Có những người trẻ 'hở tí là đòi nghỉ việc'

MasterchiefsReborn

Senior Member

Một thực tế có thật đó là không ít người trẻ đòi nghỉ việc một cách vội vàng. Họ thường xuyên bâng quơ nói về ý định nghỉ việc. Hoặc thậm chí đưa ra quyết định nghỉ việc "cái rẹt".

Thích là… đòi nghỉ việc


Chị Nguyễn Thị Minh Hà, phụ trách nhân sự, Công ty TNHH Thiện Ân, H.Hóc Môn, TP.HCM, cho biết đã từng gặp những trường hợp nhân viên trẻ vì cảm xúc nhất thời mà "chốt" một cách nhanh chóng: "Em xin nghỉ việc".

Cảm xúc nhất thời mà chị Hà đề cập là việc nhân viên bị cấp trên kiểm điểm khi không thực hiện công việc theo đúng yêu cầu, hoặc đôi khi bất mãn với đồng nghiệp. Cũng có lúc muốn nghỉ việc chỉ vì do bản thân… thấy chán nản.

Anh Nguyễn Phi Hùng, Phó giám đốc Công ty chế biến thực phẩm Minh Hà, H.Bình Chánh, TP.HCM, cũng kể: "Để xin được công việc ổn định, mức thu nhập như ý là không hề dễ dàng. Các ứng viên phải trải qua quá trình chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn, thử việc… đầy thử thách. Tuy nhiên có những trường hợp "hở tí là đòi nghỉ việc". Họ buồn buồn là nói với đồng nghiệp "chắc tôi sẽ nghỉ việc". Họ không hài lòng với những nội quy của công ty, thay vì trình bày với lãnh đạo, thì lại chọn cách lên mạng xã hội viết status (trạng thái) hàm ý đòi nghỉ việc".

Lãnh đạo một số doanh nghiệp khác cũng không phủ nhận thực tế này. Khi nhiều nhân viên "thích là đòi nghỉ việc". Cá biệt có cả trường hợp "dọa" người quản lý sẽ nghỉ việc trong thời gian gần nhất chỉ từ những lý do đơn giản.

"Có người đi làm trễ 4/6 ngày trong tuần. Lần nào cũng trễ ít nhất 30 phút. Nhưng khi bị nhắc nhở thì tỏ thái độ không chuẩn mực rồi nói ra những câu chữ mang tính bộc phát. Trong đó có đề cập đến chuyện "chắc em sẽ nghỉ việc, chị lo mà kiếm người thay thế vị trí của em", chị Hồ Kim Nhẫn, Trưởng phòng nhân sự một Công ty agency của Nhật Bản ở Q.3, TP.HCM kể.

1722924002456.png

Tìm được công việc phù hợp năng lực, có thu nhập như mong muốn không hề dễ dàng. Vì thế, không nên nghỉ việc kiểu... tùy hứng

Một khảo sát nhỏ của phóng viên với những người trẻ đã đi làm cho thấy, 11/15 người thừa nhận đã từng "hở tí là đòi nghỉ việc". Có người "dọa" sẽ nghỉ việc bằng cách úp mở trên mạng xã hội, để cho đồng nghiệp, lãnh đạo công ty thấy các bài viết. Cũng có người nói thẳng trong các cuộc họp nội bộ. Lại có người đưa ra quyết định nghỉ việc một cách… ngay và luôn. Và trong số đó, có 7/11 người thuộc gen Z.

Ngô Trọng Khôi (28 tuổi), từng làm việc tại một công ty lĩnh vực nội thất ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, kể: "Khi nói xong chuyện sẽ nghỉ việc đã thấy… hối hận. Nhiều khi không kiểm soát được cảm xúc. Bực bội là đòi nghỉ việc. Nhưng sau đó không thể thay đổi quyết định vì ngại với đồng nghiệp, sếp".

Chị Đỗ Hà Thanh (32 tuổi), vừa nghỉ việc ở một công ty phần mềm ứng dụng tại TP.Đà Nẵng, thú thật: "Đôi lúc cảm thấy bản thân quá vội vàng đưa ra những quyết định quan trọng. Chẳng hạn như tôi từng nói sẽ nghỉ việc trước các thành viên nhóm maketing của công ty. Sau khi nói ra điều đó được vài giây, tôi biết mình đã quá nóng vội".

Tại nhiều hội, nhóm về chuyện công sở trên Facebook, không ít thành viên cũng tự thừa nhận bản thân là "người trong cuộc", nghĩa là đã từng một hoặc nhiều lần "hở tí là đòi nghỉ việc". Có thành viên còn nói: "Chuyện xảy ra như cơm bữa. Mình cũng vậy, mà đồng nghiệp mình cũng thế".

1722924009300.png

Cần thích ứng với văn hóa doanh nghiệp, biết kiềm chế cảm xúc bản thân để không "hở tí là đòi nghỉ việc"

Nhiều hệ lụy

Anh Nguyễn Phi Hùng cho rằng, việc dựa vào cảm xúc nhất thời, "hở tí là đòi nghỉ việc" sẽ dẫn đến những hệ lụy không thể lường trước.

