lại thấy được sự an bình trong cuộc sống nơi đây, biết nói nhiều từ hơn thì cũng biết được cách sống của dân nước Việt, dần dà thấy cụ hiền lành tử tế, dân trong vùng cũng quý và giúp đỡ cụ nhiều hơn. Đến khi biết viết chữ Nôm và vì vốn chữ Nho và sử sách biết nhiều nên cụ tạm làm thầy đồ, mở lớp dạy học cho trẻ con trong vùng, người lớn cần viết văn tự hay làm văn trạng gì cụ cũng làm nốt. Chính vì việc này mà cụ bắt đầu gặp được chuyện kỳ quái đầu tiên ở đất Nam.

Số là thời điểm trước, khi quân Tây Sơn và quân Trịnh vào Hội An và Cửa Hàn đã giết rất nhiều người Hoa ở đây trong 3 tuần liền, trong cuộc loạn sát thì không chỉ người Hoa mà cả người Việt địa phương cũng gặp nạn rất nhiều, truyền rằng thời điểm đấy xác chết trôi đầy sông chật bãi đến mức thuyền không thể tiến gần bờ được, máu đỏ cả đoạn sông và mùi hôi tanh bốc lên hàng nhiều tháng liền. Đến khi Tây Sơn rút đi Cửa Hàn và Hội An gần như vùng đất chết.
Có tích rằng từ đấy trở đi, cứ mỗi tháng bảy hàng năm thì đến đêm lại có họp chợ, vẫn trên bến dưới thuyền, người người đi lại dập dìu, mua mua bán bán như thường, có người đi vào xem thì hầu như toàn là người chết cả, cử chỉ hành động vẫn như thường nhưng đều một bộ mặt xám như tro tàn, mang rõ tử trạng lúc chết, người thì cụt đầu, kẻ thì mất tay chân, dưới sông thì vẫn tàu ghe tấp nập mang đủ loại cờ Phù Tang, Phú Lang Sa, Trung Quốc...
Dần dà người trong vùng đều biết cả, cũng mời thầy cúng, lập đàn siêu độ rất nhiều và chuyện cũng không có chuyển biến gì, vẫn cứ tháng bảy hằng năm vẫn họp chợ âm nhân, vẫn mua vẫn bán nhưng do không có quấy quá gì người sống nên dân chúng cũng thôi, đành đến ngày thì cùng cúng kiến, hóa vàng, nhang đèn để an lòng người chết.

Nhưng đến gần đây thì lại có biến, số là có 2 thuyền buôn của người Cao Miên ngược dòng lên Hội An để buôn bán hương liệu, gia phẩm?? Trùng hợp vào đêm mùng 7 tháng 7 lại cập bến Hàm Rồng, Cửa Hàn. Họ neo thuyền bên bãi chờ sáng thì lên nộp giấy và buôn bán. Đang đêm thì nghe ồn ào, náo nhiệt, ra xem thì thấy đèn đuốc sáng choang. Người của đoàn buôn không biết chuyện ngỡ Hội An ngon thế, đang đêm hôm vẫn họp chợ tưng bừng thế là hạ buồm, giương cờ, xuôi chèo tiến vào bãi chợ!!! RIP.
Hai thuyền lên bờ cũng bắt đầu bày hàng, gõ chiêng gõ trống, nhiệt tình chào hỏi, chào hàng mua bán. Hai đoàn buôn cứ thế mà bị cuống vào đám người dần tụ lại ngày càng đông, họ bắt đầu nhận ra sự lạ nhưng đã quá muộn. Đêm đấy người dân xung quanh nghe tiếng trống chiêng lúc đầu rồi về sau im bặt, rồi tiếng la thét ơi ới đó đây mà nào ai dám ra vì biết nay là ngày kỵ. Sáng ra, khi người dân tụ họp lại bến thuyền thì thấy hai con tàu dập dìu ven bãi, trên bờ ngổn ngang hơn chục cái xác người, đều là ngoại quốc. Tìm trên thuyền có một người 1 người già và một đứa trẻ trốn trong "be thuyền"( kiểu như một ngăn phòng trong thuyền biển xưa) thì vẫn còn thở, cứu lên thì thần trí bấn loạn, điên dại ú ớ cả ngày trời. Sau đấy có người trong" Thất Phủ hội Quán" của người Hoa từng đi Cao Miên và ra thông dịch mới rõ đầu đuôi. Người già kể lại rằng:
_ Đêm qua, người trong đoàn buôn xuống mua bán thì lão nằm trên thuyền do mệt mỏi sau chuyến đi nên không xuống, hé đầu nhìn qua khung cửa thuyền thì thấy người người tấp nập, đèn lồng giăng giăng nhưng màu sắc cứ xanh leo lét, được khoảng tuần trà thì bắt đầu thấy sự lạ, người bên sông cứ càng ngày càng tụ về thuyền họ, ban đầu nghĩ mừng vì khách xem nhiều nhưng đám đông tuyệt im phăng phắc chứ không ồn ào, nhộn nhịp như bình thường, rồi sau đấy bỗng nghe tiếng la hét của đám người trên bến. Và sau đấy là những bóng người lướt lập lờ trên mặt sông về phía thuyền họ. Khí lạnh phả vào thuyền, hai người ôm lấy nhau, cầu khấn thần của họ cả đêm, bên ngoài tiếng cào, tiếng trườn vẫn không dứt...
Chuyện chợ âm nhân hại thuyền buôn lan khắp vùng, người người lo sợ, cụ Tử Nam nghe sự lạ, cùng người dân đi xem xét một vòng, tìm hiểu kỹ đầu đuôi, biết rằng oan khuất cố nhân vãng vất chưa tan nên về soạn bài văn tế vong hồn của các thương nhân vắng số, các người dân vô tội.
Chính Ngọ hôm sau, dân chúng các nơi hội về, cúng 9 loại cầm, súc. Đồng nam đồng nữ dâng hương, cụ Tử Nam tắm rửa chay giới sạch sẽ đứng đàn ven sông, dõng dạc đọc to bài văn tế:

+Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Hồng trần bụi phấn hư vô,
Lòng nào là chẳng thiết tha đoạn trường.

Cõi dương thế chìm trong chiến cảnh,
Cõi âm phần nguội lạnh hoang sơ.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.

Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lần cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang, giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.

Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!

Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?

Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.


( Em xin phép các bác, bài tế tổ cụ viết nguyên văn tiếng Hán, nhà em cũng không dịch được, vả lại chỉ sơ trích vài câu. Nay sẵn tình sẵn cảnh, em mượn bài tế thập đại chúng sinh của cụ Nguyễn Du cũng viết vào cùng thời điểm này, em có lượt bỏ và chỉnh sửa nhiều đoạn để hợp hoàn cảnh mà đưa vào để văn không đứt, xin phép các bác ạ.)

Đọc xong bài tế, cụ Tử Nam ngậm ngùi nhìn ra sông vắng, nghĩ mà đau sót cho vong hồn thương khách tha nhân, chết nơi đất khách quê người, rồi cụ nhớ lại phận mình cũng y như vậy, nước mắt lưng tròng, khóc cho người rồi cũng khóc cho mình. Thương cho kiếp mưu sinh, tha hương cầu thực. Đường về cố quốc xa xôi quá....

Tạm khép lại chương 4, chương này em phóng tác vài đoạn nhưng vẫn bám sát chuyện thật nhằm tăng tính thú vị cho chuyện, các bác cùng thưởng thức nhé.
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.
Back
Top