thảo luận Chuyện nghề dev: một nghề nhưng nhiều ngành.

greans

Member
Nhân tiện đang light meeting week và có ý tưởng nên viết một góc nhìn nghề nghiệp cho các thím tham khảo. Để những hậu bối đi sau lấy đó cân nhắc có nên theo nghề hay không, vì dev là một nghề vừa đơn giản vừa không đơn giản.

Đầu tiên dev là gì? Là cách gọi dân dã của Software Engineer hay viết tắt là SWE, là vua của mọi nghề hiện tại (jk). Khác với IT là cách gọi chung cho các ngành liên quan về công nghệ thông tin, SWE thuộc hàng phân phúc trả lương cao nhất so với độ dễ trong kiếm việc. Không xét tới manager vì hiếm hơn.

Ít thấy nghề nào giống như dev nói riêng hay IT nói chung, vốn là xương sống của nhiều ngành. Làm SWE thì cơ hội được có kiến thức về các ngành khác phải nói là rất lớn, đi kèm với đó là đòi hỏi khả năng học hỏi các kiến thức mới về business. Tất nhiên nếu làm outsource thì có khả năng không cần phải hiểu rõ về business mới phải làm tốt được. Nếu làm cho cty product thì việc hiểu về business là bắt buộc, và rất cần nếu như muốn được thăng tiến.

Mình sẽ nói rõ hơn về những ngành/mảng mình đã trải qua trong gần 8 năm làm nghề.

0. Freelance: Business
Thời điểm này còn là sinh viên nên các dự án đa phần là các web giới thiệu, cms... nên không có gì đặc sắc
Tuy nhiên việc tiếp xúc với các dự án freelance sớm đã build up cho mình business sense cũng như customer service, handle complaints,...
Thời điểm này khách hàng sộp nhất là một bà designer người sin, mỗi dự án tầm 400-800 USD. Khá sộp so với khách hàng VN (1-3tr).

Duy nhất chỉ có một dự án thú vị là số hóa A-Z cho một cty chuyên nhập hàng quảng châu phân phối khắp miền nam. Tech thì không bàn tới nhưng cái học được ở đây là về cách business vận hành thế nào. Khá là shock khi phát hiện ra rằng thời điểm đó các shop quần áo 1 vốn 4 lời là quá bình thường, phải lời từ 5 tới 10 lần giá gốc khi giá nhập về là rất rẻ vào thời điển thương mai điện tử chưa phát triển (~10 năm trước)

1. First Job: Telecommunication
Làm cho 1 startup với mục đích là áp dụng big data cho telcos (các công ty viễn thông, nhà mạng).
Cty startup này phát triển một phần cứng chuyên dụng để đặt trong các datacenter của telcos, phần cứng này sẽ thu thập và lưu trữ thông tin với tốc độ cực nhanh (phần mềm tự viết bằng c của 1 ông CTO học tiến sĩ ở Cambridge). Sau đó sẽ có nhiều lớp xử lý data theo nguyên tắc raw -> data -> information -> insights. Giá trị mang lại cho các telco là sẽ nắm được tình trạng của network trong thời gian thực, có sự cố gì thì có thể nắm được xảy ra ở node nào trong network, sau đó thì tiến tới các insight về subscriber (thuê bao) cũng như xu hướng của người dùng trong trong mạng. Khách hàng khá là trải dài trong khu vực đông nam á, chắc đâu đó 6-8 thằng nhà mạng trong khu vực, lẫn dùng thử và trả tiền. Hồi đấy Viettel có qua để nghe về giải pháp, nhưng sau đấy ko thấy là khách hàng, dự là qua để xem công nghệ rồi về nhà bắt chước.

Cái học được từ job này là kiến thức về core network của telcos. Từ kiến trúc của mạng 2G cho tới 4G (Thời đấy 5G mới mấp mé), vai trò của từng node trong network lẫn metrics/kpi của telco network. Mục đích của việc cần có kiến thức này nhằm có common sense trong việc phát triển Dashboard cho telco. Tất nhiên việc dashboard cần hiển thị gì thì trước đó cần phải trao đổi với product manager, tuy nhiên nếu mình có kiến thức thì sẽ hiểu tại sao metric đó lại được chọn, vai trò của nó trong việc diagnosis một sự cố trong network. Việc chủ động đưa ra input cũng như feedback sẽ khiến mình có giá trị cao hơn việc chỉ là thằng thợ code.

