kiến thức [Classic Menswear] 101: Toàn tập về Giầy Tây

Đôi giày đầu tiên của anh em là hệ gì ?

  • Oxford

    Votes: 211 41.3%
  • Derby

    Votes: 121 23.7%
  • Boots (Chelsea hoặc Chukka hoặc Balmoral)

    Votes: 111 21.7%
  • Loafer

    Votes: 61 11.9%
  • Monkstrap (Khóa đơn hoặc Khóa đôi)

    Votes: 44 8.6%

  • Total voters
    511

Spoken

Senior Member
GIẢI THÍCH CHUNG VỀ "DRESS SHOES"
- - -
Hiểu thế nào cho đúng về "Dress shoes" ?

Trong các loại phục trang “wear” lên cơ thể, “footwear” là thứ được mặc vào chân.

Trong các loại “footwear”, có thể liệt kê vô cùng, từ sandal, dép lê đến giầy, bốt, v.v… thậm chí vớ cũng được coi là một loại “footwear”.

Trong muôn vàn loại “footwear” đó, mỗi loại “footwear” đều được phát minh ra nhằm phục vụ cho những mục đích cụ thể, như: chân người nhái, giày trượt tuyết, ủng đi mưa, giày cầu thủ, v.v…

Và trong số đó, có một nhóm nhỏ “footwear” được sử dụng (1) vào những dịp đề cao sự trang trọng, yêu cầu mức độ lịch sự nhất định (2) hay trong quan hệ công việc, giao tiếp bạn hàng (3) hoặc trong chính những sinh hoạt thường nhật, gặp gỡ bè bạn... cũng có thể được đưa vào ứng dụng, miễn sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh.

Loại “footwear” đó thường được coi là kiểu giày “formal shoes” or “dress shoes”, nôm na là “giày chưng diện”, hay còn hiểu theo tiếng ta là “giày tây, giày tây cổ điển”, suồng sã thì hay gọi “giày công sở”...

Khó khăn đầu tiên đối với những người bắt đầu tìm hiểu về Dress Shoes, nhất là những người Việt trẻ, thường là không biết bắt đầu từ đâu... Hoặc có thể bắt gặp các guides, tips từ nhiều nguồn tài liệu rải rác khắp các mag, blogs, posts, v.v… trên internet nhưng không có nhiều nguồn chứa các thông tin cơ bản, đầy đủ và cô đọng để định hướng rõ ràng một cách bản chất những kiến thức này.

Chuỗi bài viết sau cố gắng đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên; và chí ít sau khi kết thúc series này, hãy ra đường, và có thể gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ mà bạn bắt gặp.

01.jpg

*Ảnh mang tính chất minh họa.
- - -
CẤU TẠO - NHẬN DIỆN

Trước khi tìm hiểu cách thức "làm sao để gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ", cần nắm bắt một số khái niệm làm tiền đề sau đây:

1. Về cấu tạo:
  • Cấu tạo cơ bản của một đôi Dress Shoes bất kỳ bao gồm hai bộ phận chính là phần da mũ (upper) và phần đế (sole).
  • Phần thân giày trước (vamp): là phần da thuộc upper, cover ngón chân (toe) và nửa trước bàn chân (instep).
  • Phần thân giày sau (quarter): là phần da thuộc upper, cover gót bàn chân (heel) và nửa sau bàn chân.
  • Phần buộc dây (lacing): là phần da ở vị trí trên cùng của upper, gồm eyelet-tabs, các lỗ xỏ (eyelets) và lưỡi gà (tongue) nằm phía dưới.
  • Các chi tiết khác tham khảo hình minh họa.

2. Về nhận diện, ngoài việc đều có chung một cấu tạo cơ bản thì những đôi giày được xác định là nằm trong nhóm Dress Shoes thường mang các đặc điểm sau:
  • Phần upper và sole nhìn phân ra tách bạch, trong đó:
  • Phần upper:
  • Phần toe và phần heel có độ cứng nhất định, do phía dưới lớp da lót một miếng dạng non-metal materials (carbon fiber, plastic, fiberglass,...). Tác dụng giúp định hình, duy trì phom giày, bảo vệ toe và heel bàn chân.
  • Phần miệng giày cao đến dưới mắt cá nhân, ôm xung quanh nhưng không tiếp xúc trực tiếp, không cạ vào mắt cá gây cấn khó chịu.
- Phần sole: gót thấp (low heel) ~2cm.

02.png

- - -

PHÂN LOẠI KIỂU GIÀY
3. Về phân loại, Dress Shoes (thường) gồm 4 kiểu giày:
  • Oxford
  • Derby
  • Monkstrap
  • Loafer
(theo thứ tự ảnh minh họa trái sang, trên xuống)

03.jpg


*Có thể thấy nếu chia Dress Shoes thành 2 loại: buộc dây (lacing) và không buộc dây (laceless) thì
  • Oxford & Derby thuộc nhóm lacing;
  • Monkstrap & Loafer thuộc nhóm laceless.

*Câu hỏi đặt ra là "Làm thế nào để phân biệt được 4 kiểu Dress Shoes trên?"
- "Để phân biệt được 4 kiểu Dress Shoes trên, cần nắm được 4 điểm đặc trưng của mỗi loại; hay nói cách khác chỉ cần nhận biết được 4 chi tiết, dấu hiệu đặc trưng đó, sẽ phân biệt được 4 kiểu Dress Shoes này."

*Phần nội dung (chính) tiếp theo sau đây của series sẽ đề cập đến
(A) những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, phân biệt các kiểu Dress Shoes; tiếp theo đó, chuỗi bài viết sẽ đi sâu vào mô tả chi tiết các style giày cụ thể của mỗi loại Dress Shoes thông qua các phần
(B) các style giày đặc trưng của mỗi kiểu Dress Shoes;
(C) các style trang trí thường gặp của Dress Shoes.

