gia2712
Senior Member
Chuyện của pháp lái 1 hồi về vn, cuối cùng toàn bàn mấy chuyện loz cung đấu là chính
via theNEXTvoz for iPhone
via theNEXTvoz for iPhone
Có đấy. Thơ Đường luật họ viết bằng chữ Hán thì những cái tớ đã nhìn thấy thì đúng về bằng trắc.thế bên triều tiên mà làm thơ đường = chữ hanja ấy thì đọc lên có chuẩn vần luật như ta ko thím? thấy nhiều từ hán Việt tụi HQ đọc lên cũng kha khá giống phát âm của ta, k biết còn thiếu dấu gì ko. tiếng Nhật thì k đc rồi
thế bên triều tiên mà làm thơ đường = chữ hanja ấy thì đọc lên có chuẩn vần luật như ta ko thím? thấy nhiều từ hán Việt tụi HQ đọc lên cũng kha khá giống phát âm của ta, k biết còn thiếu dấu gì ko. tiếng Nhật thì k đc rồiĐến ông Huy Oánh sau đi sứ sang Trung Quốc gặp sứ thần Nhật vẫn biết tiếng của họ, có làm bài thơ dở Hán dở Nhật (mà tiếng Nhật lại Hán hóa theo lối đọc người Việt), buồn cười lắm
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1413&Catid=34
thấy trên utube có người bảo John phan ko biết có phải viện hán Nôm gì đó ko?Có đấy. Thơ Đường luật họ viết bằng chữ Hán thì những cái tớ đã nhìn thấy thì đúng về bằng trắc.
Tiếng Triều Tiên thời trung đại cũng có thanh điệu đấy (3).
Không Viện HN chả ai tên thế. Mà mấy vấn đề này đừng nghe bọn trên mạng nói linh tinh. Gần mà trước Nguyễn thì thím nhìn Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes của thấy được phần nào đấy. Nhưng thôi ko nên tán thớt này thành ngôn ngữ.thấy trên utube có người bảo John phan ko biết có phải viện hán Nôm gì đó ko?
lại phủ nhận phát âm đa số từ hán Việt hiện nay k phải khẩu âm kinh đô tràng an thế kỉ 6-9, rồi cách phát âm nhiều từ hán Việt thời nhà nguyễn đc nhập thêm, phát âm theo khẩu âm quan thoại nhà thanh là sao nhỉ thím?
Mà ngược dòng lịch sử lại 1 tí thì bọn Pháp nhợn sau ct Trăm Năm có dc nền tảng ổn định (tập quyền về tay Hoàng gia) thì ko thể ko nói đến công lao của anh vua này: Louis XI (nhất là về khoản ngoại giao sắc sảo của ảnh thế nên mới có biệt danh là “Vua nhện”), đến nỗi khi anh dẹo thì để lại 9 quyền cho thằng con Charles VIII dù năng lực ko có gì nổi bật thì đất nc vẫn trong guồng máy ko hỗn loạn như thế kỷ trước (như vụ chia phiaÂmrgnac với Burgundy đánh nhau ám sát loạn xạ, đôi khi còn hợp tác với Anh Nhợn giúp bọn nó có thời chiếm gần 2/3 lãnh thổ Pháp lun). Anh Louis XI này độ xảo quyệt nếu so với Ferdinand Aragon chắc phải 1:9 1/10 nhưng tiếc anh dẹo sớm nên ko thấy 2 ngài chọi nhauNếu mà biết trước tương lai là sẽ mất nước, con trai thì không có mà con gái thì bị bên Pháp khống chế... thì lúc đầu chỉ có 1 nước là chạy quách sang với ông Max (nếu ngủ với nhau rồi thì ko thể hủy hôn được nữa - lúc trước là kết hôn không có chú rể nên bên Pháp mới ép hủy hôn được.) Như thế ngay cả Pháp có chiếm Bretagne chăng nữa cũng chẳng có danh nghĩa, sau khả năng nhà Habsburg nó vẫn thúc lên (từ TBN chả hạn) đòi lại ít ra là 1 phần đất, lúc ấy có con gái hay con trai với Max thì vùng ấy sẽ do họ thừa kế (theo hợp đồng hôn nhân là thế chứ con cái của Max với Marie de Bourgogne thì ko liên quan gì). Như thế dễ thành chư hầu của bên TBN nhưng vẫn sẽ giữ được thế tự trị ít nhiều.
