kiến thức [ Classic Menswear ] 101: TOÀN TẬP VỀ LỊCH SỬ, QUY ƯỚC VỀ ÂU PHỤC

Spoken

Senior Member
Chuỗi bài viết "Giải thích Âu phục" chủ yếu cung cấp một góc nhìn nhỏ trong lịch sử ăn mặc trang trọng, về những bộ lễ phục truyền thống vẫn đang tồn tại, đã đặt dấu ấn và để lại những mối liên hệ mật thiết với trang phục nam giới sử dụng ngày nay. Trong quá trình biên tập, mình đã chọn lọc, tổng hợp lại từ khoảng trên dưới 100 nguồn tư liệu rải rác khắp internet; một số thuật ngữ trong bài viết đôi khi được hiểu theo British-English (BrE) hoặc American-English (AmE).

*Khái niệm "Dress Codes" theo Wikipedia là những quy tắc bất thành văn về trang phục.

- Nếu hiểu "nôm na" thì "Dress Codes" đơn thuần là thuật ngữ hàm ý chỉ cách thức sử dụng trang phục theo quy định, quy tắc trong một tập thể nhất định. Ví dụ: bộ đồ bác sỹ, y tá sử dụng trong bệnh viện; bộ đồ bảo hộ lao động sử dụng trong các nhà máy hay công trường; quân trang sử dụng trong quân đội; v.v... Những kiểu cách "đồng phục" như thế đều có thể giúp hình dung ban đầu về "Dress Codes"; nhưng mấu chốt ở chỗ là chẳng ai gọi những quy định ăn mặc đơn thuần như thế (vốn được áp dụng trong những công việc chuyên môn đặc thù) bằng thuật ngữ chuyên môn, cầu kỳ là "Dress Codes" cả.

- Quay về cách đây vài trăm năm, nhất là vào khoảng cuối thế kỷ 18, rất dễ để nắm bắt và hiểu đúng về Dress Codes. Vì khi đó, trang phục được sử dụng trong đời sống hàng ngày còn chưa phong phú, thường được phân loại cụ thể, rất rõ ràng; ví dụ như đi dự tiệc tối mặc gì, giao tiếp công việc mặc gì, lao động phổ thông mặc gì, đội ngũ trí thức mặc gì, v.v...

- Còn ở vào thời đại bây giờ, khi việc ăn mặc ngày càng trở nên đa dạng, linh hoạt, đề cao sự tiện lợi, đôi khi là búa xua, Dress Codes chính thống ngày trước dần trở nên phai nhạt, thay đổi, bão hòa... Không phải ai cũng có ý thức, nhu cầu trong việc chọn lựa trang phục đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm... Đây là tình trạng chung không chỉ ở Việt Nam mà thậm chí còn diễn ra tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

- Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong đời sống xã hội vẫn rất nhiều nơi yêu cầu hoặc các cá nhân tự giác ý thức chuyện ăn vận, đặc biệt là trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, các sự kiện lớn, buổi lễ quan trọng, v.v... Do đó, chuyện phê bình như vậy theo ý trên không có nghĩa là ngày nay việc ăn mặc bị xem nhẹ và coi thường, có chăng là bị biến tấu hóa, vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép (đôi khi là quá nhiều). Cho nên, việc hiểu đúng và rõ ràng phần nào các khái niệm liên quan đến "Dress Codes" là một phương thức tốt giúp ta tường tận việc ăn mặc, chọn quần chọn áo cũng trở nên đơn giản, dễ thở hơn rất nhiều.

*Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến Dress Codes hay gặp:

- Celebration Attire, Business Attire, Casual Attire, v.v...: thể loại, mục đích sử dụng của trang phục.

- Formal, Semi-formal, Informal: mức độ trang trọng của trang phục.

- White-tie, Black-tie, Morning Dress, Cocktail Dress, v.v...: tên gọi đại diện, tượng trưng cho Dress Codes, thường được ngầm hiểu hoặc được thông báo kèm theo Invitation.

- Dinner Suits, Tuxedos, Business Suitss, v.v...: tên gọi cụ thể của bộ đồ, trang phục tương ứng với từng Dress Codes.

- Ví dụ: Thư mời yêu cầu Dress Codes là Black-tie, phải mặc lễ phục, thì bộ đồ sử dụng phải là Dinner Suits (BrE) hay Tuxedos (AmE). Các kiểu cách trang phục khác, mà không phải Celebration Attire, gần như không được chấp nhận.

*Những Dress Codes giới thiệu trong bài viết này nằm trong các nhóm, thể loại trang phục sau:
  • Celebration Attire (lễ phục) với Dress Codes: White-tie, Black-tie, Morning Dress.
  • Business Attire với Dress Codes: Business Formal, Business Casual.
  • Casual Attire với Dress Codes: Smart Casual.

