thảo luận Chuyện nghề dev: một nghề nhưng nhiều ngành.

Well, tôi đồng ý là những SWE tốt nghiệp trường tốt ra thường sẽ thành công trong sự nghiệp cũng như dư sức build 1 product A-Z, tất nhiên có 1 số người sẽ chọn an phận, dừng việc tự học. Cũng có những bạn chỉ tiếp cận code qua con đường bootcamp, học nghề ngắn hạn, nhưng người ta tự học hỏi đi lên thì vẫn đạt được trình độ SWE như thím nói như thường.

Anyway, mình phần nào đồng ý với góc nhìn của thím, đôi lúc mình cũng hay mỉa mai thợ code là vậy, tuy vậy mình tin rằng thợ code/dev quèn đều có thể thành SWE theo định nghĩa của thím, và với định nghĩa của thím thì bài viết này dành cho SWE. Tuy nhiên đối tượng mình hướng tới có cả thợ code/dev để các bạn ấy biết mà phấn đấu, hoặc thấy không hợp thì chuyển hướng sớm
h1kRuMc.jpg

Đã gọi là kỹ sư là phải thiết kế hệ thống...

Cần gì phải là phần mềm, phần cứng cũng vậy.

Ví dụ như tôi chuyên xây dự án hạ tầng CNTT cho các doanh nghiệp, thì sever là loại nào, chuyển mạch lõi loại nào, phân tầng loại nào, tường lửa, module quang....

Rồi sơ đồ đấu nối thiết bị, vị trí lắp đặt cam cò, cam cố định, cam quay quét... các cmn kiểu.

Rồi là khi thiết bị nó về đến hiện trường thì phải đến mà tổ chức lắp đặt và tích hợp, cấu hình...

=> Kỹ sư phần mềm là cũng phải vừa có kỹ năng giao tiếp ( khảo sát nhu cầu của khách hàng ) thiết kế, lập trình, kiểm thử... các kiểu.
 
Biết ở đây có nhiều mức độ biết:
  • biết đang làm gì
  • biết tại sao làm việc đó
  • biết cải thiện việc đang làm.

Tôi đã thấy những dev không màng thế sự, ko quan tâm tới biz, chỉ biết code cho xong rồi lãnh lương đi về.
cái đó trách thằng PM, PM không trực tiếp dev nhưng nó hiểu business, nắm business. Việc nó phải truyền tải lại cho dev sản phẩm mình đang làm là gì, hướng đối tượng là ai, chức năng mình làm phục vụ ai, thì lúc đó code mới biết scope ảnh hưởng chứ, nhiều chức năng chỉ thằng đọc code mới biết có liên quan, nhưng lại không nắm được nghiệp vụ thì gây ra bug ở tương lai.

Muốn làm dev giỏi thì phải biết business chứ, ko biết thì chứng tỏ code viết ra ko đúng, ko đúng thì ko thể nào show ra đc là code tao viết giỏi được đúng ko?
Còn cứ suy nghĩ tao là dev tao ko cần biết business thì muôn kiếp cũng ko thể nào được đánh giá cao đâu :D còn làm tới 1 trình độ nào đó thì câu chuyện là ko cần phải phỏng vấn ở 1 cty nào cả, việc tìm job 3 4k ở Vn nó rất là easy luôn.
Đi từ business, thiết kế rồi mới là code chứ ai lại đi ngược lại bao giờ

Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
yep, nhưng nói rõ business ở đây là hiểu đối tượng dùng, sản phẩm cho ai, phục vụ ai. Chứ không phải đi sâu vào business. Mấy cái này tôi thấy là căn bản 1 dev cần có
 
cái đó trách thằng PM, PM không trực tiếp dev nhưng nó hiểu business, nắm business. Việc nó phải truyền tải lại cho dev sản phẩm mình đang làm là gì, hướng đối tượng là ai, chức năng mình làm phục vụ ai, thì lúc đó code mới biết scope ảnh hưởng chứ, nhiều chức năng chỉ thằng đọc code mới biết có liên quan, nhưng lại không nắm được nghiệp vụ thì gây ra bug ở tương lai.


yep, nhưng nói rõ business ở đây là hiểu đối tượng dùng, sản phẩm cho ai, phục vụ ai. Chứ không phải đi sâu vào business. Mấy cái này tôi thấy là căn bản 1 dev cần có

1 thằng Pm, Ba, product manager nó quản lí cả chục thậm chí cả trăm thằng dev, làm sao mà nó biết đc là thím hiểu business hay chưa? Việc đơn giản là nếu ko hiểu thì phải đi hỏi nó, chứ sao lại trách tụi tao ko hiểu business là do mày ko nói?
Dev giỏi là phải biết kiếm đc những info cần thiết để viết ra những dòng code đúng. Đơn giản thế thôi chứ phức tạp hóa vấn đề lên làm gì :D
Dần dần khai thác đc những thứ trên là sẽ giỏi business thôi

Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
 
Sao dev lại là kỹ sư phần mềm nhể ? Tôi có biết mấy bạn dev trong F soft, làm 5 năm hay 8 năm cũng chỉ có ngồi code...