2. Consultant: Investment/Financial

Nói là consultant cho oai chứ thực ra giống như outsource thôi, bản thân mình sẽ bị bán cho khách hàng. Hơi xui khi chọn nhầm một công ty bán người không tốt, có một số cty khi bán người thì sẽ bán theo team, có đầy đủ BA/Dev thì công việc sẽ có scope rõ ràng hơn. Anyway, mình nghỉ sau 6 tháng, chấp nhận đền bù hợp đồng (-9K SGD).

Khách hàng là một trong những cty đầu tư lớn nhất của chính phủ sin, cái mình học ở đây là các khái niệm cơ bản về investment, các chỉ số cơ bản. Vì chỉ có 6 tháng nên không học được nhiều, nhưng bài học lớn nhất là tại sao sin giàu trong khi VN nghèo hơn. Nguyên tắc chung của việc làm giàu chỉ có 3 bước đơn giản: Kiếm tiền - Tiết kiệm - Đầu tư, no bullshit. Sin nó đã làm việc này từ sớm và bài bản, nó có tầm 3 cty/cá thể (Sovereign wealth fund) chuyên đem tiền của dân đi đầu tư khắp thế giới với tổng tiền đầu tư của mỗi cty > 300 tỉ USD thì VN gần đây mới lập cty tương tự với vốn tầm 500 triệu USD (cách đây lâu rồi, giờ không rõ). Nói chung làm việc ở đây khơi gợi sự tò mò investment và bắt đầu tìm hiểu về nó.

3. SWE: Local network monitoring

Những gì cty này làm khá giống với cty đầu tiên, chỉ khác cái là scope chỉ ở mạng nội bộ. Đây là một cty mỹ chuyên bán phần cứng và giải pháp mạng nội bộ cho các nhà xưởng, trường học, khách sạn. Về kĩ thuật thì khá thú vị khi cty đầu tiên chủ trương privacy ở mức tối đa khi các data chỉ lưu trên phần cứng của cty, solution thì cũng 100% tự dev thì cty network này lại chọn giải pháp push data lên google cloud rồi dùng cloud để xử lý lại. Tuy nhiên khách hàng thì tính bằng hàng chục nghìn trong khi cty đầu thì khách hàng trên đầu ngón tay.

Về business thì cũng không có gì mới lạ

4. E-Commerce

Job của mình là build các UI cho các Operator ở các quốc gia sử dụng cho các chương trình khuyến mãi cũng như các hoạt động khác. Quy trình phần mềm thì thấy khá gần quy trình waterfall của các cty phần mềm truyền thống hơn là cty product mới sau này. Anyway, cái mình học được là luồng để dẫn dụ user từ lúc vào app/web cho tới khi họ check out món hàng, nói chung về mảng này thì các cty (học từ) tàu là số 1 thì ít ai số 2.

Có điều khá buồn cười là trước khi vào cty hỏi thằng teamlead là số lượng tàu trong team mày là bao nhiêu %, khứa đấy bảo là 50-60% gì đấy. Vô rồi thấy tàu cũng phải 95% nếu tính luôn của tàu local. Nhìn chung ngoài vấn đề communication ra thì đa số ai cũng nai-sừ.

5. Ads Platform

Làm việc cho một trong những cty có nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới phải nói là mind-blowing. Lúc trước ở ngoài thì khó hình dung làm thế nào để delivery ads cho hơn 2 tỉ DAU, với số lượng ads cần duyệt mỗi ngày là vô cùng lớn. Mình làm về giải pháp duyệt quảng cáo, maintain/dev tính năng cho tầm 15 ngàn người duyệt quảng cáo (2020), nhằm đảm ads đến tay người dùng phải sạch và không vi phạm chính sách nào.

Làm việc ở đây khiến mình hiểu với scale như thế thì không có AI với ML thì bao nhiêu người duyệt cũng không đủ, cho nên phần lớn quảng cáo là máy duyệt, người chỉ làm công việc hỗ trợ và duyệt các ads mà máy không duyệt được với độ chính xác cao. Và mình cũng hiểu tại sao ở VN có khá nhiều quảng cáo láo tồn tại, nó vừa là vấn đề của việc duyệt tự động lẫn người duyệt. Khá buồn là vấn đề này khá là khó giải quyết một sớm một chiều. Và cũng khá buồn với tình trạng chạy bùng ở vn, nó khiến cho các nhà quảng cáo chân chính ở vn cũng bị ảnh hưởng lây, ảnh hưởng thế nào thì ko nói được.