*Mục lục bài viết này như sau:
I. Nhận diện một số Dress Codes truyền thống, cụ thể: White-tie, Black-tie, Morning Dress
II. Một số quy tắc cơ bản trong ăn mặc trang trọng
III. Hiểu thêm về White-tie, Black-tie, Morning Dress
IV. Nhận diện một số Dress Codes phổ thông, cụ thể: Business Formal, Business Casual, Smart Casual

01.jpg


---
I. Định nghĩa White-tie (1/3)
Thuật ngữ "White-tie" chỉ bộ lễ phục truyền thống, thuộc nhóm trang phục Celebration Attire-Evening Dress, trang trọng bậc nhất còn tồn tại ngày nay. Các thành phần cũng như chi tiết của bộ đồ "White-tie" gần như đã đi vào khuôn khổ, được thiết lập bởi những chuẩn mực đặc biệt khắt khe. Dưới đây là một số những điểm đặc trưng để nhận diện bộ lễ phục này.

1. Áo khoác (Coat):
  • Tên gọi: Evening Tailcoat, Evening Coat (BrE) hay Dress Coat (AmE).
  • Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đúp hai hàng khuy (double-breasted) nhưng ko nhằm mục đích cài khuy, vạt áo luôn mở;
  • vạt trước cắt hơi xéo, hạ ngang eo;
  • vạt sau dài đến lưng gối, kiểu áo khoác này vạt sau dài trùm qua mông khá nhiều nên được tính là Coat chứ không phải Jacket;
  • ve áo là kiểu ve nhọn (peaked lapels), màu đen, chất liệu silk (kiểu dệt grosgrain hoặc satin).
  • Màu: đen (black) hoặc xanh tối (midnight blue).
  • Chất liệu: wool (kiểu dệt barathea hoặc ultrafine herringbone).

2. Quần (Trousers):
- Kiểu dáng:
  • cạp cao trên rốn (high rise), đũng trơn (flat front), có thể có li (pleat), gấu thẳng (no cuffs), lưng cạp xẻ đuôi cá (fishtail), có khâu khuy mặt trong cạp để đeo Braces (BrE) hay Suspenders (AmE);
  • hai bên hông có dải lụa chạy dọc từ mép cạp xuống đến hết ống quần, thường là một dải đơn hoặc dải đôi (tạo hình kiểu one wide stripe hoặc two narrow stripes), màu và chất liệu match với ve áo khoác.
- Màu và chất liệu của Trousers đi cùng bộ (match) với Coat.

3. Áo gi-lê (Waistcoat):
- Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đơn (thì 03 khuy) hoặc vạt đúp (thì 04 khuy);
  • ngực áo cắt thấp nhằm mục đích để lộ phần ngực áo sơ mi bên trong, thường là lưng trống (backless);
  • ve áo là kiểu ve sam (shawl lapels), chân ve không bo tròn góc;
  • cài bằng khuy đinh tán (studs).
  • Màu: trắng (white).
  • Chất liệu: cotton (kiểu dệt marcella).
  • Nguyên tắc đặc biệt quan trọng là: vạt Waistcoat đủ dài để che cạp quần (waistband) nhưng không được dài hơn vạt Tailcoat.

4. Áo sơ mi (Shirt):
- Kiểu dáng:
  • phần cổ áo là loại cổ cánh (wing collar), cao đến mức gần như ôm trọn cổ người mặc, chân cổ đủ cứng cáp nhằm giúp cổ áo luôn luôn dựng thẳng đứng, có thể tháo rời nguyên phần chân cổ;
  • phần ngực áo (bosom) tạo hình riêng bằng một miếng vải dầy và đệm nhiều lớp giúp duy trì trạng thái phẳng đanh, cài bằng khuy đinh tán (studs);
  • phần tay áo (sleeve cuffs) là loại còng đơn (single cuffs), cài bằng khuy măng-sét (cufflinks).

- Màu (phần cổ áo, ngực áo, tay áo + phần còn lại của áo): trắng (white).

- Chất liệu (phần cổ áo, ngực áo, tay áo): cotton (kiểu dệt marcella), bắt buộc phải match với Waistcoat vì đây là những chỗ lộ ra.

- Chất liệu (phần còn lại của áo): voan hoặc những chất liệu nhẹ, thoáng giúp người mặc cảm thấy mát mẻ.

5. Phụ kiện đeo cổ (Neckwear):

- Bắt buộc phải là nơ (bow-tie), loại tự thắt (hand-tied), thắt kiểu cánh bướm hoặc cánh dơi, không dùng nơ thắt sẵn (pre-tied).