*Nắm được 3 phần nội dung chính (A)(B)(C) này, theo lẽ thường, đã có thể "gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ".
- - -

(A) Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, phân biệt các kiểu Dress Shoes

1 - Oxford & Derby

* Do cùng nằm trong nhóm "buộc dây" (lacing), nên Oxford & Derby có những nét thoáng qua tương đồng nhất định.

* Để phân biệt được Oxford & Derby, cần nhìn vào điểm khác nhau duy nhất giữa 2 kiểu giày này, đó là phần buộc dây (lacing system); cụ thể:

- Oxford là kiểu giày có thiết kế phần buộc dây theo kết cấu đóng (closed lacing system): phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), phần da thân trước (vamp) nằm đè lên quarter, khi đó lacing nằm phía dưới vamp, tạo thành cấu trúc buộc dây khép kín.

- Derby ngược lại với Oxford, là kiểu giày có thiết kế phần buộc dây theo kết cấu mở (open lacing system): phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), quarter nằm đè lên phần da thân trước (vamp), khi đó lacing nằm phía trên vamp, tạo thành cấu trúc buộc dây mở.

04.jpg

* Closed lacing system & Open lacing system chính là 2 điểm đặc trưng để phân biệt 2 kiểu giày Oxford & Derby.

2 - Monkstrap & Loafer

* Không như Oxford & Derby thuộc nhóm Dress Shoes "buộc dây" (lacing), Monkstrap & Loafer nằm ở nhóm ngược lại (laceless), một dấu hiệu đơn giản để nhận ngay ra sự khác biệt trong việc phân loại Dress Shoes.

* Ngoại trừ điểm tương đồng duy nhất là laceless, Monkstrap & Loafer lại có những đặc trưng rất riêng và dễ phân biệt hơn nhiều so với Oxford & Derby.

- Monkstrap:
  • Gốc gác là một loại sandal cài khóa do một nhà tu hành (monk) sáng chế (câu chuyện về nguồn gốc ra đời của Monkstrap nói riêng và các kiểu giày nói chung sẽ được biên tập ở những bài viết khác). Monkstrap là style giày đặc trưng cho những kiểu footwear có strap, đó là dùng đai (strap) xỏ qua lỗ khóa có chốt (buckle). Ngày nay, các kiểu giày Monkstrap thường không cần mở đai khóa cũng vẫn có thể xỏ chân vào một cách dễ dàng.
  • Do đó, điểm đặc trưng để nhận diện Monkstrap Dress Shoes là: Kiểu giày có thiết kế laceless, dùng strap xỏ qua buckle.

- Loafer:
  • Bình luận bên lề một chút về Formality của Dress Shoes, thì không phải ngẫu nhiên mà Loafer được nhắc đến cuối cùng trong chuỗi thứ tự này, mà còn bởi Loafer là style Dress Shoes kém trang trọng hơn so với 3 loại kia.
  • Loafer bản chất là một type của giày Slip-on, a shoe-style được xếp vào dòng very casual. Tuy nhiên, Loafer lại rất thịnh và được chuộng tại US; cũng bởi tính cách thực dụng mà người Mỹ cần một loại giày slipper on-off dễ dàng mà vẫn đảm bảo mức độ lịch sự nhất định, nên rốt cuộc Loafer vẫn được coi là một trong 4 kiểu Dress Shoes timeless cho đến ngày nay.
  • Dấu hiệu đặc trưng của Loafer, đồng thời là điểm phân biệt rõ nét nhất giữa Loafer và Slip-on; đó là: Apron-toe. (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở các bài viết khác)
  • Kiểu trang trí Apron-toe về cơ bản là một đường may chạy trên vamp hoặc một miếng da cover lên bề mặt vamp (giống như một cái khăn), xung quanh chu vi của toe, và là một trong nhiều kiểu hoa văn, họa tiết trang trí sẽ được đề cập đến trong nội dung (C) của series này.

05.jpg

*Ảnh trên minh họa cho kiểu giày Monkstrap
*Ảnh dưới minh họa cho kiểu giày Loafer (trái) và Slip-on (phải)

06.jpg

*Bằng việc xác định 4 dấu hiệu đặc trưng
  • Oxford: closed lacing system;
  • Derby: open lacing system;
  • Monkstrap: buckle có strap xỏ qua;
  • Loafer: slip-on có kiểu trang trí Apron-toe;
chính là phương thức nhận diện 4 kiểu Dress Shoes. Qua đó bước đầu có thể "gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ", rằng đó là Oxford or Derby, Monkstrap or Loafer...

*Tuy nhiên để có thể "gọi chính xác tên một đôi giày bất kỳ", style Oxford này là gì? style Derby này là gì? v.v...; cần nắm được các yếu tố về cấu tạo, kỹ thuật cũng như các kiểu hoa văn, họa tiết trang trí sẽ được trình bày trong phần (B) và (C) tiếp theo sau đây.
- - -

(B) Các style giày đặc trưng của mỗi kiểu Dress Shoes (1/20)
1 - Oxford
---
*Phần nội dung (A) đã đề cập đến việc nhận diện 4 kiểu Dress Shoes thông qua 4 điểm đặc trưng, cơ bản.

Tuy nhiên, mỗi style Dress Shoes lại có những cách cắt và ráp da phần upper khác nhau, tạo thành những kiểu riêng biệt hơn. Phần (B) sau đây đề cập đến phương thức nhận diện tiếp theo này thông qua mô tả cụ thể, chi tiết.

*Oxford: trong hình minh họa là style Oxford phổ biến nhất, có thể coi là style Oxford gốc, gọi tên một cách thông thường là "Oxford".

