Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Phần 3: Suôi ngược dặm trường, thuận đường sang đất Việt.

Bàn chút về phần trước, lúc nhỏ nghe kể về quyết định bỏ học để bôn ba buôn bán của cụ Tử Nam em thấy rất không đồng tình, vì nếu đã học, đã muốn báo hiếu thì quyết thi cử nên danh, rồi ngày phong Hầu bái Tướng mà về báo hiếu song thân. Nhưng sau lớn lên, tìm hiểu về lịch sử thì em mới biết, thời đại hậu Càng Long rồi đến Gia Khánh, triều Thanh thối nát, rối ren, vấn nạn mua quan bán tước khởi sướng từ gian thần Hòa Thân vẫn cứ hoành hành, tiền trao cháo múc, cứ có tiền thì có chức. Thử hỏi trong thời đại như thế, một anh học trò nhỏ nhoi như cụ có làm được gì, có xoay chuyển được gì? Hi vọng gì từ cái tài học nhỏ nhoi mà kiếm công danh? Rồi chắc cụ cũng sợ, sợ mình tiếp tục học thì anh mình vẫn phải mạo hiểm tính mạng đi kiếm tiền. Thế là mọi thứ xoay chuyển trong đầu cụ :
" Phải đi, phải đi thôi, phải thay đổi để thành công thôi.

Nhưng đi đâu? Làm gì?
Ông bà có câu "Phi thương bất Phú" nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Thế là cụ quyết đi buôn, vác theo tay nải, theo nhờ thuyền hàng suôi xuống Vân Nam.
Đất Vân Nam là nơi trù phú, thiên nhiên ưu ái, sản vật bao la, sông ngồi uốn lượn, xưa từng là vùng đệm chiến lược giữa Ba Thục - Đông Ngô và Giao Chỉ thời tam quốc phân tranh nên văn hóa và dân cư rất đa dạng, đúng là thị trường tốt đây mà.
Ông Tử Nam dù mười mấy năm đèn sách không có chút kiến thức gì về kinh doanh nhưng may mắn là có học hành, đầu óc nhanh nhạy nên nảy số tốt, phán đoán tình hình nhanh. Những ngày đầu đến ông đi khắp nơi tìm hiểu văn hóa, dân cư, khí hậu và kinh tế của nơi này, biết được là thời tiết Vân Nam thì dễ chịu hơn phương Bắc nhưng lại 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khá lạnh còn hè lại rất oi, thế là ông có một idea khá táo bạo để bán hàng. Đầu tiên là vào mùa hè ông sẽ đi khắp nơi để mua mặt hàng tồn kho nhiều nhất lúc bấy giờ: áo ấm và chăn mền. Thời điểm đấy thì phải nói giá rẻ vô cùng vì đơn giản..Có ai dùng đâu. Ông mua số lượng lớn và thật sự gom hàng( các bạn thắc mắc hỏi tiền đâu thì em cũng đoán có thể ông dành dụm trong thời gian đầu hoặc đơn giản tư duy của mấy ông Tàu là rất thích gọi vốn, tìm đầu tư bên ngoài sau đấy chia lợi nhuận, thời xưa tổ chức như thế gọi là " Thương hội".)
Sau khi gôm được số hàng lớn thì cũng đã đến đầu đông, lúc đấy số quần áo ấm, chăn màn đã có thể tiêu thụ nhưng ông tuyệt chưa bán vì hiểu được giá cả sẽ do nhu cầu quyết định. Khi vào đông, trời bắt đầu thật sự rét, và sông ngòi đóng băng cả, tàu bè tuyệt không thể đi lại, lúc đấy nhu cầu áo ấm và chăn màn thật sự rất cao rồi, ông mới bắt đầu tung ra bán, có thể nói mua 1 lãi 5 cũng là được, giá cả càng ngày càng đội lên cao, các nhà phú hộ vì mua cho người nhà mà gần như dùng vũ lực để tranh đoạt với dân thường. Sau vụ đấy ông lời to, thế rồi ông kết hợp thêm buôn lương thực cũng với cách thức cũ. Thế là mới 2 năm ông đã nghiễm nhiên trở thành tay buôn có tiếng, mở được 1 tiệm bán vải và lương thực trong thành. Trong thời gian đấy, ông vẫn thường xuyên "mua dầu" ??? và gửi tiền về cho mẹ và anh, hi vọng lúc mình về anh đã cưới được một đại tẩu ;).
Cứ ngỡ là thuận lợi làm ăn để báo hiếu nào ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gan". Năm đấy triều đình ra lệnh trưng binh ở 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu để bình định ngoại loạn ở biên giới( khả năng là quân Miến Điện vì thời điểm đấy nhà Nguyễn đã hòa hoãn với nhà Thanh). Theo chế độ Sĩ - Nông - Công - Thương thì thương nhân như ông Tử Nam thuộc hàng thấp nhất, chắc chắn phải tòng quân, và như các bác cũng biết, trong giai đoạn đấy thì quân "Thiên Triều" đánh đâu thua đấy, tử nạn ở Việt Nam, hàng chục vạn, ở Miến Điện còn nhiều hơn. Đầu quân thì coi như chết chắc, mà trốn ngũ thì chắc chết. Nghĩ đi nghĩ lại, với dòng máu khẳng khái, kiên cường, quyết làm chủ số phận của mình... Ông trốn.
Gói ghém hết cả tiền bạc hành lý, ông men đường mà trốn vào núi, dự là chuyện qua sẽ tìm về quê nhà. Mà đúng là chuyện vui thì không đến mà họa thì hay đi một cặp. Cụ đi được ngày đường thì bỗng nghe câu hét:
- Đường này do ta mở, cây này do ta trồng, muốn đi ngang đây thì để cái mạng lại.!!!
Sau đấy thì lù lù một bọn thổ phỉ, đứa tay dao thằng tay kiếm, nghĩ lần này cái mạng nhỏ coi như bỏ. Trong hẻm núi nhỏ, trước mặt là mấy chục tên thổ phỉ đằng đằng sát khí, hình bóng cụ đứng lừng lững cứ như Điển Vi năm xưa chặn đường cứu chủ, cứ như Leonidas đứng chặn giữa quân Ba tư. Lúc đấy thời gian như ngưng đọng lại, cụ lặng lẽ cuối người đặt hành lý xuống đất, ngẩng mặt lên và hét:
_ This is Spartaaaaaaaaaaa !!!!
Nhầm:). Cụ thét lên:
_Hảo hán tha mạng, tại hạ trên còn có mẹ già, xuôi ngược dặm trường, khó khăn gian khổ chỉ để kiếm chút cơm thừa nuôi mấy miệng ăn trong gia đình.
Rồi các bạn biết sao không? Tụi nó tha cho cụ. Nói tha cũng không đúng lắm vì tụi nó cướp mẹ hết, tiền bạc, lương thực, cả quần áo ấm cũng lột sạch, thế khác m* gì giết đâu? Nhặt được cái mạng nhỏ từ cửa tử về, cụ Tử Nam chả còn biết trời trăng mây đất gì nữa, chạy thục mạng, thay vì theo đường lớn như ban đầu thì cụ lại chạy tụt vào rừng, đêm xuống, trăng lạnh sao thưa, trời tối mịt, cụ chạy cả ngày đã mệt phờ, ngã vật xuống nền đất lạnh. Trong đêm mơ màng cụ cảm thấy tay mát lạnh, đau buốt. Cố mở mắt ra thì What the Heo?... Tay cụ bị một con gấu cắn vào mà lôi xềnh xệch, con gấu dễ phải to hơn người, đen trùng trục, đang đi lùi bằng hai chân còn miệng vẫn cắn lấy tay cụ mà kéo nghiếng. Gần như ngất xỉu vì đau, vùng vẫy trong tuyệt vọng mà sức của anh học trò thì bỏ bèn gì với con gấu. Lúc nguy hiểm cụ bỗng có cách thoát thân, các bạn biết cụ làm sao không? Cụ đọc Hiếu Kinh, đọc Tứ Thư.😳 Ok, im fine. Vẫn chả có chút tác dụng nào, đúng là nho giáo nó làm con người ta thành ra thế, với cụ thì sự ngay thẳng, đường hoàng, hiếu, nghĩa, lễ, trí sẽ đánh bại tất cả thứ xấu xa độc ác. Mợ, cái đấy là người ta nói theo nghĩa bóng thôi, các ông lại hiểu theo nghĩa đen!!!
Vừa nhặt được cái mạng về cửa sinh, chưa nằm ấm chỗ cụ lại đưa mình vòng về cửa tử, mà kèo này 10 chết đến 9, gấu nó có hiểu được tiếng người đâu mà van. Cả người giờ ướt sủng máu, mắt cụ lại cay.
_ Giờ mẹ ta anh ta chắc đang ngon giấc, ôi, lần này làm gì có anh Xú ở đây cứu ta, chết ở đây thì cũng coi như xong nhưng rồi hoài bão của ta sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho mẹ, cưới vợ cho anh? Ôi, rồi anh và mẹ vẫn mỏi mắt ngóng ta từng ngày, họ có biết rằng ta đã vùi thây xứ núi rừng xa lạ này? Mẹ ơi, anh ơi, Tiểu Lan ơi*
Gần như phó mặc cho số phận thì có một tiếng gầm vang lên, một con chó to, tai vểnh ngược, miệng gầm gừ với con gấu, trong ánh trăng người con chó đen trùng trục run lên từng hồi, mắt nó ánh lên những tia hưng bạo. Nó nhanh như cắt táp vào hai chân và đuôi con gấu, cứ vòng ra sau và táp liên tục, đến khi con gấu quay lại thì nó bỏ chạy vòng vòng giữ khoảng cách, đến lúc con gấu đuổi theo thì nó chạy vụt vào rừng, ông gần như mê sảng nhưng vẫn chứng kiến được chuyện đấy, vẫn nghe tiếng sủa văng vẳng của nó vang ra từ trong rừng rồi tắt hẳn.
Không biết chuyện gì đã xảy ra với con chó đó và lý do gì khiến nó hành động như vậy nhưng nó đã cứu mạng ông. Và đây chính lí do mà quy định thứ 8 trong thập đại quy định Huỳnh Gia truyền đời đến hôm nay là : Tuyệt đối dù trong bất kỳ tình huống nào và bất kỳ lý do gì, con cháu dâu rể và bất kỳ ai mang huyết thống Huỳnh gia không được ĂN THỊT CHÓ.
(Cám ơn chó, làm tốt lắm bro, không thì cả họ nhà em chết cả nút rồi, i like chó.)
Sau đấy thì ông ngất, tỉnh lại rồi đến hai ngày sau mới có thể bò ra bờ sông uống nước dù rằng bờ sông chỉ cách chổ ông nằm đúng 20 trượng( gần trăm mét). Đến ngày thứ 3 thì có một đoàn thuyền lớn đi ngang gần chỗ ông rồi ngừng lại, họ xuống thuyền đi vào rừng rồi một bận thì về thuyền, có người gia nhân nhìn thấy ông thì tri hô lên rồi mang lên thuyền cấp cứu. Họ chăm sóc đến khi ông hồi sức, báo tên họ thì sau đấy mới biết là thuyền của ông Hoàng Ích Nghiêm, làm quan tiền triều nước Việt, sang ở nhờ triều Thanh rồi nay được chiếu vời về cố quốc để làm quan. ( Em tìm tư liệu mãi mà không ra vị này, chắc quan nhỏ, bảo là làm quan tiền triều mà thời đấy là nhà Nguyễn thì không biết là làm quan Tây Sơn hay Hậu Lê, chỉ biết thời điểm này là đầu thời Nguyễn). Khi đi ngang cửa sông thì được biết có tượng đá và đền thờ 2 vị Trưng Vương (bác nào biết giải thích giúp em ạ? Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ? Nhưng sách chép thì tuyệt không sai) mới ghé vào thắp nhang tế bái để cảm ơn xưa và vô tình gặp ông. Vì hành trình gấp gáp không thể chần chừ mà chốn rừng hoang không thể bỏ ông lại, hiện đã suôi dòng về Nam, cứ yên tâm nếu về sau khỏe muốn hồi hương thì tự nhiên có cách.