- Màu: trắng (white).

- Chất liệu: cotton (kiểu dệt marcella).

- Nguyên tắc đặc biệt quan trọng là: màu và chất liệu của nơ (bow-tie) bắt buộc phải match với cổ áo sơ mi, ngực áo sơ mi, tay áo sơ mi và áo gi-lê nhằm tạo thành mảng khối liền mạch từ cổ xuống eo người mặc.

6. Giày, tất (Footwear):
- Giày:
  • Có thể chọn Pump Opera hoặc Plain Oxford;
  • Màu đen;
  • Da bóng sẵn (patent leather) hoặc da bê (calfskin) thông thường thì phải đánh bóng rất kỹ.
- Tất: bằng lụa, màu đen, dài qua bắp chân.

7. Phụ kiện khác (có cái bắt buộc, có cái không):
  • Bộ khuy gồm: 02 cufflinks (tay áo sơ mi), 04 shirt studs (thân áo sơ mi), 03-04 waistcoat studs (áo gi-lê); lựa chọn truyền thống nhất là nguyên bộ khuy này làm từ ngọc trai (mother-of-pearl), lòng trắng ngà, viền bạc.
  • Braces (BrE) hay Suspenders (AmE) bằng lụa, màu trắng, loại thùa khuyết có đầu cố định.
  • Sock garters (Ame) hay Sock suspenders (BrE) cũng nên có, giúp giữ cho tất luôn căng, ko bị trùng.
  • Khăn túi ngực (pocket square) bằng lụa (silk) hoặc lanh (linen), màu trắng.
  • Hoa cài ngực (boutonniere) nếu có thì dùng hoa cẩm chướng (carnations), màu trắng hoặc đỏ đô.
  • Đồng hồ bỏ túi (pocket watch), chất liệu gold hoặc platinum, bỏ trong túi Waistcoat;
+ (Hoặc) đồng hồ đeo tay (wristwatch) được chấp nhận nhưng phải là Dress Watch, loại viền mỏng, hai kim, không lịch, vạch thẳng, nói chung là đơn giản tuyệt đối hết mức, màu mặt đồng hồ (nên) match vs mặt khuy.
  • Huân huy chương (medal) các loại, món này tùy theo người mặc và buổi lễ tham dự thì mới sử dụng.
  • Ngoài ra, còn một số món đồ khác được chấp nhận như: găng tay (full-dress gloves), gậy chống (walking stick), áo choàng (kiểu chesterfield coat), khăn (evening scarf, bằng lụa, có tua rua, màu trắng), mũ chóp (top hat)... Nói chung mấy món này cũng trôi vào dĩ vãng nhiều rồi nên không cần đi sâu cho phức tạp.

02.jpg

*Hình ảnh (chỉ) mang tính chất tham khảo, ước lệ.

I. Định nghĩa Black-tie (2/3)
Thuật ngữ "Black-tie" chỉ bộ lễ phục truyền thống, thuộc nhóm trang phục Celebration Attire-Evening Dress, trang trọng thứ nhì xếp sau "White-tie".
Nếu như những thành phần của bộ lễ phục White-tie đã trở thành chuẩn mực, rất khó để thiết lập lại; thì Dinner Suits/Tuxedo đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử mà các thành phần của bộ đồ bị xáo trộn. Theo thời gian và do chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng chuyển dịch trong ăn mặc nam giới toàn cầu, ngày nay Black-tie còn biến tấu thành những Dress Codes đa dạng hơn như "Creative Black-tie", "Black-tie optional" hay "Black-tie only" v.v... (phần này đề cập sau)
Tuy nhiên, dù thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa, những chi tiết làm nên xương sống của bộ lễ phục này vẫn rất khó xóa bỏ. Dưới đây là một số những điểm đặc trưng để nhận diện bộ đồ Dinner Suits/Tuxedo truyền thống nhất.

1. Áo khoác (Jacket):
  • Tên gọi: Dinner Jacket (BrE) hay Tuxedo (AmE).
  • Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đơn một khuy (single-breasted 1-button) hoặc vạt đúp hai hàng khuy (double-breasted);
  • lưng không xẻ (unvent), túi chìm (jetted pockets);
  • ve áo là kiểu ve nhọn (peaked lapels) hoặc ve sam (shawl lapels), màu đen, chất liệu silk (kiểu dệt grosgrain hoặc satin).
  • Màu: đen (black) hoặc xanh tối (midnight blue).
  • Chất liệu: wool (kiểu dệt barathea hoặc ultrafine herringbone).