"Đầu tiên là dẫn đến cảnh rơi vào thất nghiệp, mất thu nhập, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần vì stress trong những ngày không có việc làm, cùng lúc bị áp lực kinh tế đè nặng. Tiếp nữa là không có trách nhiệm, hời hợt với bản thân. "Đụng một tí là đòi nghỉ việc" sẽ có thể khiến bản thân dễ dãi trong các quyết định. Vô tư nghỉ việc thường xuyên, rồi sau đó cứ "nhảy việc" thì khó có công việc ổn định", anh Hùng phân tích.

Chị Đỗ Hà Thanh nói: "Người trẻ không nên nghỉ việc kiểu tùy hứng. Vì ảnh hưởng đến cả bản thân lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện quy trình tuyển dụng một cách bài bản, nhưng có người làm được một thời gian ngắn đã vội vàng nghỉ việc một cách vô tư. Điều này dễ khiến bản thân mất điểm. Và khi nhảy việc quá nhiều, kèm theo câu chuyện "hở tí là đòi nghỉ việc" thì khó được những đơn vị, công ty khác đánh giá cao".

Ngoài ra, theo luật sư Huỳnh Thanh Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, người lao động cần tuân thủ Bộ Luật lao động năm 2019. Chứ không thể thích là nghỉ việc vì dễ dẫn đến câu chuyện bị kiện vì vi phạm quy định của pháp luật.

Theo chuyên gia kỹ năng sống Phạm Thị Minh Khuê, Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM, khi nhân viên chưa hài lòng với môi trường làm việc, có thể đề xuất ý kiến, trao đổi thẳng thắn với cấp trên. Ngoài ra, khi đi làm, mỗi người cần biết hạ cái tôi, phải chuyên nghiệp, tập rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, cần thích nghi với văn hóa doanh nghiệp, tuân thủ tuyệt đối nội quy mà công ty đề ra… để không rơi vào trường hợp "hở tí là đòi nghỉ việc".

............
 
Thì tuổi trẻ áp lực chưa có, đợi vài năm nữa đâu lại vào đấy chứ có gì đâu :D

Nói đâu xa chứ bản thân tôi cũng 1 thời vậy mà
 
chắc mấy bé genz mới ra đời vẫn "ông bà già tao lo hết"
chứ vài năm hết viện trợ lúc đấy trong lòng chửi cha mắng mẹ sếp
nhưng ngoài mặt vẫn xum xoe nịnh nọt
 
Trước có khởi nghiệm 1 đội thợ sửa chữa vặt cũng được 7 người, lương cũng ổn mà sau không phải ít việc mà bọn nó cứ so bì rồi nghỉ rồi mất uy tín các kiểu chán nghỉ luôn, nói chung bài toán giữ người hay quản trị khá là nan giải.
 
mối quan hệ win-win thôi, 1 khi lợi ích giữa các bên không được đảm bảo thì bye bye nhau thôi :LOL:
 
Và phần lớn là các công việc dễ tuyển ng :go:
Đúng, thuận mua vừa bán. Công việc ngon mấy đứa lại chả húp vội mà bưng bô sếp. Việc nhiều lương thấp thì nó chả bỏ. Dạo này tới mùa chưa mà các quý công ty hay than thở vậy ta.
 
Thì nghỉ thôi, win win mà, một người nghỉ thì 100-1000 người thế chỗ vào, thiếu gì việc đâu. Ngồi chơi 3 tháng, thậm chí có ca cả năm trời mãi mới có việc mà
XEgYeb4.png
Độ 2-3 năm trước chẳng có trào lưu freelance, gap year nhiều phết. Giờ không biết ngác ngoải chưa
XE8gxo0.png
 
8x quen thói gia trưởng của cha chú, chèn ép tụi nhỏ như lao động những năm 2000, 201x nó chả bật vào mặt, tuổi trẻ giờ thiếu việc để làm đâu? Bước ra đường cái là ối cơ hội.
Cơ hội làm việc theo tư thế ngồi ghế tựa máy lạnh ngày làm tám tiếng thì ít, mà ngồi từ sáng đến khuya trên yên xe trong nắng trong mưa, hay thẳng đứng vuông góc, hoặc thậm chí song song với mặt đất thì nhiều đấy bạn ôi.
 
Last edited:
8x quen thói gia trưởng của cha chú, chèn ép tụi nhỏ như lao động những năm 2000, 201x nó chả bật vào mặt, tuổi trẻ giờ thiếu việc để làm đâu? Bước ra đường cái là ối cơ hội.
mày bước ra hộ tao cái, xem kiếm việc nó dễ hay khó, hay là lại về báo ông bà già mua cái xe ra vỉa hè đứng bán cafe, trà chanh "start up". miệng chó vó ngựa :haha: những thằng hay đòi nghỉ thường là những thằng ngu, làm những công việc tầm thường, nhưng cứ đòi hỏi phúc lợi trên trời :haha: những thằng giỏi nó tự biết thân biết phận, phấn đấu học hỏi. đến lúc đủ lông đủ cánh tự nó đy, mà nó đy trong êm đẹp, hòa bình, sau còn làm việc được lại với anh em cũ nhé
 
Back
Top