Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Ủng hộ ý kiến bác này, anh em mình thảo luận về hệ thống thần thánh với tâm linh Việt Nam đi ạ, chủ đề đấy cũng hay với gần gũi anh em dễ chen chân, với ông chủ thớt đợt này có lẽ bận nên mình chém gió chờ chủ thớt luôn.
Chuẩn, phim ảnh việt nam không phát triển loại này cũng là 1 sai sót trong hệ thống giáo dục, thanh niên việt nam thuộc bảng phong thần hơn cả tứ bất tử
 
Phần 14
Chuyện con chó cái.
Miếu nhỏ bên sông và ngôi mộ trăm xác.


Sau biến Sáu Nhơn, sức khỏe cụ Lê Nghĩa cũng dần hồi phục, 2 vợ chồng ông phần siêng năng cày cuốc phần được bố vợ là ông Hương Liêm hỗ trợ nên gia cảnh cũng ngày một đủ đầy, khấm khá hơn. Cuộc sống vẫn bình yên bên ruộng đồng, bên con trâu bếp lửa.
Dạo ấy cụ Hương Liêm được quan tỉnh biếu một cặp chó giống tây rất lớn, mỗi con phải trên 30 cân, chúng lại rất tinh khôn nên ông rất quý. Cụ Nghĩa trong lần sang nhà bố vợ chơi thấy cặp chó lớn và khôn cứ quấn lấy chân mình thì lại nhớ về cặp chó mực xưa nên rất thích, ngỏ lời xin thì được bố vợ cho con chó cái về nuôi. Con chó khôn lắm, ông Nghĩa dù ở nhà hay đi rừng nó đều theo sát sau chân, hễ có thú dữ nào gần là nó sủa rần, nhe nanh gầm gừ, hung hãn vô cùng, tuyệt không lùi nữa bước.
Có một lần cụ Nghĩa đặt bẫy, một con heo rừng lớn gần tạ đạp bẫy bị kẹp cứng chân sau, con heo tợn tới mức tự cắn đứt chân mình rồi nằm phục đấy không chạy chờ người đến mà trả thù. Khi cụ đến thấy con heo lớn thì cũng dè chừng nhưng nghĩ nó dính bẫy nên cũng không lo ngại lắm, mới vác giáo lại gần dự định đâm chết con heo nào hay khi còn cách vài bước bỗng con heo vùng lên lao về phía ông, con heo lớn hơn tạ với cặp nanh dài ngoằng có thể siêng chết cả cọp beo cộng với khoảng cách gần thế này nếu tiếp cận được thì ông Nghĩa cầm chắc cái chết.
Nào ngờ trong lúc con heo đang trên đà lao đến thì con chó cái hung hãn xông ra húc mạnh vào hông khiến con thú chới với mất đà ngã kềnh ra đất. Thấy thời cơ cụ Nghĩa giơ giáo đâm mạnh nhiều nhát vào lưng con heo nhưng phàm giống này da dày thịt béo, quanh năm trong rừng nó liên tục cạ người vào cây gãi ngứa, nhựa cây cứ thế bám lên da nó tạo nên một lớp giáp dày mấy phân cứng vô cùng khiến giáo mác đâm vào đều dội ngược cả. Sau tình huống bất ngờ con heo rừng cũng chồm dậy được, mắt long sòng sọc nhìn gã thợ săn trước mắt, khóe miệng trào bọt, dù mất một chân sau vẫn hùng hổ vô cùng, cào đất xông lên. Ngay lúc này con chó cái từ sau lưng tự lúc nào đã xông vào há miệng cắn chặt hai hòn bi to oạch của con heo mà nghiến chặt, lôi ngoặc ra sau, con heo đau quá lồng lên cứ hết vòng qua trái lại chồm qua phải nhưng nào thoát được. Cụ Nghĩa ngay lập tức giơ giáo đâm hết sức vào mắt con heo, lưỡi giáo sắt bén thọc sâu vào hốc mắt xoáy mạnh khiến con heo đau đớn rống lên ngã lăn ra, ông vội buông giáo rút cây rựa dài nhầm vào yết hầu đâm mạnh, máu nóng phọt ra, con heo giãy giãy được vài cái rồi cũng chết tốt, trong thời gian này con chó vẫn cắn chặt bi con heo không nhả. Sau cơn hung hiểm cụ Nghĩa nghĩ lại mà toát cả mồ hôi lạnh, khi nãy không có con chó thì chưa biết tính mạng mình còn giữ được không. Sau đợt đấy thì con chó cũng nhiều phen cùng chủ săn heo bắt thú, với thể hình to lớn và hung hãn như thế nghĩ rằng khó có gì làm nó sợ nhưng một chuyện xảy ra khiến cụ nghĩ lại.