2. Quần (Trousers):
- Kiểu dáng:
  • cạp cao trên rốn (high rise) hoặc ngang rốn (mid rise), đũng trơn (flat front), có thể có li (pleat), gấu thẳng (no cuffs), có khâu khuy mặt trong cạp để đeo Braces (BrE) hay Suspenders (AmE);
  • hai bên hông có dải lụa chạy dọc từ mép cạp xuống đến hết ống quần, thường là một dải đơn hoặc dải đôi (tạo hình kiểu one wide stripe hoặc two narrow stripes), màu và chất liệu match với ve áo khoác.
- Màu và chất liệu của Trousers đi cùng bộ (match) với Jacket.

3. Waist-covering: có 02 kiểu

3.1 Áo gi-lê (Waistcoat):
- Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đơn hoặc vạt đúp;
  • ngực áo cắt thấp nhằm mục đích để lộ phần ngực áo sơ mi bên trong, thường là có lưng (full-back);
  • không có ve.
  • Màu và chất liệu của Waistcoat đi cùng bộ (match) với Jacket và Trousers.
  • Sử dụng kèm với Jacket (single-breasted) ve nhọn (peaked lapels), không thích hợp với ve sam (shawl lapels).

3.2 Đai bụng (Cummerbund):
- Kiểu dáng:
  • thân đai vát cong nhẹ về hai đầu;
  • có xếp li úp, hướng xuống dưới;
  • cầu kỳ thì thường có thêm một túi nhỏ ở mặt trong để đựng đồ (ticket, v.v...).
  • Màu và chất liệu của Cummerbund đồng bộ (match) với ve áo Jacket.
  • Sử dụng kèm với Jacket (single-breasted) ve nhọn (peaked lapels) và ve sam (shawl lapels).

4. Áo sơ mi (Shirt): có 02 kiểu

4.1 Sơ mi cổ cánh (wing collar shirt):
  • phần cổ áo là loại cổ cánh (wing collar), cao đến mức gần như ôm trọn cổ người mặc, chân cổ đủ cứng cáp nhằm giúp cổ áo luôn luôn dựng thẳng đứng, có thể tháo rời nguyên phần chân cổ;
  • phần ngực áo (bosom) tạo hình riêng bằng một miếng vải đắp lên kiểu xếp li, cài bằng khuy đinh tán (studs);
  • phần tay áo (sleeve cuffs) là loại còng đơn (single cuffs), cài bằng khuy măng-sét (cufflinks).

4.2 Sơ mi cổ Đức (turndown collar shirt):
  • phần cổ áo là loại cổ Đức (turndown collar), đuôi lá cổ (point collar) thường dài và không nằm dưới ve áo khoác, có thể tháo rời nguyên phần chân cổ;
  • phần ngực áo (bosom) tạo hình riêng bằng một miếng vải đắp lên kiểu xếp li, cài bằng khuy đinh tán (studs);
  • phần tay áo (sleeve cuffs) là loại còng đôi (double cuffs), cài bằng khuy măng-sét (cufflinks).

* Cả 02 kiểu sơ mi này đều có màu trắng (white), chất liệu cotton (kiểu dệt marcella).

5. Phụ kiện đeo cổ (Neckwear):

  • Bắt buộc phải là nơ (bow-tie), loại tự thắt (hand-tied), thắt kiểu cánh bướm hoặc cánh dơi, không dùng nơ thắt sẵn (pre-tied).
  • Màu và chất liệu của Nơ đồng bộ (match) với ve áo Jacket.

6. Giày, tất (Footwear):
- Giày:
  • Có thể chọn Pump Opera hoặc Plain Oxford;
  • Màu đen;
  • Da bóng sẵn (patent leather) hoặc da bê (calfskin) thông thường thì phải đánh bóng rất kỹ.
- Tất: bằng lụa, màu đen, dài qua bắp chân.

7. Phụ kiện khác (có cái bắt buộc, có cái không):
  • Bộ khuy gồm: 02 cufflinks (tay áo sơ mi), 04 shirt studs (thân áo sơ mi); lựa chọn truyền thống nhất là nguyên bộ khuy này làm từ vàng (gold) hoặc mã não (onyx), lòng đen, viền bạc.
  • Braces (BrE) hay Suspenders (AmE) bằng lụa, màu trắng hoặc đen, loại thùa khuyết có đầu cố định.
  • Sock garters (Ame) hay Sock suspenders (BrE) cũng nên có, giúp giữ cho tất luôn căng, ko bị trùng.
  • Khăn túi ngực (pocket square) bằng lụa (silk) hoặc lanh (linen), màu trắng.
  • Hoa cài ngực (boutonniere) nếu có thì dùng hoa cẩm chướng (carnations), màu trắng hoặc đỏ đô.
  • Đồng hồ đeo tay (wristwatch) có thể được chấp nhận nhưng phải là Dress Watch, loại viền mỏng, hai kim, không lịch, vạch thẳng, nói chung là đơn giản tuyệt đối hết mức, màu mặt đồng hồ (nên) match vs mặt khuy.