Kết luận

Mình thấy nghề này đòi hỏi cao việc tự học không chỉ về tech lẫn về business. Một số người có thể thích việc này, một số người không, các bạn cần cân nhắc trước khi theo đuổi nghề này.
 
Last edited:
@Fire Of Heart post nhầm 4rum, thím move giùm mình qua box lập trình cho liên quan nhé
wLXBDHZ.gif
 
Sao dev lại là kỹ sư phần mềm nhể ? Tôi có biết mấy bạn dev trong F soft, làm 5 năm hay 8 năm cũng chỉ có ngồi code...

Còn kỹ sư phần mềm là người ta ko chỉ code mà còn biết thiết kế, tích hợp hệ thống.

Ví dụ giám đốc hay là trưởng phòng đi khảo sát nhu cầu xây phần mềm của khách hàng về, rồi ném cho phòng thiết kế. Thì SE ở phòng này làm nhiệm vụ phân tích lựa chọn nền tảng ứng dựng, xây các module ví dụ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, thống kê, báo cáo.... Sau đó tích hợp hệ thống, hệ thống ngon thì chuyển qua khâu gõ code, và lúc này là việc của Dev...

Ở F soft thì đéch phải làm cái việc thiết kế hệ thống ý, vì bọn ở bên các nước Đức, Pháp, Nhật, Hàn... nó làm hết cụ rồi, các ông ở F soft thì chỉ làm cái việc thợ xây là gõ code thôi...

=> Ở mảng phát triển phần mềm, đã gọi là kỹ sư phần mềm thì nó phải có trình độ như tôi đã nói, còn cái team out source chỉ như là thợ xây thôi. Tầm cỡ kỹ sư phần mềm thì đủ năng lực làm chủ 1 doanh nghiệp, ví dụ giám đốc 1 công ty phát triẻn phần mềm nào đó. Kỹ sư phần mềm nếu làm công ăn lương ở các cơ quan doanh nghiệp... thì lương ít nhất phải 50 triệu, còn Dev thì chỉ có thể gọi là Software Developer là cùng.
 
Last edited:
Sao dev lại là kỹ sư phần mềm nhể ? Tôi có biết mấy bạn dev trong F soft, làm 5 năm hay 8 năm cũng chỉ có ngồi code...

Còn kỹ sư phần mềm là người ta ko chỉ code mà còn biết thiết kế, tích hợp hệ thống.

Ví dụ giám đốc hay là trưởng phòng đi khảo sát nhu cầu xây phần mềm của khách hàng về, rồi ném cho phòng thiết kế. Thì SE ở phòng này làm nhiệm vụ phân tích lựa chọn nền tảng ứng dựng, xây các module ví dụ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, thống kê, báo cáo.... Sau đó tích hợp hệ thống, hệ thống ngon thì chuyển qua khâu gõ code, và lúc này là việc của Dev...

Ở F soft thì đéch phải làm cái việc thiết kế hệ thống ý, vì bọn ở bên các nước Đức, Pháp, Nhật, Hàn... nó làm hết cụ rồi, các ông ở F soft thì chỉ làm cái việc thợ xây là gõ code thôi...

=> Ở mảng phát triển phần mềm, đã gọi là kỹ sư phần mềm thì nó phải có trình độ như tôi đã nói, còn cái team out source chỉ như là thợ xây thôi.
thì nếu phân biệt ra thì có thể như thím nói, nhưng với góc nhìn của tôi thì cứ gõ code là đồng nghiệp/SWE hết
kI4a9lH.jpg
 
thì nếu phân biệt ra thì có thể như thím nói, nhưng với góc nhìn của tôi thì cứ gõ code là đồng nghiệp/SWE hết
kI4a9lH.jpg

Khác bọt quá là lớn luôn... Kỹ sư phần mềm trường chính quy cỡ Bách Khoa, Bưu chính viễn thông, học viện công nghệ thông tin ĐHQG.... đào tạo ra nhân sự đẳng cấp kỹ sư phần mềm là người ta phải tầm cỡ đó, biết xây dựng 1 cái ứng dụng từ đầu đến cuối.

