Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Okie thím, để hnao e nhớ lại, hệ thống lại rồi kể cho các thím, nhiều lắm, nhưng k phải tự dưng vùng núi Tản viên Ba Vì lại là chốn tâm linh lớn của miền Bắc từ thời chiến tranh đến giờ, cả thời chống Pháp, chống Mỹ ko 1 hòn tên mũi đạn nào phá huỷ đc nơi này, đến lúc Bác mất các lđ cũng tính thờ Bác ở đấy, còn thời nguyên thuỷ thì chuyện về Cao Biền định yểm bùa vùng đất thiêng bị Thánh Tản vả sml chắc các cụ cũng đã đọc, seach google vẫn còn, vv..vv, một trong tứ bất tử của đất Việt, pháp lực được truyền tụng là mạnh nhất, nền tảng cho sức mạnh tâm linh của dân tộc Việt.
hôm nào ra mắt post thì tag t vs thím nhé
 
Cảm ơn anh em rất nhiều. Anh em nếu yêu thương và muốn ủng hộ thớt có thể donate qua stk: 060199290277 ngân hàng sacombank, chủ TK Huỳnh Ngọc Liêm nhé.
Tấm lòng của anh em sẽ là động lực to lớn để thớt có động lực ra đều và chất lượng hơn ạ.
Xin cám ơn anh em lần nữa.
kiến nghị bác add cái này vào chữ ký để ko bị trôi nha
 
Chào các bác, trước em có bình luận một bài về chuyện kỳ ảo và huyền hoặc mà ông bà, bố mẹ kể lại và được các bác ủng hộ nhiệt tình nên nay xin lập một topic riêng để kể về nó, những chuyện truyền lại trong gia tộc em, được truyền miệng và được chép lại do người biên sử trong họ qua nhiều đời.
Mở đầu thì giới thiệu sơ qua về họ nhà em để các bác nắm sơ tình hình câu chuyện và không gạch đá. Bố mẹ em là người Hoa, ông bà tổ tiên em từ Tứ Xuyên TQ di cư sang Việt Nam từ những đầu thế kỷ 19 và cũng như bao người Hoa thời đấy là đi thẳng vào nam, cụ thể là Bến Tre. Trong quá trình khai hoang và phát triển, ông bà và các bậc tiền nhân đã kinh qua rất nhiều chuyện kỳ quái, ma mị và huyễn hoặc ở vùng đất hoang vu xứ lục tỉnh Nam kỳ xưa và để lại cho con cháu những giai thoại truyền đời. Thôi không dài dòng văn tự nữa, em vào chuyện luôn.
Chuyện đầu tiên phải kể từ thời ông cố đầu tiên và lý do rời quê hương đi di cư.
Chuyện 1: Sóng gió gia tộc.