03.jpg

*Hình ảnh (chỉ) mang tính chất tham khảo, ước lệ.
 

Attachments

  • 04.jpg
    04.jpg
    356 KB · Views: 224
  • 05.jpg
    05.jpg
    610 KB · Views: 219
  • 06.jpg
    06.jpg
    917.2 KB · Views: 219
I. Definition Morning Dress (3/3)
Thuật ngữ "Morning Dress" chỉ bộ lễ phục truyền thống, thuộc nhóm trang phục Celebration Attire-Day Dress, trang trọng bậc nhất còn tồn tại ngày nay. Khác với "White-tie" (Evening Dress), "Morning Dress" là bộ lễ phục mặc vào ban ngày (Day Dress). Morning Dress cũng tồn tại những quy định nghiêm khắc trong trang phục không kém gì White-tie hay Dinner Suits/Tuxedo; tuy nhiên, bên cạnh đó, bộ trang phục này còn mang những điểm nhấn đặc trưng, phong phú, đa dạng trong kiểu cách, chất liệu cũng như cách thức phối kết hợp thành phần trên bộ đồ, kiến tạo nên những nét riêng biệt của người mặc. Dưới đây là một số những điểm đặc trưng để nhận diện bộ lễ phục Morning Suits, Morning Dress:

1. Áo khoác (Coat):
  • Tên gọi: Tailcoat, Morning Coat.
  • Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đơn một khuy (single-breasted 1-button), khi mặc luôn đóng cúc;
  • vạt trước cắt xéo dốc về phía sau;
  • vạt sau vuốt kiểu đuôi tôm dài đến lưng gối, kiểu áo khoác này vạt sau dài trùm qua mông khá nhiều nên được tính là Coat chứ không phải Jacket;
  • ve áo là kiểu ve nhọn (peaked lapels).
  • Màu: đen (black) hoặc xám (grey-oxford).
  • Chất liệu: wool (thường dệt kiểu herringbone).

2. Quần (Trousers):
  • Kiểu dáng: cạp cao trên rốn (high rise), xếp li xuôi (forward pleats), gấu thẳng (no cuffs), lưng cạp xẻ đuôi cá (fishtail), có khâu khuy mặt trong cạp để đeo Braces (BrE) hay Suspenders (AmE).
  • Điểm đặc biệt của Trousers trong bộ Morning Dress là có khá nhiều kiểu quần, tuy cùng một thiết kế như trên nhưng khác nhau về màu sắc, họa tiết, chất liệu.

2.1 Nếu Trousers màu xám (grey-oxford), chất liệu đi cùng bộ (match) với Coat và Waistcoat thì bộ đồ gọi tên là Morning Suits.

2.2 Nếu Trousers không đi cùng bộ với Coat thì bộ đồ gọi tên là Morning Dress; có một số kiểu quần như sau:

* Cashmere-stripes (BrE) hay Spongebags (AmE):
  • "Cashmere" trong tên gọi này là chỉ một kiểu kẻ sọc đặc biệt (ko giống như pin-stripes, chalk-stripes hay pencil-stripes, v.v...), đây là kiểu kẻ kết hợp giữa các đường sọc chìm black, silver, white và charcoal grey. Sự kết hợp này có thể tạo thành vô số các biến tấu khác khác nhau trong họa tiết của kiểu quần này.
  • Chất liệu: wool (not cashmere).
  • Cashmere-stripes là kiểu quần trang trọng (formal trousers) đi cùng với Morning Coat vào loại kinh điển nhất.

* Chalk-stripes, Houndstooth, Glencheck là những kiểu quần ưu tiên thứ nhì sau Cashmere-stripes.

* Một số kiểu quần khác làm từ vải trọng lượng nặng, thường ít phổ biến như Herringbone and Twill, Grey Flannel.

3. Áo gi-lê (Waistcoat):
- Kiểu dáng:
  • cắt theo kiểu vạt đơn (single-breasted), không ve hoặc ve thường (notched lapels), khi mặc bỏ cài khuy cuối;
  • (hoặc) cắt theo kiểu vạt đúp (double-breasted), ve nhọn (peaked lapels) hoặc ve sam (shawl lapels), khi mặc cài khuy đầy đủ.
  • Màu: grey, black, yellowish tan.
  • Chất liệu: wool hoặc linen.
  • Ngoài ra, còn thêm "Fancy" Waistcoat cũng là một kiểu áo khác, có màu sắc và họa tiết trang nhã, cũng được chấp nhận.

