Cô gái tử vong vì bệnh dại sau 18 tháng bị chó nhà cắn

hồi nhỏ khoảng 20 năm về trước ra ngoài ruộng lúa chơi tự nhiên phát hiện ra con mèo hoang nên rượt theo bắt nó, lúc chộp dc nó quay lại cắn cho phát và cào cho mấy phát nữa, giờ nghĩ lại kinh vl :confused::confused:
còn sống thêm 5 năm thì làm gì có ích cho gia đình đi friend
 
1 dại, 2 cít chó,dm nó, đi ngang qua cái ngõ cứt chó tùm lum tùm ta, đi ngang thì lũ chó hùa ra ngửi, buổi tối thì hùa ra sủa, đm, chắc mua bả về rải chứ thế này thì ko ổn
3 là mưa nhỏ nữa nhé, nhếch nhác với hôi dek thể tả nổi!
 
nhà nuôi mèo, lâu lâu bị cào, nó vẫn biểu hiện, ăn uống bth
thì giờ tiêm kiểu 4 mũi hay 5 mũi nhỉ
 
Vậy có nghĩa là thú nuôi ở nhà, thỉnh thoảng bị cào hoặc cắn thì ko cần tiêm hả thím (nhà nuôi vẫn còn sống lâu dài, ko lên cơn dại) ?
Bệnh dại lây qua nước bọt. Mà trước khi đến tuyến nước bọt thì nó phải qua não trước, mà qua não tức là đã phát bệnh rồi nên chẳng sống được lâu đâu.
 
Nói chung nguy cơ cũng khá cao vì bọn mồn lèo có thói quen cứ rảnh là ngồi liếm tay, nếu con mèo bị dại thì móng khả năng cũng có virus dính từ nước bọt.
Mèo bị dại lại còn lâu chết hoặc toàn trốn ra ngoài mới chết nên người bị cắn/cào càng ít cảnh giác.
Đa số hoặc thậm chí bên Mỹ nó ko nhắc đến vụ chó hay đặc biệt là mèo cào xếp vào lây dại luôn. Ko tin fen có thể check CDC Mỹ. Nó chỉ ghi nhận trường hợp cắn thôi. Đúng là mèo hay liếm móng nhưng đồng thời virus dại là virus yếu, sẽ bị chết ngay khi nước bọt khô ngoài môi trường (check CDC có luôn). Trừ trường hợp nó đang ngồi liếm móng fen đi qua nó cào chứ nếu nó di chuyển rồi khả năng cao đã khô trước cào được rồi.
Còn vụ mèo bị dại lâu chết là sai. Mèo bị dại chết nhanh hơn chó. Chó là nguồn lây dại chính chiếm 95% ở VN. Nếu mèo bị dại lâu chết hơn chó thì làm gì có rate này được. Đa số mấy con mèo bị dại cũng từ bị chó cắn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đa số hoặc thậm chí bên Mỹ nó ko nhắc đến vụ chó hay đặc biệt là mèo cào xếp vào lây dại luôn. Ko tin fen có thể check CDC Mỹ. Nó chỉ ghi nhận trường hợp cắn thôi. Đúng là mèo hay liếm móng nhưng đồng thời virus dại là virus yếu, sẽ bị chết ngay khi nước bọt khô ngoài môi trường (check CDC có luôn). Trừ trường hợp nó đang ngồi liếm móng fen đi qua nó cào chứ nếu nó di chuyển rồi khả năng cao đã khô trước cào được rồi.
Còn vụ mèo bị dại lâu chết là sai. Mèo bị dại chết nhanh hơn chó. Chó là nguồn lây dại chính chiếm 95% ở VN. Nếu mèo bị dại lâu chết hơn chó thì làm gì có rate này được. Đa số mấy con mèo bị dại cũng từ bị chó cắn.

via theNEXTvoz for iPhone
ở đông lào đầy vụ bị mèo cào xong lên dại chết kìa, đợt còn lên báo có đứa nhỏ bị mèo cào ở lưng, chỗ mà chắc chắn nó không thể cắn được rồi, gia đình chủ quan xong đứa nhỏ lên dại chết.
đợi tí tôi kiếm báo cho
 
  • Ưng
Reactions: 3D.
Vậy có nghĩa là thú nuôi ở nhà, thỉnh thoảng bị cào hoặc cắn thì ko cần tiêm hả thím (nhà nuôi vẫn còn sống lâu dài, ko lên cơn dại) ?
Lí thuyết là như vậy vì ko thể nào nuôi chó mèo nhất là mèo có thói quen hay cào mà bạn đi chích liên tục được. Chó thì hiếm khi cắn chủ ko lí do chứ mèo thì đa số cào chủ lắm. Nên chuyện chó mèo cắn mà người chết trước chắc là rất hiếm và vị trí cắn chắc gần ngón tay, ngón chân, đầu, bộ phận sinh dục,…

via theNEXTvoz for iPhone
 
ở đông lào đầy vụ bị mèo cào xong lên dại chết kìa, đợt còn lên báo có đứa nhỏ bị mèo cào ở lưng, chỗ mà chắc chắn nó không thể cắn được rồi, gia đình chủ quan xong đứa nhỏ lên dại chết.
đợi tí tôi kiếm báo cho
A khỏi kiếm tôi đọc rồi. Thì tôi mới bảo vẫn có thể nhưng hiếm xảy ra và mèo lây dại ít hơn chó rất nhiều. Đa số bị dại là chó cắn. Còn những trường hợp khác có nhưng rất hiếm.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thực ra mèo ít lắm, nhất là mèo cào.
Tôi nhớ tầm 5 năm trước đi lấy 1 con mèo con về, đang chơi với nó thì nó leo lên cổ và bị trượt chân, xong theo bản năng nó bật móng cào vết.
Ngay cổ mà mèo vừa lấy về k biết thế nào mà lại vết ở cổ nữa nên khá nguy nếu có dại nên phải phi vào trung tâm tiêm chủng ở NCT, vào nói chuyện thì bác sĩ bảo không cần tiêm gì hết.
 