Gia tộc của em họ Hoàng, theo gia phả thì là tập ấm, từng nhiều đời làm quan trong triều Thanh và tất cả đều là quan văn, nghe đâu là luật Thanh triều khi ấy người Hán chỉ được làm quan văn. Thời đại cực thịnh của gia tộc là vào thời Ung Chính , khi ấy có người trong họ làm đến quan khanh( em cũng chả biết là chức như nào) nhưng dần dà thì gia đạo suy vi, một đời lại tệ hơn một đời, người sau lại tệ hơn người trước, quan chức cũng bãi, các công việc làm ăn, kinh doanh cũng thất bát. Sau đấy thì trong tộc có một nhánh nhỏ là thầy phong thủy( trong sách ghi là thầy phù thủy, em nghĩ phong thủy hợp hơn) hợp gia tộc và thông báo rằng phát hiện ra âm trạch của họ Hoàng đã gãy, do huyệt này kiểu chỉ vượng được trăm năm, giờ đã tận tuyệt và trở thành hung huyệt, là lúc gia tộc tàn bại không gỡ lại được dù đã thử mọi cách.
Con cháu về sau họa lâm đầu, không lao ngục cũng hung sát, tuyệt khó cứu. ( Lúc đấy chắc các cụ cũng stress lắm:)).
Sau khi bàn bạc thì các cụ cùng đưa ra 2 idea, 1 là giờ giữ mạng hơn giữ tiếng, con cháu sẽ cho đi làm con thừa tự họ khác( kiểu con nuôi) và đổi họ để không rước phải nghiệp báo của họ Hoàng, 2 là phải bỏ đi càng xa âm huyệt này càng tốt, để tránh nạn, chắc nghĩ đi xa thách tìm ra bố mày.
Và thế là một nhánh đại bộ phận họ Hoàng với tinh thần tự tôn dòng Họ, đi không đổi tên ngồi không đổi họ :) đã khẳng khái ra đi, nghe đâu đi khắp nơi nào là Philippin, Singapore, va tất nhiên là Việt Nam nữa. Nhưng đen cho các cụ, ngỡ đâu bố đi là bố khẳng khái giữ họ , ai ngờ sang Việt Nam, đi vào Nam lại “ Kỵ húy” chúa Nguyễn Hoàng, không được giữ họ cũ mà phải đổi thành họ Huỳnh :’)). ( Các cụ lúc đấy chắc kiểu: đùa bố mày chắc, thôi kệ m*, ý trời ý trời. Haha.)
Và các bác nghĩ là xong á, thế mà chưa các bác ạ. Tổ tiên em vẫn còn ở Trung Quốc ấy, các cụ vẫn chưa chịu đi, công nhận các cụ dai thật sự.
Các cụ nhà em vẫn ở lại và cũng chả đổi họ, cứ thế mà sống, đến 2 đời, ba đời sau thì đã gọi là năm cùng tháng tận, gặp năm đại dịch, cả họ mấy chục mạng chết cả, còn lác đác vài người, thêm cả nạn đói nên phải dắt díu nhau rời Tứ Xuyên mà chạy đến Hán Trung định cư và chính thức mở đầu cho chuỗi những biến cố, những chuyện kỳ ảo và cũng mở đầu cho gia tộc em. ( Post dài, em viết tiếp các phần dưới bình luận nhé.)
Cảm ơn các bác đã quan tâm chuyện, vẫn còn tiếp theo rất nhiều và đây đều là chuyện được viết lại trong Huỳnh Gia Dị Truyện của gia tộc, hiện vẫn còn lưu giữ ở nhà thờ tổ “ Nhà Cổ Đại Điền” Bến Tre do ông cố em xây dựng và hiện đang là di tích quốc gia. Các bác có thể lên Google mà xem nhé. Đừng gạch đá hay bảo em chém gió tội em.