07.jpg

  • Mô tả: Phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), phần da thân trước (vamp) nằm đè lên quarter, khi đó lacing nằm phía dưới vamp, tạo thành closed lacing system; đoạn ráp nối giữa vamp vs quarter chạy ngang qua mặt họng giày, sang hai bên má giày, uốn cong theo cách hay gọi là "cổ ngỗng" (gooseneck), xuống đến sole.
  • Cách cắt và ráp phần da vamp vs quarter của style giày Oxford này sẽ được đưa ra để so sánh với các style Oxford khác tiếp theo.

*Oxford Seamless:

08.jpg

  • Mô tả: Không như "Oxford" thông thường, được ráp từ hai phần da vamp vs quarter; "Oxford Seamless" là kiểu giày được làm từ một miếng da duy nhất và liền mạch, upper ko có bất kỳ vết ráp nối nào, phần lacing kết cấu closed, lưỡi gà là miếng da riêng may phía dưới lacing.
  • Đây là style giày gần như khó nhất và đòi hỏi kỹ thuật người thợ ở trình độ rất cao.
*Oxford Wholecut:

09.jpg

- Mô tả: "Oxford Wholecut" mang nhiều đặc điểm gần như tương đồng với "Oxford Seamless", cùng được làm từ một miếng da duy nhất, tuy nhiên lại không liền mạch, phần upper có vết ráp nối ở gót; đây là điểm khác biệt với Seamless.

*Oxford Swan Neck:

10.jpg

  • Mô tả: "Oxford Swan Neck" có thiết kế phần lacing khác một chút so với "Oxford", lacing của "Oxford" nằm trên quarter, còn lacing của "Oxford Swan Neck" nằm trên vamp và vamp may đè lên quarter.
  • Đường ráp giữa vamp vs quarter do đó được bẻ cong đáng sợ, có thể chạy ngoắt xuống sole hay vắt ngang chừng lưng, tạo nên một biến tấu có thể nói là quyến rũ nhất của Oxford shoe-style.
 
Last edited:
*Oxford Adelaide:

11.jpg

  • Mô tả: "Oxford Adelaide" có thiết kế phần vamp kéo dài ra phía sau, gần như ôm trọn upper, theo đó quarter cũng ko hiện hữu, phần vamp ôm lấy lacing hình thành U-shaped.
  • 1st Adelaide design by last-maker Terry Moore from Foster&Son.

*Oxford Balmoral:

12.jpg

  • Mô tả: "Oxford Balmoral" có thiết kế phần vamp kéo dài ra phía sau, ôm trọn lấy toàn bộ đáy upper, nhưng không ôm hết quarter như Adelaide; lacing vẫn thuộc cùng một miếng da với phần quarter còn lại; đường khâu ráp giữa vamp vs phần da đó chạy theo hướng ngang thân upper.
  • Một cách mô tả khác: "Oxford Balmoral" có phần lacing được tạo bởi một miếng da không phải là quarter, được may phía dưới vamp.
  • Bản chất Oxford Balmoral là phiên bản "thấp cổ" của Balmoral Boots (sẽ được đề cập ở series Dress Boots) nên mang nhiều đặc điểm giống loại bốt này.
  • Ở Mỹ, người ta thường ko phân biệt rạch ròi Oxford và Oxford Balmoral; khi gọi Oxford or Balmoral là đều chỉ kiểu giày Oxford nói chung.

Tổng hợp lại, thông qua cách cắt và ráp da của Oxford Dress Shoes, có 6 style Oxford đặc trưng:
  • Oxford
  • Oxford Seamless
  • Oxford Wholecut
  • Oxford Swan Neck
  • Oxford Adelaide
  • Oxford Balmoral

13.jpg

*Phần tiếp theo của nội dung (B) đề cập đến các style đặc trưng của Derby Dress Shoes.

1 - Derby
*Derby: trong hình minh họa là style Derby phổ biến nhất, có thể coi là style Derby gốc, gọi tên một cách thông thường là "Derby".

14.jpg

  • Mô tả: Phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), quarter nằm đè lên phần da thân trước (vamp), khi đó lacing nằm phía trên vamp, tạo thành open lacing system; đoạn ráp nối giữa vamp vs quarter chạy từ đuôi eyelet-tabs, sang hai bên má giày, uốn cong theo cách hay gọi là "cổ ngỗng" (gooseneck), xuống đến sole.
  • Cách cắt và ráp phần da vamp vs quarter của style giày Derby này sẽ được đưa ra để so sánh với các style Derby khác tiếp theo.

*(Derby) Blucher:

15.jpg

- Mô tả: "Blucher" là style giày khác với "Derby" thông thường rất nhiều, trong khi "Derby" được ghép từ vamp vs quarter để tạo ra open lacing, thì open lacing của "Blucher" được hình thành nhờ một phần da riêng biệt. Cụ thể, về bản chất, "Blucher" chỉ có 2 phần da là upper (để tạo thành vamp và tongue) và phần da lacing may đè lên upper (để tạo thành chính open lacing), phần quarter hoàn toàn ko hiện hữu và việc ko tồn tại quarter cũng chính là dấu hiệu để phân biệt "Derby" vs "Blucher".

- Blucher có nguồn gốc ra đời sau Derby khá lâu. Tiền thân của Blucher là một loại bốt quân đội xuất hiện vào thế kỷ 18, do tướng nước Phổ - Gebhard Leberecht von Blücher tự ông phát minh ra và yêu cầu những người thợ thiết kế một loại bốt, với chỉ một miếng da lớn và hai miếng da nhỏ dạng side-flaps (như kiểu tai lợn), nhằm phù hợp với mọi kích cỡ bàn chân khác nhau, dễ dàng pull on-off mà vẫn đảm bảo độ chắc chắn, linh hoạt trong thực chiến. Cho đến ngày nay thì kiểu footwear này vẫn được ưa chuộng, bằng chứng là từ một loại army-boots đã được cải tiến thành một style Dress Shoes mà không hề yếu đi về mức độ formality; và cái tên "Blucher" cũng được lấy từ chính tên vị tướng đó.