Và thế đấy, tận cùng của đau khổ, gian nan số phận đã đưa một chàng trai lưu lạc đến vùng đất mới. Chính thức rời xa quê mẹ, mãi đến chết cũng không thể về lại cố hương, và Mẹ già, anh Xú ở quê nhà sẽ ra sao?
Hồi sau nói tiếp các bác nhé.
Cám ơn các bác đã ủng hộ, có gì thấy chưa hay chưa tốt cứ nhận xét, gạch đá nhiệt tình ạ.
Xưa Trưng Vương đánh chiếm lại nước Lĩnh Nam của tộc Bách Việt nên ở Trung Quốc vẫn có nhiều nơi có đền thờ 2 bà.
 
Bác ơi, bình luận là để bình luận mà. hì hì. Thật thì các bác ạ, đôi khi có nhưng điều nghe một chiều thì ta cũng chả biết rõ bản chất được, có những tình huống mà anh em mình phải đặt câu hỏi tại sao như trên để tranh luận thì mới rõ lý do chớ nhỉ. Như về chuyện nhà cụ Phó Hoài và Phủ Kiển thì hoàn toàn không được chép trong sử ký họ em vì có liên quan gì đấu? Em được nghe kể lại từ ông nội, bà nội và các bác em, và thêm những bằng chứng chủ quan như nên nhà cũ. Biết đâu được chuyện ông bà kể có sai lệch chút nào với sự thật thì sao? Chuyện truyền miệng mà, thêm dòng họ Phủ Kiển và Phó Hoài đều đã tuyệt diệt cả rồi không đối chứng. Nhưng trên hết thì em cũng đã tường thuật tất cả những chuyện em được nghe và tìm hiểu ạ.
vào những năm 1940, lúc Phó Hoài diệt Phủ Kiển thì 1 người con trai của Phủ Kiển đang làm bố chánh sứ tỉnh Thanh Hoá, sau này leo lên Chánh văn phòng chính quyền Bảo Đại thì sao mà tuyệt diệt cả họ dc thím
 
vào những năm 1940, lúc Phó Hoài diệt Phủ Kiển thì 1 người con trai của Phủ Kiển đang làm bố chánh sứ tỉnh Thanh Hoá, sau này leo lên Chánh văn phòng chính quyền Bảo Đại thì sao mà tuyệt diệt cả họ dc thím
Ô thế ạ? Cái này em tuyệt không biết. Bác nói mới biết ấy. Mừng cho họ cụ Phủ Kiển😂
Thông tin này bác nghe từ đâu ạ? Sợ rằng ông bà em xưa cũng không biết.
 
