thắc mắc [Chuyên ngành CNTT] Những môn học thời đi học ĐH mà đến bây giờ đi làm các thím thấy giá trị.

Chuyện rất là bình thường thím ơi. Cty em có thím cùng khóa với em, mấy môn toán kiểu giải tích 1,2,3 toàn điểm A nhưng code thì cũng thường thường (tự cậu ấy bảo thế và sếp cũng đánh giá vậy) em có hỏi thì cậu ấy bảo bị cái tật khó phá vỡ quy tắc. Nghĩa là code mà sợ sai hay sợ bug nên quá cẩn thận tỉ mỉ thành ra không dám thử áp dụng cái mới nên khi gặp vấn đề lạ lạ tý là loay hoay.

Còn học toán tà tà như em thì đúng nghĩa code lụi luôn cái gì có thể áp dụng được thì thử tới thử lui rồi nó cũng chạy chuẩn chỉ. Có điều nhiều khi phải fix bug cả ngày :D
Uh, thảo nào trước công ty tuyển một ông rất giỏi thuật toán, top ứng viên luôn, nhưng vô code thì như hạch. Thiết nghĩ mấy người như thế nên đi dạy toán tin hoặc làm nghiên cứu có khi lại hợp. Mà cũng không biết nữa, nghiên cứu cũng đòi hỏi sáng tạo và phá vỡ quy tắc nhiều chứ không phải kiểu áp dụng công thức mà ra.
 
Mình thấy 3 môn này có tác dụng nhất:
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • :sweet_kiss: Lập trình hướng đối tượng
  • Kĩ thuật lập trình
 
Toán rời rạc em thích nhất cái chương đầu tiên phải học là logic học. Sau này nó lại vô tình giúp mình tư duy code gọn gàng mà lại không hề hay biết
Mục tiêu môn học là thế mà, ai nắm được tư duy logic thì đã thành công rồi :D
 
Tôi thì thấy môn nào cũng có giá trị cả, nhưng mà tôi bỏ học nhiều quá. Hồi đấy lên giảng đường bọn nó rất sợ phát biểu, tôi thì chả sợ gì, không biết thì tôi hỏi, các thấy cũng trả lời nhiệt tình. Có lẽ vậy mà nhiều thanh niên cùng khóa nó không thích :big_smile: Kiểu cho rằng mình chảnh chó biết nhiều hơn chúng nó hoặc cố tình hỏi để chứng minh cái này cái kia, trong khi người có bao kinh nghiệm đang dạy chúng nó thì không hỏi :byebye:
 
trường em dạy ma trận, đạo hàm, tích phân gì đấy em cũng ko nhớ
Nếu còn chưa rõ trường dạy gì thì làm sao bạn biết nó quan trọng hay không? Quan trọng bạn đi theo hướng nào thì học toán theo hướng đấy. Lập trình game thì học tốt giải tích chẳng hạn.
 
trường em dạy ma trận, đạo hàm, tích phân gì đấy em cũng ko nhớ
dạo trước học course Machine Learning của Andrew Ng trên Coursera, toàn là nhân matrix đây thôi. Khuyên các bạn là những môn khoa học tự nhiên trên trường, môn nào cũng cần hết, đừng xem nhẹ. Làm gì cũng nên xây nền vững trước. Mình đi làm cũng thường hay coi mấy course, đang tính coi cái Number Theory của MIT mà hơi bận đây
 
dạo trước học course Machine Learning của Andrew Ng trên Coursera, toàn là nhân matrix đây thôi. Khuyên các bạn là những môn khoa học tự nhiên trên trường, môn nào cũng cần hết, đừng xem nhẹ. Làm gì cũng nên xây nền vững trước. Mình đi làm cũng thường hay coi mấy course, đang tính coi cái Number Theory của MIT mà hơi bận đây
cảm ơn bác nhiều
 
mấy môn như hệ điều hành, kiến trúc máy tính và hợp ngữ có áp dụng nhiều trong khi làm không mấy bác ơi?
 
