[Có hình]Review đi làm việc, công tác ở các nước ĐNA, Nam Á

Đá lên nào
tEwbTRw.png
 
C
E từng làm việc chung với tụi Philip, tụi này cũng khôn lỏi lắm
ACJA04Q.png
, mà hầu như chúng nó ko thích tiếp thu cái mới, kiểu chỉ chăm chăm làm việc mà hịu quả ko tới đâu
guJo9yt.png
, mà tụi Philip này nó siêng lắm, làm vp với tụi nó ko có khái niệm ngủ trưa hay nghỉ trưa lun, chỉ ăn xong r đặt đít vào ngồi làm típ mà hiệu quả thua cả 1 ông VN làm tàn tàn ăn ún ngủ trưa phủ phê nữa
2E5tBqd.png
, theo e đánh giá thì 8 tiếng của tụi Philip chắc bằng 4 5 tiếng của người VN làm cùng khối lượng cv
TG0OxM9.gif
Chính cmn xác luôn. Tôi làm chung với bọn Phi thấy kiểu lươn lẹo và làm việc ko hiệu quả. Mặt bằng chung dân nó là ít học hơn VN.
 
E từng làm việc chung với tụi Philip, tụi này cũng khôn lỏi lắm
ACJA04Q.png
, mà hầu như chúng nó ko thích tiếp thu cái mới, kiểu chỉ chăm chăm làm việc mà hịu quả ko tới đâu
guJo9yt.png
, mà tụi Philip này nó siêng lắm, làm vp với tụi nó ko có khái niệm ngủ trưa hay nghỉ trưa lun, chỉ ăn xong r đặt đít vào ngồi làm típ mà hiệu quả thua cả 1 ông VN làm tàn tàn ăn ún ngủ trưa phủ phê nữa
2E5tBqd.png
, theo e đánh giá thì 8 tiếng của tụi Philip chắc bằng 4 5 tiếng của người VN làm cùng khối lượng cv
TG0OxM9.gif
Trước tôi có đi trao đổi sinh viên ở Brunei, trong đợt đó có 1 đứa Phi (nhà giàu, bố làm quân đội) và 2 đứa Indo. Cảm nhận riêng là những đứa Phi mà thuộc tầng lớp tinh hoa khá là thực dụng cái gì có lợi cho nó thì nó mới chơi, không thì kệ chúng mày :boss:. Trong khi mình và mấy đứa Indo thì khá là thân thiết, chơi rất vui chả bao giờ suy nghĩ thiệt hơn gì :byebye:
 
Indonesia
Phần 3
Indonesia có địa lý rất phức tạp. Toàn bộ đất nước được chia thành nhiều tỉnh nhỏ, mỗi tỉnh lại có một thành phố lớn, gọi là thủ phủ. Có khoảng 3 đảo lớn chính, là Sumatra, Java, Kalimantan, các đảo này lại chia thành nhiều tỉnh nhỏ. Jakarta là thủ đô với vùng đặc khu hành chính riêng nằm ở phía Tây Java. Khổ nổi, vùng khu vực xung quanh Jakarta lại không gọi là Tây Java mà gọi là Tỉnh Banten, Tây Java lại là một tỉnh kế bên,… Dù phức tạp là vậy nhưng người Indonesia rất chú ý và phân biệt rõ ràng khi nói về vị trí địa lý, và sẽ nhẹ nhàng nhắc khéo mình về việc phân biệt các vùng như Tây, Trung và Đông Java…. Theo mình quan sát, việc phân chia này ngoài cơ sở địa lý của các đảo còn chịu ảnh hưởng của các vấn đề tôn giáo, sự phân chia từ thời kì thực dân Hà Lan,…

Sự hỗn tạp này phản ánh lên văn hóa ở từng vùng. Chẳng hạn như vùng phía bắc Sumatra có nhiều nhà thờ Công giáo lớn và các nhà cổ với kiến trúc pha trộn Châu âu và Hồi giáo. Người Hồi giáo ở Indonesia rất nhiều, và cũng như các nước hồi giáo khác ở chỗ làm chủ công ty phải xây dựng phòng cầu nguyện cho nhân viên, cho phép nhân viên dành thời gian cầu nguyện,… Ngoài hồi giáo, Indonesia còn có người theo đạo Hindu, Phật, Công giáo,… nên khi đi ăn uống với người mình chưa biết rõ, tốt nhất đừng uống bia rượu, ăn thịt heo hoặc thịt bò, đặc biệt khi đi với nhóm đông người vì không biết mình sẽ lỡ xúc phạm ai. Trên lý thuyết là vậy nhưng mình thấy người Hồi giáo ở Indonesia cũng không quá gây gắt như các nước khác, mình để ý họ có cố gắng không làm phiền người khác khi thực hiện các nghi thức tôn giáo của mình và cũng ngồi chung bàn khi các thành viên khác uống rượu bia.

