[Có hình]Review đi làm việc, công tác ở các nước ĐNA, Nam Á

vừa nghe nói có thằng chùm mai thuý người châu Á bị bắt, chẳng nhẽ là fen
osCpCsi.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Bận quá mãi mới viết được chút, để thớt chết lâm sàng thế này cũng chán.

Trung Quốc - Phần 2
Nếu chỉ có việc ở Trung Quốc vài ngày, lại không biết tiếng Trung thì thật là một trải nghiệm khó chịu. Khó khan nhất là việc tự duy chuyển, không có các dịch vụ của Google nếu muốn làm một việc đơn giản như tra bản đồ cũng phải tải app riêng, một vài địa điểm nếu đánh tiếng Anh thì tìm không ra, mạng chậm,… Nếu ở các nước khác mình muốn dùng phương tiện công cộng như tàu điện, bus thì có thể dễ dàng search ra các tuyến, nhà ga theo thời gian thực, khi đi Trung Quốc thì mình toàn phải search trước, tham khảo bản đồ, để đảm bảo mình đi đúng nơi nếu bị lạc giữa đường thì thật chẳng biết kêu ai giữa thành phố rộng lớn, nên việc một mình đi khám phá mình cũng hạn chế. Ngay cả việc đón taxi cũng trở nên khó khan hơn, lúc trước ở khách sạn taxi xếp hàng chờ sẵn thì giờ ở cùng khách sạn đó phải đặt taxi trên app chờ rất lâu mới có xe, trả tiền mặt cũng không được,… Nơi dễ dàng nhất để bắt taxi, trả tiền mặt chính là sân bay ngoài.

Với mình Trung Quốc luôn có một không khí thật ảm đam và buồn chán. Bầu trời luôn có màu xám u ám, hiếm có ngày nắng nhìn rõ thấy mặt trời
View attachment 382899

Các điểm tham quang, nhất là các khu phố cổ, cũng vì thế nên không có màu sắc sôi động dù rất đông người.
View attachment 382898
View attachment 382903View attachment 382902
View attachment 382907

Khung cảnh trong thành phố chỉ toàn nhà cao tầng lặp đi lặp lại trăm lần. Bạn cứ nhìn hình dưới nhân lên 10 lần thì ra một khu dân cư các thành phố.

View attachment 382910

Phòng khách sạn cũng thường rất rộng theo sở thích người bản xứ.
View attachment 382915

Hơi khó diễn tả nhưng mình cảm giác các tòa nhà luôn có vẻ đi sau thời đại. Những góc khuất cao bụi bậm không dọn dẹp, mùi ẩm đặc trung của các tòa nhà cũ,cuốn danh bạ điện thoại năm 1999 để trong phòng khách sạn,…


Làm việc với người Trung Quốc lục địa thì có quá nhiều chuyện để kể, đa phần là chuyện không hay. Triết lý “tiền nào của đó” được hiểu ngầm kể cả với người bán lẫn người mua. Khi chốt hợp đồng bạn nghĩ mình đã mua một món hàng giá hời thì đối phương cũng biết điều đó. Nếu bạn thấy công ty A có một món hàng và bạn y theo thiết kế, dây chuyền sản xuất, vật liệu giống 100%, cùng một nhà sản xuất nhưng giá rẻ hơn thì tỷ lệ hàng lỗi, hư bạn nhận được cũng cao hơn, và người bạn cũng mặc nhiên cho đó là hiển nhiên.

Việc lên Alibaba kiếm một món hàng và đặt số lượng lớn chờ giao tận tay trên lý thuyết thì có thể nhưng không thực sự là ý hay. Chính vì thế các công ty thường chọn giao dịch gián tiếp thông qua các đối tác thương mại có văn phòng đại diện ở Trung Quốc để dễ kiểm soát, truy cứu trách nhiệm. Các phòng lab, cơ sở kiểm định cũng trang bị hiện đại với nhiều hạng mục kiểm hơn cả ở các nước khác. Các làm việc này cũng tiếp diễn ở các nước Đông Nam Á, cũng là một rào cản cho việc tin tưởng, giao dịch trực tiếp. Những thứ như đàm phán giá, bí mật hợp đồng thường không có giá trị hơn tờ giấy ký là bao nhiêu nếu bạn không phải công ty lớn. Các công ty luôn có cách giảm chi phí, từ trà trộn hàng kém chất lượng, giảm tỷ lệ nguyên liệu, dùng nguyên liệu giả, đưa cho các công ty nhỏ, hộ gia đình gia công,…