Mấy giám đốc, trưởng phòng ở các công ty phát triển phần mềm mà đẳng cấp kỹ sư phần mềm thì người ta xử lý được hết các việc đấy.

Còn mấy cán bộ gõ code thì chỉ tầm cỡ thợ xây thôi, đẳng cấp cao đẳng là cùng, làm sao mà nhập nhằng với kỹ sư được.
 
Khác bọt quá là lớn luôn... Kỹ sư phần mềm trường chính quy cỡ Bách Khoa, Bưu chính viễn thông, học viện công nghệ thông tin ĐHQG.... đào tạo ra nhân sự đẳng cấp kỹ sư phần mềm là người ta phải tầm cỡ đó, biết xây dựng 1 cái ứng dụng từ đầu đến cuối.

Mấy giám đốc, trưởng phòng ở các công ty phát triển phần mềm mà đẳng cấp kỹ sư phần mềm thì người ta xử lý được hết các việc đấy.

Còn mấy cán bộ gõ code thì chỉ tầm cỡ thợ xây thôi, đẳng cấp cao đẳng là cùng, làm sao mà nhập nhằng với kỹ sư được.
Well, tôi đồng ý là những SWE tốt nghiệp trường tốt ra thường sẽ thành công trong sự nghiệp cũng như dư sức build 1 product A-Z, tất nhiên có 1 số người sẽ chọn an phận, dừng việc tự học. Cũng có những bạn chỉ tiếp cận code qua con đường bootcamp, học nghề ngắn hạn, nhưng người ta tự học hỏi đi lên thì vẫn đạt được trình độ SWE như thím nói như thường.

Anyway, mình phần nào đồng ý với góc nhìn của thím, đôi lúc mình cũng hay mỉa mai thợ code là vậy, tuy vậy mình tin rằng thợ code/dev quèn đều có thể thành SWE theo định nghĩa của thím, và với định nghĩa của thím thì bài viết này dành cho SWE. Tuy nhiên đối tượng mình hướng tới có cả thợ code/dev để các bạn ấy biết mà phấn đấu, hoặc thấy không hợp thì chuyển hướng sớm
h1kRuMc.jpg
 
Tất nhiên nếu làm outsource thì có khả năng không cần phải hiểu rõ về business mới phải làm tốt được. Nếu làm cho cty product thì việc hiểu về business là bắt buộc, và rất cần nếu như muốn được thăng tiến.
công ty outsource hay product thì dev cũng chỉ là dev, hiểu rõ business thì từ cấp quản lý trở lên, business dev ở đây chỉ cần hiểu là sản phẩm của KH của công ty mình là gì, mà cái này là căn bản bắt buộc, chả có thằng dev nào ngồi dev mà không biết sản phẩm mình là gì, bán cho ai cả. Nếu có dev không biết những cái cơ bản đó thì phải trách thằng PM thằng cao hơn, vì trước khi vào dự án thì những thằng đó phải giới thiệu dự án trước khi dev join chính thức, chứ làm gì có chuyện ngồi dev mà không biết mình dev gì, vớ vẩn vậy ông :surrender:
 
công ty outsource hay product thì dev cũng chỉ là dev, hiểu rõ business thì từ cấp quản lý trở lên, business dev ở đây chỉ cần hiểu là sản phẩm của KH của công ty mình là gì, mà cái này là căn bản bắt buộc, chả có thằng dev nào ngồi dev mà không biết sản phẩm mình là gì, bán cho ai cả. Nếu có dev không biết những cái cơ bản đó thì phải trách thằng PM thằng cao hơn, vì trước khi vào dự án thì những thằng đó phải giới thiệu dự án trước khi dev join chính thức, chứ làm gì có chuyện ngồi dev mà không biết mình dev gì, vớ vẩn vậy ông :surrender:
Biết ở đây có nhiều mức độ biết:
  • biết đang làm gì
  • biết tại sao làm việc đó
  • biết cải thiện việc đang làm.

Tôi đã thấy những dev không màng thế sự, ko quan tâm tới biz, chỉ biết code cho xong rồi lãnh lương đi về.
 
Sao dev lại là kỹ sư phần mềm nhể ? Tôi có biết mấy bạn dev trong F soft, làm 5 năm hay 8 năm cũng chỉ có ngồi code...