Ô thế ạ? Cái này em tuyệt không biết. Bác nói mới biết ấy. Mừng cho họ cụ Phủ Kiển😂
Thông tin này bác nghe từ đâu ạ? Sợ rằng ông bà em xưa cũng không biết.
có link mà nó lại dính tới cụ Hương Liêm nhà thím nên sợ spoiler, để t ném vào chỗ kín
 
Up thớt sẵn kể vui câu chuyện em đi cấm trại ngoài đảo đêm
Năm ngoái em đi ra 1 đảo giữa hồ Trị An tại Đồng Nai cấm trại đêm với 3 đứa bạn, dọn trại xong thì tầm 8h tối, em với 1 đứa nữa mới ra hồ câu, mà hồ này sống đánh như biển áy, câu đêm nên em gắn phao sáng, thả tầm 5p thì cá cắn, do cần tay nên em chỉ thả gần bờ và cá nó kéo đứt day, nhưng nó không lặn đi mà kéo cái phao sáng chìm xuống nước thôi, em tháy được cả phao cả day, nghĩ gần bờ nên em đi ra hy vọng kéo được vô thì có cá nướng, xong em bước xuống nước, bước một bước thì nó bơi xa một chút, cái phao sáng cũng xa hơn chút, em tháy vạy cũng bước ra thêm, mà ham cá, nó cứ bơi xa thêm chút rồi ngừng rồi bơi, kiểu nhấp nhả áy, em lúc đó say mồi nên éo biết gì, đi đến nữa bụng rồi thì sống đánh em mới tĩnh và đứa bạn câu cùng với máy đứa trên bờ la lên và chạy ra kéo em vô, đúng lúc đó em láy cây cần quơ được cộng day và cầm được kéo vô theo, thì là một con cá lăng chút xíu bằng ngón chân, lên bờ thì em mới ớn vì lúc nãy có máy đoạn bước đi mà sống đánh em muốn ngã, em lại không biết bơi, may thay trong bóp em có 2 hình phật mà lúc nào em cũng mang theo, chắc phật trời, các vị thần và tổ tiên ông bà cứu em pha đó
 
thật sự cái lối hài của thím y như truyện voz tầm 2014 trở về trước ấy cuốn cực kì, bác cứ viết đi, vậy mới ra chất voz chứ mà nghiêm túc quá thì lại thành văn facebook :33, mấy nay em có theo dõi các bình luận nhưng lười trả lời thôi hehe

via theNEXTvoz for iPhone
 
Up thớt sẵn kể vui câu chuyện em đi cấm trại ngoài đảo đêm
Năm ngoái em đi ra 1 đảo giữa hồ Trị An tại Đồng Nai cấm trại đêm với 3 đứa bạn, dọn trại xong thì tầm 8h tối, em với 1 đứa nữa mới ra hồ câu, mà hồ này sống đánh như biển áy, câu đêm nên em gắn phao sáng, thả tầm 5p thì cá cắn, do cần tay nên em chỉ thả gần bờ và cá nó kéo đứt day, nhưng nó không lặn đi mà kéo cái phao sáng chìm xuống nước thôi, em tháy được cả phao cả day, nghĩ gần bờ nên em đi ra hy vọng kéo được vô thì có cá nướng, xong em bước xuống nước, bước một bước thì nó bơi xa một chút, cái phao sáng cũng xa hơn chút, em tháy vạy cũng bước ra thêm, mà ham cá, nó cứ bơi xa thêm chút rồi ngừng rồi bơi, kiểu nhấp nhả áy, em lúc đó say mồi nên éo biết gì, đi đến nữa bụng rồi thì sống đánh em mới tĩnh và đứa bạn câu cùng với máy đứa trên bờ la lên và chạy ra kéo em vô, đúng lúc đó em láy cây cần quơ được cộng day và cầm được kéo vô theo, thì là một con cá lăng chút xíu bằng ngón chân, lên bờ thì em mới ớn vì lúc nãy có máy đoạn bước đi mà sống đánh em muốn ngã, em lại không biết bơi, may thay trong bóp em có 2 hình phật mà lúc nào em cũng mang theo, chắc phật trời, các vị thần và tổ tiên ông bà cứu em pha đó
Tuyệt vời, cám ơn bác đã chia sẽ truyện. Nghe mà hồi hộp thật đấy, đoạn em còn tính vào hỏi bác có bị chết không?😂
 
Kính thưa các bác thân mến, sau khi ra phần 8 thì em vừa được sự hỗ trợ từ bác vitrans, bác đã cũng cấp cho em thêm rất nhiều tư liệu mang tính cụ thể về 2 cụ Phủ Kiển và Phó Hoài. Em xin phép tạm thời thu hồi để chỉnh sửa vài phần nội dung chương 7 và chương 8 nhằm gửi đến anh em những thông tin sát thực nhất ạ. Xin cáo lỗi với các bác vì sự bất tiện này.
 
Lời chủ thớt.
Em chân thành xin lỗi các cụ, các bác rất nhiều. Số là ngày trước khi nghe ông bà trong gia đình kể về tích của 2 cụ Phủ Kiển và Phó Hoài, ông bà truyền đạt thông tin rất chính xác cho em nhưng đến hôm nay khi viết lại bài em lại có sự nhầm lẫn tai hại. Thay vì chính xác là cụ Phủ Kiển làm chức Phó Sứ và cụ Phó Hoài làm chức Tri Phủ, nhưng vì cứ Phó Phó Phủ Phủ nên em lại nhớ nhầm chức vị của hai cụ dẫn đến đảo ngược cả cuộc đời của 2 cụ. Nhờ ơn bác vitrans mà em chỉnh sửa ngay chứ không thì đã truyền đến anh em thông tin sai lệch và trên hết là mang tội với tiền nhân và thân nhân của 2 cụ. Lần nữa em xin chân thành xin lỗi ạ.
 
Phần 7 bản đã update và vá lỗi .

Tam Hào Hoằng Trị.
Phú Quý, Quyền Lực và Danh Vọng.

Phần 6 kết thúc để lại rất nhiều thắc mắc và tò mò cho các bác nhỉ? Thuận lòng đọc giả, em sẽ kể chi tiết về quá trình khai hoang lập ấp của cụ Ngọc Khiêm và danh tự "Hương Liêm".