Đối với những người khó tính, có lẽ ăn uống ở Indonesia không phải là trải nghiệm thú vị. Có lẽ vì lý do tôn giáo kể trên, người Indonesia rất ưu chuộng thịt gà vì đây là món thịt mà ai cũng ăn được. Có lần mình đi công tác 2 ngày liên tục với 3 bữa toàn gà (với các bên dẫn đi ăn khác nhau). Người Indonesia cũng thích ăn cánh và đùi, và thậm chí ở nhiều vùng, món cánh gà chiên đươc xem là món ăn đặc sản cao cấp để tiếp khách trong tất cả các bữa ăn. Các món ăn thuần Indonesia thường được đánh giá là cay và… không được đẹp mắt lắm.

Một lần mình tới một trong các quán hải sản được đánh giá là ngon nhất ở Medan là Wajir Seafood. Đố mọi người biết món nào trong hình này là hải sản
1610093481924.png


Không có nghĩa là ở Indonesia không có đồ ăn ngon. Mình là người thích tìm tòi ăn các món địa phương nên việc một mình khám phá các quán ăn nhỏ là một trải nghiệm may rủi thú vị.

Nếu tới Jakarta mình nghĩ nên ở khu quận Gambir và thả bộ dọc con phố Pecenongan và Mangga Bessar để ăn thử các quán địa phương với các món streetfood hoặc mi goreng nổi tiếng. Mình thích nhất quán Bakmi Cong Sim trên đường Mangga Bessar với các món mì hoành thánh.Quán hơi sập sẽ nhưng trên lầu có phòng riêng sạch sẽ.
1610093509150.png
1610093529647.png


Mình có lần còn mò tới một khu chợ sầu riêng ở Medan. Sầu riêng bày ê hề dưới đất khách lựa và bổ ra ăn tại chỗ.
1610093567915.png

1610093795863.png

Quán chỉ bán sầu riêng nhưng hình như lại … mở thêm tiệm giặt đồ. Chắc là để có mùi thơm

Về chỗ ở thì các khách sạn ở Indonesia có chất lượng khá đồng đều, giá khách sạn 4 sao giao động từ 1tr2-1tr8, các khách sạn dưới 1tr cũng có dịch vụ rất tốt và hoàn toàn có thể ở được khi đi công tác. Nhiều người khuyên mình không nên uống nước đá và mình cũng thấy người Indonesia thường uống nước trà trong các ly lớn nhưng không có đá (bản thân mình thì chưa gặp vấn đề gì).


Vậy là đã xong 3 nước rồi. Mình viết hơi nhiều hơn dự tính, lại hơi bận một số việc nên hơi lâu nhưng không ngờ thớt này lại được nhiều vozer theo dõi như vậy. Có thể các nước sau mình sẽ viết tóm tắt hơn hoặc lồng một số nước ngoài ĐNA khác vào để đỡ chán. Mong các thím tiếp tục ủng hộ.
 
Last edited:
Do bản chất công việc đi nhiều nơi nên mình lập thớt kể sơ về trải nghiệm đi công tác ở các nước. Tùy theo có được ủng hộ không mà mình viết tiếp.
XUnY9lX.gif


Bangladesh

Một trong các nước nghèo nhất mà mình từng đi. Nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào ngành may mặc. Đa số người lớn trẻ em, bất kể nam nữ đều làm việc trong các xưởng may, xưởng vải, xưởng nhuộm. Thu nhập thì tuy có tăng hàng năm theo quy định nhưng tính theo tỉ giá $ thì vẫn thấp, thậm chí một số nơi giữ nguyên chỉ tầm trên dưới $100. Trong các xưởng may tỉ lệ nam thậm chí còn nhiều hơn nữ.
View attachment 348289
Đáp xuống sân bay thì quan cảnh y như sân bay tsn những năm 2000. Mặc dù giữa đêm nhưng người ở ngoài chờ kiều bào về đông nghẹt, lê lết khắp nơi.