Như Milan dù Bianca không có con nhưng mãi sau nhà Habsburg nó vẫn có danh nghĩa đòi và đến thời Felipe I đã đòi được nhé.
Bên Anne thì muốn giữ độc lập (hay ít ra là tự chủ) còn tính từ phía ông Max thì cũng tham vọng quá. Tiền thì ko có nhưng có 1001 dự án tiến hành cùng lúc. Thực ra chuyện thêm đất cát là chuyện phụ còn thì là hằn học muốn kẹp Pháp vào giữa để trả thù những chuyện ở Bourgogne-Hà Lan kìa. Đọc mấy đoạn cãi nhau với lão bố Friedrich III mới biết. Rõ hài. Nhưng cùng lúc đấy thì đang tiến hành chiến tranh và điều đình để giành lại/thống nhất đất Áo, rồi tiện thể đánh tràn sang Hungary-Bohemia-Croatia (chủ ý của Friedrich III là muốn mở sang phía Đông hơn là phía Tây, và làm từ từ). Và cùng lúc đó lại còn phải ổn định tình thế ở Bourgogne-Hà Lan nữa chứ đã xong đâu. Ở Đức thì hai bố con mỗi bên một triều đình riêng quản lý chồng chéo, rồi đang cãi nhau xem là cải cách hay ko cải cách (cho đến 1493 khi Friedrich chết thì Max mới cải cách được). Hỗn loạn chết mợ, nên lúc Anne bị thộp cổ thì Max đang "lo" vụ Hungary.
Tính ra thì Bretagne yếu quá. Hà Lan-Bourgogne không có tướng (ko có cả tướng to lẫn tưởng nhỏ luôn - ko chết thì cũng chạy sang Pháp gần hết rồi) và với bộ sậu tạp nham chia rẽ thì nó còn tự kháng lại được Pháp một thời gian.
Bài báo thớt này dịch của báo Pháp hoặc báo Anh gốc báo Pháp. Pháp mới ghi tước hiệu của Max là "Đại công tước" (lúc ấy thì là Roi des Romains/Vua của người La Mã rồi; sau "bù lại" thì sử Pháp lại hay ghi Hoàng đế từ năm 1493 - lúc này ko liên quan đến Anne nữa - chứ thực tế 1508 mới xưng Đế) để 2 lần Vương hậu của bà này rơi vào Pháp (ý là Pháp mang cho bà ấy vinh quang cao nhất).
Căn bản Anne cũng chẳng tự quyết được đâu vì lúc cha chết lên kế ngôi thì 13 tuổi, lúc bị bức lấy Charles VIII thì mới có 14 tuổi. Lúc ấy cố vấn nó khuyên thế thì nghe theo thôi.
Lại còn bị tướng bên mình phản bội mở đường cho bên Pháp nữa.
Anne lấy Charles VIII thì được cái bên Pháp nó cung phụng cho vinh quang xa hoa hết mức có thể (còn được làm lễ xức đầu nữa chứ ko chỉ gia miện - lễ xức dầu thường là cho vua thôi; cũng là che bớt cái chuyện ép buộc), chứ thời Charles VIII sống thì cũng không khác gì tù. Bị chị em nhà nó khống chế chứ có phải muốn làm gì làm đâu.
Đến Louis XII thì đỡ hơn. Như Louis XII mà bảo là có tình yêu và chia sẻ quyền lực với vợ thì tin được, và Anne cũng đủ trưởng thành và bắt rễ ở triều đình Pháp để cựa quậy được. Lúc ấy Anne mới định gả con gái cho Karl/Carlos V. Louis XII ngăn vợ lại thì cũng ko nỡ nhưng thế nào Anne lại chết mất.
Nói chung Bretagne cũng định lấy ảnh hưởng bên Habsbourg cân bằng với Pháp để giữ tư thế riêng của mình như bên Bourgogne. Bên Bourgogne thành công hơn nhưng nếu lịch sử có chút thay đổi thì có thể còn có con đường tốt hơn nữa, còn bên Bretagne thì xui.