Nếu món hàng nhận được không đúng ý bạn thì họ cũng có đủ lý do như tưởng nhầm thông số là theo hệ thống đo lường Mỹ (inch chứ không phải cm), đơn hàng quá nhiều phải làm gấp, hay đổ trách nhiệm cho một số cá nhân nào đó. Đặt biệt vào khoảng cuối năm, tết, nếu bạn đặt gấp, số lượng nhiều mà giá không đổi thì thường sẽ bị chơi xấu, công nhân sẽ bỏ vật lạ (kẹo đã nhai, rác) , cố ý phá hoại,… để chơi xấu. Một lần mình đặt lịch hẹn tới tận xưởng sản xuất kiểm tra, mọi thứ lên kế hoạch thì tới sáng hôm đó mình lại được chở tới … văn phòng ban lãnh đạo ở trung tâm thành phố để uống trà, có lần thì lại dẫn đi thăm quan, ăn uống trong khi công việc thì chẳng vào đâu…

Nhắc đến ăn uống thì đi ăn với người Trung Quốc (kể cả ở nước ngoài) thì không bao giờ đói bụng. Người Hoa đãi khách luôn kêu dư rất nhiều món, ăn không hết hơi lãng phí, có một số món rất cay ít ai đụng đũa vào( kể cả chủ) cũng thường được gọi.
View attachment 382925

Đi ăn tối xong lại thường đi nhậu tăng 2,3 và ở đó lại gọi đồ ăn thêm. Ăn- Nhậu – lăn ra ngủ tại chỗ - lại dậy ăn lặp đi lặp lại với nhiều người. Một số người bình thường làm việc chẳng bao giờ mở miệng phát biểu câu nào, có bia rượu vào mới mở miệng vui vẻ. Và nếu việc thanh toán điện tử thanh thế tiền mặt phổ biến ở toàn Trung Quốc, thì chỉ có ở các quán nhậu việc trả tiền diễn ra theo các truyền thống với các xấp tiền buộc sẵn móc ra từ túi áo.
cực kỳ đồng ý với thím 2 chỗ: "tiền nào của nấy'' và "alibaba''
 
Hay quá, ra chap đều nhé thớt, trc giờ mình đi công tác thì mới đi thái lan. Đợt công ty cử đi philip pin với nhật thì lấy vợ sinh con nên xin ko đi, sau nhảy việc sang công việc mới thì ko liên quan đến nc ngoài nên ko đi. Từng làm bên thái 1 tháng thấy bên đó dân thật thà, chi phí sinh hoạt ăn uống rẻ hơn mình, giao thông ngoài băng cốc thì quá tốt mà lái xe chạy ẩu nên tai nạn chết ng ở thái tỉ lệ cao. Còn người thái lúc họ làm việc thì cực nghiêm túc,năng suất lao động rất cao. Cùng 1 công việc , dây chuyển như nhau mà công nhân thái năng suất gấp đôi công nhân mình.
 
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
XUnY9lX.gif


Bangladesh

Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289
Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.

Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc, lại rất nhiều muỗi, ai hay bị muỗi bu thì thật thảm họa, ngồi xe đập liên hồi không biết bao nhiêu con. Mình ít bị muỗi bu mà những người đi chung ai cũng bị chích đầy người, sợ không biết có bệnh gì không.
View attachment 348290
Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291

Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292
Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293
Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.

Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785

Myanmar
Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

chuyện vui tình cờ gặp dân vn buôn ma túy


Indonesia

Phần 1


Phần 2

Phần 3

Trung Quốc

Phần 1

Phần 2
(các chap sẽ update sau)
Campuchia
Malay
Ấn Độ
Lào
Thái Lan
(Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật
Mỹ
Tính chất công việc, ko phải bản chất công việc. Dù sao cũng ủng hộ thím :D
 
Myanmar
Phần 4
Người nước ngoài có nhiều lựa chọn khi ăn uống tại Yangon, nhưng không có chỗ nào mình có thể gọi là rất ngon và muốn quay lại. Ở Yangon có thể tìm thấy các Steakhouse sang trọng, các quán sushi với phòng riêng nhưng chất lượng đồ ăn và phục vụ kém xa với Việt Nam so với giá tiền bỏ ra. Sushi không tươi, steak chế biến không đúng cách, thái độ phục vụ kém, chậm là nét chung ở các nhà hàng dành cho người nước ngoài ở Myanmar.