Ấn tượng nhất với mình là hệ thống đường xá khá tệ. Đi một quãng đường từ thủ đô Dhaka tới khu công nghiệp cách 180km tốn khoảng 6h ngồi xe vì đường xá quá tệ. Sáng nào cũng phải thức từ 2-3h sáng mới đến chỗ làm đúng giờ. Ngồi trên xe cũng ko ngủ yên vì đường quá sốc.
View attachment 348290
Khách sạn để ở đàng hoang thì mắc kinh khủng. 1 đêm bằng tiền lương 1 tháng của công nhân. Mình ở Best Westerner Maple Leaf gần sân bay 1 đêm là $150 phòng ốc, ăn sáng hoàn toàn bình thường, không đặc biệt. Ăn sáng thì mình toàn nhờ nhân viên bỏ hộp đem theo vài món vì đi làm từ 2-3h sáng nên ks chưa dọn ra
View attachment 348291

Một điểm mình hơi chủ quan là cứ nghĩ thời tiết sẽ luôn nóng khoảng 40 độ nhưng thật ra mùa đông khá lạnh, có nơi xuống dưới 10 độ và sương mù dày. Hình này mình chụp lúc 9h sáng nhưng xung quanh cũng toàn sương.
View attachment 348292
Người dân Bangladesh thì hiền lành, không uống rượu, buổi tối cũng ko có nhiều loại hình giải trí nên họ thường đổ ra đường để nói chuyện với nhau như họp chợ. Đi ngoài đường buổi tối thấy rất nhiều người, mặc dù cũng ko buôn bán, hàng quán nhiều. Đồ ăn thì ngon, mình rất thích, theo mình thấy thì bề ngoài gần giống nhưng nêm nếm ngon hơn Ấn Độ, tuy không đẹp mắt lắm. Do ai cũng ăn bằng tay nên không tiện chụp lại món ăn. Ở bên đấy các quán fastfood như burger, pizza được coi là nhà hàng sang trọng và giá cũng rất đắt.
View attachment 348293
Hình này là 1 khu công nghiệp may. Các xưởng may ở đây thường đặt trong các nhà cao tầng chứ không phải nhà xưởng lộp tôn như ở vn. Các nhà thấp là khu trọ của công nhân. Thỉnh thoảng đi ngoài đường sẽ thấy rất nhiều nơi nhà cao tầng đang xây dựng chưa hoàn chỉnh thì người dân vào ở tạm luôn rất nguy hiểm.

Làm việc chung thì cảm nhận là tuy mình nói gì họ cũng sẽ làm theo nhưng do không hiểu bản chất quy trình nên làm đối phó hoặc không hứng thú lắm. Những người có học thức, nói tiếng Anh tốt, thì luôn ra vẻ và xem mình như một tầng lớp khác, khoe học vị, kiến thức, luôn dành phát biểu ý kiến(mặc dù vẫn ăn bóc)
Bên này đàn bà con gái ai cũng che đầu, quấn khăn, nên mình nhìn ai cũng như ai chẳng phân biệt dc
View attachment 348785

Myanmar
Phần 1
Myanmar, miến điện là nước mình đi nhiều, cảm xúc thích và ghét lẫn lộn. Thích vì người dân Myanmar hiền lành, lúc nào cũng cười thân thiện (kể cả những người gặp ngoài chợ, người lao động) mặc dù họ rất nghèo. Dân Myanmar thường xuất khẩu lao động sang các nước như Thái. Đất nước cũng hay có chiến tranh, thỉnh thoảng chính phủ tắt internet. Nhưng văn hóa các nước khác vẫn du nhập vào Myanmar khá nhanh, điển hình là xuống sân bay quán nước đầu tiên trong sân bay là Gong-cha
1609253082756.png


Nếu thích các hiệu khác như Koi cũng có
1609253092945.png


1 Góc bánh mì Việt Nam xứ bạn
1609253102670.png



Thời gian đầu đầu tư vào Myanmar sớm thì có Hàn Quốc, Nhật, và có cả Việt Nam (Viettel ở Myanmar là Mytel được rất nhiều người xài 4g cũng tốt, ngoài ra có 1 số cty như thức ăn chăn nuôi, hóa chất,..) Trong hình là 1 khu thương mại trung tâm do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư
1609253119537.png