Số là từ khi ở lại vùng Cù Lao Minh thuộc Phủ Hoằng Trị ( Bến Tre). Cụ Khiêm và phu nhân quyết tâm khai hoang vùng đất mới bên cạnh đấy cũng làm nông trồng lúa để có cái ăn. Xứ lục tỉnh Nam Kỳ lại là nơi trù phú, đất đai tươi tốt do phù sa bồi đắp nhiều đời, nguồn nước cũng dồi dào chứ không như vùng rừng núi trung du khô cằn còi cọc nơi cụ lớn lên. Tận dụng lợi thế thiên nhiên cộng thêm sự siêng năng chăm chỉ và cũng có các con lớn phụ giúp, 2 vợ chồng cụ khai phá một thời gian đã trọn cả khu vực Cù Lao Minh. Và vẫn mang trong mình máu thương hồ của cha ông, cụ cũng gôm góp đóng thuyền để đi mua bán lúa gạo quanh vùng. Và cụ có một câu nói để đời cho con cháu:
_ Người có thể nghỉ nhưng đồng tiền tuyệt không được nghỉ.
Đúng như vậy, tất cả tiền bạc làm ra cụ đều dùng để mua thêm ruộng đất, rồi lại trồng trọt, rồi lại dùng vốn để kinh doanh, cụ tuyệt không tích góp tiền, chỉ tích tài sản và mở rộng thương vụ kinh doanh. Sau đâu đấy hơn chục năm cụ đã có gần ngàn mẫu đất, người dưới, tá điền cũng gần ngót trăm người.
Khi đấy vì kỵ Húy hoặc tránh trùng ai đấy (điều này không được biên chép cụ thể) cụ đổi tên từ Khiêm sang Liêm trong Liêm Chính nghĩa là trong sạch. Vì xuất thân bần nông nghèo khổ, hiểu rõ khó khăn của dân nghèo cộng thêm việc là người từ xứ khác đến đây, cũng lạ nước lạ cái nên 2 ông bà vẫn sống rất đôn hậu, không ức hiếp hay ép uổng người dân. Cụ bà cũng là người tin Phật, chay trường nên luôn muốn tích đức. Tục rằng ông bà mỗi năm chia làm 2 bận đều mở kho nhà, phát gạo thóc, chia áo quần cho bà con tá điền. Thời đấy xứ Nam Kỳ đã nằm dưới quyền đô hộ Pháp, dân phải đóng thuế thân mỗi năm nhưng không cần đóng thuế ruộng, ông bà giảm nữa khoảng lúa cho thuê ruộng để họ có mà đóng sưu cho nhà nước. Rồi những tá điền làm giỏi mà độc thân, ông Liêm đích thân đi xem mối rồi hỏi vợ về cho, sau lại cắt đất để họ cất nhà sinh sống, bà thì chỉ dạy cho cách làm ăn thế nên người dưới, tá điền trong vùng đều mang ơn và kính trọng ông bà lắm. Dần dà nhiều người khó khăn nghe tiếng ông bà "hội đồng Liêm" nhân đức nên tìm về ngày một đông, gặp ai ông bà cũng thu nhận nên khu Cù Lao Minh lúc này dân cư đã lên đến vài trăm hộ. Cụ nhân đấy mới dắt vợ và con lên thuyền, cùng vài ba người hầu đi đến Mỹ Tho để xin bái yết quan Tri Phủ Hoằng Trị lúc bấy giờ là ông Phó Hoài. Khi đến, cụ mang theo sớ đất (giấy tờ đất xưa) cùng với một rương giấy tờ đăng ký hộ tịch của dân trong vùng để nộp lên quan Phủ. Chờ hơn 3 ngày cụ cũng không được vời vào để gặp quan, sau có người thầy lệ đến cho hay rằng: Quan Phủ hiện đang vào dịp "Bách Nhật Thâu Kim", nên không tiếp khách, muốn gặp thì chờ mãn hạ tức trăm ngày nữa hãy vào. Cụ hiểu ý là quan phủ đang đòi tiền, "Bách Nhật Thâu Kim" há chả phải đòi trăm lượng bạch ngân đây sao? Biết là thế nhưng cụ đâu có chuẩn bị sẵn tiền, thế là phải cho người về báo, gom chỗ này, vét chỗ kia, gần như dốc ngược cả nhà lên mới đủ trăm đỉnh bạc trắng bỏ đầy vào hai rương, cho người áp tải lên Mỹ Tho. Đến đây thì ngay khi thầy lệ nhận được tin đã đủ " Bạch Ngân" thì quan ngài cũng xong hạn Bách Nhật. Cụ được vời vào phủ, quan Phủ Hoài oai vệ ngồi trên ghế thái sư giữa nhà, liếc qua 2 rương bạch ngân bên trái, nhìn sơ qua rương giấy tờ hộ tịch bên phải rồi uy nghi đường hoàng mà phán: Duyệttttt.
Cụ nhân đấy cũng trình lên rằng đã khai hoang được vùng ruộng đất lớn ở góc đông Cù Lao Minh, trước hoang vu nên chưa có tên cụ thể, nay dân cư đã đông, đủ lập làng dựng ấp xin quan phê duyệt lập tổng với tên Đại Điền nghĩa là " thửa ruộng lớn" ( 2000 mẫu thì lại chả lớn:). Quan Phủ lại chậm rãi liếc sang rương bạc rồi uy nghi phán: Duyệtttttt.
Sau đấy cụ cũng được ban chức Hương Trưởng mà về quản lý mua bán, nhân khẩu ở tổng Đại Điền xem như bonus.
Cụ cảm tạ xin phép lui ra, quan Phủ nhìn sang rương bạc lần nữa rồi lên giọng: Duyệtttttttttttt. :)
Về sau dân trong vùng quen gọi cụ là Hương Liêm dù sau cụ thăng làm đến Tri Huyện.


Nói về quan " phụ mẫu" Phó Hoài. Một trong " Tam Hào Hoằng Trị". Ông họ Lâm, một người ít học nhưng xuất thân cực "cao", tổ tiên ông từng là Hải Tặc hoành hành ở vùng biển từ Thuận Thành Trấn (Bình Thuận) dài đến tận trấn Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ. Bao nhiêu năm trên biển, từ cướp bóc thuyền buôn tới tàn sát các làng ven biển, không gì là không làm, không tội nào là không phạm. Sau vì nhân chúa Nguyễn vào kinh lược Nam Hà, tổ tiên Phó Hoài mang theo thuyền to súng lớn sang quy phục và cùng hợp lực đánh Chiêm Thành.
Sau khi chúa Nguyễn tiêu diệt Chiêm Thành, tổ tiên Phó Hoài được ban phong làm Tổng Trưởng Tổng Tân An ( tên gọi Bến Tre thế kỷ 17 - 18). Và từ đó trở đi, dòng họ Phó Hoài đời đời tập ấm, cha truyền con nối, thâu tóm ruộng đất, đến đời Phó Hoài thì lên đến chục ngàn mẫu. Phó Hoài dùng tiền tài chung chi cho Phủ Công Sứ Nam Kỳ để chạy chọt và mua được chức Quan Tri Phủ. Tục truyền Phó Hoài là người tính hung tàn và đố kỵ. Kể rằng có lần quan phủ đang đi thuyền trên sông cái thì có gặp một đám rước dâu. Thuyền cưới rất to, lợp 2 tầng mái, treo đèn kết hoa lộng lẫy, trên thuyền chở phải độ đôi chục người, nhộn nhịp tưng bừng. Thuyền cưới đang lướt băng băng thì bất ngờ gặp thuyền quan phủ, không kịp dừng đành đánh lái lướt qua mặt quan, thế là Phó Hoài phật ý. Y cho người chặn thuyền lại. Nhìn vào trong thấy nàng dâu xinh đẹp, Phó Hoài liền cho người cướp lấy sau đấy sai lính mã tà( lính mang súng bảo vệ quan) nổ súng vào thuyền giết hết. Dân trong vùng sau dừng được thuyền cưới phát hiện xác chết ngổn ngang đành đào hố chôn cả. Tiếng ác Phó Hoài lớn đến mức người dân ở Tiền Giang, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long sợ không dám nhắc đến chữ " Hoài" trong tên ông, mỗi khi cần phải nói trại đi như:
_ Đi đâu mà đi" hười" vậy?
_ Sao cứ ăn " hười", không chịu làm?
_ Sao cứ coi "hười" không chịu thả like thớt này:))
Phó Hoài nỗi tiếng keo kiệt tham lam đến nỗi người ăn kẻ ở và tá điền trong phủ y đều đói rách khổ sở vô bờ.
Thời điểm đấy, trong đám người ở của ông có một chàng trai trẻ tên là Kiển, họ Nguyễn, người bản xứ, nhiều đời cha ông đều làm hạ nhân cho nhà Phó Hoài. Đến đời ông Kiển thì từ nhỏ đã chăn trâu cho quan Phủ. Sống trong cảnh nghèo đói và lớn lên trong đòn roi, đánh đập của nhà chủ, cụ luôn ôm mối hận trong lòng và nung nấu ý chí đổi đời để con cháu không còn chịu khổ, chịu nhục như cha ông nữa nhưng cái nghèo cứ đeo bám mãi, đến miếng đất cắm dùi còn không có, ăn còn bữa đói bữa no thì lấy gì mà dựng nghiệp?
Một hôm, Phó Hoài có mời được 2 ông thầy phong thủy người Tàu ở xa về xem dương trạch tốt để cất nhà, hai thầy đi xem khắp nơi rồi cũng tìm được cho quan Phủ một mảnh đất tốt. Quan lưu lại thiết đãi tiệc rượu linh đình rồi sai cậu nhóc Kiển dắt trâu đưa hai cụ sang sông mà về. Trên đường đi, hai thầy chếnh choáng hơi men mới nói với nhau:

_ Ngọ xem khí số nhà họ Lâm lày sắp tận đến lơi dồi, ác nghiệp tổ tiên lỵ này tích góp bao đời giờ cao như lúi á. Dương chạch có tốt đến mấy á cũng tiu tan thui à. Đức năng thắng số ló cấm có sai đâu à.
_ Hảo lá hảo lá, ngọ cũng thấy dậy à, nhìn cùng lắm là tầm ba mươi năm đổ lại cũng tan nhà nát cửa thui.