- Có rất nhiều tranh luận và lầm tưởng về việc Derby và Blucher là 1 hay 2 kiểu giày khác nhau. Ở Mỹ người ta thường gọi vón tất cả những kiểu giày open lacing là Blucher, còn trên hầu hết các web shoe-online cũng thường chỉ gọi là Derby. Một cách hợp lý nhất mà nói, do Blucher có cùng open lacing system lại sinh sau đẻ muộn nên xếp Blucher ngày nay là một style của Derby Dress Shoes cũng là lẽ thông thường và được chấp nhận.

- Cho dù ở đâu, US hay UK, cách gọi tên kiểu giày trong hình minh họa là Blucher hay Derby đều no problem, nhưng chỉ cần hiểu bản chất trước nhất của Blucher là một đôi Derby ko có quarter.

*(Derby) Blucher Wholecut:

16.jpg

- Mô tả: "Blucher Wholecut" có lẽ dễ hình dung hơn sau khi đã nhận diện được điểm khác nhau giữa "Derby" vs "Blucher". "Blucher Wholecut" được làm từ một miếng da duy nhất, ngay cả lưỡi gà cũng nằm trên miếng da đó, eyelet-tabs được may cố định ở đuôi.

*Tổng hợp lại, thông qua cách cắt và ráp da của Derby Dress Shoes, có 3 style Derby đặc trưng:
  • Derby
  • Blucher
  • Blucher Wholecut

17.jpg

*Phần tiếp theo của nội dung (B) đề cập đến các style đặc trưng của Monkstrap Dress Shoes.

3 - Monkstrap )
Như đã đề cập ở các posts trước (A), dấu hiệu đặc trưng để nhận biết Monkstrap tương đối dễ dàng, chỉ là một cái strap xỏ qua buckle đóng chốt. Bên cạnh đó, cách ráp các phần da thuộc upper của Monkstrap cũng không có nhiều biến tấu như Oxford & Derby, và cũng ko ảnh hưởng nhiều đến các style của Monkstrap. Do đó, các style đặc trưng của Monkstrap Dress Shoes sẽ được điểm mặt thông qua số lượng buckle(s) hiện hữu.

*Single Monkstrap:

18.jpg

- Single Monkstrap classic:
Đây là style giày có tiền thân từ monk-shoe trong truyền thuyết, đặc trưng của "Single Monkstrap classic" là strap vắt ngang qua vamp. Cụ thể, thông thường upper của Monkstrap classic cũng bao gồm vamp (tạo thành tongue) và quarter, quarter bao gồm hai miếng da cover má chân (side-pieces) nằm đè lên vamp, buckle cố định ở phần side-piece má ngoài, strap vắt từ side-piece má trong sang side-piece má ngoài, qua buckle, chốt lại. Done.
- Single Monkstrap cutaway: Thiết kế được biến tấu và khác một chút so với "Single Monkstrap classic". Cụ thể, side-piece má trong không còn kéo dài thành strap mà là một miếng da lớn hơn (like saddle) nằm trên hoặc dưới vamp, saddle chiếm 1/2 - 3/4 instep, được cắt xéo về phía sau tạo thành cái đuôi strap, vắt sang side-piece má ngoài xỏ qua buckle đợi sẵn.

*Double Monkstrap:

19.jpg

- Mô tả: "Double Monkstrap" đơn thuần là phiên bản mở rộng của "Single Monkstrap cutaway", với việc thêm một cái buckle và saddle kéo thêm một đuôi strap nữa xỏ qua. Khoảng cách, vị trí của buckle(s) cũng như các đường cong vắt vẻo của saddle tùy biến theo sở thích và gu mỗi người.

*Tổng hợp lại, thông qua số lượng buckle(s) của Monkstrap Dress Shoes, có 2 style Monkstrap đặc trưng:
  • Single Monkstrap (classic & cutaway)
  • Double Monkstrap

20.jpg

*Ngoài 2 style đặc trưng nói trên, bằng việc adding more buckles, có thể tạo ra nhiều style Monkstrap khác nữa như Triple Monkstrap, Quadra Monkstrap thậm chí Penta Monkstrap, v.v... Tuy nhiên thực tế với số lượng buckle(s) >2 thì Monkstrap sẽ không còn giữ được vẻ elegant vốn có của Dress Shoes, như hình minh họa có thể thấy Triple Monkstrap trông rất rối mắt. Do đó việc dừng lại ở số lượng 2 style Monkstrap Dress Shoes là chấp nhận được.
 
Last edited:
4 - Loafer

*Một trong những nội dung cần được nhắc lại trước khi nhận diện các style Loafer Dress Shoes là việc rạch ròi giữa Loafer vs Mocca-shoes, Driving-shoes, Slipper..., đó đều là những shoe-style có nhiều nét tương đồng với Loafer.

Để giải quyết vấn đề này, đọc lại:
  • Nhận diện Dress Shoes;
  • Phân biệt Loafer vs Slip-on.

*Loafer không tồn tại bất kỳ kiểu cách "closure" nào như "lacing" của Oxford & Derby hay "buckle(s)" của Monkstrap, đơn giản chỉ là một động tác "slip-foot-on".

*Penny Loafer:

21.jpg

  • Mô tả: "Penny Loafer" có tiền thân từ những thiết kế Loafer nguyên gốc, với một miếng da nhỏ vắt ngang qua vamp (like saddle), được cắt khoét tạo hình ở giữa.
  • Ngày nay, các shoemakers/artisans có thể họa lên vô số đường nét chạm đục, muôn hình vạn trạng chỉ với cái saddle đó.
  • Ảnh minh họa trên là một đôi vintage Penny Loafer low-cut by Edward Green, còn như những đôi Penny hình dưới là mẫu Loafer có thể nói là đẹp nhất mọi thời đại - Andy Berluti.