1609253126238.png


Nhìn có vẻ sầm uất nhưng thật ra khu trung tâm Yangon không rộng lớn, chủ yếu dành cho người nước ngoài với các căn hộ cho thuê đắt đỏ. Người dân Myanmar tầng lớp lao động thì ở nhà tre dọc xung quanh các con đường lớn. Nhà bằng tre và lá gồm luôn cả bếp và 1 góc vệ sinh, điện thì câu thẳng từ đường dây cao thế, thỉnh thoảng đi ngoài đường thấy nhiều người trèo lên chắc là để sửa điện
1609253142403.png


1609253149079.png



Khí hậu Myanmar dễ chịu với người gốc SG như mình, lạnh lắm cũng ko dưới 20, nóng thì như SG. Bầu trời trong xanh, ít nhà cao tầng nên đi ra các vùng xa rất thích. Nói chung mình rất có thiện cảm với con người và đất nước Myanmar.
1609253203200.png

Phần 2
Phần 2. Mình viết hơi dài nên chắc phải 1 phần nữa mới nói hết về ăn uống, chỗ ở ở Myanmar. Các thím thông cảm.

Mình không thích đi công tác ở Myanmar lý do chính là vì phải làm việc chung với bọn chủ công ty người nước ngoài. Đặc điểm Myanmar là sản xuất gia công. Myanmar ngoại trừ đá quý thì các nguồn tài nguyên khác ít được đầu tư khai thác nên nguyên liệu thường nhập từ nước ngoài để gia công rồi lại xuất khẩu. Trích lời 1 giám đốc người Trung quốc “Đất nước này chả có cái gì, chỉ có nhân công là rẻ”. Và nhân công Myanmar rẻ thật, những người tỉnh lẻ cần phải có giấy chứng nhận tương tự như hộ khẩu thành phố ở vn để có thể đi làm ở các khu công nghiệp. Trong khi làm việc mình gặp vô số người Myanmar không biết đọc, biết viết chính ngôn ngữ của họ, không biết làm toán cộng trừ, môt số nhìn rõ ra là trẻ vị thành niên.

Thời gian đầu Hàn quốc đầu tư nhiều, mình còn nhớ rõ khoảng 5 năm trước lương công nhân Myanmar khoảng dưới $60 một người, khi ấy xưởng Hàn quốc mọc như nấm. Bây giờ thì trung quốc đầu tư vào nhiều, các công ty Hàn quốc lại thi nhau đóng cửa, nhất là đợt dịch vừa rồi nhiều nơi lấy cớ để đóng cửa vĩnh viễn hoặc bán lại cho các chủ Trung quốc để không trả tiền công. Hiện tại lương trung bình công nhân ở các xưởng trung quốc có thể lên tới $90

Tuy nghèo vậy nhưng người dân Myanmar, không thích tăng ca bằng được như một số nước. Ở Myanmar chủ lao động không được phép bắt công nhân tăng ca nếu không ký giấy phép đồng ý. Công nhân nếu không thích tăng ca có thể đi về sau khi hết giờ. Có nhiều trường hợp xảy ra đình công, biểu tình do chủ nhà máy Trung Quốc bắt tăng ca. Cảm nhận của mình là dân Myanmar không thích các chủ lao động Trung Quốc

Các nhà máy trong khoảng 5 năm gần đây do Trung Quốc đầu tư có quy mô rất lớn, thường là khoảng vài ngàn người trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất rất hiện đại. Do nhân công rẻ nên dây chuyền sản xuất thường to và dài hơn thích hợp làm đơn hàng lot lớn.

1 số máy tự động cắt vải, may, hệ thống hanger trong một nhà máy may. Ở vn các tay lớn như Việt Tiến cũng đầu tư nhưng tốc độ và quy mô thì không phát triển bằng .
View attachment 348748
View attachment 348749
View attachment 348750

Nhà xưởng cũng bưng nguyên mô hình từ Hàn, Trung qua nên rất vào quy cũ
Tuy nhiên có nhược điểm là các cty bán máy tự động này không có văn phòng đại lý ở Myanmar nên thường chỉ tới setup máy rồi về nước. Khi hư hỏng hoặc cài đặt mới thì rất tốn công nên một số máy đắp chiếu, mạng lưới điện 1 ngày cũng cúp 1,2 lần nên vẫn còn nhiều bất cập.