Quán ăn Hàn Quốc có chất lượng tương đối ổn định và là lựa chọn an toàn (thịt nướng thì ở đâu vị cũng như nhau ) khi ăn đồ ăn nước ngoài tại Myanmar. Mình hay đi các quán như Sorabol khu 9 mile, các quán sân vườn khu 8 mile, Han Kook Kwan khu 7 mile, quán min khu 10 mile . Người Hàn Quốc gốc cũng rất khen đồ ăn Hàn tại Myanmar.

View attachment 349755View attachment 349756
Nhiều người khen bia Myanmar nhưng mình không thấy ngon.

Đồ Tây thì có quán Parami Pizza trên đường Parami với Pizza nướng củi ăn đúng vị.

Đồ ăn Tàu thì hẳn ăi đã từng đi Yangon đều biết 2 quán là quán Ruyi ở khu công nghiệp Shwe Lin Ban. Và quán Champion trên đường Mingalardon
View attachment 349759
Ai đi công tác gần các khu công nghiệp này thì trưa hay được các bên đối tác Trung Quốc dẫn đi ăn. Giá mắc hơn cả các quán tàu ở vn, phòng thì ẩm mốc. Đặc biệt quán champion có chủ cũng sở hữu xưởng in kế bên và có làm ăn chung với các xưởng may gần đó nên các xưởng này hay dắt khách qua để được ăn chia.

Quán đồ Tàu cao cấp nhất thì chắc chắn là quán Golden Crab House ở khu 10 mile với món tôm tích khổng lồ khá nổi tiếng (nhưng vị cũng bình thường)
View attachment 349760

Đồ ăn chính gốc Myanmar thì được đánh giá chung là không ngon, dầu mỡ. Nếu lần đầu tới yangon, hoặc để tiếp đãi khách hàng thì có thể đến nhà hàng Shan Yoe yar kế bên khách sạn Panda với các món kiểu Myanmar nấu hợp khẩu vị người nước ngoài
View attachment 349761
Nếu thích ăn các quán bình dân và sạch sẽ mình giới thiệu chuỗi nhà hàng giá rẻ Shwepalin chuyên các món bình dân, bánh bao và trà. Quán có bán các món cơm, mì của người Myanmar với giá trung bình khoảng 1000 kyat một phần (khoảng 17k).
View attachment 349762
Mình rất thích món bún nước này, nước dùng rất ngon mặc dù nhìn không đẹp mắt lắm, giá khoảng 10k vnd là món rẻ nhất quán
View attachment 349763
Người Myanmar hay nêm bằng chai nước mắm như người Việt. (có hình tôm chắc là nước tôm?)

View attachment 349764
Nền văn hóa ở Myanmar gắn liền với Phật giáo và không thể không nhắc đến ngôi chùa vàng Shwedagon ở giữa Yangon. Đối với người Myanmar đây là ngôi chùa linh thiêng nhất.
View attachment 349765View attachment 349770

Người dân Myanmar buổi chiều thường leo hơn 100 bậc thang để đến cầu nguyện trước tháp. Người nước ngoài có thể đi bằng thang máy lên trực tiếp để tham quang. Khu vực dưới chân tháp như một khu vực vui chơi, gặp gỡ chung cho người Myanmar, người già thường dắt theo trẻ nhỏ, các cặp trai gái cũng ngồi bệt dưới đất tán dóc. Xung quanh tháp có 7 bức tượng tương ứng với 7 ngày sinh trong tuần, khi đi viếng có thể đến bức tượng thuộc ngày sinh của mình để cầu nguyện, tưới nước.