Khi trâu chở hai thầy lội sang mé sông cạn thì bổng nhiên một ông chỉ vào một ụ đất nỗi giữa sông mà nói:

_ Ơ lày A.Tõn, lỵ mau xem ỉa lây, ỉa lây nè. Địa linh á, huyệt lày dáng dấp ló giống con dùa á, mà lầu tròn lui nhọn, mang dáng kim quy, lầu hướng dìa phương đông, cử mình nghênh Phú Quý á, lại nằm đầu cái vàm là nó hứng hết tinh hoa của cả vùng lầy á lỵ. Đây là bảo huyệt phong thủy chăm lăm hiếm có lắm à . Táng người chết dô lây là con cháu vinh hiển cả lời luôn á.

Hai ông thầy gật gù ra chiều tán đồng lắm. Cụ Kiển dẫn trâu phía trước đều nghe hết cả, trong đầu cụ lúc đấy đã biết thứ mình cần là gì rồi. Đưa hai ông qua sông rồi cụ lễ phép cuối chào, leo lên trâu lội về, mắt vẫn nhìn đăm đăm về phía gò đất trên sông mà ngẩn ngơ suy nghĩ. Lúc đấy cụ không nghe được 2 ông thầy sau lưng thầm nói với nhau:

_ Huyệt tốt nhưng chỉ cần con dùa ló lừng có chìm á, dùa mà lặn dồi thì sự ngàn lăm cũng hông có nổi lên được đâu à.....

Sau chuyện đấy cụ Kiển vẫn nhớ mãi những lời ông thầy Tàu nói. Mãi hai năm sau, một ngày bố cụ Kiển đi nhổ cỏ ruộng thì bị rắn cắn chết, khi được phát hiện thì người ông bầm đen hết cả, hai mắt trợn tròn, trắng dã, miệng sùi bọt mép, tay chân co quắp. Cụ khóc hết nước mắt rồi đến gặp Phó Hoài cầu xin:
_ Lạy ông thương tình, cha con cả đời hầu hạ nhà ông, nay chẳng may vắn số, xin ông bố thí cho mảnh đất để táng cha con.
Phó Hoài ban đầu không có ý cho nhưng sau nghe bảo chỉ xin táng cha ven sông cũng được thế là y đồng ý, đổi lại cụ Kiển phải giữ trâu không công cho nhà y 3 năm. Cụ Kiển sau đấy gói xác cha vào manh chiếu rách bươm, một mình trong đêm vác xác cha ra chôn ở gò đất nổi bên sông. Phó Hoài hả hê lắm nhưng y đâu ngờ rằng hành động này đã tạo ra một đối thủ đáng gườm mà sau này người đấy vươn lên trở thành người giàu có nhất xứ này, đứng đầu trong Tam Hào Hoằng Trị và sau đó là nuốt trọn tài sản của y....Phó Sứ Bến Tre - Phủ Kiển.

Chương 7 tạm kết thúc tại đây, những cuộc đấu thư hùng trên chính trường, những chuyện ly kỳ về nhân quả sẽ được thể hiện ở hồi sau. Cám ơn các bác đã ủng hộ.
 
Last edited:
Chương 8 phiên bản đã update và vá lỗi.
Phủ Kiển - Phó Hoài và những chuyển biến thăng trầm.

Tiếp phần trước, cụ Phủ Kiển sau khi an táng cha và làm thuê trả nợ cho Phó Hoài trong 3 năm xong. Ông khăn gói rời xứ Bến Tre, đi về Sài Gòn, ông làm thuê làm mướn đủ việc dọc đường để có tiền ăn, đến được Chợ Lớn ông xin vào làm thuê cho một nhà hàng lớn. Lúc đầu ông chỉ làm rửa chén và phụ việc trong bếp của nhà hàng. Với đồng lương ít ỏi và công việc cực khổ, dơ bẩn nhưng ông vẫn không nản lòng, tích góp chút tiền ông vừa làm vừa đăng ký đi học chữ quốc ngữ. Sau một thời gian với sự lanh lẹ, siêng năng ông được thăng lên làm quản lý sổ sách của nhà hàng.
Rồi Phủ Kiển lại được cất nhắc về làm trong công ty bất động sản của ông chủ lớn Hứa Bổn Hỏa hay Chú Hỏa, một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn lúc đấy ( Ông này tên thật là Huỳnh Văn Hoa , cũng là người gốc Tứ Xuyên Phúc Kiến như ông tổ em). Ông Kiển lúc bấy giờ được cho đi học tiếng Pháp và được tiếp xúc với nhiều người ở giới thượng lưu, quan chức của Sài Gòn, chỉ đợi có thế, ông nắm bắt mở rộng mối quan hệ và giao thiệp với họ. Chỉ sau vài năm, ông đã đi lại và làm ăn với hầu hết các nhân vật tầm cỡ, tai to mặt lớn trong chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Ông được tiến cử đi học ở Pháp vài năm và khi trở về được bổ nhiệm làm quan. Theo tài liệu do Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội ấn hành năm 1943. Ông Phủ Kiển được bổ nhiệm làm Cai Tổng(1916), ông được thăng làm Tri Huyện(1923) rồi Tri Phủ (1930) rồi Đốc Phủ Sứ(1936). Ông còn được chính phủ pháp ban tặng nhiều huy chương và đặc biệt là một huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.Ông được chính phủ Pháp mời sang du lịch nhiều lần.
Sở bá vương Hạn Vũ từng nói "Vinh hiển mà không về quê thì khác gì mặc áo gấm đi đêm" và trong trường hợp này thì đúng. Sau bao năm thì lòng ông vẫn nhớ mối hận xưa với Phó Hoài, ông đề xuất được chuyển về lại quê hương.
Với nhiều thành tích vượt bậc và có nhiều mối quan hệ tốt nên ông ngay lập tức được cử làm Phó Sứ Bến Tre. Các bạn biết quan Công Sứ và Phó Sứ thời đấy cai trị một tỉnh thuộc Pháp. Những người này có nhiều quyền hành như "ông vua con", "chúa nhỏ", thống trị tùy ý bất chấp luật lệ, thu thuế, xử án, đặt tề, bắn giết rồi báo cáo và đem quân đi càn quét khắp nơi.
Lần này Phủ Kiển trở về quê hương với một vị trí hoàn toàn mới, một quyền lực độc tôn chính là báo hiệu ngày tàn của Phó Hoài.
Phủ Kiển thì sau khi nhậm chức dĩ nhiên cũng thực thi quyền lực ngay, áp tô, đặt thuế, trưng thu ruộng đất, đàn áp dân chúng khắp nơi, nói về độ tàn ác so với Phó Hoài chỉ hơn mà không kém.
Về phần Phó Hoài cũng biết được mối nguy vì bao nhiêu oán thù trong quá khứ, với quan Đốc Sứ Phủ Kiển thì vị quan phủ tép riêu của một triều đình bù nhìn cũ như ông ta có là gì. Ông bắt đầu mang tài sản ra để lo lót khắp nơi hòng tìm đường sống trong cõi chết. Tất nhiên Phủ Kiển cũng không thể vô duyên vô cớ giết một mệnh quan của triều đình, giờ thứ ông cần chỉ là một lý do. Và rồi ngày đấy cũng đến.