Hệ thống logistic cũng khá tệ, đi bằng đường tàu mất rất nhiều thời gian, có khi tính bằng tuần, tháng mới tới khách hàng. Sau này phía trung quốc còn nghĩ ra thêm chuyện đi đường bộ đến Thái Lan rồi đi Tàu để tiếp kiệm thời gian

Hình dưới là 1 kho của Hitachi. Sẽ dùng để chứa hàng hóa đã gia công, hàng này sẽ được vận chuyển bằng xe cont qua Thái Lan và khi xe cont về sẽ mang theo các mặt hàng nhu yếu phẩm như bột giặt, tã giấy, đồ gia dụng từ Thái ngược về để bán trong nước.

View attachment 348752

Người Myanmar làm việc chăm, làm đúng chỉ thị nhưng thao tác có hơi chậm, thong thả nên một số chủ Trung quốc đánh giá là lười. Theo mình thì tốc độ khoảng 70% so với lao động trung quốc mặc dù trẻ tuổi hơn. Chủ lao động người gốc Myanmar tự lập nghiệp, nói 2,3 thứ tiếng, mở văn phòng ở nước ngoài thì mình cũng có gặp nhưng rất ít, đếm trên đầu ngón tay và cũng bị chính dân Myamar ghét và trở thành đối tượng đình công, biểu tình.

Phần 3
Đi từ Việt Nam sang Yangon một ngày có khoảng 1 chuyến bay thẳng từ Hà Nội và Sài Gòn. Đặc điểm các chuyến bay này là thường có nhiều nhà sư, hầu như chuyến nào mình đi cũng thấy, việc trao đổi văn hóa phật học 2 nước có vẻ rất phát triển. Chuyến xuất phát từ SG thì từ 9h sáng bay 11h là đến sau đó bay ngược về lại SG là 3h chiều, chuyến ở Hà Nội thì trễ hơn, có chuyến tối. Vì công việc mình thường kết thúc buổi chiều tối, mình thường chọn bay về nhà luôn trong đêm bằng cách transit ở Thái Lan. Nhược điểm là mình phải ngủ lại sân bay Thái nhưng có thể về nhà luôn trong chuyến bay sáng sớm.

Mình vẫn nhớ lần sinh nhật bạn gái vài năm trước mình qua đêm ở quán Starbuck trong sân bay, nhưng về ngay buổi sáng hôm sau để tặng quà

Giao thông trong Yangon tuân theo một quy luật nhất định, rất dễ nắm bắt sau một vài lần. Yangon kẹt xe vào giờ sáng, chiều do xe đưa đón học sinh, công nhân đi làm. Buổi tối và trưa thì trong thành phố cứ phóng ào ào. Tài xế hay chọn đi tắt qua các khu đất tư (các khu nhà giàu, sân golf), khu của quân đội để tránh các tuyến đường chính.

1609296778483-png.348995


Ở Myanmar xe hơi nhiều, thường là các xe nội địa nhật đời cũ được nhập về. Trước 2010 số lượng xe nhập khá hạn chế, mẫu mã đa số là Toyota, Daihatsu, Suzuki, Nissan dạng wagon, minivan, kei car. Các xe mới cũng có bán ở showroom, nhưng thường được bê y chang nội thất về. Có lần mình ngồi 1 xe kei car vẫn còn đầy đủ máy sưởi, máy mátxa. Sau 2012 thì chính phủ cho phép toàn bộ người dân được mua xe nhập với điều kiện mẫu mã phải sau 2007, các mẫu xe Hàn, Mỹ, Châu Âu cũng xuất hiện nhiều. Xe máy thì các mẫu của Thái, ít thấy các dòng người Vn chuộng như AB, SH, nhưng mẫu xịn nhất mình hay thấy là PCX

Lúc trước khi có grab, việc đi taxi rất khó chịu vì không có đồng hồ, mình phải tự trả giá với tài xế. Mình hay nhờ người Myanmar gọi và trả giá hộ hoặc thuê nguyên ngày. Sau này grab sử dụng được ở Yangon nên việc bắt xe cũng tiện hơn, tuy nhiên ra ngoài Yangon thì việc bắt xe giữa đường bằng grab cũng rất khó khan, nhất là về đêm



Về chỗ ở, mình ở thượng vàng hạ cám đủ cả. Từ Lotte Yangon đến những nhà nghỉ khu 9mile

1609296825292-png.348997

1609296850616-png.348998


Khách sạn Lotte có view hồ khá đẹp, giá khoảng $120-150 một đêm, ăn sáng không ngon bằng các ks Lotte ở những nước khác.