*Tassel Loafer:

22.jpg

  • Mô tả: Nét đặc trưng trong design của "Tassel Loafer' là một sợi (thường là) da nhỏ chạy ẩn-hiện xung quanh mép miệng giày, trồi lên vamp, khâu đính vào hai miếng tua-rua trang trí; còn hay được gọi là kiểu "giày chuông".
  • Tassel Loafer được xem là kiểu giày biểu tượng cho giới luật sư Mỹ.

*Horse-bit Loafer:

23.jpg

  • Mô tả: "Horse-bit Loafer" có thiết kế một hoặc nhiều miếng kim loại nhỏ, mang tính chất trang trí, chạy ngang bề mặt vamp.
  • Kiểu trang trí Horse-bit do Gucci design đầu tiên, nên đôi khi còn được ưu ái gọi là "Gucci Loafer". Ngoài Gucci Loafer ra thì hầu như tất cả những kiểu giày có bộ phận kim loại trang trí tương đồng đều được gọi chung là Horse-bit, như design của các nhãn hàng hiệu khác SF, DG, LV v.v...
*Butterfly Loafer:

24.jpg

- Mô tả: "Butterfly Loafer" có thể coi là một dạng cách điệu của "Penny Loafer" với miếng saddle vắt qua vamp được cắt rời, biến tấu thành hai flaps được lồng vào nhau.

*Belgian Loafer:

25.jpg

  • Mô tả: "Belgian Loafer" được nhận diện một cách đặc trưng nhờ miếng da bo viền được khâu từ trong ra ngoài, luôn được đắp lên trên cùng upper, kèm theo một chiếc nơ nhỏ xinh xinh.
  • Việc xếp Belgian Loafer vào nhóm Loafer Dress Shoes cũng mang tính miễn cưỡng, mặc dù có thể nói Belgian là style Loafer sleek và điệu đà nhất trong đám này.

*Do Loafer Dress Shoes có những dấu hiệu nhận biết và phân định tương đối đơn giản, nên post này sẽ là post cuối cùng của phần (B), để tổng hợp lại một cách hệ thống "các style giày đặc trưng của Dress Shoes".

26.jpg


*Đối với Oxford & Derby, thông qua cách cắt và ráp da, có 6 style Oxford và 3 style Derby đặc trưng:
  • Oxford
  • Oxford Seamless
  • Oxford Wholecut
  • Oxford Swan Neck
  • Oxford Adelaide
  • Oxford Balmoral
  • Derby
  • Blucher
  • Blucher Wholecut

*Đối với Monkstrap, thông qua số lượng buckle(s), có 2 style đặc trưng:
  • Single Monkstrap (classic & cutaway)
  • Double Monkstrap

*Đối với Loafer, thông qua kiểu trang trí Apron-toe, có 5 style đặc trưng:
  • Penny Loafer
  • Tassel Loafer
  • Horse-bit Loafer
  • Butterfly Loafer
  • Belgian Loafer

Và cũng chính bởi Loafer luôn luôn tồn tại sẵn kiểu hoa văn, họa tiết Apron-toe, nên trong phần (C) tiếp theo đây đề cập tới "các style trang trí thường gặp của Dress Shoes", sẽ chủ yếu nhắc đến các kiểu trang trí hiện hữu trên Oxford, Derby và Monkstrap (trong đó bao gồm cả apron-toe).

(C) Các style trang trí thường gặp của Dress Shoes
1 - Basic Decor

*Phần cuối cùng của series Dress Shoes Explained đề cập đến các kiểu hoa văn, họa tiết trang trí thường gặp của Dress Shoes, nắm được phần nội dung này giúp cho việc nhận diện các style giày một cách trọn vẹn nhất; thông qua đó bước đầu khiến vấn đề chọn lựa một đôi giày sao cho phù hợp với sở thích cá nhân cũng như thích hợp với hoàn cảnh sử dụng không còn là việc khó khăn.

*Các kiểu trang trí của Dress Shoes bao gồm decor ở phần toe và các dạng phối họa tiết trên tổng thể upper, sẽ được trình bày từ các style đơn giản đến những kiểu cách phức tạp nhất.

*Plain-toe:

27.jpg

  • Mô tả: "Plain-toe" là kiểu trang trí "đặc biệt", không chỉ phần toe mà toàn bộ vamp và các parts khác của đôi giày hoàn toàn "plain", ko tồn tại bất kỳ kiểu cách trang trí nào.
  • Việc gọi tên đôi giày "Plain-toe" hoàn toàn dựa trên các style Dress Shoes đặc trưng được trình bày ở phần (B). Ex: Plain Oxford, Plain Derby hay Plain Blucher là một cách gọi khác của Oxford Plain-toe, Derby Plain-toe và Blucher Plain-toe.
*Medallion-toe:

28.jpg

- Mô tả: "Medallion-toe" là kiểu trang trí hoa văn tượng hình ở phần mõm của những đôi giày "Plain-toe", making thường thấy nhất là các lỗ đục hoặc khắc laser; và hoàn toàn medallion không bị bó buộc trong bất kỳ khuôn khổ mỹ thuật nào, trái lại rất phong phú và đa dạng.


*Cap-toe:

30.jpg

  • Mô tả: "Cap-toe" được định nghĩa như sau - một miếng da đắp lên toe (toe cap) hoặc đơn thuần chỉ là một đường may ngang, biểu thị hình ảnh giống như "đội cái mũ lưỡi trai lên đầu (mũi giày)".
  • Một đôi cap-toe tinh tế thường được thể hiện thông qua đường may bằng kỹ thuật hidden-stitched or shadow-stitched.

