Có thể tự học ngành chế tạo máy được ko? Xin chỉ dẫn, tài liệu..

Nick Pavel

Junior Member
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!
 
Phương án sau cùng thôi thím, đam mê mà

Tự học nhiều cái chủ động hơn, tránh kiến thức lan man
cái này ko có bằng cấp sợ là khó xin việc và hổng kiến thức. IT thì trung tâm nhiều như nấm + kiến thức trên mạng đầy còn dễ học, chứ cái này cần môi trường thì mới có chỗ học và thực hành
 
Học kỹ thuật ra đây.... phaỉ nói là mấy năm nhồi nhét lý thuyết , thực hành ra trường mới gọi là hiểu thôi, mất teh6m vài năm ra làm thì mới xài dc mớ lý thuyết đó.
Chọn cái j dễ hơn đi, ma thu nhập tốt hơn
 
Kinh thật, học được tí python đòi chế tạo được robot có cơ chế cử động linh hoạt, tinh vi.
 
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cơ_điện_tử
 
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!
đc. n
 
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!
Mình cũng có ước mơ như bác, mình thời cấp 3 học Vật lí, lên đại học là kĩ sư vận hành nhà máy điện, giờ ra đi làm lại bên mảng vật liệu. Tuy nhiên mình lại thích một cái gì đó liên quan đến vật lí, như các quá trình điện - điện tử - quang học.

Hồi mới đi làm cũng có lên mạng tìm chương trình đào tạo của bách khoa HCM, khoa điện - điện tử xong tự download giáo trình, sách bài tập, đề thi, rồi tự học, tự nghiên cứu từ những môn cơ bản năm 1, học 1 mình không có ai giúp nên tiến chậm lắm, đến giờ này đã 3 năm mà mới được có tầm 10 môn.

Bác muốn tự học kiểu đó có thể làm giống mình, tìm đọc giáo trình, làm bài tập rồi làm bài thi, nếu được thì tìm 1 nhóm sinh viên của trường mà bác đang đọc giáo trình, có gì còn trao đổi, hỏi han thì mới nhanh được.
 
Tự học cũng dc, ra mấy hiệu sách chỗ mấy trường ĐH kỹ thuật mua mấy sách này về cày hết dc từ a đến z là trình đảm bảo hơn 99% sv mới TN: dung sai, chi tiết máy, nguyên lý máy, sức bền, gia công cắt gọt, thủy lực khí nén, điều khiển điện tử (cơ học lý thuyết, cơ học chất lưu, nhiệt động lực học, PLC) Mấy cuốn trong ngoặc tùy theo hướng muốn theo mà mua cũng dc ko đọc ko ảnh hưởng lắm.
OG0lsXv.png
mấy cái tô đen có cần nền tảng là mấy môn trong ngoặc không bác, thấy trường em bắt yêu cầu học trước. Em đang học dtvt, tính sau này học thêm bên xây dựng, cơ khí mà kiểu dạng cao hơn học nghề tí (thua đào tạo chính quy) thôi
 
Oày tự học mình thấy khó lắm. Học để biết thì dễ chứ học để làm một cái gì đúng chuẩn như người đi làm khó lắm. Tự học mà không có phương hướng lan mam lắm, nay học cái này một tí, mốt học cái kia một tí, thấy cái kia lớn quá thì ngại học. Mình nghĩ nên tham gia khóa học nào hay có giáo trình học từ dễ đến khó, rồi rẽ nhánh ra nếu mình muốn.

Gửi từ Xiaomi Redmi 7 bằng vozFApp
 
Mình cũng có ước mơ như bác, mình thời cấp 3 học Vật lí, lên đại học là kĩ sư vận hành nhà máy điện, giờ ra đi làm lại bên mảng vật liệu. Tuy nhiên mình lại thích một cái gì đó liên quan đến vật lí, như các quá trình điện - điện tử - quang học.

Hồi mới đi làm cũng có lên mạng tìm chương trình đào tạo của bách khoa HCM, khoa điện - điện tử xong tự download giáo trình, sách bài tập, đề thi, rồi tự học, tự nghiên cứu từ những môn cơ bản năm 1, học 1 mình không có ai giúp nên tiến chậm lắm, đến giờ này đã 3 năm mà mới được có tầm 10 môn.

Bác muốn tự học kiểu đó có thể làm giống mình, tìm đọc giáo trình, làm bài tập rồi làm bài thi, nếu được thì tìm 1 nhóm sinh viên của trường mà bác đang đọc giáo trình, có gì còn trao đổi, hỏi han thì mới nhanh được.
ủa bác làm ks vận hành nhà máy điện thì tốt nghiệp ĐH khoa điện chứ, sao tự học nữa
 
ủa bác làm ks vận hành nhà máy điện thì tốt nghiệp ĐH khoa điện chứ, sao tự học nữa
Mình học vận hành nhà máy điện hạt nhân cơ, là cái lõi để phát điện chứ quá trình truyền tải, biến đổi này kia mình không được dạy.
 