Tục rằng Phủ Kiển có một thói quen, cứ mỗi sáng sau khi dùng bữa ông sẽ đi một vòng trong hạt để ngắm cảnh, chỉ dẫn theo vài lính mã tà bảo vệ. Lần ấy, Phó Hoài chắc đã bị ép đến đường cùng nên " tiên hạ thủ vi cường". Y tìm thuê một nhóm chuyên đâm thuê chém mướn có tiếng ở xứ Hà Tiên lên để ám sát Phủ Kiển. Bọn này không biết quan Phó Sứ mặt mũi ra sao chỉ được bảo rằng người cần giết thường hay đi bộ vào giờ này, người luôn mặc một bộ đồ satanh trắng, đội mũ cối trắng, tay cầm một cây gậy đen, chân mang guốc gỗ, cứ thấy là giết ngay. Bọn chúng y theo, mai phục ở mé sông, tay lăm lăm dao mác mà chờ.
Nào ngờ hôm ấy có một ông phú hộ nào đấy từ xứ khác đến đây, cũng mặc đồ satanh trắng, nón cối trắng, tay chống gậy, chân guốc gỗ dẫn theo vài gia nhân nhẫn nhơ đi vào trấn mà nào hay đi vào đường chết. Vừa đến bờ sông thì lũ ác đảng xông ra, không nói không rằng, thủ đoạn mau lẹ mà chặt phăng đầu ông phú hộ xấu số. Vừa hay lúc đấy lính Phủ Kiển đi tuần cũng đến liền nổ súng bắn chết quá nữa bọn cướp, số còn lại không kịp chạy cũng bị trói gô cả. Sau khi cực hình tra tấn thì đều khai ra Tri Phủ Hoài là người thuê giết quan Phó Sứ.
Thời cơ tốt đã đến, chưa đầy nữa ngày quân lính đã được điều động bao vây nhà quan Tri Phủ Phó Hoài. Phủ Kiển đích thân công bố tội danh ám sát quan Phó Sứ, mưu đồ tạo phản, giết ngay không cần xét xử.
Tục rằng lúc đấy tiếng súng nổ, tiếng la hét từ giờ Ngọ đến giờ Mùi mới dứt, cả nhà Phó Hoài trên dưới 20 người cùng vài chục hạ nhân, người ở đều bị giết cả. Xác chết ngổn ngang, máu ngập lên gần gang tay, hôi tanh cả vùng. Vậy là chấm dứt một đời bạo ngược của quan Tri Phủ Lâm Hoài. Ngày ấy tròn 30 năm kể từ khi 2 ông thầy phong thủy khi vượt sông đã phán, đúng là số trời khó cãi.
Sau đấy Phủ Kiển cũng cho người tìm giết toàn bộ bà con dòng họ của Phó Hoài và tịch thu tất cả tài sản ruộng đất của y.
Lúc này Phủ Kiển đã vô cùng giàu có, ông ta về xứ Đại Điền của cụ Liêm, chọn mảnh đất đẹp, sát gần chợ Đại Điền, lưng hướng ra sông lớn để xây dựng tư dinh. Phủ Kiển cho rước 2 kỹ sư người Pháp về thiết kế, huy động hơn trăm nhân công trong vùng về xây dựng. Nhà cất trên một nền đúc cao tới cổ, cẩn đá da quy. Ngói lợp mua từ bên Tây chở về. Cột gỗ bằng cây căm xe, mua từ bên Miên, rồi đóng bè thả trôi theo sông Cửu Long. Kể rằng khi vật liệu xây dựng được tập kết bằng tàu thuyền về đến, đậu chật cứng cả một đoạn vài trăm mét trên sông. Mất hơn 5 năm mới xây xong, ngôi nhà mang kiến trúc kết hợp giữa châu âu và Trung Hoa.
Nhà ông Phủ Kiển so với dinh Tỉnh trưởng còn khang trang hơn, cao 3 tầng, nằm trên một khu đất rộng tới 6.000 m2, cạnh con đường cái. Quanh nhà có tường gạch kiên cố như bức thành. Trước sân nhà, có những cột đèn ốp đá cẩm thạch, cùng nhiều hình tượng và phù điêu đắp nổi. Trong nhà bàn ghế bằng cẩm thạch Vân Nam, chén đá mua từ bên Âu Châu hay đồ sứ của Trung Hoa, mấy đầu cột nhà ông Phủ Kiển có dát vàng 2 tấc, sáng loáng . Cất nhà xong, ông rước thợ chạm từ miền Trung vào ăn ở luôn trong nhà mấy năm liền, để chạm trổ sa lông, trường kỷ, tủ thờ.
. Phía trước nhà là khuôn viên 1000m2 xây 2 tòa núi nhân tạo cao hơn 5mét và ở giữa là một khối đá hoa cương cao 4 mét án ngữ. Phủ Kiển có một nỗi sợ, cha ông ta ngày xưa bị rắn cắn chết, ông sợ mình cũng chết như thế nên toàn bộ khuôn viên 5000m2 của căn nhà đều được lót bằng đá và sỏi trắng, luôn được chiếu sáng 24/24 để nếu có rắn bò vào thì phát hiện ngay. Sau khi xây xong thì nơi đây trở thành căn nhà lớn và hoành tráng nhất Bến Tre.
Phủ Kiển có mười người con, tất cả đều ăn học cao và giữ nhiều vị trí quan trọng. Người con thứ sáu của ông là Nguyễn Suy Quang đi du học Pháp xong về Huế làm Chánh Văn Phòng cho Hoàng Đế Bảo Đại và được tháp tùng Hoàng Gia sang Pháp sau làm Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa.
Ông còn có 1 con trai tên Bảo, sau làm quan cai nên dân trong vùng quen gọi là Cai Bảo và ông này cũng sở hữu máu hung tàn như cha. Trong đời mình, Cai Bảo đã thực hiện rất nhiều vụ ruồng bố Việt Minh, cưỡng hiếp, giết người nên dân trong vùng rất sợ, thời đấy ông bà bảo rằng con nít nghe đến tên thầy Cai Bảo còn không dám khóc đêm. Quyền uy tột bực như thế, tưởng chừng như danh vọng của 2 cha con Phủ Kiểng, Cai Bảo sẽ không thể nào lung lay được nhưng đời người nào ai biết được chữ ngờ cơ chứ?
Vào đầu những năm 40, lũ lớn nổi lên, quét ngang cả xứ Bến Tre, vùng Cù Lao Minh bị ảnh hưởng rất nặng, ruộng lúa vườn cây của người dân đều bị ngập sâu trong nước và cái gò lớn nơi phần mộ cha ông Phủ Kiển tất nhiên không tránh khỏi số phận chìm sâu dưới dòng nước đục ngầu. Lời tiên đoán năm xưa đã sắp ứng nghiệm lần 2....
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cách mạng đã thắng lợi, thực dân Pháp đã bị đánh đuổi, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản. Cha con Phủ Kiển, Cai Bảo thuộc thành phần chống phá cách mạng cùng với tội ác chiến tranh đều bị xử tử.
Kể rằng ngày xử bắn Cai Bảo, dân chúng khắp vùng kéo về xem đông nghẹt. Cai Bảo đầu bị trùm khăn đen, tay bị trói lên cột, 5 người du kích tham gia tử hình. Trước khi chết y vẫn la hét, thề sẽ nguyền rủa ai giết y. Khi bắn thì 4 khẩu súng bị kẹt đạn nhưng chỉ cần 1 khẩu súng cũng đủ kết thúc tính mạng tên gian ác. Sau đấy 3 ngày, có 2 người lính vui đùa với nhau, một người thì giả bộ cầm súng, người thì đứng ngay cột. Người cầm súng hét lên " Cai Bảo, tao giết mày nè, tao bắn mày nè, đùng đùng". Bỗng người đứng trên cột miệng trào máu, mắt trợn ngược lên rồi ngã xuống giãy chết. Bãi đất tử hình bây giờ là trạm y tế xã Đại Điền.
Sau đấy thì dân chúng trong vùng cùng nhau kéo đến đập nhà Phủ Kiển, tài sản thì đã bị tịch thu từ trước, bao nhiêu cột kèo, mái ngói, gạch đá từng thứ từng thứ một đều bị tháo gỡ đi hết cả. Chỉ còn khuôn viên cùng 2 tòa núi và tảng đá vẫn tồn tại đến ngày nay và hiện tại chính là bia kỷ niệm nơi xuất quân của tiểu đoàn 307 huyền thoại, vị trí này nằm đối diện và cách nhà cổ Đại Điền chỉ 50m có dịp đi ngang các bác nên ghé vào tham quan ạ).