  • Ưng
Reactions: 3D.
Thực ra mèo ít lắm, nhất là mèo cào.
Tôi nhớ tầm 5 năm trước đi lấy 1 con mèo con về, đang chơi với nó thì nó leo lên cổ và bị trượt chân, xong theo bản năng nó bật móng cào vết.
Ngay cổ mà mèo vừa lấy về k biết thế nào mà lại vết ở cổ nữa nên khá nguy nếu có dại nên phải phi vào trung tâm tiêm chủng ở NCT, vào nói chuyện thì bác sĩ bảo không cần tiêm gì hết.
Tôi cũng ko hiểu lắm là CDC ở SG còn khẳng định mèo cào ko có nguy cơ cơ. Tôi cũng bảo từng có người ở VN bị dại do mèo cào (bài báo trên) nhưng họ vẫn say no. Về lí thuyết rõ ràng là có còn thực tế chắc rất thấp nên họ mới vậy.

Vụ này chi tiết hơn đây:

Trường hợp mới đây, nữ bệnh nhân 23 tuổi, ở Lào Cai được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán theo dõi viêm não từ tuyến dưới. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân giống với người nhiễm virus gây bệnh dại như ớn lạnh, sợ nước, sợ gió, ánh sáng…

Các bác sĩ đã lấy hai mẫu dịch não tủy và dịch tị hầu gửi đi làm xét nghiệm PCR. Kết quả khẳng định nữ bệnh nhân này dương tính với virus gây bệnh dại. Khi biết kết quả, gia đình rất bất ngờ vì không nhớ bệnh nhân bị chó cắn từ khi nào, chỉ áng chừng khoảng một năm trước. Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân đã 2 lần ngừng tim, sau đó, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự.

https://suckhoedoisong.vn/bac-si-ly...oi-tu-vong-vi-benh-dai-169230215192052764.htm

via theNEXTvoz for iPhone
 
Câu hỏi 1: Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút, bệnh lây truyền từ các loại động vật sang người. Có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.

Câu hỏi 2: Bệnh dại lây truyền như thế nào?

Vi-rút dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.

96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột là rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại. Trâu và bò không cắn khi chúng bị nhiễm bệnh dại, nhưng cũng cần phải đề phòng khi thăm khám trâu bò bị ốm và có triệu chứng tăng tiết nước bọt ở miệng.

Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và họ có thể bị nhiễm vi rút dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.

Chưa có báo cáo dựa trên bằng chứng nào về bệnh dại trên người xảy ra do sử dụng sữa. Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận bị nhiễm vi rút khác, tuy nhiên không có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.

Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Việc lây truyền này đã xảy ra ở những người nhận giác mạc cấy ghép và gần đây xảy ra đối với một số trường hợp người nhận cấy ghép các nội tạng đặc và mô mạch. Do vậy, giác mạc hoặc các bộ phận cơ thể con người không được lây từ bệnh nhân chết do viêm não hoăc bất kỳ bệnh thần kinh nào khác mà chưa được chẩn đoán rõ ràng.

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.

Câu hỏi 3: Xử lý vết cắn khi bị động vật cắn như thế nào?

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

· Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

· Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có.

· Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Câu hỏi 4: Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật

Tránh:

· Sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nhựa cây, axit hoặc kiềm.

· Băng bó, đắp thuốc kín vết thương.


Câu hỏi 5: Bệnh dại phát triển trong cơ thể con người như thế nào?

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi-rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da (gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.


https://moh.gov.vn/web/dich-benh/th...~:text=vi rút di chuyển dọc,thể dài tới 1 năm.
 
Vậy có nghĩa là thú nuôi ở nhà, thỉnh thoảng bị cào hoặc cắn thì ko cần tiêm hả thím (nhà nuôi vẫn còn sống lâu dài, ko lên cơn dại) ?
Thường phát bệnh rồi thì mới có virus trong nước bọt, mà phát bệnh rồi thì tầm 10 ngày là nó sẽ chết. Nhưng mà nếu bị cắn chỗ gần đầu hay nhìn nó có vẻ chảy nước bọt bất thường thì tiêm sớm vẫn an toàn hơn ngồi theo dõi.
 
cái này tôi từng nghe người ta nói, chó ở giai đoạn ủ bệnh vẫn có thể gây bệnh dại, người bị cắn cũng ủ bệnh luôn, nhưng xui sao người phát bệnh trước chó, hoặc lúc chó chết thì người lên cơn luôn rồi, hết cứu, nên bị chó cắn cứ đi tiêm trước đã, theo dõi gì để sau, nhiều khi từ giai đoạn ủ bệnh tới khi chết của chó kéo dài cả tháng
cũng tùy vết cắn, mình đi tiêm thì thấy ở chỗ tiêm người ta vẫn cứ khuyên về theo dõi chó trước, nếu có biến mới tiêm. Mà tiêm phòng dại thời nay thấy bảo không ảnh hưởng nhưng thực tế thế nào thì chịu, mình tiêm mấy mũi rồi không biết có ngu đi tí nào không
 
Back
Top