Tôi đang làm phòng lab đúng lĩnh vực robotics đây. Để làm được 1 con robot kiểu như robocon những năm 2013 trở lui (dò line, di chuyển đơn giản) thì trình độ đứa học sinh phổ thông cũng tự làm được. Nhưng nếu để làm được những thứ xịn sò hơn (mà anh nói là "có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi") thì lúc này ngoài kiến thức về điện tử, lập trình nhúng thì anh còn cần đến toán ứng dụng. Đúng rồi, toán, rất nhiều lý thuyết liên quan đến toán. Anh cứ tìm đọc mấy giáo trình điều khiển tự động hay robot công nghiệp xem.
Còn về chế tạo máy, nó thuộc lĩnh vực cơ khí. Để thiết kế ra những chi tiết đơn giản thì một thằng tay ngang như tôi tự học Solidworks với Fusion360 trên youtube vài buổi cũng đã vẽ được. Phần mềm nó chỉ là công cụ thôi. Nhưng mà nhớ, chỉ ở mức độ tay ngang thôi nhé.
 
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!
Mình xin đính chính một chút, nếu để làm được như bạn yêu cầu, phải là ngành THIẾT KẾ MÁY thì đúng hơn, còn chế tạo máy hay công nghệ chế tạo máy lại là về chuyện lên phương án, nguyên công, lựa chọn công nghệ để gia công ra được một máy/chi tiết máy. Việc thiết kế và chế tạo là 2 thứ khá độc lập nhau và đôi khi ông thiết kế phải chạy theo ông chế tạo để đảm bảo sản phẩm của mình làm ra được
 
Mình có chút vốn Python rồi giờ muốn theo đuổi đam mê chế tạo các loại máy nhỏ, robot.. có cơ chế cử động linh hoạt, có phần tinh vi thì cần làm những gì?

  • Có thể học bằng khóa học online, video hoặc tài liệu bổ ích nào? (4.0 rồi mà)
  • Nếu cần học nghiêm túc (lâu dài) thì ở đâu?
  • Vẽ thiết kế, lên ý tưởng cho sinh động bằng phần mềm gì? (vd: AutoCad hay Invention, Fusion..)
  • Cần học gì thêm ngoài Python ko, C chẳng hạn.

Đa tạ!!!
Nếu bạn đam mê thật sự và muốn master các loại máy thì với tư cách kỹ sư, mình xin tư vấn đôi chút:

- Đầu tiên, muốn thiết kế được các máy, robot,... bạn nhất thiết cần phải hiểu các loại và thậm chí tự mình thiết kế được các cơ cấu thực hiện chuyển động (còn gọi là quỹ đạo) cho chúng/ từng bộ phận của chúng. Môn học ở VN về cái này là Nguyên lý máy. Mình thì recommend quyển: Advanced Mechanism Design: Analysis and Synthesis, có 2 tập, bạn master 2 quyển này thì không những hiểu tường tận các loại cơ cấu mà còn tư duy được để tự thiết kế cơ cấu đi theo một quỹ đạo mình muốn!

- Tiếp theo, bạn phải hiểu được có thể dùng các bộ phận hay chi tiết nào để xây dựng nên hệ thống các cơ cấu đó. Ngoài chi tiết tự chế tạo thì cũng rất nhiều chi tiết/cơ cấu đã được tiêu chuẩn hóa, bán sẵn. Môn này ở VN là Chi tiết máy. Mình thì recommend bạn quyển: Shigley's Mechanical Engineering Design, master được quyển này vs quyển trên gần như bạn đủ kiến thức để tự làm phần cơ khí của máy hay robot được rồi

Tuy nhiên, để hiểu được 2 thứ trên (trong đó liên quan một loạt khái niệm độ bền chi tiết, vận tốc, gia tốc, quỹ đạo của cơ cấu...) thì nhất thiết phải nắm được 2 môn cơ sở: Cơ học kỹ thuật (recommend quyển Engineering Mechanics, nói về các vấn đề chuyển động và lực gây ra được chuyển động đó trong các máy, robot) và Sức bền vật liệu (recommend quyển Mechanics of Materials, đều của Hibbeler, cho bạn biết khi cơ cấu này hoạt động có đủ bền hay không, hay cách tính bền các cơ cấu khi làm việc)

Đương nhiên ngoài lề còn toán (không cần quá cao siêu, chủ yếu để hiểu bản chất cách diễn giải các công thức), kiến thức về vật liệu (chủ yếu là ứng dụng của vật liệu). Và tất cả những thứ trên đều chưa tính gì đến phần điều khiển, điện,... mà chỉ là bộ khung xương cơ khí, các cơ cấu chấp hành sẽ thực hiện các chuyển động của máy, robot...

Chúc bạn may mắn. Bạn có tham khảo thêm các sách chuyên sâu khác về robotics thì tùy, nhưng mình thì nghĩ quan trọng nhất là 2 quyển ở 2 mục đầu
 
Cảm ơn các bác @maxtor @Damian Lillard @abcd1024... đã đóng góp ý kiến, kinh nghiệm rất quý giá cho mình. :adore:

Như đã nói ở trên, mình nghiên cứu cái này nhằm phục vụ đam mê là chính, từ xưa mình đã từng ấp ủ rất nhiều ý tưởng nhưng cũng vì chuyện cơm áo gạo tiền mà phải gác lại, bây giờ vấn đề kinh tế ko còn quá quan trọng nữa nên mình rất muốn theo đuổi, đơn giản là làm ra được thứ gì đó đáng giá cho đời, ko dám mơ đi vào lịch sử đâu.

Các bác đều biết thời buổi công nghệ phân lô thì người làm khoa học ngày càng hiếm đi, đây là một thực tại đáng buồn, mình chỉ làm những gì mà mình cho là đất nước đang cần và tuổi trẻ nên làm. Hy vọng Việt Nam mình sớm có được một vị trí nào đó trên thế giới về KHCN.
 
Back
Top