Một đợt con chó mang thai rồi đẻ một bầy chục con chó con, thời gian này vì bảo vệ con nó lại càng thêm hung dữ, suốt ngày ở trong ổ không ai có thể đến gần ngoại trừ cụ Nghĩa, chỉ cần nghe hơi đến gần là nó gầm gừ, sủa rống và tấn công luôn nên cụ phải lót ổ sau nhà để nó và bầy con nằm. Đêm đấy từ trong rừng có một con rắn cực lớn nghe mùi chó nên bò vào kiếm ăn. Quanh nhà cụ khi đấy có trồng một lớp cây rậm cao hơn đầu người làm hàng rào, con chó nghe mùi tanh nồng phả vào thì biết có nguy hiểm, vừa chồm ra chưa kịp sủa đã thấy con rắn ngóc đầu cao qua lùm cây thè cái lưỡi chẻ đỏ ao phun phì phì nhìn vào. Con đại xà sau khi đánh hơi được bầy chó thì bắt đầu rẽ cây lá chui vào, con chó biết đã gặp đại địch, run cầm cập không sủa nổi một tiếng, bản năng sống còn mách bảo lúc này nó phải chạy thật nhanh giữ mạng nhưng bản năng làm mẹ thôi thúc, nó đành quay lại ngậm một con chó con vào miệng rồi bỏ lại đàn con nhỏ sau lưng mà quay đầu chạy, đêm đấy cụ Nghĩa nghe con chó rên ư ử, cào cửa sồn sột nhưng nghĩ nó đói hay quấy nên không để tâm mà ngủ tiếp. Sáng ra, cả nhà mới thấy con chó cái nằm dưới gầm giường, người run cầm cập mắt vẫn lộ rõ vẻ sợ hãi, con chó nhỏ vẫn nằm trong lòng ngủ ngon lành, thì ra đêm qua nó cào cửa không được đã đào cả một lỗ lớn dưới đất chui vào. Cụ Nghĩa ra xem thì ổ chó đã trống hoác, không còn con nào, phía hàng rào ông phát hiện một cái lỗ tròn to cỡ miệng chum, bên trong dính đầy vảy rắn lớn thì mới biết chuyện mà lạnh người. Kể từ đấy con chó không còn hung dữ như trước nữa, nó cũng không còn sủa được cho đến tận lúc chết.

Như trước đã kể, nhà cụ Nghĩa nằm sát bờ sông, lại ngay đoạn đầu vàm ngã ba sông cái, cái vàm đất dài vươn ra cửa sông nên khi con nước về nó lại đón nhiều phù sa màu mỡ kèm theo cá tôm từ thượng nguồn về không ngớt, cả nhà lớn nhỏ mấy miệng ăn cũng nhờ đấy mà thêm phần no đủ. Nhưng ngoài tôm cá, sản vật của sông ngòi, con nước con mang theo thứ khác: xác chết trôi.