*Wingtip:

31.jpg

  • Mô tả: Kiểu trang trí "Wingtip" (hay còn được gọi là W-cap) cũng có thể coi là một dạng cách điệu khác của "Cap-toe" và thậm chí biến tấu hơn. Điều này thể hiện thông qua việc miếng da toe cap được vuốt nhọn và tạo sóng (so với "Cap-toe" đơn thuần là một đường ngang), khi nhìn trực diện gợi hình ảnh chữ cái "W" hoặc "M". Đường khâu chạy sang hai bên vamp và end ở khoảng "ball of the foot" (cái này ko biết dịch tiếng việt là gì).
  • Wingtip còn có cách gọi khác không chính thức là Austerity-brogue.
 
Last edited:
*Brogue:
  • Trước kia, Brogue là tên một loại giày working outdoor của dân Ireland & Scotland, sử dụng trong điều kiện môi trường ẩm ướt, bùn lầy, nên trên bề mặt giày đục các lỗ lớn để giúp cho việc thoát nước được tốt hơn. Ngày nay, khi nói tới Brogue không còn hàm ý về Brogue shoe-style xưa cũ đó nữa, mà đơn thuần là một kiểu trang trí thường gặp trong footwear.
  • Tựu trưng lại, "Brogue" là kiểu decor với những lỗ đục lớn (perforations) và các đường khâu răng cưa nhỏ (serrations) bám quanh phần viền các miếng da. Kiểu trang trí này hiện diện trên các style giày khác nhau của Oxford & Derby, ít gặp trên Monkstrap & Loafer.

*Các style trang trí của Brogue bao gồm 5 style đặc trưng:
  • Full-brogue
  • Semi-brogue (half-brogue)
  • Quarter-brogue
  • Longwing-brogue
  • Blind-brogue
Ngoài ra, trong bài post trước có nhắc tới Austerity-brogue; tuy nhiên đây chỉ là một cách gọi véo von của decor Wingtip, còn bản chất mà nói thì Austerity-brogue không được coi là một "Broguing" đích thực.

*Full-brogue:
32.jpg

- Mô tả: Một đôi giày được coi là "Full-brogue" thì
  • Trước tiên phải là kiểu giày có decor "Wingtip";
  • Ngoài ra, Brogue xuất hiện trên toàn bộ phần viền của các miếng da thuộc upper, trong đó bắt buộc xuất hiện trên các phần da: w-cap, vamp, lacing, quarter or heel quarter;
  • Cuối cùng, phần toe của "Full-brogue" trang trí bằng hoa văn "Medallion".
Đầy đủ 3 yếu tố trên, thì một đôi giày được coi là có kiểu trang trí "Full-brogue".

*Semi-brogue:

33.jpg

- Mô tả: Một đôi giày được coi là "Semi-brogue" thì
  • Trước tiên phải là kiểu giày có decor "Cap-toe";
  • Ngoài ra, Brogue xuất hiện hầu khắp phần viền của các miếng da thuộc upper, trong đó bắt buộc xuất hiện trên các phần da: toe cap, vamp, lacing or quarter or heel quarter;
  • Cuối cùng, phần toe của "Semi-brogue" trang trí bằng hoa văn "Medallion".
Đầy đủ 3 yếu tố trên, thì một đôi giày được coi là có kiểu trang trí "Semi-brogue".

*Quarter-brogue:

34.jpg

- Mô tả: Một đôi giày được coi là "Quarter-brogue" thì
  • Trước tiên phải là kiểu giày có decor "Cap-toe";
  • Ngoài ra, Brogue xuất hiện hầu khắp phần viền của các miếng da thuộc upper, trong đó bắt buộc xuất hiện trên các phần da: toe cap, vamp;
  • Cuối cùng, phần toe của "Quarter-brogue" ko có "Medallion" như "Semi-brogue".
Đầy đủ 3 yếu tố trên, thì một đôi giày được coi là có kiểu trang trí "Quarter-brogue".

*Longwing:
- "Longwing" là decor biến tấu từ "Wingtip", cụ thể là miếng W-cap chạy sang hai bên và kéo dài ra phía sau, ráp với nhau tại heel chứ ko end ở sole như "Wingtip". Tuy nhiên kiểu decor này rất hiếm gặp, đến mức ko thể tìm được ảnh minh họa, nhưng vẫn phải đưa ra để lấy đó làm tiền thân cho "Longwing-brogue".

*Longwing-brogue:

35.jpg

- Mô tả: Một đôi giày được coi là "Longwing-brogue" thì
  • Trước tiên phải là kiểu giày có decor "Longwing";
  • Ngoài ra, Brogue xuất hiện trên phần viền của phần da "Longwing";
  • Cuối cùng, phần toe của "Longwing-brogue" trang trí bằng hoa văn "Medallion", cái này ko bắt buộc.
Đầy đủ 3 yếu tố trên, thì một đôi giày được coi là có kiểu trang trí "Longwing-brogue".

- Ở Mỹ, "Wingtips" & "Longwings" là cách gọi tắt của tất cả những kiểu giày decor Wingtip, Full-brogue, Longwing, Longwing-brogue...

Blind-brogue:

36.jpg

- Mô tả: Chỉ cần hiểu một cách đơn giản nhất, "Blind-brogue" là một đôi Dress Shoes "Plain-toe" bất kỳ có "Brogue" dập trực tiếp lên upper, tạo hình giống "Full-brogue", "Semi-brogue" và "Quarter-brogue" thậm chí là "Longwing-brogue".

*Về cơ bản mà nói, Decor trong shoe-style đơn thuần là sự pha trộn các tiểu tiết hoặc biến tấu từ các style giày đặc trưng có sẵn, từ những kiểu trang trí cơ bản nhất (Basic Decor) cho đến "Broguing" phức tạp (Brogue Decor); những style hoa văn hoạt tiết được đề cập sau cùng tiếp theo đây, có thể là tổng hòa từ hầu hết những nội dung xuyên suốt series này, cũng có thể là những style độc đáo hiếm gặp hoặc cũng có thể là những style not very popular nhưng khả năng trở thành trend trong tương lai.