Ở Yangon còn có chợ Bogyoke là nơi bán đá quý và đồ mỹ nghệ. Mình thấy giống chợ bến thành ở Sài Gòn nên cũng chỉ vào 1 lần cho biết
Đợt đi Myanmar tớ mua được mấy cái ly bằng ngọc, 1 dạng đá quý rẻ tiền thôi nhưng khá thích :D
 
Myanmar
Ngoại truyện: gặp dân Việt Nam buôn ma túy
Người Việt ở Myanmar tuy không ít nhưng mình không có dịp tiếp xúc nhiều. Không may, một trong số những lần hiếm hoi giao tiếp với đồng bào ở xứ bạn mình gặp được ngay một nhân vật tự xưng là dân buôn ma túy.
vrESGSY.png


Mình vẫn còn nhớ đó là chuyến bay buổi chiều năm 2019. Mình không về thẳng SG mà chọn chuyến bay Yangon – Hà Nội vì có việc ngoài Bắc. Khi mình đang ngồi sạc điện thoại gần cổng ra máy bay thì một thanh niên đội nón trắng có lại gần mình và nhờ sạc ké điện thoại. Trong sân bay các ổ điện đặt phía dưới các cột với số lượng hạn chế nên việc dùng chung ổ điện là chuyện bình thường. Ít khi nói chuyện với người Việt ở Myanmar nên mình vui vẻ nhường.
Người này nhanh chóng hỏi thăm mình người gốc ở đâu, tới Myanmar làm công việc gì. Sau khi mình giải thích về công việc thì để xã giao mình cũng hỏi ngược lại thì người này tự xưng là dân buôn. Người này nói tiếp :” Em buôn ma túy, em qua đây tìm hiểu thị trường”

Mình nghe xong cũng chỉ à ừ miễn cưỡng, phần vì tưởng thanh niên này nói đùa, phần vì cũng chẳng biết trả lời thế nào. Không gian giữa hai người trở nên im ắng ngay lập tức. Mình nghĩ nhanh trong đầu nên nói gì tiếp theo, tại sao dân buôn ma túy lại tiếp cận mình? có nên hỏi xã giao tiếp “tình hình buôn bán có tốt không hả bác”. Trong khi mình đang phân vân thì có vẻ thanh niên kia cũng không chịu được không khí im lặng khó xử này nên trả mình lại dây sạc và bỏ đi. Chiếc điện thoại kia chắc mới đầy thêm khoảng 20% pin.

Khi gần đến giờ bay mình ra cổng thì thấy thanh niên này cũng đang xếp hàng, mình không quên chụp một tấm để lưu.
View attachment 352255

Mình lên máy bay, nghĩ rằng sẽ không bao giờ gặp lại hắn nữa.

Mình nhằm
FukuVsi.jpg


Sau khi lên máy bay thì trời xui đất khiến thế nào mình lại ngồi kế thanh niên này (mình ngồi ghế sát cửa sổ nên xác xuất ngẫu nhiên lại càng thấp),
View attachment 352256

Lúc này 90% mình nghĩ là đã bị bám theo từ lúc check in ở quầy và khả năng cao là hắn lấy vé ngồi kế bên để bỏ hộ vài món đồ vào hành lý mình. Lúc này mình tính xin đổi chỗ nhưng máy bay đã gần hết chỗ và sẽ tỏ thái độ lẩn tránh nên thôi, chỉ còn cách ôm sát hành lý vào người và cẩn thận chú ý hành vi của hắn.

Sau khi máy bay cất cánh thì thanh niên này chơi điện thoại khoản 30p thì tắt máy (chắc điện thoại gần hết pin) và ngủ ngon lành đến khi tới Nội Bài. Còn mình thì vừa đi làm cả ngày vừa phải thức đề phòng cả chuyến đi nên mệt rã. Khi máy bay hạ cách thì hắn gọi cho một người phụ nữ tên H để nhờ đặt xe đón.

Sau này mình cũng không đi chuyến Yangon- Hà Nội nữa nên không gặp lại người này nữa. Khi mình kể chuyện này thì một số người nói rằng có thể người này thật ra là cảnh sát Việt Nam giả vờ tiếp cận để xem chính mình có phải là dân buôn lậu không, vì mình có lịch sử công tác Myanmar khá nhiều, mỗi chuyến chỉ vài ngày. Mình nghĩ đây cũng là một giả thuyết hợp lý.
Nó mà dân buôn ma tuý chính hiệu thì có dí súng vào đầu nó cũng không khai, chứ ở đó mà tự nhiên khai là ...buôn ma tuý.
Ha ha haaaaa, nó troll thím đó :D
 
Back
Top