À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.

.Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5.

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Phần 9

Phần 10

Phần 11

Phần 12

Phần 12B

Oánh cmnd fát nha

Gửi từ HUAWEI ARS-AL00 bằng vozFApp
 
"Nguyễn Tuấn" là trùng cả họ tên với cơ số người Việt hiện đại thời nay rồi còn gì :oh:
Mới tìm hiểu về Đức Tản Viên Sơn Thánh, giai thoại về ông nhiều bản quá, không biết cái nào hợp lý nhất, Đức Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn luôn, thời hùng vương đã có họ Nguyễn rồi à :eek::eek::burn_joss_stick:

Gửi từ Realme RMX1851 bằng vozFApp
Đức thánh ở Tản Viên có phải Sơn Tinh ko nhỉ. Mình có đọc và nhớ là Sơn Tinh sau khi đánh bại được Thủy Tinh cũng lui về đó quy tu, sau dân lập đền thơ và ghi lại điển tích.
Ngoài ra cũng có nhớ là thánh Gióng sau khi đánh giặc Ân xâm lược nước ta, cưỡi ngựa phi về trời và ngụ ở núi Tản.
Không rõ 2 sự kiện này có gì liên quan đến nhau ko, và cả vị thần núi Tản này nữa
 
Chào các bác, trước em có bình luận một bài về chuyện kỳ ảo và huyền hoặc mà ông bà, bố mẹ kể lại và được các bác ủng hộ nhiệt tình nên nay xin lập một topic riêng để kể về nó, những chuyện truyền lại trong gia tộc em, được truyền miệng và được chép lại do người biên sử trong họ qua nhiều đời.
Mở đầu thì giới thiệu sơ qua về họ nhà em để các bác nắm sơ tình hình câu chuyện và không gạch đá. Bố mẹ em là người Hoa, ông bà tổ tiên em từ Tứ Xuyên TQ di cư sang Việt Nam từ những đầu thế kỷ 19 và cũng như bao người Hoa thời đấy là đi thẳng vào nam, cụ thể là Bến Tre. Trong quá trình khai hoang và phát triển, ông bà và các bậc tiền nhân đã kinh qua rất nhiều chuyện kỳ quái, ma mị và huyễn hoặc ở vùng đất hoang vu xứ lục tỉnh Nam kỳ xưa và để lại cho con cháu những giai thoại truyền đời. Thôi không dài dòng văn tự nữa, em vào chuyện luôn.
Chuyện đầu tiên phải kể từ thời ông cố đầu tiên và lý do rời quê hương đi di cư.
Chuyện 1: Sóng gió gia tộc.
Gia tộc của em họ Hoàng, theo gia phả thì là tập ấm, từng nhiều đời làm quan trong triều Thanh và tất cả đều là quan văn, nghe đâu là luật Thanh triều khi ấy người Hán chỉ được làm quan văn. Thời đại cực thịnh của gia tộc là vào thời Ung Chính , khi ấy có người trong họ làm đến quan khanh( em cũng chả biết là chức như nào) nhưng dần dà thì gia đạo suy vi, một đời lại tệ hơn một đời, người sau lại tệ hơn người trước, quan chức cũng bãi, các công việc làm ăn, kinh doanh cũng thất bát. Sau đấy thì trong tộc có một nhánh nhỏ là thầy phong thủy( trong sách ghi là thầy phù thủy, em nghĩ phong thủy hợp hơn) hợp gia tộc và thông báo rằng phát hiện ra âm trạch của họ Hoàng đã gãy, do huyệt này kiểu chỉ vượng được trăm năm, giờ đã tận tuyệt và trở thành hung huyệt, là lúc gia tộc tàn bại không gỡ lại được dù đã thử mọi cách.
Con cháu về sau họa lâm đầu, không lao ngục cũng hung sát, tuyệt khó cứu. ( Lúc đấy chắc các cụ cũng stress lắm:)).
Sau khi bàn bạc thì các cụ cùng đưa ra 2 idea, 1 là giờ giữ mạng hơn giữ tiếng, con cháu sẽ cho đi làm con thừa tự họ khác( kiểu con nuôi) và đổi họ để không rước phải nghiệp báo của họ Hoàng, 2 là phải bỏ đi càng xa âm huyệt này càng tốt, để tránh nạn, chắc nghĩ đi xa thách tìm ra bố mày.
Và thế là một nhánh đại bộ phận họ Hoàng với tinh thần tự tôn dòng Họ, đi không đổi tên ngồi không đổi họ :) đã khẳng khái ra đi, nghe đâu đi khắp nơi nào là Philippin, Singapore, va tất nhiên là Việt Nam nữa. Nhưng đen cho các cụ, ngỡ đâu bố đi là bố khẳng khái giữ họ , ai ngờ sang Việt Nam, đi vào Nam lại “ Kỵ húy” chúa Nguyễn Hoàng, không được giữ họ cũ mà phải đổi thành họ Huỳnh :’)). ( Các cụ lúc đấy chắc kiểu: đùa bố mày chắc, thôi kệ m*, ý trời ý trời. Haha.)
Và các bác nghĩ là xong á, thế mà chưa các bác ạ. Tổ tiên em vẫn còn ở Trung Quốc ấy, các cụ vẫn chưa chịu đi, công nhận các cụ dai thật sự.
Các cụ nhà em vẫn ở lại và cũng chả đổi họ, cứ thế mà sống, đến 2 đời, ba đời sau thì đã gọi là năm cùng tháng tận, gặp năm đại dịch, cả họ mấy chục mạng chết cả, còn lác đác vài người, thêm cả nạn đói nên phải dắt díu nhau rời Tứ Xuyên mà chạy đến Hán Trung định cư và chính thức mở đầu cho chuỗi những biến cố, những chuyện kỳ ảo và cũng mở đầu cho gia tộc em. ( Post dài, em viết tiếp các phần dưới bình luận nhé.)
Cảm ơn các bác đã quan tâm chuyện, vẫn còn tiếp theo rất nhiều và đây đều là chuyện được viết lại trong Huỳnh Gia Dị Truyện của gia tộc, hiện vẫn còn lưu giữ ở nhà thờ tổ “ Nhà Cổ Đại Điền” Bến Tre do ông cố em xây dựng và hiện đang là di tích quốc gia. Các bác có thể lên Google mà xem nhé. Đừng gạch đá hay bảo em chém gió tội em.