Nhưng ở châu Âu ý thức tự do/tự chủ nó khó chết. Kể cả khi văn hóa bị bóp, ngôn ngữ cũ bị mất ở phần lớn người dân, thì nó vẫn có thể nổi lên bất kỳ lúc nào (vì nhiều nguyên nhân)
Nhà Chị Cleopatra mới kinh, cụ chị lấy cháu ruột con ruột các kiểu luôn View attachment 1216736
Search gg thì ra cái nàyCái này chế láo ở đâu ra vây? Chứ search gg nhà ptolemaios đâu có giống?
Gửi bằng vozFApp
Không Viện HN chả ai tên thế. Mà mấy vấn đề này đừng nghe bọn trên mạng nói linh tinh. Gần mà trước Nguyễn thì thím nhìn Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes của thấy được phần nào đấy. Nhưng thôi ko nên tán thớt này thành ngôn ngữ.
Việt Nam có tác giả nào viết sách về các đại gia tộc quyền thế nhiều đời, lũng đoạn thiên hạ không nhỉ? Nhờ Follow một bạn thích đọc đào sâu tư liệu sơ cấp, suy nghĩ thấu đáo cặn kẽ nhiều vấn đề lịch sử nên tôi mới biết Họ Dương bá đạo đến thế. Suốt ngày cứ chửi nhau vì mấy vấn đề cũ rích chả lợi ích mở mang đầu óc gì cảNgay cả vợ Lý Thái Tổ tính ra vẫn thuộc họ Dương, là con của Dương Vân Nga và Lê Đại Hành.
Họ Dương phải mãi đến đời Trần mới bắt đầu ít xuất hiện, chứ thời mới lập quốc thì luôn xuất hiện với tư cách đứng sau màn.
Còn bên Ý, Ba Lan, Bồ,... nữa mà c, quan trọng là dòng này cũng có ý lấy người trong họ để ngai vàng không rơi vào tay nhà khác (cuối cùng vẫn không tránh được).Nhà Habsburg nó lấy lẫn nhau phần cũng do không phải dễ mà kiếm được đối tượng khác đâu.
Lấy thì phải lấy người theo Công giáo, mà sau cải cách tôn giáo thì có những nơi quân chủ là Tân giáo thì ko lấy được.
Lấy Công giáo mà bằng/gần đẳng cấp thì chả nhẽ lấy người Pháp, cũng là phe thù địch chính, thì nó cũng chỉ hạn chế thôi.
Lấy xuống công hầu thì thấp quá, mà từ ban đầu là đã hạn chế lấy chư hầu để xử thế cho "tư do" rồi (lấy nó coi như liên minh với nó; chư hầu ấy nó mâu thuẫn với chư hầu khác lại phải bênh nó). Tuy vậy thỉnh thoảng cũng có (hay là nhân vật con em thứ mấy đấy ko quan trọng quá thì phải lấy xuống bậc đấy).
Có thấy liên hôn với nhà Wittelsbach ở Bavaria là bền vững (nhà này thì thỉnh thoảng cũng xuất ra mấy nhân đầu óc mơ mơ ngơ ngơ, mà hình thức bên ngoài thì đẹp). Đến thế kỷ 19 vẫn tiếp tục.
Nhưng thực ra những ca mà gần (chú lấy cháu) thì các dòng khác ở châu Âu họ cũng làm, cơ mà nó ko lặp lại trong thời gian ngắn quá như họ này.
Hồi nhỏ học SGK đoạn mà chiến tranh Pháp-Phổ xong Alsace-Lorraine về lại Phổ rồi dân vùng đó phải học tiếng Đức ko học tiếng Pháp nữa thì thấy cảm động, lớn đọc sử thì e kiểu, ơ wth, mấy vùng đấy vốn thuộc HRE mà, khóc lóc gì chứ.Cách đây mấy năm Pháp sợ Alsace bị hút vào quỹ đạo của Đức nên xóa luôn tư cách vùng của Alsace (Alsace gần 2 bang miền Nam giàu mạnh nhất của Đức và kinh tế thường theo chân đám này, tận dụng lợi thế có liên hệ văn hóa; phong trào hồi phục ngôn ngữ Đức (có cả phương ngữ Alsace) cũng đang lên; bị xóa tư cách vùng thì ko tự tung tự tác được, nhưng bất mãn càng tăng).