Môn Toán cao cấp 1. Định luật DeMorgan giúp xử lý logic. Hồi mới đi làm, có task ông tướng làm cùng team om nửa ngày phần logic. Trong tài liệu BA viết là nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện A, B, C,... thì mới thực hiện hành động. Để tránh pyramid if else thì team mình hay làm kiểu ngược lại là nếu không thỏa mãn A hoặc B hoặc C thì quit. Do phần condition phức tạp quá, ông tướng kia ngồi vò đầu bứt tai từ sáng đến trưa cuối cùng quay sang hỏi mình. Mình nhìn SRS xong cầm bút nháp chưa đến 2p là draft xong flow cho phần code đó nhờ áp dụng định luật kể trên. Sau hỏi ra mới biết ông tướng kia toàn chạy thầy để qua môn, nhất là các môn toán (hắn học ĐH Công nghệ)
Thím hỏi hộ tôi là thằng kia chạy thầy nào phát, tôi học công nghệ tổng cộng 9 năm, chưa gặp 1 thầy nào chạy đc cả
 
Nghe các bác bảo toán mà em sợ thực sự :beat_brick: học hành toán chỉ tàn tàn qua môn, chỉ xác suất là leo lên được mức khá
 
lập trình hướng đối tượng
nhập môn lập trình
cấu trúc dữ liệu và giải thuật

nói chung nhiều môn lắm, mấy môn toán thì giúp cho tư duy các kiểu
 
mấy môn như hệ điều hành, kiến trúc máy tính và hợp ngữ có áp dụng nhiều trong khi làm không mấy bác ơi?
Xác định bạn lập trình thì phải học mấy môn này. Không học đến lúc fix bug cả đời không biết lỗi nó sinh ra từ đâu. Nhiều lý do phải học lắm vì hệ điều hành là cha là mẹ của phần mềm. Hiểu thế là được :d
 
Môn nào cũng thấy có giá trị cả. Trước xem Video của ông Dương Ngọc Thái thấy ổng nói rất đúng, các môn học ở trường đều hay, đều có giá trị thực tiễn khi đi làm cả, nhưng tại thời điểm sinh viên, chúng ta không thấy được việc nó sẽ được áp dụng như thế nào, giá trị ra sao nên đâm ra cảm thấy nhàm chán, không muốn học:big_smile::big_smile::big_smile:
 
cho em hỏi mấy môn như toán cao cấp có cần thiết cho công việc sau này ko ạ?
Toán rời rạc / cấu trúc rời rạc: cực kỳ quan trọng toàn ngành IT
Xác suất thống kê: cực kỳ quan trọng trong hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu
Đại số tuyến tính: cực kỳ quan trọng trong xử lý hình ảnh, đồ họa game, AI, ML, DL,...
Giải tích: cực kỳ quan trọng với lập trình nhúng, xử lí tín hiệu. Không quan trọng lắm với lập trình thuần
 
Toán rời rạc / cấu trúc rời rạc: cực kỳ quan trọng toàn ngành IT
Xác suất thống kê: cực kỳ quan trọng trong hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu
Đại số tuyến tính: cực kỳ quan trọng trong xử lý hình ảnh, đồ họa game, AI, ML, DL,...
Giải tích: cực kỳ quan trọng với lập trình nhúng, xử lí tín hiệu. Không quan trọng lắm với lập trình thuần
phương pháp tính, quy hoạch tuyến tính nữa anh ơi, mà lâu rồi quên ko biết cái toán rời rạc nó có gom luôn mấy cái lý thuyết đồ thị vào ko nữa, còn mấy cái đại số bool để làm mấy cái mạch nữa
 
Toán rời rạc / cấu trúc rời rạc: cực kỳ quan trọng toàn ngành IT
Xác suất thống kê: cực kỳ quan trọng trong hệ thống thông tin, khoa học dữ liệu
Đại số tuyến tính: cực kỳ quan trọng trong xử lý hình ảnh, đồ họa game, AI, ML, DL,...
Giải tích: cực kỳ quan trọng với lập trình nhúng, xử lí tín hiệu. Không quan trọng lắm với lập trình thuần
Vậy thì nếu không theo phần cứng thì nên tập trung vào đại số tuyến tính còn giải tích 1 2 3 học qua môn cũng được à bác?:oops:
 
Back
Top