Công danh phú quý rồi cũng tan,
Quyền lực hư vinh, giấc mộng tàn.
Lầu cát, đền đài ôm vào cả
Giật mình chợt tỉnh, giấc Nam Kha.

Chương 8 này em chỉ kể về cuộc đời thăng trầm biến động, những cuộc tranh đấu và kết cuộc của 2 còn người từng tung hoành một thuở ở Bến Tre, 2 trong Tam Hào Hoằng Trị - Phủ Kiển và Phó Hoài. Cám ơn các bác đã quan tâm và ủng hộ ạ
 
Công danh phú quý rồi cũng tan,
Quyền lực hư vinh, giấc mộng tàn.
Lầu cát, đền đài ôm vào cả
Giật mình chợt tỉnh, giấc Nam Kha.
Hay cho câu giấc mộng Nam Kha. Tất cả mọi thứ đều tan biến hết, thím nhỉ. Cái gì của mình thì sẽ là của mình. Của ăn cướp thì lại bị thằng khác cướp mất.
 
Chương 8 phiên bản đã update và vá lỗi.
Phủ Kiển - Phó Hoài và những chuyển biến thăng trầm.

Tiếp phần trước, cụ Phủ Kiển sau khi an táng cha và làm thuê trả nợ cho Phó Hoài trong 3 năm xong. Ông khăn gói rời xứ Bến Tre, đi về Sài Gòn, ông làm thuê làm mướn đủ việc dọc đường để có tiền ăn, đến được Chợ Lớn ông xin vào làm thuê cho một nhà hàng lớn. Lúc đầu ông chỉ làm rửa chén và phụ việc trong bếp của nhà hàng. Với đồng lương ít ỏi và công việc cực khổ, dơ bẩn nhưng ông vẫn không nản lòng, tích góp chút tiền ông vừa làm vừa đăng ký đi học chữ quốc ngữ. Sau một thời gian với sự lanh lẹ, siêng năng ông được thăng lên làm quản lý sổ sách của nhà hàng.
Rồi Phủ Kiển lại được cất nhắc về làm trong công ty bất động sản của ông chủ lớn Hứa Bổn Hỏa hay Chú Hỏa, một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn lúc đấy ( Ông này tên thật là Huỳnh Văn Hoa , cũng là người gốc Tứ Xuyên Phúc Kiến như ông tổ em). Ông Kiển lúc bấy giờ được cho đi học tiếng Pháp và được tiếp xúc với nhiều người ở giới thượng lưu, quan chức của Sài Gòn, chỉ đợi có thế, ông nắm bắt mở rộng mối quan hệ và giao thiệp với họ. Chỉ sau vài năm, ông đã đi lại và làm ăn với hầu hết các nhân vật tầm cỡ, tai to mặt lớn trong chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Ông được tiến cử đi học ở Pháp vài năm và khi trở về được bổ nhiệm làm quan. Theo tài liệu do Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội ấn hành năm 1943. Ông Phủ Kiển được bổ nhiệm làm Cai Tổng(1916), ông được thăng làm Tri Huyện(1923) rồi Tri Phủ (1930) rồi Đốc Phủ Sứ(1936). Ông còn được chính phủ pháp ban tặng nhiều huy chương và đặc biệt là một huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.Ông được chính phủ Pháp mời sang du lịch nhiều lần.
Sở bá vương Hạn Vũ từng nói "Vinh hiển mà không về quê thì khác gì mặc áo gấm đi đêm" và trong trường hợp này thì đúng. Sau bao năm thì lòng ông vẫn nhớ mối hận xưa với Phó Hoài, ông đề xuất được chuyển về lại quê hương.
Với nhiều thành tích vượt bậc và có nhiều mối quan hệ tốt nên ông ngay lập tức được cử làm Phó Sứ Bến Tre. Các bạn biết quan Công Sứ và Phó Sứ thời đấy cai trị một tỉnh thuộc Pháp. Những người này có nhiều quyền hành như "ông vua con", "chúa nhỏ", thống trị tùy ý bất chấp luật lệ, thu thuế, xử án, đặt tề, bắn giết rồi báo cáo và đem quân đi càn quét khắp nơi.
Lần này Phủ Kiển trở về quê hương với một vị trí hoàn toàn mới, một quyền lực độc tôn chính là báo hiệu ngày tàn của Phó Hoài.
Phủ Kiển thì sau khi nhậm chức dĩ nhiên cũng thực thi quyền lực ngay, áp tô, đặt thuế, trưng thu ruộng đất, đàn áp dân chúng khắp nơi, nói về độ tàn ác so với Phó Hoài chỉ hơn mà không kém.
Về phần Phó Hoài cũng biết được mối nguy vì bao nhiêu oán thù trong quá khứ, với quan Đốc Sứ Phủ Kiển thì vị quan phủ tép riêu của một triều đình bù nhìn cũ như ông ta có là gì. Ông bắt đầu mang tài sản ra để lo lót khắp nơi hòng tìm đường sống trong cõi chết. Tất nhiên Phủ Kiển cũng không thể vô duyên vô cớ giết một mệnh quan của triều đình, giờ thứ ông cần chỉ là một lý do. Và rồi ngày đấy cũng đến.