Louis XI giỏi chứ, chỉ là không lấp lánh này nọ để đi khoe được với hàng xóm hay để dân chúng yêu mến được kiểu Henri IV thôi. Từ góc độ trí thức thì ông ấy là người thú vị.Mà ngược dòng lịch sử lại thì bọn Pháp nhợn sau ct Trăm Năm có dc nền tảng ổn định (tập quyền về tay Hoàng gia) thì ko thể ko nói đến công lao của anh này: Louis XI (nhất là về khoản ngoại giao sắc sảo của chả thế nên mới có biệt danh là “Vua nhện”), đến nỗi khi anh dẹo thì để lại 9 quyền cho thằng con Charles VIII dù năng lực ko có gì nổi bật thì đất nc vẫn trong guồng máy ko hỗn loạn như thế kỷ trước (như vụ chia phiaÂmrgnac với Burgundy đánh nhau ám sát loạn xạ, đôi khi còn hợp tác với Anh Nhợn giúp bọn nó có thời chiếm gần 2/3 lãnh thổ Pháp lun). Anh Louis XI này độ xảo quyệt nếu so với Ferdinand Aragon chắc phải 1:9 1/10 nhưng tiếc anh dẹo sớm nên ko thấy 2 ngài chọi nhauView attachment 1216782
Còn bên Ý, Ba Lan, Bồ,... nữa mà c, quan trọng là dòng này cũng có ý lấy người trong họ để ngai vàng không rơi vào tay nhà khác (cuối cùng vẫn không tránh được).
Ổng sinh được hai đứa con thì bà chị Anne lấy hết trí tuệ thằng em, mấy cô công chúa Pháp thì Margot con Catherine de' Medici là nổi tiếng nhất nhưng em thấy Anne với Marguerite d'Angouleme (bà ngoại Henri IV) mới là 2 người giỏi nhất (không tính mấy cô đã gả sang nước người ta như Margaret the She-Wolf...)Louis XI giỏi chứ, chỉ là không lấp lánh này nọ để đi khoe được với hàng xóm hay để dân chúng yêu mến được kiểu Henri IV thôi. Từ góc độ trí thức thì ông ấy là người thú vị.
Hồi nhỏ học SGK đoạn mà chiến tranh Pháp-Phổ xong Alsace-Lorraine về lại Phổ rồi dân vùng đó phải học tiếng Đức ko học tiếng Pháp nữa thì thấy cảm động, lớn đọc sử thì e kiểu, ơ wth, mấy vùng đấy vốn thuộc HRE mà, khóc lóc gì chứ.
Margot thông minh kiểu 1 nhà trí thức-nghệ sĩ á.Ổng sinh được hai đứa con thì bà chị Anne lấy hết trí tuệ thằng em, mấy cô công chúa Pháp thì Margot con Catherine de' Medici là nổi tiếng nhất nhưng em thấy Anne với Marguerite d'Angouleme (bà ngoại Henri IV) mới là 2 người giỏi nhất (không tính mấy cô đã gả sang nước người ta như Margaret the She-Wolf...)
Thật . Nhà Ptolemy theo truyền thống của các Paraoh Ai cập , tức là anh chị em ruột cha con gái đều có thể cưới nhau.Cái này chế láo ở đâu ra vây? Chứ search gg nhà ptolemaios đâu có giống?