*Saddle:

37.jpg

  • Mô tả: "Saddle" là kiểu cách khá đặc biệt xuất hiện trên kiểu giày lacing (Oxford & Derby); được thể hiện thông qua một miếng da hoàn toàn riêng biệt, chạy full qua lacing, end ở sole, thường khác màu, khác chất liệu so với vamp vs quarter, và chia upper thành 3-parts rõ rệt. Miếng saddle này có thể nằm dưới đồng thời vamp vs quarter tạo thành closed lacing, hoặc nằm trên hai phần da đó tạo thành cả closed lacing lẫn open lacing.
  • Một số style Loafer xu hướng vintage cũng có thiết kế miếng saddle vắt qua vamp và end ở sole, cũng có thể coi là cùng thuộc nhóm này.

*Spectator:

38.jpg

  • Mô tả: "Spectator" có điểm tương đồng với "Saddle" về diện mạo phối màu, tuy nhiên ko bị bó buộc trong khuôn khổ thẩm mỹ như "Saddle". Về cơ bản, "Spectator" là kiểu decor phối màu tương phản trên bất kỳ một style Dress Shoes nào, tạo ra những mảng đối lập về màu sắc/chất liệu trên phần da upper.
  • Trong hình minh họa hàng giữa, bên phải là đôi Oxford Full-brogue Spectator by CJ, còn có tên Colonial British Oxford, pha trộn giữa brown leather và beige canvas, là một design kinh điển trong lịch sử ăn vận nam giới UK.
  • Spectator thường còn có cách gọi khác là "two-tones", bởi thế đôi khi có những sáng tạo màu sắc trên đôi giày, khiến Spectator không chỉ gói gọn trong hai tông màu, mà có thể lên tới "3/4/5/6...-tones".
  • Ở Mỹ, khi nói đến Spectator thường đi liền với hình ảnh một đôi Oxford/Derby Full-brogue.

*Kiltie:

39.jpg

- Mô tả: "Kiltie" là kiểu trang trí khá độc đáo nhưng không được phổ biến cho lắm, xuất hiện trên mọi style Dress Shoes, nhận diện thông qua một miếng da được cắt tỉa tua rua gài phất phơ lên top upper, nghe thì đơn giản nhưng nhìn thì đúng là rườm rà; thường khi nào tủ giày nhiều style quá rồi thì có thể sắm thêm kiểu giày vs decor này cho phong phú.

*U-cap:

40.jpg

  • Mô tả: "U-cap" được xem như hình thức giản lược của "W-cap", miếng toe cap từ viewpoint người đối diện tạo hình chữ cái "U".
  • Xét về formality, U-cap xếp sau Cap-toe và lịch sự hơn W-cap do lược bớt phần nào đường nét.
  • Nếu như "W-cap" là một decor kiểu mẫu, phát triển thành "Wingtip" hay "Longwing" thì "U-cap" chưa thực sự trở thành một style trang trí thông dụng; tuy nhiên, được dự báo sẽ trở thành trend phổ biến trong tương lai, khi ngày càng thu hút được sự chú ý của giới thạo mặc cũng như sự quan tâm của shoemakers/artisans.
  • Trong chuỗi bài viết này, xếp U-cap vào một trong các kiểu Decor và ko đi sâu như W-cap, cách gọi tên một đôi U-cap sẽ tùy theo biến tấu đi kèm.

*Apron-toe:
41.jpg

- Như đã nhắc đến trong các posts trước, Apron-toe là kiểu decor đặc trưng để nhận diện Loafer. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ bản chất, dễ gây nhầm lẫn giữa Apron-toe vs Moc-toe, giữa Loafer (with Apron-toe) vs Mocca, Driving thậm chí là chính Loafer (not with Apron-toe).

- Về cơ bản, Apron-toe vs Moc-toe đều cùng là một đường may ráp giữa vamp vs phần da còn lại của upper (hoặc may giả), khác nhau ở chỗ
  • đường may Apron-toe chỉ nằm xung quanh chu vi của vamp, giống như một cái khăn phủ lên vamp, không cover hết và vẫn chừa ra một ít diện tích phần toe;
  • đường may Moc-toe thì cover gần như toàn bộ phần toe.
Đó là cách phân biệt đơn giản nhất giữa Apron-toe vs Moc-toe.

*Split-toe:
  • "Split-toe" là decor khá đặc biệt, chỉ xuất hiện cùng vs Apron-toe; thể hiện thông qua một đường may nằm chính giữa mũi giày, chạy từ rìa Apron-toe xuống đến sole.
  • Split-toe thì bắt buộc phải là có Apron-toe, nhưng Apron-toe thì ko nhất thiết phải cần Split-toe.

*Apron-toe & Split-toe là hai decor cuối cùng, được xếp vào nhóm các style trang trí thường gặp nhất của Dress Shoes; ngoài ra còn một kiểu cách decor nữa là Bike-toe or Bicycle-toe, nhưng style này về taste tệ quá, và đến mức dường như ko một brands nào thèm make, có thể search google để kiểm chứng độ xấu của pha này.

*Tổng hợp nội dung:
- Phần đầu của Guide trình bày những điểm quan trọng làm tiền đề trong việc định nghĩa, nhận diện Dress Shoes nói chung; các dấu hiệu đặc trưng để phân định các kiểu Dress Shoes.