À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.

.Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5.

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Phần 9

Phần 10

Phần 11

Phần 12

Phần 12B
Chào bạn,
Mình đã đọc hết cả 13 phần của bạn và thấy rất tâm đắc và cuốn hút. Mình biết đến các dòng tộc giàu có nứt tiếng tỉnh Bến Tre từ xưa khi bé nghe lời đồn lời kể của những người đi trước mặc dù mình ở Hà Nội. Khi đọc những dòng bạn viết mình thấy những lời kể càng chân thật và hay hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu đúng như lời kể thì bạn là con cháu của cụ Hương Liêm, có lẽ baayh cũng rơi vào người thừa kế đời thứ 8,9. Vậy cho mình hỏi gia cảnh và đời sống của gia đình bạn hiện tại thế nào so với ngày trc? Nếu ko vì cách mạng và Việt Minh nổi dậy đòi đất thì chắc chắn baayh gia cảnh vẫn rất tiềm lực và dồi dào, vậy đời sống và gia cảnh của cả gia đình bạn sau khi có biến động lịch sử thay đổi như thế nào ạ?
Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
 
Đức thánh ở Tản Viên có phải Sơn Tinh ko nhỉ. Mình có đọc và nhớ là Sơn Tinh sau khi đánh bại được Thủy Tinh cũng lui về đó quy tu, sau dân lập đền thơ và ghi lại điển tích.
Ngoài ra cũng có nhớ là thánh Gióng sau khi đánh giặc Ân xâm lược nước ta, cưỡi ngựa phi về trời và ngụ ở núi Tản.
Không rõ 2 sự kiện này có gì liên quan đến nhau ko, và cả vị thần núi Tản này nữa
sơn tinh đức thánh tản viên thần núi tản 1 trong tứ bất tứ đều là đức thánh tản viên hết còn thánh gióng thì về trời ở núi sóc sơn ngụ ở đâu không rõ và thánh gióng khác với sơn tinh nhé fen
 
sơn tinh đức thánh tản viên thần núi tản 1 trong tứ bất tứ đều là đức thánh tản viên hết còn thánh gióng thì về trời ở núi sóc sơn ngụ ở đâu không rõ và thánh gióng khác với sơn tinh nhé fen
À uh đúng rồi, thánh gióng ngụ ở núi Sóc Sơn ko phải núi Tản, mình nhầm. Cảm ơn bạn nhé.
 
chuyện của thớt hay quá, mình cũng người Bến Tre, trước giờ cứ nghĩ Thạnh Phú là vùng sâu vùng xa, đất đai cằn cỗi, nay đọc thớt này mới mở rộng tầm mắt
 
Chương 12:
Giữa đêm trường, Lê Nghĩa gặp nguy.

Dưới trăng rằm, Sáu Nhơn hóa quỷ.