Ở khu trung tâm có thể ở thử những khách sạn dành cho người Hoa như Panda. Mình hay ở Parami cách khu trung tâm một chút nếu đi công tác một mình, giá phòng khoảng $70-80, phòng bình thường thôi nhưng ăn sáng ngon, có món tàu và các món nước của người Myanmar mình rất thích
1609296925397-png.349003


Lúc trước thì mình ở ks Pavilion khu 9mile, ăn uống và đi lại thuận tiện, giá phòng vài năm trước là chẵn $50, y như ks 3 sao Việt Nam, ăn sáng nghèo nàn nhưng có món mì nước của dân Myanmr. Sau này mình không ở đây nữa vì một sáng đẹp trời mình chuẩn bị đi tắm, xả nước ra thì thấy thế này. Khi mình phản ánh lễ tân ks chỉ nhìn và nói sorry sau đó quay mặt đi
1609296910095-png.349000


Đoàn mình lần đó có 1 người bị tiêu chảy nặng chắc do nước ở đây. Nước uống nên mua nước đóng chai, chú ý kĩ khi dùng nước vòi, nhất là sau các ngày mưa. Riêng bản thân mình đi nhiều lần nhưng chưa bị vấn đề gì.

Phần 4

chuyện vui tình cờ gặp dân vn buôn ma túy


Indonesia

Phần 1


Phần 2

Phần 3

(các chap sẽ update sau)
Campuchia
Malay
Ấn Độ
Lào
Thái Lan
(Đi chơi nhiều hơn đi công việc)
(Các chap không liên quan đến ĐNA nhưng sẽ kể chi tiết nếu có hứng)
Nhật
Trung Quốc
Mỹ
Mình vẫn luôn tìm cái gì đó hay ho để đọc mỗi tối, cảm ơn thớt nhiều
 
Mình chụp để đánh dấu vị trí. Dùng chức năng lưu vị trí ảnh kết hợp với ggmap tìm đường rất dễ khi đi du lịch. đánh dấu bằng ảnh là tiện nhất,

gọi grab thẳng tới vị trí ảnh đã chụp cũng được. :smile:
Làm ntn thím?
 
Last edited:
Làm ntn thím?
Đầu tiên thím vào camera bật chức năng save location info.
202161aa1e76-ec7e-4ab8-8b48-e423c5e21cda.jpg

Sau đó thím mở app Photos của Google. Chọn vào hình đã chụp sau khi bật lưu thông tin vị trí. Vào phần ba chấm góc phải để xem thông tin thêm của ảnh thì sẽ ra phần vị trí.
20212c8adf5c-ca31-44e5-9afc-cea221b49df4.jpg

Bấm vào cái map vị trí thì nó sẽ cho mình chọn dùng thông tin vị trí đó ở các app khác như Grab, map...
20213fd75910-0953-4a81-a90c-df41b7a018bd.jpg

Sent from Xiaomi Redmi K30 via nextVOZ
 
Last edited:
Indonesia
Phần 3
Indonesia có địa lý rất phức tạp. Toàn bộ đất nước được chia thành nhiều tỉnh nhỏ, mỗi tỉnh lại có một thành phố lớn, gọi là thủ phủ. Có khoảng 3 đảo lớn chính, là Sumatra, Java, Kalimantan, các đảo này lại chia thành nhiều tỉnh nhỏ. Jakarta là thủ đô với vùng đặc khu hành chính riêng nằm ở phía Tây Java. Khổ nổi, vùng khu vực xung quanh Jakarta lại không gọi là Tây Java mà gọi là Tỉnh Banten, Tây Java lại là một tỉnh kế bên,… Dù phức tạp là vậy nhưng người Indonesia rất chú ý và phân biệt rõ ràng khi nói về vị trí địa lý, và sẽ nhẹ nhàng nhắc khéo mình về việc phân biệt các vùng như Tây, Trung và Đông Java…. Theo mình quan sát, việc phân chia này ngoài cơ sở địa lý của các đảo còn chịu ảnh hưởng của các vấn đề tôn giáo, sự phân chia từ thời kì thực dân Hà Lan,…