Thời đấy đang buổi loạn lạc, ban ngày sợ lính, ban đêm sợ cướp. Đàn bà con gái thời đấy đi làm đồng, bắt tôm tép mà gặp lính Pháp thì y như rằng bị hãm hiếp tàn nhẫn rồi giết, bọn chúng chỉ cần gáng cho tội danh "Việt Minh" là xong, thoải mái ruồng bố, đàn áp, giết chóc. Tưởng đâu tránh lính Pháp là sống, nhiều người đi vào rừng lấy kèo ong, đặt bẫy chim.. vô tình đi vào khu vực bí mật của Việt Minh hoặc người lạ từ xứ khác đến mà lại đi bậy bạ thì cũng đều bị xem là Việt gian, thám báo, đều bị cắt cổ cả. Rồi người đánh thuyền đi buôn đêm, đi chợ sớm gặp phải băng cướp sông, đảng cướp rừng thì chín chết đến mười, bọn này đa phần cướp xong là chặt đầu cả. Rồi những cuộc giao tranh, Ta có Pháp có, đều chết dưới bơm rơi đạn lạc, không biết bao nhiêu cho kể. Tóm chung thì phận con người thời loạn cũng như con sâu cái kiến, may thì sống, sui thì chết, cũng chả ai điều tra xét xử gì, chả ai thay họ đòi công đạo, chỉ duy nhất để lại một nỗi đau thương cho người thân ở lại.
Những người chết đấy, sau khi bị giết thì đa phần bị vứt xuống sông, cứ trôi theo dòng nước. Thời đấy xác chết trôi như vậy rất nhiều, người dân trên sông nước gặp phải đều ngó lơ, nếu có mắc vào thuyền hay vào đám lá bụi cây trước nhà thì đều lấy sào đẩy ra sông, cũng không trách được họ, ở cái thời đại mà đến bản thân còn lo chưa xong, miếng cơm manh áo còn chật vật, mạng mình còn khó giữ thì hơi đâu lo kẻ khác, không khéo lại còn mang vạ vào thân, cùng lắm thì rắc cho tí muối, lẫm nhẫm khấn vài câu mong sớm siêu thoát rồi đẩy đi để họ theo dòng trôi ra biển lớn.
Không biết vô tình hay do ma xui quỷ khiến mà xác chết trôi cứ đến ngã 3 sông là lại tấp vào cái Vàm nhà cụ Nghĩa. Chuyện bắt đầu vào một đêm, khi cụ Nghĩa đang thiu thiu giấc thì bỗng mơ màng thấy từ dưới mé sông đi lên một người đàn bà, từ đầu tóc, mình mẩy đều ướt sủng nước, tay ẳm theo một đứa nhỏ mà mặt mài đã tím tái cả rồi, bà ta vừa đi vừa khóc đến trước cửa sau thì quỳ xuống, không nói không rằng mà cứ dập đầu lạy cụ Nghĩa.
Cụ Nghĩa đang chưa biết chuyện gì, tính chạy ra đỡ 2 mẹ con dậy đưa vào nhà thay đồ, ủ ấm chứ sao để vậy được thì bỗng thấy từ phía cái miếu nhỏ lại có một người phụ nữ ẵm con đi lại, người phụ nữ này thì lại một thân quần áo tinh tươm sạch sẽ, tóc búi cao có cài trâm, gương mặt phúc hậu vô cùng. Bà đi đến gần, đưa mắt nhìn người phụ nữ đang quỳ ra vẻ cảm thương rồi quay nhìn cụ Nghĩa mà bảo rằng:
_ Mẹ con họ số khổ, chẳng đặng đừng mới màn trời chiếu đất phiêu dạt đến đất của bây, ta thấy họ đáng thương lại lành nên giữ lại, bây cũng thương tình mà lo liệu chỗ nằm cho người ta, về sau họ giúp bây làm ăn, cũng giữ cho sấp nhỏ khỏe mạnh, đất đai tiền bạc bây ăn một đời chứ mần phước cho người thì con cháu bây ăn đời đời đó.