4. Áo sơ mi (Shirt): có 02 kiểu

4.1 Sơ mi cổ cánh (wing collar shirt):
  • phần cổ áo là loại cổ cánh (wing collar), cao đến mức gần như ôm trọn cổ người mặc, chân cổ đủ cứng cáp nhằm giúp cổ áo luôn luôn dựng thẳng đứng, có thể tháo rời nguyên phần chân cổ;
  • phần thân áo cài bằng khuy đinh tán (studs);
  • phần tay áo (sleeve cuffs) là loại còng đơn (single cuffs), cài bằng khuy măng-sét (cufflinks);
  • màu trắng, chất liệu cotton;
  • kiểu sơ mi này chỉ dùng khi mặc với Coat màu đen.

4.2 Sơ mi cổ Đức (turndown collar shirt):
  • phần cổ áo là loại cổ Đức (turndown collar), đuôi lá cổ (point collar) thường dài và không nằm dưới ve áo khoác, có thể tháo rời nguyên phần chân cổ;
  • phần tay áo (sleeve cuffs) là loại còng đôi (double cuffs), cài bằng khuy măng-sét (cufflinks).
  • màu trắng, kem, hồng hoặc sọc xanh trắng; chất liệu cotton hoặc linen;
  • trường hợp nếu mặc sơ mi khác màu trắng thì cổ sơ mi phải là màu trắng.

5. Phụ kiện đeo cổ (Neckwear): có 03 kiểu

5.1 Dress Cravat aka Plaston (BrE) hay Dress Ascot (AmE):
  • Đây là một dạng phụ kiện đeo ra phía ngoài, luồn dưới cổ áo sơ mi (cũng giống như cà vạt thông thường). Cấu tạo bao gồm hai lá đầu vát nhọn bản rộng ~6", đoạn nối hai lá quấn quanh cổ áo bản ~1.25", tổng chiều dài của Dress Cravat ~50", có lót mỏng.
  • Phần lớn mọi người thường nhầm loại này với Cravat (BrE) hay Ascot-tie (AmE) vốn được đeo quanh cổ người mặc (chứ không phải đeo quanh cổ áo sơ mi), nằm phía dưới cổ áo sơ mi và khi đeo bỏ cài khuy. Cấu tạo (cũng) bao gồm hai lá đầu vát nhọn bản rộng ~9", đoạn nối hai lá quấn quanh cổ người mặc có xếp li bản ~3", không lót.
  • Dress Cravat chỉ sử dụng khi mặc sơ mi cổ cánh (wing collar shirt) kèm với một cái ghim nhỏ (pin-tie).
  • Dress Cravat bắt buộc thắt tay theo kiểu Ascot-knot hoặc Ruche-knot.

5.2 Cà vạt (Tie):
  • Tie chỉ sử dụng khi mặc sơ mi cổ Đức (turndown collar shirt), thắt kiểu four-in-hand, màu sắc và họa tiết được phép tùy chọn theo sở thích.
  • Ngoài ra, có kiểu tie truyền thống màu xám với họa tiết houndstooth hoặc macclesfield. Đây là loại tie dành riêng cho đám cưới, còn gọi là "wedding ties", riêng loại này cho phép mặc với sơ mi cổ cánh (wing collar shirt).

5.3 Nơ (Bow-tie): thường hiếm khi được sử dụng; màu sắc và họa tiết được phép tùy chọn (trừ màu trắng và đen), thắt tay (hand-tied).

6. Giày, tất (Footwear):
- Các loại giày, bốt được sử dụng cùng bộ Morning Dress đều phải là màu đen, da bê (calfskin) được đánh bóng cẩn thận, không dùng giày da bóng sẵn (patent leather). Có khá nhiều kiểu giày, bốt để lựa chọn:
  • Plain Oxford, Oxford Cap-toe;
  • Derby được chấp nhận nhưng không khuyến khích;
  • Button Boots, Balmoral Boots;
  • Chukka Boots, Chelsea Boots, Jodhpur Boots là các kiểu boots liên quan đến mô phỏng "cuộc đua ngựa" cũng được chấp nhận.
- Tất: bằng lụa hoặc cashmere, màu đen, dài qua bắp chân.