Kể về chuyện cụ Lê Nghĩa, ông nhà vốn nghèo nhưng có truyền thống võ nghệ nhiều đời, từ nhỏ ông đã được cha luyện tập võ nghệ, côn pháp và các quyền thuật cổ. Kể rằng ngoài khi làm đồng án cụ Lê Nghĩa thường hay dùng dây thừng gai quấn vào cây to mà luyện tập đấm đá chặt móc nên tay chân ông cứng như sắt, đến mức một đấm có thể đứt cả vòng thừng, tay móc mạnh có thể lột cả mảng vỏ cây, thế thì thịt da nào chịu nỗi. Ông còn có sở trường ném dao, dao ông dùng là loại dao bầu vót nhọn mũi, mỗi khi tập ông đứng xa hàng chục mét mà ném dao vào thân chuối, dao cắm ngập đến tận chui. Sau khi lập gia đình, ông tạm đưa mẹ về ở nhà vợ một thời gian. Sau đấy cụ Hương Liêm thấy ông siêng năng và cũng có chí cầu tiến nên rất thương, tính đi tính lại ông cắt cho vợ chồng con rễ mảnh đất dựng nghiệp của mình tức miếng đất có ngôi miếu ven sông đã kể ở chương 6. Hai vợ chồng vui vẻ nhận lời và cùng khăn gói ra đấy cất nhà, làm lụng, sau thời gian đã có 2 người con trai, vẫn luôn hương khói cho ngôi miếu nhỏ. Tả qua chút, ngôi nhà hai vợ chồng ông ở khá đơn sơ, mái lợp lá dừa, vách dựng bằng các tấm gỗ mỏng dựa vào nhau nên không kín, các khe hở gió lùa vào mát rượi, nền thì móc đất sét bùn dưới ao lên nện lại nên không bằng phẳng mà gò lên từng cục nhỏ (kiểu nền này gọi là đất xương rồng tầm chục năm trước nhiều nhà nghèo ở xứ Bến Tre vẫn còn ạ, các bạn cứ tưởng tượng nó nỗi lên từng cục tròn tròn như kiểu tóc Phật tổ ấy). Từ nhà cụ ra đến mé sông là một khoảng đất hoang độ 100m, cây lá um tùm và ở giữa là ngôi miếu. Cuộc sống vốn bình yên là thế nhưng một đêm, sau khi đã cơm nước xong ông giục bà và các con lên giường ngủ sớm, không hiểu sao cả ngày nay mắt trái ông giật liên tục, trong mình trong mẩy cứ thấy bất an lắm tựa như sắp có chuyện gì xảy ra. Nằm trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến giữa giờ hợi thì có biến. Số là trong nhà ông có nuôi 2 con chó mực tinh khôn lắm, đi rừng đi rẫy ông đều dẫn theo, gặp rắn rết hay thú dữ gì đều không sợ e sợ. Lúc ông đang nằm thiu thiu thì bỗng nghe cặp chó sủa dữ và phóng ra sau nhà về phía bờ sông, lúc đầu ông cũng không để tâm vì nghĩ chó sủa nhau hay sủa ma thôi, lát sau bỗng nghe một tiếng ẳng nhỏ rồi im bặt. Ông vội nhỏm dậy nhìn ra khe hở trên vách, đêm rằm tháng 8 nên trăng sáng vằng vặc, soi rõ phía mé sông có lố nhố độ hơn tá người đang từ thuyền bước lên, mình mặc đồ đen, tay cầm phảng dài, người đi đầu thân mặc bộ bà ba đen, đầu đội cái nón lá tơi, tay cầm trường côn, dưới chân là con chó mực đang nằm thôi thóp. Dáng hình người này vô cùng quen thuộc khiến cụ Nghĩa thảng thốt kêu lên: Sáu Nhơn.!