Nói rồi bà ta dắt tay người đàn bà kia quay đi, cụ Nghĩa định chạy theo thì bỗng bước hụt dò, chới với tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi. Cụ đem chuyện này kể với cụ bà, nghĩ là điềm ông bà về nhắc, 2 vợ chồng châm đuốc, đang đêm dò dẫm ra bờ sông thì mới lạnh người, ngay bờ sông có một xác người nữ đang nỗi lềnh bềnh, bụng trương to như có thai, điều đáng nói là tay người phụ nữ này bị rễ của cây đa to mọc bên cạnh miếu quấn chặt lấy như sợ trôi đi mất, 2 ông bà phải gỡ mãi mới ra được. Sau đấy hai vợ chồng cùng nhau kéo người chết lên bờ, bà thì đi nấu lá bưởi coi như là tắm qua cho người chết để tẩy đi xú uế cho người ta, ông thì vác cuốc ra hùng hục đào huyệt rồi lấy tạm miếng chiếu nát để họ có cái bọc thân sau đấy thì chôn cất xuống, thắp nén nhang, xong đâu đấy ông bà mới vào nằm, 2 ông bà vẫn thao thức nghĩ thương cho người đàn bà mệnh khổ.
Từ đấy như xui khiến, xác chết tấp vào đầu vàm ngày càng nhiều, có nam có nữ, có già có trẻ, có cả xác lính Pháp nữa, nghĩ rằng nghĩa tử là nghĩa tận, mỗi lần phát hiện ông bà đều không quản là ai, cùng nhau kéo xác lên rồi chôn cất, nhang khói đàng hoàng. Đến mức càng ngày càng nhiều, khu đất phía sau cái miếu nhỏ đã chi chít gần trăm ụ đất, không còn chỗ chôn nữa, ông rất phiền não không biết phải làm sao, bỏ thì tội mà vớt lên thì làm gì còn chỗ nữa, cứ đà này thì xác còn nhiều lắm chứ chả chơi.
Đêm đấy cơm nước xong ông ra miếu thắp nhang, xong ngồi xuống tựa lưng vào miếu, mắt nhìn đăm đăm vào gần trăm ngôi mộ trước mặt mà buồn rười rượi, bỗng đâu một tia chớp lóe lên, trước mắt ông bỗng sương khói mờ ảo rồi thoắt ẩn hiện ông thấy lố nhố những bóng hình lớn có nhỏ có, đều quỳ trước mặt ông mà dập đầu, đứng ở giữa là người đàn bà dung mạo hiền lành lần trước nhìn ông, nở nụ cười hiền hậu. Bỗng cụ Nghĩa nghe văng vẳng bên tai:
_ Không quen biết, không ruột thịt nhưng ông lại không ngại mà thí công thí đất để anh chị em chúng tôi có nơi nằm yên, không phải lênh đênh sóng nước bị cá rỉa diều tha, có thể nhập thổ vi an, ơn này nguyện không bao giờ quên. Nay biết có khó khăn, thân chúng tôi giờ đã về với cát bụi nào dám chiếm riêng vài tấc đất bao giờ, xin đừng lo lắng, cứ đến tiết thanh minh này, cứ nhờ người đào mộ lên rồi không phải sắp xếp, cứ bỏ cốt xương vào chung mà tán vào một huyệt lớn là được, xin đừng ngại.
Nói rồi sương khói dần tan, bỗng vai bị lay mạnh, ông mới choàng tĩnh thì ra nãy giờ ông dựa vào miếu mà ngủ quên mất, bà chờ lâu nên ra mới thấy ông mà lay ông dậy.
Y theo lời, ngày thanh minh tới ông nhờ thêm mấy người hàng xóm mang cuốc xẻng đào các ngôi mộ lên thì bất ngờ, tất cả gần trăm ngôi mộ đều mới chôn chưa đầy năm, có nơi mới chôn 2,3 tháng vậy mà đã mục nát hết không còn thịt da gì chỉ còn trơ lại bộ xương và quần áo. Thế là cả bọn cùng gôm xương cải táng vào chung một cái huyệt lớn, một cái huyệt gần trăm xác người bên cạnh ngôi miếu.