Còn kỹ sư phần mềm là người ta ko chỉ code mà còn biết thiết kế, tích hợp hệ thống.

Ví dụ giám đốc hay là trưởng phòng đi khảo sát nhu cầu xây phần mềm của khách hàng về, rồi ném cho phòng thiết kế. Thì SE ở phòng này làm nhiệm vụ phân tích lựa chọn nền tảng ứng dựng, xây các module ví dụ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, thống kê, báo cáo.... Sau đó tích hợp hệ thống, hệ thống ngon thì chuyển qua khâu gõ code, và lúc này là việc của Dev...

Ở F soft thì đéch phải làm cái việc thiết kế hệ thống ý, vì bọn ở bên các nước Đức, Pháp, Nhật, Hàn... nó làm hết cụ rồi, các ông ở F soft thì chỉ làm cái việc thợ xây là gõ code thôi...

=> Ở mảng phát triển phần mềm, đã gọi là kỹ sư phần mềm thì nó phải có trình độ như tôi đã nói, còn cái team out source chỉ như là thợ xây thôi. Tầm cỡ kỹ sư phần mềm thì đủ năng lực làm chủ 1 doanh nghiệp, ví dụ giám đốc 1 công ty phát triẻn phần mềm nào đó. Kỹ sư phần mềm nếu làm công ăn lương ở các cơ quan doanh nghiệp... thì lương ít nhất phải 50 triệu, còn Dev thì chỉ có thể gọi là Software Developer là cùng.

Nâng cao quan điểm quá làm gì.
Job title do công ty đánh giá. Tôi ngồi ở Vn làm Engineering lead cho tụi Us đây, còn ở Fsoft thì là solution architect, cty cũ là senior dev. Với tôi thằng nào làm về phần mềm mà học hành đoàng hoàng đều là Swe cả.
Còn nói chuyện với tụi nó thì cứ kêu tao là coder, trình độ nó thể hiện bằng hiệu quả công việc chứ nó ko thể hiện qua job title đâu

Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
 
Ngoài lề tí bác thớt hay bác nào làm lâu năm biết cách nào để lấy lại động lực không , cảm giác như mình biết mình phải làm gì để tăng career path của mình nhưng lại không có động lực để làm những việc đó ấy , mong mấy bác đừng chửi :shame:
 
công ty outsource hay product thì dev cũng chỉ là dev, hiểu rõ business thì từ cấp quản lý trở lên, business dev ở đây chỉ cần hiểu là sản phẩm của KH của công ty mình là gì, mà cái này là căn bản bắt buộc, chả có thằng dev nào ngồi dev mà không biết sản phẩm mình là gì, bán cho ai cả. Nếu có dev không biết những cái cơ bản đó thì phải trách thằng PM thằng cao hơn, vì trước khi vào dự án thì những thằng đó phải giới thiệu dự án trước khi dev join chính thức, chứ làm gì có chuyện ngồi dev mà không biết mình dev gì, vớ vẩn vậy ông :surrender:

Muốn làm dev giỏi thì phải biết business chứ, ko biết thì chứng tỏ code viết ra ko đúng, ko đúng thì ko thể nào show ra đc là code tao viết giỏi được đúng ko?
Còn cứ suy nghĩ tao là dev tao ko cần biết business thì muôn kiếp cũng ko thể nào được đánh giá cao đâu :D còn làm tới 1 trình độ nào đó thì câu chuyện là ko cần phải phỏng vấn ở 1 cty nào cả, việc tìm job 3 4k ở Vn nó rất là easy luôn.
Đi từ business, thiết kế rồi mới là code chứ ai lại đi ngược lại bao giờ

Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
 
Ngoài lề tí bác thớt hay bác nào làm lâu năm biết cách nào để lấy lại động lực không , cảm giác như mình biết mình phải làm gì để tăng career path của mình nhưng lại không có động lực để làm những việc đó ấy , mong mấy bác đừng chửi :shame:
Lên blind đọc bài của mấy thằng 2-3 YOE mà 3-400K USD là có động lực ngay, hoặc là trầm cmn cảm.
Follow mấy kênh youtube của mấy thằng SWE, coi mấy bài chia sẻ về career path của nó.
Nói chuyện với những người cùng chí hướng, để từ đó động viên nhau
d1gwKaw.png
 
Back
Top