Sự hỗn tạp này phản ánh lên văn hóa ở từng vùng. Chẳng hạn như vùng phía bắc Sumatra có nhiều nhà thờ Công giáo lớn và các nhà cổ với kiến trúc pha trộn Châu âu và Hồi giáo. Người Hồi giáo ở Indonesia rất nhiều, và cũng như các nước hồi giáo khác ở chỗ làm chủ công ty phải xây dựng phòng cầu nguyện cho nhân viên, cho phép nhân viên dành thời gian cầu nguyện,… Ngoài hồi giáo, Indonesia còn có người theo đạo Hindu, Phật, Công giáo,… nên khi đi ăn uống với người mình chưa biết rõ, tốt nhất đừng uống bia rượu, ăn thịt heo hoặc thịt bò, đặc biệt khi đi với nhóm đông người vì không biết mình sẽ lỡ xúc phạm ai. Trên lý thuyết là vậy nhưng mình thấy người Hồi giáo ở Indonesia cũng không quá gây gắt như các nước khác, mình để ý họ có cố gắng không làm phiền người khác khi thực hiện các nghi thức tôn giáo của mình và cũng ngồi chung bàn khi các thành viên khác uống rượu bia.

Đối với những người khó tính, có lẽ ăn uống ở Indonesia không phải là trải nghiệm thú vị. Có lẽ vì lý do tôn giáo kể trên, người Indonesia rất ưu chuộng thịt gà vì đây là món thịt mà ai cũng ăn được. Có lần mình đi công tác 2 ngày liên tục với 3 bữa toàn gà (với các bên dẫn đi ăn khác nhau). Người Indonesia cũng thích ăn cánh và đùi, và thậm chí ở nhiều vùng, món cánh gà chiên đươc xem là món ăn đặc sản cao cấp để tiếp khách trong tất cả các bữa ăn. Các món ăn thuần Indonesia thường được đánh giá là cay và… không được đẹp mắt lắm.

Một lần mình tới một trong các quán hải sản được đánh giá là ngon nhất ở Medan là Wajir Seafood. Đố mọi người biết món nào trong hình này là hải sản
View attachment 360457

Không có nghĩa là ở Indonesia không có đồ ăn ngon. Mình là người thích tìm tòi ăn các món địa phương nên việc một mình khám phá các quán ăn nhỏ là một trải nghiệm may rủi thú vị.

Nếu tới Jakarta mình nghĩ nên ở khu quận Gambir và thả bộ dọc con phố Pecenongan và Mangga Bessar để ăn thử các quán địa phương với các món streetfood hoặc mi goreng nổi tiếng. Mình thích nhất quán Bakmi Cong Sim trên đường Mangga Bessar với các món mì hoành thánh.Quán hơi sập sẽ nhưng trên lầu có phòng riêng sạch sẽ.
View attachment 360458View attachment 360460

Mình có lần còn mò tới một khu chợ sầu riêng ở Medan. Sầu riêng bày ê hề dưới đất khách lựa và bổ ra ăn tại chỗ.
View attachment 360461
View attachment 360471
Quán chỉ bán sầu riêng nhưng hình như lại … mở thêm tiệm giặt đồ. Chắc là để có mùi thơm

Về chỗ ở thì các khách sạn ở Indonesia có chất lượng khá đồng đều, giá khách sạn 4 sao giao động từ 1tr2-1tr8, các khách sạn dưới 1tr cũng có dịch vụ rất tốt và hoàn toàn có thể ở được khi đi công tác. Nhiều người khuyên mình không nên uống nước đá và mình cũng thấy người Indonesia thường uống nước trà trong các ly lớn nhưng không có đá (bản thân mình thì chưa gặp vấn đề gì).


Vậy là đã xong 3 nước rồi. Mình viết hơi nhiều hơn dự tính, lại hơi bận một số việc nên hơi lâu nhưng không ngờ thớt này lại được nhiều vozer theo dõi như vậy. Có thể các nước sau mình sẽ viết tóm tắt hơn hoặc lồng một số nước ngoài ĐNA khác vào để đỡ chán. Mong các thím tiếp tục ủng hộ.
bác cứ viết chi tiết để anh em được hóng nhiều hơn
 
Back
Top