Còn kỹ sư phần mềm là người ta ko chỉ code mà còn biết thiết kế, tích hợp hệ thống.

Ví dụ giám đốc hay là trưởng phòng đi khảo sát nhu cầu xây phần mềm của khách hàng về, rồi ném cho phòng thiết kế. Thì SE ở phòng này làm nhiệm vụ phân tích lựa chọn nền tảng ứng dựng, xây các module ví dụ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, thống kê, báo cáo.... Sau đó tích hợp hệ thống, hệ thống ngon thì chuyển qua khâu gõ code, và lúc này là việc của Dev...

Ở F soft thì đéch phải làm cái việc thiết kế hệ thống ý, vì bọn ở bên các nước Đức, Pháp, Nhật, Hàn... nó làm hết cụ rồi, các ông ở F soft thì chỉ làm cái việc thợ xây là gõ code thôi...

=> Ở mảng phát triển phần mềm, đã gọi là kỹ sư phần mềm thì nó phải có trình độ như tôi đã nói, còn cái team out source chỉ như là thợ xây thôi. Tầm cỡ kỹ sư phần mềm thì đủ năng lực làm chủ 1 doanh nghiệp, ví dụ giám đốc 1 công ty phát triẻn phần mềm nào đó. Kỹ sư phần mềm nếu làm công ăn lương ở các cơ quan doanh nghiệp... thì lương ít nhất phải 50 triệu, còn Dev thì chỉ có thể gọi là Software Developer là cùng.
Quan trọng là vào công ty dc giao việc nào thì làm việc đó. Đi làm thì dc giao việc chỉ có code là chính vậy gọi coder? rồi ở nhà tự phát triển sản phẩm riêng a-z, kiếm ra nhìu $ thì có dc gọi là dev?
h1kRuMc.jpeg
 
1 thằng Pm nó quản lí cả chục thậm chí cả trăm thằng dev, làm sao mà nó biết đc là thím hiểu business hay chưa? Việc đơn giản là nếu ko hiểu thì phải đi hỏi nó, chứ sao lại trách tụi tao ko hiểu business là do mày ko nói?
Dev giỏi là phải biết kiếm đc những info cần thiết để viết ra những dòng code đúng. Đơn giản thế thôi chứ phức tạp hóa vấn đề lên làm gì :D
Dần dần khai thác đc những thứ trên là sẽ giỏi business thôi

Sent from Samsung SM-G996B using vozFApp
PM ở đây ý tôi nói là người quản lý, không cứ nhất thiết là Project manager, có thể leader,..Trước khi join vào 1 sản phẩm, phải training đầu tiên về sản phẩm team đang làm, cái cơ bản đó không làm thì vứt. Rồi sau khi join, dev sẽ từ cơ bản hỏi lên, chứ mới join vào biết gì mà hỏi anh?
 
Đầu tiên dev là gì? Là cách gọi dân dã của Software Engineer hay viết tắt là SWE, là vui của mọi nghề hiện tại (jk).
gõ nhanh quá sai chính tả rồi kìa thím :v

Làm high-level thì cũng ko code mấy đâu, PoC, làm design các kiểu rồi thuê lính lác làm, mình quản lý tiến độ và quality thôi. Dev ở VN chủ yếu làm thuê/outsource nên hay được gọi là thợ code, đã là thợ thì chỉ làm mảng nhỏ của mình và làm rất tốt.
 
Khác bọt quá là lớn luôn... Kỹ sư phần mềm trường chính quy cỡ Bách Khoa, Bưu chính viễn thông, học viện công nghệ thông tin ĐHQG.... đào tạo ra nhân sự đẳng cấp kỹ sư phần mềm là người ta phải tầm cỡ đó, biết xây dựng 1 cái ứng dụng từ đầu đến cuối.

Mấy giám đốc, trưởng phòng ở các công ty phát triển phần mềm mà đẳng cấp kỹ sư phần mềm thì người ta xử lý được hết các việc đấy.