- Tổng hợp style đặc trưng:
  • 6 style Oxford: Oxford, Oxford Seamless, Oxford Wholecut, Oxford Swan Neck, Oxford Adelaide, Oxford Balmoral
  • 3 style Derby: Derby, Blucher, Blucher Wholecut
  • 2 style Monkstrap: Single Monkstrap (classic & cutaway), Double Monkstrap
  • 5 style Loafer: Penny Loafer, Tassel Loafer, Horse-bit Loafer, Butterfly Loafer, Belgian Loafer

- Tổng hợp style trang trí thường gặp:
  • 5 style basic decor: Plain-toe, Medallion-toe, Cap-toe, Punched-toe, Wingtip
  • 5 style Brogue decor: Full-brogue, Semi-brogue, Quarter-brogue, Longwing-brogue, Blind-brogue
  • 5 style advanced decor: Saddle, Spectator, Kiltie, U-cap, Apron-toe/Split-toe

*Có thể thấy, với 4 kiểu Dress Shoes cơ bản được biến tấu thành gần 20 style riêng biệt cùng với đó là các kiểu cách decor phong phú, chỉ riêng gấp thếp những con số đó vào cũng có thể cho ra đời ko biết bao nhiêu style giày thành phẩm khác nhau.
- Những style giày, style trang trí trong chuỗi bài viết này vẫn chỉ là những phong cách thiết kế thường gặp nhất, đôi khi sẽ bắt gặp những design độc đáo trong kỹ thuật, sáng tạo trong trình bày..., nhưng về cơ bản, mọi đột phá đều đi lên từ những khuôn mẫu nền móng này.

*Toàn bộ tư liệu và hình ảnh sử dụng trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Bất kỳ thông tin bổ sung nào các bạn hãy bình luận bên dưới mỗi post.
 
Last edited:
Bài siêu dài và siêu nhiều kiến thức...ngồi chỉnh lại theo format forum đúng oải luôn
Viết chi tiết nhé thím, bài này sẽ là cẩm nang mới cho dân classic nếu cần tư vấn đấy :D
PS: thiếu post về quần đấy, dân cờ-lát-síc-men-sờ-que quan trọng nhất ở cái quần âu đặc biệt, thím thiếu sót thì :beat_brick:
 
Viết chi tiết nhé thím, bài này sẽ là cẩm nang mới cho dân classic nếu cần tư vấn đấy :D
PS: thiếu post về quần đấy, dân cờ-lát-síc-men-sờ-que quan trọng nhất ở cái quần âu đặc biệt, thím thiếu sót thì :beat_brick:

Chỉ sợ member lười đọc chứ k sợ lười type...về Trouser e sẽ chỉnh vào trong hệ Suit vì chia ra Morning Dress, Evening dress, black tie,...
 
Theo kinh nghiệm tạo thread tổng hợp thông tin của mình, với lượng thông tin đồ sộ như trên, thì ít nhất cũng phải 8-10 post mới đủ chỗ nhé, vì 1 post có giới hạn lượng ký tự (hoặc chữ, mình không nhớ rõ) tầm 4.000 thôi. Bên thread của mình bị vướng mấy lần, riết rồi phải insert link từ các post, chứ copy wall of text (kèm hình) vào là bị forum báo lỗi ngay.
 
Theo kinh nghiệm tạo thread tổng hợp thông tin của mình, với lượng thông tin đồ sộ như trên, thì ít nhất cũng phải 8-10 post mới đủ chỗ nhé, vì 1 post có giới hạn lượng ký tự (hoặc chữ, mình không nhớ rõ) tầm 4.000 thôi. Bên thread của mình bị vướng mấy lần, riết rồi phải insert link từ các post, chứ copy wall of text (kèm hình) vào là bị forum báo lỗi ngay.

Thua...đúng như thým nói luôn
 
Thua...đúng như thým nói luôn
Theo mình thì, bạn có thể viết từng chủ đề (topic) vào từng post riêng lẻ, sau đó đặt tiêu đề (tilte) và chèn hyperlink vào, rồi đặt vào các spoiler cho gọn, ai cần đọc về nội dung gì thì click vào sẽ hay hơn.
Các nội dung quan trọng thì vẫn nên để ở ngoài, các chủ đề chi tiết thì làm như trên, như vậy thread sẽ sáng sủa, đỡ phải cuộn trang (scroll) quá nhiều, người mới cũng đỡ bị ngớp.
Bạn có thể qua thread mình để xem qua cách tổng hợp của mình đang làm, biết đâu sẽ giúp ích được gì đó cho bạn :).
Link: vOz Strength club

P/s: trong thread này, mình thấy bạn và bạn Tâm Lê đang xí được post từ #1 đến #9, như vậy thì cũng tạm ổn, sau này bạn chịu khó biên tập bài rồi gửi bạn Tâm Lê edit post giúp, là có thử xử lý được.
 
Theo mình thì, bạn có thể viết từng chủ đề (topic) vào từng post riêng lẻ, sau đó đặt tiêu đề (tilte) và chèn hyperlink vào, rồi đặt vào các spoiler cho gọn, ai cần đọc về nội dung gì thì click vào sẽ hay hơn.
Các nội dung quan trọng thì vẫn nên để ở ngoài, các chủ đề chi tiết thì làm như trên, như vậy thread sẽ sáng sủa, đỡ phải cuộn trang (scroll) quá nhiều, người mới cũng đỡ bị ngớp.
Bạn có thể qua thread mình để xem qua cách tổng hợp của mình đang làm, biết đâu sẽ giúp ích được gì đó cho bạn :).
Link: vOz Strength club

P/s: trong thread này, mình thấy bạn và bạn Tâm Lê đang xí được post từ #1 đến #9, như vậy thì cũng tạm ổn, sau này bạn chịu khó biên tập bài rồi gửi bạn Tâm Lê edit post giúp, là có thử xử lý được.

E xin cảm ơn sự góp ý của anh ạ...

Em có coi qua các bài Post của anh và so sánh đối chiếu lại bài của em là đúng là nếu theo format bài của em thì rất khó tổng hợp vào thread, mà chia ra thì loãng...để e cố gắng nhét Giày theo Giày, Suit theo Suit thành các thread khác nhau và gom lại mục lục thôi chứ nhìn vầy là biết 1 thread không chứa đủ
 
Back
Top