Từ đấy mỗi ngày 3 tháng 3 hằng năm dòng tộc em đều tổ chức cúng miếu để tưởng niệm tổ tiên và nhớ về những tiền nhân mệnh khổ đã nằm lại nơi đây, truyền thống này đã kéo dài hơn trăm năm và hiện vẫn được các thế hệ sau tiếp diễn.
Miếu cực kỳ linh ứng, truyền rằng trước giờ có rất nhiều người dù không liên quan đến họ nhà em trước khi đi làm ăn xa hay có vấn đề khó khăn đều đến cầu khẩn và đều rất thành công. Hiện mỗi năm cúng miếu đều có nhiều người từ khắp nơi tụ họp về để trả lễ, có cả các quan chức trong nhà nước, thậm chí người từ nước ngoài nhớ ngày cúng mà bay về trả lễ. Heo bò nườm nượp, mỗi dịp này em đều tranh thủ ăn cho hết cỡ để xem như hưởng phúc đức ông bà để lại vậy.😁

Chương 14 đã dài, xin tạm kết thúc tại đây. Phần sau ta sẽ cùng nhau kể thêm những chuyện hay về cuộc đời cụ Nghĩa nhé.

Cuối bài, lần nữa xin lỗi vì đã để anh em mong chờ lâu như vậy, thật hết sức có lỗi. Cũng vì chủ thớt có việc gia đình nên không có nhiều thời gian và tinh thần viết, mong anh em thông cảm bỏ quá cho.
Cũng cám ơn anh em rất nhiều vẫn luôn yêu thương và tương tác ủng hộ thớt. Xin cám ơn.
khi nào ra chap mới thớt ơi
 
Họ nhà tôi cũng bị vậy. Chống Pháp hăng quá thế là nó thuê thầy phù thủy về trấn yểm mộ của cái ông giỏi nhất họ bằng cách lật úp xác lại. Cuối cùng con cháu phải bọn nghiệp quan đi làm dân buôn bán cả. Nghĩ mà cay một dòng họ 6 thế kỷ chuyên làm quan binh mà giờ phải đi buôn. Ước gì chính phủ cho mở công ty quân sự tư nhân để gia đình em lại được nối tiếp truyền thống binh nghiệp nhỉ ? :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Họ nhà tôi cũng bị vậy. Chống Pháp hăng quá thế là nó thuê thầy phù thủy về trấn yểm mộ của cái ông giỏi nhất họ bằng cách lật úo xác lại. Cuối cùng con cháu phải bọn nghiệp quan đi làm dân buôn bán cả. Nghĩ mà cay một dòng họ 6 thế kỷ chuyên làm quan binh mà giờ phải đi buôn. Ước gì chính phủ cho mở công ty quân sự tư nhân để gia đình em lại được nối tiếp truyền thống binh nghiệp nhỉ ? :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
Đang yên lành lại muốn làm phiến quân à mike pence, cẩn thận các đồng chí lại đưa fence sang Miến đấy.
 
Họ nhà tôi cũng bị vậy. Chống Pháp hăng quá thế là nó thuê thầy phù thủy về trấn yểm mộ của cái ông giỏi nhất họ bằng cách lật úp xác lại. Cuối cùng con cháu phải bọn nghiệp quan đi làm dân buôn bán cả. Nghĩ mà cay một dòng họ 6 thế kỷ chuyên làm quan binh mà giờ phải đi buôn. Ước gì chính phủ cho mở công ty quân sự tư nhân để gia đình em lại được nối tiếp truyền thống binh nghiệp nhỉ ? :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
Họ nhà ông họ nào, ở đâu thế?? Sao nghe quen quen. Khéo cùng họ với tôi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top