Còn mấy cán bộ gõ code thì chỉ tầm cỡ thợ xây thôi, đẳng cấp cao đẳng là cùng, làm sao mà nhập nhằng với kỹ sư được.
Tôi thấy hình như anh nhầm lẫn giữa bằng cấp và khả năng làm việc
 
Tôi thấy hình như anh nhầm lẫn giữa bằng cấp và khả năng làm việc

Tôi thấy trong ngành này ý thức và sự cố gắng > bằng cấp + thông minh. Đó là lý do tại sao có những thằng không học chuyên về IT nhưng lại khá thành công, dù đó là số ít. Điều mà những ngành thu nhập cao khác như Bác Sĩ hay Luật Sư éo thể nào thành công dc nếu ko học hành tử tế.
kI4a9lH.jpg
 
Đã gọi là kỹ sư là phải thiết kế hệ thống...

Cần gì phải là phần mềm, phần cứng cũng vậy.

Ví dụ như tôi chuyên xây dự án hạ tầng CNTT cho các doanh nghiệp, thì sever là loại nào, chuyển mạch lõi loại nào, phân tầng loại nào, tường lửa, module quang....

Rồi sơ đồ đấu nối thiết bị, vị trí lắp đặt cam cò, cam cố định, cam quay quét... các cmn kiểu.

Rồi là khi thiết bị nó về đến hiện trường thì phải đến mà tổ chức lắp đặt và tích hợp, cấu hình...

=> Kỹ sư phần mềm là cũng phải vừa có kỹ năng giao tiếp ( khảo sát nhu cầu của khách hàng ) thiết kế, lập trình, kiểm thử... các kiểu.
nói nghe xàm vcl. ở vn này thằng dev nào chả phải kỹ sư?

tối ngày bắt bẻ như thằng ba trợn. lấy vd tây tàu phát mệt
 
Biết ở đây có nhiều mức độ biết:
  • biết đang làm gì
  • biết tại sao làm việc đó
  • biết cải thiện việc đang làm.

Tôi đã thấy những dev không màng thế sự, ko quan tâm tới biz, chỉ biết code cho xong rồi lãnh lương đi về.
trả lương tôi đủ là được. ở vn này dev biết hay k đâu qtr. quan trọng là PM biết và train đủ làm việc là được
 
Biết ở đây có nhiều mức độ biết:
  • biết đang làm gì
  • biết tại sao làm việc đó
  • biết cải thiện việc đang làm.

Tôi đã thấy những dev không màng thế sự, ko quan tâm tới biz, chỉ biết code cho xong rồi lãnh lương đi về.
Nếu làm outsource thì chỉ cần làm đúng theo bussiness khách hàng training,
Còn làm product t mới cần biết những thứ bên trên
 
trả lương tôi đủ là được. ở vn này dev biết hay k đâu qtr. quan trọng là PM biết và train đủ làm việc là được

Nếu làm outsource thì chỉ cần làm đúng theo bussiness khách hàng training,
Còn làm product t mới cần biết những thứ bên trên

Scope tôi nói ở đây là SWE nói chung, thời gian đầu có thể làm outsource kiếm cơm, nhưng muốn tiến xa hơn trong nghề thì nên làm product sau đó.
 
Sao dev lại là kỹ sư phần mềm nhể ? Tôi có biết mấy bạn dev trong F soft, làm 5 năm hay 8 năm cũng chỉ có ngồi code...

Còn kỹ sư phần mềm là người ta ko chỉ code mà còn biết thiết kế, tích hợp hệ thống.

Ví dụ giám đốc hay là trưởng phòng đi khảo sát nhu cầu xây phần mềm của khách hàng về, rồi ném cho phòng thiết kế. Thì SE ở phòng này làm nhiệm vụ phân tích lựa chọn nền tảng ứng dựng, xây các module ví dụ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, thống kê, báo cáo.... Sau đó tích hợp hệ thống, hệ thống ngon thì chuyển qua khâu gõ code, và lúc này là việc của Dev...

Ở F soft thì đéch phải làm cái việc thiết kế hệ thống ý, vì bọn ở bên các nước Đức, Pháp, Nhật, Hàn... nó làm hết cụ rồi, các ông ở F soft thì chỉ làm cái việc thợ xây là gõ code thôi...

=> Ở mảng phát triển phần mềm, đã gọi là kỹ sư phần mềm thì nó phải có trình độ như tôi đã nói, còn cái team out source chỉ như là thợ xây thôi. Tầm cỡ kỹ sư phần mềm thì đủ năng lực làm chủ 1 doanh nghiệp, ví dụ giám đốc 1 công ty phát triẻn phần mềm nào đó. Kỹ sư phần mềm nếu làm công ăn lương ở các cơ quan doanh nghiệp... thì lương ít nhất phải 50 triệu, còn Dev thì chỉ có thể gọi là Software Developer là cùng.
Vì ngành phần mềm nó phẳng hơn các ngành kỹ thuật khác, ngắn gọn vậy thôi.
 