Tục rằng Phủ Kiển có một thói quen, cứ mỗi sáng sau khi dùng bữa ông sẽ đi một vòng trong hạt để ngắm cảnh, chỉ dẫn theo vài lính mã tà bảo vệ. Lần ấy, Phó Hoài chắc đã bị ép đến đường cùng nên " tiên hạ thủ vi cường". Y tìm thuê một nhóm chuyên đâm thuê chém mướn có tiếng ở xứ Hà Tiên lên để ám sát Phủ Kiển. Bọn này không biết quan Phó Sứ mặt mũi ra sao chỉ được bảo rằng người cần giết thường hay đi bộ vào giờ này, người luôn mặc một bộ đồ satanh trắng, đội mũ cối trắng, tay cầm một cây gậy đen, chân mang guốc gỗ, cứ thấy là giết ngay. Bọn chúng y theo, mai phục ở mé sông, tay lăm lăm dao mác mà chờ.
Nào ngờ hôm ấy có một ông phú hộ nào đấy từ xứ khác đến đây, cũng mặc đồ satanh trắng, nón cối trắng, tay chống gậy, chân guốc gỗ dẫn theo vài gia nhân nhẫn nhơ đi vào trấn mà nào hay đi vào đường chết. Vừa đến bờ sông thì lũ ác đảng xông ra, không nói không rằng, thủ đoạn mau lẹ mà chặt phăng đầu ông phú hộ xấu số. Vừa hay lúc đấy lính Phủ Kiển đi tuần cũng đến liền nổ súng bắn chết quá nữa bọn cướp, số còn lại không kịp chạy cũng bị trói gô cả. Sau khi cực hình tra tấn thì đều khai ra Tri Phủ Hoài là người thuê giết quan Phó Sứ.
Thời cơ tốt đã đến, chưa đầy nữa ngày quân lính đã được điều động bao vây nhà quan Tri Phủ Phó Hoài. Phủ Kiển đích thân công bố tội danh ám sát quan Phó Sứ, mưu đồ tạo phản, giết ngay không cần xét xử.
Tục rằng lúc đấy tiếng súng nổ, tiếng la hét từ giờ Ngọ đến giờ Mùi mới dứt, cả nhà Phó Hoài trên dưới 20 người cùng vài chục hạ nhân, người ở đều bị giết cả. Xác chết ngổn ngang, máu ngập lên gần gang tay, hôi tanh cả vùng. Vậy là chấm dứt một đời bạo ngược của quan Tri Phủ Lâm Hoài. Ngày ấy tròn 30 năm kể từ khi 2 ông thầy phong thủy khi vượt sông đã phán, đúng là số trời khó cãi.
Sau đấy Phủ Kiển cũng cho người tìm giết toàn bộ bà con dòng họ của Phó Hoài và tịch thu tất cả tài sản ruộng đất của y.
Lúc này Phủ Kiển đã vô cùng giàu có, ông ta về xứ Đại Điền của cụ Liêm, chọn mảnh đất đẹp, sát gần chợ Đại Điền, lưng hướng ra sông lớn để xây dựng tư dinh. Phủ Kiển cho rước 2 kỹ sư người Pháp về thiết kế, huy động hơn trăm nhân công trong vùng về xây dựng. Nhà cất trên một nền đúc cao tới cổ, cẩn đá da quy. Ngói lợp mua từ bên Tây chở về. Cột gỗ bằng cây căm xe, mua từ bên Miên, rồi đóng bè thả trôi theo sông Cửu Long. Kể rằng khi vật liệu xây dựng được tập kết bằng tàu thuyền về đến, đậu chật cứng cả một đoạn vài trăm mét trên sông. Mất hơn 5 năm mới xây xong, ngôi nhà mang kiến trúc kết hợp giữa châu âu và Trung Hoa.
Nhà ông Phủ Kiển so với dinh Tỉnh trưởng còn khang trang hơn, cao 3 tầng, nằm trên một khu đất rộng tới 6.000 m2, cạnh con đường cái. Quanh nhà có tường gạch kiên cố như bức thành. Trước sân nhà, có những cột đèn ốp đá cẩm thạch, cùng nhiều hình tượng và phù điêu đắp nổi. Trong nhà bàn ghế bằng cẩm thạch Vân Nam, chén đá mua từ bên Âu Châu hay đồ sứ của Trung Hoa, mấy đầu cột nhà ông Phủ Kiển có dát vàng 2 tấc, sáng loáng . Cất nhà xong, ông rước thợ chạm từ miền Trung vào ăn ở luôn trong nhà mấy năm liền, để chạm trổ sa lông, trường kỷ, tủ thờ.
. Phía trước nhà là khuôn viên 1000m2 xây 2 tòa núi nhân tạo cao hơn 5mét và ở giữa là một khối đá hoa cương cao 4 mét án ngữ. Phủ Kiển có một nỗi sợ, cha ông ta ngày xưa bị rắn cắn chết, ông sợ mình cũng chết như thế nên toàn bộ khuôn viên 5000m2 của căn nhà đều được lót bằng đá và sỏi trắng, luôn được chiếu sáng 24/24 để nếu có rắn bò vào thì phát hiện ngay. Sau khi xây xong thì nơi đây trở thành căn nhà lớn và hoành tráng nhất Bến Tre.
Phủ Kiển có mười người con, tất cả đều ăn học cao và giữ nhiều vị trí quan trọng. Người con thứ sáu của ông là Nguyễn Suy Quang đi du học Pháp xong về Huế làm Chánh Văn Phòng cho Hoàng Đế Bảo Đại và được tháp tùng Hoàng Gia sang Pháp sau làm Bố Chánh tỉnh Thanh Hóa.
Ông còn có 1 con trai tên Bảo, sau làm quan cai nên dân trong vùng quen gọi là Cai Bảo và ông này cũng sở hữu máu hung tàn như cha. Trong đời mình, Cai Bảo đã thực hiện rất nhiều vụ ruồng bố Việt Minh, cưỡng hiếp, giết người nên dân trong vùng rất sợ, thời đấy ông bà bảo rằng con nít nghe đến tên thầy Cai Bảo còn không dám khóc đêm. Quyền uy tột bực như thế, tưởng chừng như danh vọng của 2 cha con Phủ Kiểng, Cai Bảo sẽ không thể nào lung lay được nhưng đời người nào ai biết được chữ ngờ cơ chứ?
Vào đầu những năm 40, lũ lớn nổi lên, quét ngang cả xứ Bến Tre, vùng Cù Lao Minh bị ảnh hưởng rất nặng, ruộng lúa vườn cây của người dân đều bị ngập sâu trong nước và cái gò lớn nơi phần mộ cha ông Phủ Kiển tất nhiên không tránh khỏi số phận chìm sâu dưới dòng nước đục ngầu. Lời tiên đoán năm xưa đã sắp ứng nghiệm lần 2....
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cách mạng đã thắng lợi, thực dân Pháp đã bị đánh đuổi, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản. Cha con Phủ Kiển, Cai Bảo thuộc thành phần chống phá cách mạng cùng với tội ác chiến tranh đều bị xử tử.
Kể rằng ngày xử bắn Cai Bảo, dân chúng khắp vùng kéo về xem đông nghẹt. Cai Bảo đầu bị trùm khăn đen, tay bị trói lên cột, 5 người du kích tham gia tử hình. Trước khi chết y vẫn la hét, thề sẽ nguyền rủa ai giết y. Khi bắn thì 4 khẩu súng bị kẹt đạn nhưng chỉ cần 1 khẩu súng cũng đủ kết thúc tính mạng tên gian ác. Sau đấy 3 ngày, có 2 người lính vui đùa với nhau, một người thì giả bộ cầm súng, người thì đứng ngay cột. Người cầm súng hét lên " Cai Bảo, tao giết mày nè, tao bắn mày nè, đùng đùng". Bỗng người đứng trên cột miệng trào máu, mắt trợn ngược lên rồi ngã xuống giãy chết. Bãi đất tử hình bây giờ là trạm y tế xã Đại Điền.
Sau đấy thì dân chúng trong vùng cùng nhau kéo đến đập nhà Phủ Kiển, tài sản thì đã bị tịch thu từ trước, bao nhiêu cột kèo, mái ngói, gạch đá từng thứ từng thứ một đều bị tháo gỡ đi hết cả. Chỉ còn khuôn viên cùng 2 tòa núi và tảng đá vẫn tồn tại đến ngày nay và hiện tại chính là bia kỷ niệm nơi xuất quân của tiểu đoàn 307 huyền thoại, vị trí này nằm đối diện và cách nhà cổ Đại Điền chỉ 50m có dịp đi ngang các bác nên ghé vào tham quan ạ).

Công danh phú quý rồi cũng tan,
Quyền lực hư vinh, giấc mộng tàn.
Lầu cát, đền đài ôm vào cả
Giật mình chợt tỉnh, giấc Nam Kha.

Chương 8 này em chỉ kể về cuộc đời thăng trầm biến động, những cuộc tranh đấu và kết cuộc của 2 còn người từng tung hoành một thuở ở Bến Tre, 2 trong Tam Hào Hoằng Trị - Phủ Kiển và Phó Hoài. Cám ơn các bác đã quan tâm và ủng hộ ạ

sách cụ Vương Hồng Sển lại nói thế này về Phủ Kiển:

https://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-...cac-cu-phu-o-lang-dai-dien-mo-cay-ben-tre-ti3
 
thấy ông ghi cụ Khiêm có 9 người con sao đến lúc bị bỏ lại ở bến tre thì chỉ còn 2 vợ chồng cụ. Lúc 2 cụ Khiêm và cụ Minh gặp bão bị tách ra là không thấy nhắc đến các con nữa
 
thấy ông ghi cụ Khiêm có 9 người con sao đến lúc bị bỏ lại ở bến tre thì chỉ còn 2 vợ chồng cụ. Lúc 2 cụ Khiêm và cụ Minh gặp bão bị tách ra là không thấy nhắc đến các con nữa
2 vợ chồng cụ ở đây là cụ Khiêm đấy bác, nhưng kỵ Húy nên đổi sang tên Liêm.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top