7. Phụ kiện khác:
  • Mũ chóp (top hat): nếu dự đám cưới hoặc lễ hội đua ngựa thì dùng, nhưng không đội mà chỉ được cầm tay.
  • Hoa cài ngực (boutonniere) thì dùng hoa cẩm chướng (carnations) hoặc hoa hồng (nếu dự đám cưới).
  • Khăn túi ngực (pocket square) thường được chú trọng khi kết hợp với dress cravat, tie hoặc bow-tie theo một số nguyên tắc được gợi ý sau:
  • gam màu chính của neckwear sẽ là gam màu phụ của pocket square và ngược lại, nhằm bổ sung sắc độ cho nhau hơn là tương đồng với nhau;
  • chất liệu neckwear và pocket square không giống nhau, ví dụ nếu neckwear (silk) thì pocket square (wool), v.v...
  • việc phối đồ này còn phụ thuộc vào sắc độ của Shirt, Waistcoat hay Coat, Trouser... tùy theo người mặc và buổi lễ tham dự, v.v....

04.jpg

*Hình ảnh (chỉ) mang tính chất tham khảo, ước lệ.
---

II. Etiquette (1/2)
*Trong văn hóa phương Tây, những nguyên tắc ăn mặc trang trọng đã tồn tại qua nhiều thế kỷ - cả đến trước khi xuất hiện những bộ lễ phục White-tie hay Morning Dress - trở thành một phần của bộ giao thức lễ nghi truyền thống. Để có được cái nhìn bản chất về Dress Codes, cần nắm được hai nguyên tắc ăn mặc trang trọng cơ bản, và cho đến tận ngày nay vẫn trở thành một nếp quen thuộc.

Trước tiên, về cơ bản, việc lựa chọn trang phục dựa theo các yếu tố sau:
  • thời gian (time)
  • địa điểm (place)
  • dịp (occasion)
  • mùa (season, yếu tố phụ)

*Nguyên tắc thứ nhất: Day Dress & Evening Dress (UK), tương đương Day Wear & Evening Wear (US)
- Nguyên tắc này dựa trên việc lựa chọn trang phục theo yếu tố thời gian (time).

*Từ khoảng thế kỷ 15, việc lựa chọn trang phục dựa vào thời điểm trong ngày như sau:
  • Buổi sáng thường bắt đầu muộn và kéo dài cho đến 18h, khi mặt trời lặn. Khoảng thời gian này dành cho các hoạt động ngoài trời, cưỡi ngựa, săn bắn và những công việc giao thương, lao động sản xuất. Trang phục sử dụng trong khoảng thời gian này xếp vào nhóm Day Dress, bộ đồ trang trọng cho giới thượng lưu thuộc nhóm Formal Day Dress.
  • Buổi tối bắt đầu từ sau 18h và có thể kéo dài đến nửa đêm. Đây là quãng thời gian dành thưởng thức bữa tối và sau đó là các hoạt động giao thiệp, kết nối quan trọng cũng như giải trí tiệc tùng của upper-class. Trang phục sử dụng được xếp vào nhóm Evening Dress, bộ đồ trang trọng nhất và gần như luôn mặc định bắt buộc cho tầng lớp cao là Full Evening Dress. Hoặc gọi Evening Dress là đủ hiểu để phân biệt với bộ đồ buổi tối Informal - trang trọng nhưng không chính thức.

*Hiểu sâu hơn về nguồn gốc nét văn hóa này, theo như lời của Hardy Amies - một nhà nghiên cứu ăn mặc - nguyên văn như sau: “Men spent a great part of the day on horseback. Personal hygiene apart, you did not want to bring the smell of the stables into the house.” Theo đó, bộ đồ ban ngày cần được thay ra để mặc lên người bộ đồ khác tươm tất, chỉn chu hơn, phục vụ cho những hoạt động đòi hỏi mức độ trang trọng, vai vế cao của xã hội hơn vào buổi tối.
  • Bởi lẽ đó, khái niệm "dress up" khi ra đời, một phần cũng để giải thích cho lề lối trên.
  • Mặt khác, sự xuất hiện của phái đẹp cũng là một yếu tố đòi hỏi nam giới cần phải ăn mặc chỉnh tề nhất có thể. Do bởi phụ nữ vốn luôn sở hữu giác quan đặc biệt nhạy cảm và tinh tế, và lẽ tất nhiên chẳng quý bà nào muốn người đàn ông đi cùng mình ăn vận kém miếng hơn phần còn lại, nhất là trong những tầng không gian xa hoa dưới ánh nến tiệc tùng.
05.jpg


II. Etiquette (2/2)
*Nguyên tắc thứ hai: Hierarchy - Hệ thống xếp hạng mức độ trang trọng của trang phục
  • Nguyên tắc này giải thích việc lựa chọn trang phục dựa trên 2 yếu tố Địa điểm (place) và Dịp (occasion).
  • Yếu tố Mùa (season) là yếu tố phụ, tạm thời không đề cập đến trong phần Etiquette này.