Người đến đúng là Sáu Nhơn, từ độ bị cụ Nghĩa đánh bại trên sông, làm hư chuyện tốt y đã nuôi mối huyết thù, đời y kể từ khi xuống núi làm cướp mọi chuyện đều hanh thông, cướp của giết người, đánh trả quan binh, thâu tóm địa bàn đều là chuyện nhỏ, lũ đàn em phục y võ nghệ xuất chúng, tài phép hơn người nên trung thành tuyệt đối. Nay đại thủ lĩnh của chúng lại bại dưới tay một tên nông dân vô danh tiểu tốt thì còn gì thể diện nữa, nên Sáu Nhơn quyết tâm phục thù, sau nhiều lần điều tra và biết cụ Nghĩa đã bỏ nhà về xứ Đại Điền y lập tức điểm ngay chục tên thuộc hạ thân tín, nai nịt khí giới gọn gàng đêm hôm tìm đến quyết phải phanh thây xẻ thịt cả nhà kẻ thù mới rữa hận được.
Về phần cụ Nghĩa biết là đã gặp đại nạn, mình một thân khinh công võ nghệ, để thoát khỏi bọn cướp không phải không được nhưng còn vợ và 2 con thì phải làm sao? Thời xưa đất rộng người thưa, nhà này cách nhà kia phải mấy mẫu đất, làm sao nhờ hàng xóm ứng cứu được. Còn đơn thân độc mã chống lại lũ hung đồ lang sói này thì khác nào lấy trứng chọi đá chứ? Giữa tình thế thập tử nhất sinh, cụ ứa nước mắt, ôm chặt vợ con vào lòng rồi mở cửa trước đẩy họ ra ngoài, dặn vợ đưa con chạy đi mình sẽ ở lại liều mạng cầm chân địch. Cụ bà lúc đầu khóc lóc dùng dằng mãi không chịu đi nhưng vì nghĩ đến hai con nhỏ nên cắn răng tay bồng tay kéo con chạy đi tìm người giúp. Ông chốt cửa, chạy vào rút cây côn lớn gác trên xà nhà, giắc thêm cây rựa dài vào lưng chuẩn bị nghênh địch.
Về băng cướp nghe trong nhà có động nên vội áp sát, nào ngờ nghe vút vút mấy tiếng, cổ họng 2 tên đi trước đã bị 2 con dao bầu cắm ngập lút cán, ngã ngược ra sau miệng trào bọt máu, giật giật mấy cái rồi xụi lơ. Cả bọn vội cảnh giác lui lại, Sáu Nhơn ra lệnh bao vây rồi ném lửa, căn nhà mái lá bắt lửa cháy bùng lên dữ dội. Ngay lúc ấy từ trong biển lửa một bóng hình cao lớn đạp tung vách xông ra, căn nhà sau lưng sụp đổ, ngọn lửa bùng lên. Trong khung cảnh bi tráng ấy, hình dáng kia đứng sừng sững như một vị chiến thần từ hồng hoang thượng cổ đã trở về. Băng cướp thấy cảnh đấy thì kinh hồn bạt vía, chưa kịp phản ứng gì người kia đã múa tít đại côn xông vào bọn cướp. Chỉ thấy trong tàn lửa, những đường côn quét ngang quật dọc, kẻ kia vỡ đầu, người nọ phọt óc, máu me vung vãi trên đất vô cùng kinh đảm. Băng cướp cũng không phải vừa, vội hò nhau vay chặt, giáo mác, đao kiếm cứ nhằm vào kẻ kia mà đâm chém. Ông Nghĩa dù lấy ít địch nhiều nhưng dựa vào một thân võ nghệ cộng với sức mạnh phi thường nên cũng tạm không rơi vào hạ phong, tay vừa quét ngang đại côn sang trái đánh bay hai người, chân đã đạp đất phóng mình sang phải, giơ trảo bấu vào yết hầu tên khác mà giật phăng, máu me tung tóe, thân pháp lanh lẹ, thoăn thoắt không ngừng. Lúc đấy bỗng ông nghe sau lưng đau nhói, ngoái lại thấy Sáu Nhơn tự lúc nào đã áp sát đâm một thanh đoản vào vai mình, ông vội nhoài người lộn ra trước thuận thế đá hồi một cước, Sáu Nhơn không né mà tung người nhảy lên cao, dùng toàn lực giáng xuống một đòn. Ông Nghĩa vội đưa ngang côn lên hòng chặn lại nhưng nghe rắc một tiếng, thanh côn trong tay gãy đôi, đại côn Sáu Nhơn giáng xuống đánh mạnh vào vai đau điếng, ông ngã lùi ra sau nhìn kẻ trước mặt mà lạnh người, thầm nghĩ:
Sáu Nhơn này quả là sức mạnh phi thường, một côn khi nãy đã bị mình cản lại phần nào mà lực vẫn mạnh như thế nếu chịu trực tiếp thì e là mạng này khó giữ.
Ông rờ lại thì biết xương vai đã gãy nát, vũ khí đã mất, ông vội rút thanh rựa dài sau lưng quơ ngang phòng thủ rồi lui lại nhưng trước sau đều có địch, bọn cướp chỉ còn 6,7 tên lúc này đã đánh đến say máu, mắt đều đỏ lên, liên tục áp sát tấn công. Trong cơn hung hiểm thì từ bụi cây bỗng có tiếng gầm gừ rồi một con chó đen lớn nhảy ra, một tên cướp không kịp phản ứng đã bị nó đè xuống, hàm răng trắng nhởn cắn phập vào cuống họng mà nghiến, máu tuôn ra lênh láng trên đất. Thì ra khi Sáu Nhơn ra tay đánh chết con chó kia, con này biết nguy nên phóng tít vào bụi cây nhưng không bỏ chạy mà vẫn âm thầm quan sát chờ cơ hội rồi lao ra tấn công. Thấy bọn cướp đang hoang mang ông Nghĩa vội chớp thời cơ vùng dậy vung rựa dài chém mạnh vào đầu một tên đứng gần, lưỡi rựa đi rừng bén ngót lập tức chém bay một mảng cả đầu lẫn óc, tên này ngã ra chết tốt. Sau phút bất ngờ, Sáu Nhơn trấn tỉnh giơ côn giáng mạnh vào đầu con chó mực nhưng nó nhanh nhẹn nhảy ra, côn quá nhanh không kịp thu lại nên thành ra lại đánh vào đầu kẻ đang nằm trên đất, tên này cuống họng đã bị cắn đứt đang ngoắc ngoải nay lại ăn một côn của đầu lĩnh thì chết tốt. Thấy mình vô tình hạ sát đàn em, nhìn lại đám thuộc hạ thân tính đã chiến tử gần hết mà kẻ tử thù trước mặt vẫn còn chưa chịu chết, mắt Sáu Nhơn vằng đỏ, y gầm lên tức giận, bỗng lúc đấy y làm một việc khiến cả bọn sững sờ.
Sáu Nhơn chỉ dùng tay không mà bấu vào, xé toang lồng ngực kẻ đàn em đang nằm dưới đất, tay thọc sâu vào bứt ra trái tim còn đang nóng hổi, rĩ máu mà đưa lên miệng nhai ngấu nghiến, mặt mày hắn ta dính máu bê bết, hai mắt đỏ rực, miệng liên tục lẩm nhẩm những câu chú khó hiểu, không khí lúc này bỗng ngột ngạt, các luồng âm phong nỗi lên từng hồi, dưới ánh trăng mờ ảo, Sáu Nhơn bây giờ một thân hắc khí, mái tóc xõa tung, máu me ròng ròng nhìn như ác quỷ, vô cùng đáng sợ. Lũ đàn em nhận ra có chuyện chẳng lành, sau bao nhiêu năm cùng lăn lộn chúng đều biết thủ lĩnh ngoài võ nghệ siêu quần thì cũng tinh thông rất nhiều tà thuật như bùa Chà, bùa quỷ và đặc biệt là Thiên Linh Cái. Những phép thuật này vô cùng man rợ, tàn ác, phàm khi thi pháp thì hung hiểm vô cùng, nên cả bọn tức tốc vứt hết vũ khí mà chạy tứ tán hòng tìm đường sống kẻo bị ngộ sát. Ông Nghĩa nhìn kẻ thù trước mắt cũng cảm giác được mối hiểm nguy, nhắm khó lòng đánh được nên cũng vội xoay người, nhắm hướng bờ sông chạy vội hòng thoát thân. Nào hay trong đám lá trước mặt từ lúc nào đã xuất hiện một cái đầu to oạch, đỏ lựng, đang ngoác miệng để lộ ra 4 cái răng nanh trắng hếu nhìn ông mà cười sằng sặc:
_Á há há há..... há..há há.....
...Còn tiếp...
Chủ thớt viết hay quá, như nhà văn ấy
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top