Ba Lan Lithuania xét cho cùng là do vị trí địa lý các nước ấy, không nói các quốc gia lớn mà là ranh giới của các thế lực tôn giáo . Dòng nào nhảy vào nắm cũng khó mà bền được.
Nói đâu vua thời Hoàng kim của khối đấy là từ nhà Vasa Thụy Điển đây - đã từng giữ ngai vàng Thụy Điển, Phần Lan, đã đánh vào đến Moskva (ước tính làm 5 triệu người Nga chết)
https://en.wikipedia.org/wiki/Sigismund_III_Vasa
Nếu mà tính ra thì một người nắm giữ nhiều ngai vàng thế này phải được chú ý hơn. Nhưng ông này ở Thụy Điển thì bị coi là Ba Lan, ở Ba Lan thì bị coi là Thụy Điển, đánh sáng Nga thì được nhớ đến vì quân đội Ba Lan cướp giết hiếp. Mà cuồng đạo quá (bọn boyar Nga sẵn sàng chấp nhận con của Sigismund là Władysław IV nhưng ông cứ muốn ép cho dân Nga phải cải từ Chính thống sang Công giáo, cuối cùng thì ko thể thỏa thuận được).
Tầm vùng Ba Lan vua mà hiếu chiến đánh ra ngoài nhiều thì trong nước lâu dài dễ lục đục, cũng dễ vi phạm dung hòa tôn giáo. Chứ mà nhu nhược quá thì chư hầu dắt mũi. Mà Lithuania nó chấp nhận liên minh với Ba Lan chủ yếu do vấn đề quốc phòng chứ bản chất quốc gia con người ngôn ngữ khác hẳn, nó cũng chẳng yêu quý gì (ngay mấy nước Baltic giờ nó có quý thì là đám Phần Lan Thụy Điển ở trên thôi), trong khi Ba Lan cũng chẳng có lực mà ép đồng hóa.
Nhánh Habsburg bên TBN sau thời Felipe II nó cứ làm sao. Các vấn đề thể chất tinh thần của bên đó cũng nặng hơn hẳn bên nhánh Áo. Lãnh đạo mấy đời liên tiếp có vấn đề thì thành vấn đề to.
Nhưng giữ vậy là ăn lộc vào đúng thời Hoàng kim rồi và cũng ko phải là ngắn, chứ lúc bên Bourbon lên thì TBN nó không tương đương nữa.
Đầu Hungary-Bohemia vốn ngay trước thời cha con Friedrich III-Max I đã có ngai vàng rồi đấy chứ (ông Albert II này cũng có năng lực nhưng xui xẻo chết sớm) :
https://en.wikipedia.org/wiki/Albert_II_of_Germany
Quan trọng là đủ khả năng để giữ (mà bên Hung/Ba Lan cũng là bầu vua lên, cũng như HRR).
Chứ còn liên hôn nó là cái mầm nhánh thôi. Căn bản là bên Áo thì (trước kia) muốn thể hiện tư thế nhà Habsburg là dân sự và hòa bình. Còn bọn Anh thì muốn thể hiện là người Anh có đế quốc là do có năng lực còn bên Habsburg là do may. Bên Đức thì dính phong trào chống Habsburg hồi TK19 nên nảy sinh lắm chuyện. Cho nên cái câu Tu felix Austria nube (người Áo thì chỉ cần kết hôn là đủ) nó bị hiểu quá mức của nó. Bản chất là "Dù dùng chiến tranh hay hôn nhân, mà thường phải kết hợp cả 2 với nhau (chứ Mars có bỏ Venus hồi nào), mà logistics yếu kém thì lâu dài cũng bằng thừa". Và tất nhiên yếu tố dàn xếp nội bộ gia đình cũng quan trọng nữa.