*Phân hạng của Hierarchy này như sau:
1. Bộ đồ xếp vào nhóm Informal/Semi-Formal mặc tại (rank tăng dần):
  • buổi gặp mặt tại tư gia (private's home);
  • sự kiện, hoạt động giải trí ngoài trời;
  • cuộc gặp business;
  • cuộc gặp mang tính chất cá nhân cấp cao;
  • cuộc gặp mang tính chất chính trị.
2. Bộ đồ xếp vào nhóm Formal mặc tại:
  • bữa ăn tối trang trọng;
  • buổi tiệc tùng, giải trí, giao lưu mang tinh chất xã hội giai cấp cao.

*Lưu ý, thứ tự rank các bộ đồ thuộc nguyên tắc thứ hai này được xét đến sau khi dựa trên nguyên tắc thứ nhất.
  • Cụ thể là việc xác định bộ đồ thuộc nhóm Day Dress hoặc Evening Dress trước, rồi mới tiếp tục xác định thứ hạng trang phục.
  • Ví dụ: Morning Dress thuộc nhóm Formal Day Dress, White-tie thuộc nhóm Formal Evening Dress, nhưng 2 bộ đồ này không phân định thứ hạng theo Hierarchy.

*Các dịp (occasion) được đề cập phía trên - tương ứng với các mức độ trang trọng khác nhau - chủ yếu là những cách giải thích trong xã hội cũ. Ngày nay, hệ thống xếp hạng đã có những sự thay đổi nhất định so với ban đầu.
- Trước đây, theo như văn hóa châu Âu, cụ thể là UK, Formality đơn thuần chia thành:
  • Dress, tương đương Formal
  • Undress, tương đương Informal
- Sau này, vào quãng những năm chiến tranh thế giới, Black-tie dần trở thành Dress Codes phổ biến; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Mỹ, khái niệm Semi-formal buộc phải được công nhận, do đó đó Formality bao gồm:
  • Formal, tương đương Full-dressed or Dress (cũ)
  • Semi-formal, tương đương Half-dressed
  • Informal, tương đương Undress
- Ngày nay, thuật ngữ Informal cũng không còn tồn tại hoặc được hiểu đúng cách, do đó chỉ còn lại terms Formal và Semi-formal.

06.jpg

*Ảnh minh họa: Vintage Menswear 1930s
  • Ảnh 1: White-tie, trang phục thuộc nhóm Evening Dress, mức độ Formal
  • Ảnh 2-9: Những bộ đồ thuộc 2 nhóm Day Dress và Evening Dress, mức độ Informal/Semi-formal

UPDATING
 
Hợ đọc loạn mắt quá nhưng comment động viên bác. Em cũng đang quan tâm Classic Menswear nhưng bắt đầu từ mấy món thường trước, giờ đang tập trung về giày với boots. :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vừa quất bộ đánh giày hết 400k:
Kem dưỡng tarrago
Xi kem tarrago
Bàn chải lông ngựa + bàn chải lấy xi.

Cảm giác không thua đồ của saphir là bao, nhất là xi kem mà giá rẻ hơn đáng kể. Điểm khác biệt chắc ở kem dưỡng lâu khô hơn 1 tẹo.

Khuyên ae nên bỏ qua saphir để chơi tarrago cho tiết kiệm.
 
Vừa quất bộ đánh giày hết 400k:
Kem dưỡng tarrago
Xi kem tarrago
Bàn chải lông ngựa + bàn chải lấy xi.

Cảm giác không thua đồ của saphir là bao, nhất là xi kem mà giá rẻ hơn đáng kể. Điểm khác biệt chắc ở kem dưỡng lâu khô hơn 1 tẹo.

Khuyên ae nên bỏ qua saphir để chơi tarrago cho tiết kiệm.

Khoe mà k lên hình là gạch nhé :))
 
Vừa quất bộ đánh giày hết 400k:
Kem dưỡng tarrago
Xi kem tarrago
Bàn chải lông ngựa + bàn chải lấy xi.

Cảm giác không thua đồ của saphir là bao, nhất là xi kem mà giá rẻ hơn đáng kể. Điểm khác biệt chắc ở kem dưỡng lâu khô hơn 1 tẹo.

Khuyên ae nên bỏ qua saphir để chơi tarrago cho tiết kiệm.
Đắt xắt ra miếng thím ơi. Có thể lúc đầu thím thấy thế. Nhưng dùng lâu dài mới biết. Gì chứ mấy cái này để lâu mới sinh bệnh :D
 
Back
Top