Tôi thấy trong ngành này ý thức và sự cố gắng > bằng cấp + thông minh. Đó là lý do tại sao có những thằng không học chuyên về IT nhưng lại khá thành công, dù đó là số ít. Điều mà những ngành thu nhập cao khác như Bác Sĩ hay Luật Sư éo thể nào thành công dc nếu ko học hành tử tế.
kI4a9lH.jpg

Thím vẫn chưa nhìn hết dc bản chất đâu.

Bản chất những đứa thành công kia thì nó cũng phải thông minh từ khá giỏi trở lên. Ngành này tôi chưa thấy đứa nào kém thông minh (chậm tiếp thu, chậm học hỏi) mà vươn xa cả. Ý thức + cố gắng có thể đưa a từ 1 -> 5, nhưng để lên 6 -> 8 lại là 1 chuyện khác. Và từ 8 -> 10 lại khác hoàn toàn.

Còn ngành nào cũng thế, ko ý thức, ko cố gắng thì rất khó thành công.
Điểm khác là BS hay LS nó đòi bằng cấp kỹ hơn thôi.

Kể cả trong ngành CNTT, có bằng cấp cũng sẽ gây khác biệt. Chẳng qua các thím chưa thấy hoặc chưa ở những thời điểm/vị trí mà sự khác biệt đó trở nên rõ ràng thôi. Mà để có bằng ở trường tốt ng ta cũng phải nỗ lực chứ có phải khơi khơi mà có đâu.
 
Last edited:
Thím vẫn chưa nhìn hết dc bản chất đâu.

Bản chất những đứa thành công kia thì nó cũng phải thông minh từ khá trở lên. Ngành này tôi chưa thấy đứa nào kém thông minh (chậm tiếp thu, chậm học hỏi) mà vươn xa cả. Ý thức + cố gắng có thể đưa a từ 1 -> 5, nhưng để lên 6 -> 8 lại là 1 chuyện khác. Và từ 8 -> 10 lại khác hoàn toàn.

Còn ngành nào cũng thế, ko ý thức, ko cố gắng thì rất khó thành công.
Điểm khác là BS hay LS nó đòi bằng cấp thôi.

Kể cả trong ngành CNTT, có bằng cấp cũng sẽ gây khác biệt. Chẳng qua các thím chưa thấy hoặc chưa ở những thời điểm/vị trí mà sự khác biệt đó trở nên rõ ràng thôi. Mà để có bằng ở trường tốt ng ta cũng phải nỗ lực chứ có phải khơi khơi mà có đâu.

Ý bác là từ 1-5 là Junior. Từ 6-8 là Middle. Còn từ 8-10 là Senior phải không ạ.
 
Lên blind đọc bài của mấy thằng 2-3 YOE mà 3-400K USD là có động lực ngay, hoặc là trầm cmn cảm.
Follow mấy kênh youtube của mấy thằng SWE, coi mấy bài chia sẻ về career path của nó.
Nói chuyện với những người cùng chí hướng, để từ đó động viên nhau
d1gwKaw.png
Biết đến Blind qua cái bài pv Facebook của bác. Mới đầu đọc thì động lực vô biên, càng đọc càng trầm cảm :LOL:)
 
Thím vẫn chưa nhìn hết dc bản chất đâu.

Bản chất những đứa thành công kia thì nó cũng phải thông minh từ khá giỏi trở lên. Ngành này tôi chưa thấy đứa nào kém thông minh (chậm tiếp thu, chậm học hỏi) mà vươn xa cả. Ý thức + cố gắng có thể đưa a từ 1 -> 5, nhưng để lên 6 -> 8 lại là 1 chuyện khác. Và từ 8 -> 10 lại khác hoàn toàn.

Còn ngành nào cũng thế, ko ý thức, ko cố gắng thì rất khó thành công.
Điểm khác là BS hay LS nó đòi bằng cấp kỹ hơn thôi.

Kể cả trong ngành CNTT, có bằng cấp cũng sẽ gây khác biệt. Chẳng qua các thím chưa thấy hoặc chưa ở những thời điểm/vị trí mà sự khác biệt đó trở nên rõ ràng thôi. Mà để có bằng ở trường tốt ng ta cũng phải nỗ lực chứ có phải khơi khơi mà có đâu.
Ý mình là cũng phải cần thông minh mức khá, chứ ngu quá thì siêng cỡ nào cũng ko độ được
h1kRuMc.jpg

Mình thấy rất nhiều bạn lãng phí tài năng vì cái mindset không phù hợp
kI4a9lH.jpg
 
Back
Top