Gửi bằng vozFApp
Nói về Ba Lan thì ls cũng rắc rối như nồi cám heo, nhưng tôi vẫn nhớ có 1 câu chuyện hài Vl là về 1 chụy Nữ hoàng cầm quyền thứ 2 (cũng là cuối cùng của BL), vốn sinh ra ko có vị thế gì đặc biệt (con gái thứ 6), nhưng cuộc đời đưa đẩy đẩy đưa sao mấy thằng anh con chị tha thu hết, đặc biệt thằng anh (Vua kế vị cha) giá băng năm 1572 mà ko ai nối dõi, thế là chụy thành ứng viên lý tưởng nhất (bọn quý tộc khác cũng ko chống đối do biết là sau khi đến lượt chị dẹo thì ngai vàng sẽ vào tay họ bởi chị đã hơn 50 Xuân xanh mà vẫn “phòng không chiếc bóng” sau bao lần chèo qua kéo lại các hợp đồng hôn nhân) thế nhưng điều bất ngờ đã xảy ra là có 1 anh quý tộc thân Pháp đã giới thiệu 1 chàng “bạch mã hoàng tử“ Henry of Valois của Pháp nhợn (anh này con thứ của Catherine de Medici vương hậu đen) với thỏa thuận là chị sẽ rút lui để ủng hộ sự ứng cử của anh ấy cho ngai vàng, đổi lại là anh ấy sẽ ”kết hôn” với chuỵ sau khi giành dc ngai vàng (mỗi tội thỏa thuận này chỉ là thỏa thuận miệng), thế là chị ngay lập tức rút lui để ủng hộ “chồng tương lai” nhưng anh thanh niên Henry cũng tinh ranh sau khi dc bầu thành Vua Ba Lan thật thì bắt đầu giở quẻ tìm cách thoái thoát lương duyên với “quý bà quá lứa Xuân thì”, nghe nói chị gái già đã bị bẽ mặt đến mức tính tập hợp phe phái để đem quân đánh “anh chồng trẻ tuổi hụt” nhưng số anh may mắn thằng anh làm vua ở Pháp chết bất đắc kỳ tử thế là anh Henry 3 chân 4 cẳng vứt cái ngai vàng Ba Lan chạy về Pháp kế vị ngon hơn, để rồi rốt cuộc chị cũng dc lên ngôi Nữ hoàng Ba Lan (đọc vừa thấy thương vừa thấy hài)Còn bên Ý, Ba Lan, Bồ,... nữa mà c, quan trọng là dòng này cũng có ý lấy người trong họ để ngai vàng không rơi vào tay nhà khác (cuối cùng vẫn không tránh được).
Sử mình từ thời Trần về trước sau đợt bị nhà Mình đô hộ mất nhiều quá, nên hiếm tài liệu lắm. Đến cả Sử ký toàn thư là thời Trần đầy đủ tý chứ các thời trước chỉ viết đơn giản về vua và các sự kiện chính, còn các gia tộc lớn thì ít nhắc đến.Việt Nam có tác giả nào viết sách về các đại gia tộc quyền thế nhiều đời, lũng đoạn thiên hạ không nhỉ? Nhờ Follow một bạn thích đọc đào sâu tư liệu sơ cấp, suy nghĩ thấu đáo cặn kẽ nhiều vấn đề lịch sử nên tôi mới biết Họ Dương bá đạo đến thế. Suốt ngày cứ chửi nhau vì mấy vấn đề cũ rích chả lợi ích mở mang đầu óc gì cả
Gia tộc Trần Nam Định, gia tộc chúa Trịnh, tộc Nguyễn Gia Miêu quá nổi tiếng phổ biến ai chẳng biết.Sử mình từ thời Trần về trước sau đợt bị nhà Mình đô hộ mất nhiều quá, nên hiếm tài liệu lắm. Đến cả Sử ký toàn thư là thời Trần đầy đủ tý chứ các thời trước chỉ viết đơn giản về vua và các sự kiện chính, còn các gia tộc lớn thì ít nhắc đến.
Còn các gia tộc thì họ Trần trước khi cướp ngôi nhà Lý cũng là một gia tộc lớn ở Nam Định, chứ không chỉ làm nghề chài lưới như một số sách ghi. Hay gia tộc Trịnh, Nguyễn thời Hậu Lê đều là đại tộc ở Thanh Hoá, nên họ có lực lượng, vũ khí, lương thảo và tầm ảnh hưởng để dễ dàng nắm chính quyền.
Không như Hồ Quý Ly, lực yếu đòi học Trần Thủ Độ báo hại bị giặc Minh xâm lược.