Mainboard__
Junior Member
Có thể gói gọn mối tình trong Con chim xanh biếc bay về (NXB Trẻ, 2020) trong bốn chữ từ - bi - hỷ - xả với mối tình tay tư trong một bối cảnh Sài Gòn ngày nay; đó là hai khác lạ so với tất cả toa tình lớn bé trước đó của 'con tàu văn' Nguyễn Nhật Ánh.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (áo sọc) trong buổi giao lưu ra mắt sách Con chim xanh biếc bay về ngày 10.11
Trước đây tôi đã ví văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh như một con tàu hơn một trăm toa - mỗi toa là một cuốn sách - đi từ ga mộng mơ của tuổi lên mười, qua ga rắc rối của tuổi teen, tới ga tình của tuổi yêu. Đến nay vẫn thấy đúng nếu hiểu ga và toa của “con tàu văn chương” Nguyễn Nhật Ánh theo thời gian của ký ức, không theo thời gian xuất bản sách.
Theo đó, ga tình cũng có hai chặng. Chặng đầu cho tuổi chớm yêu với Cây chuối non đi giày xanh, Bảy bước tới mùa hè, Hạ đỏ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... Chắc sẽ còn nhiều nữa, vì viết cho tuổi chớm yêu là sở trường của Nguyễn Nhật Ánh. Chặng sau cho tuổi yêu, chặng quyết liệt nóng rãy nhất cũng là chặng ngọt ngào đằm thắm nhất, bắt đầu với Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây, Ngày xưa có một chuyện tình, và bây giờ là Con chim xanh biếc bay về.
Viết cho tuổi yêu không là “độc quyền” của Nguyễn Nhật Ánh. Hầu hết các nhà văn đều viết cho tuổi yêu như Margaret Mitchell (Mỹ), Emily Bronte (Anh), hay dành cả đời mình cho tuổi yêu như Murakami (Nhật Bản)... Điều đó cho thấy nhà văn của tuổi thơ đang gặp thử thách không hề nhỏ. Nhưng tuồng như Nguyễn Nhật Ánh không phải lo lắng gì, anh có sẵn lối đi cho tuổi yêu của riêng anh, một tình yêu khởi nguồn từ tuổi thơ, có nguyên cớ từ tuổi thơ, cùng triết lý nhà Phật từ - bi - hỷ - xả dành cho mỗi người trước ngưỡng cửa tình.
Có thể gói gọn mối tình trong Con chim xanh biếc bay về trong bốn chữ từ - bi - hỷ - xả với mối tình tay tư trong một bối cảnh Sài Gòn ngày nay; đó là hai khác lạ so với tất cả toa tình lớn bé trước đó của con tàu văn Nguyễn Nhật Ánh.
...
https://thanhnien.vn/van-hoa/con-chim-xanh-biec-bay-ve-loi-di-rieng-cua-nguyen-nhat-anh-1303128.html
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (áo sọc) trong buổi giao lưu ra mắt sách Con chim xanh biếc bay về ngày 10.11
Ảnh: Quỳnh Trân
Trước đây tôi đã ví văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh như một con tàu hơn một trăm toa - mỗi toa là một cuốn sách - đi từ ga mộng mơ của tuổi lên mười, qua ga rắc rối của tuổi teen, tới ga tình của tuổi yêu. Đến nay vẫn thấy đúng nếu hiểu ga và toa của “con tàu văn chương” Nguyễn Nhật Ánh theo thời gian của ký ức, không theo thời gian xuất bản sách.
Theo đó, ga tình cũng có hai chặng. Chặng đầu cho tuổi chớm yêu với Cây chuối non đi giày xanh, Bảy bước tới mùa hè, Hạ đỏ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... Chắc sẽ còn nhiều nữa, vì viết cho tuổi chớm yêu là sở trường của Nguyễn Nhật Ánh. Chặng sau cho tuổi yêu, chặng quyết liệt nóng rãy nhất cũng là chặng ngọt ngào đằm thắm nhất, bắt đầu với Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây, Ngày xưa có một chuyện tình, và bây giờ là Con chim xanh biếc bay về.
Viết cho tuổi yêu không là “độc quyền” của Nguyễn Nhật Ánh. Hầu hết các nhà văn đều viết cho tuổi yêu như Margaret Mitchell (Mỹ), Emily Bronte (Anh), hay dành cả đời mình cho tuổi yêu như Murakami (Nhật Bản)... Điều đó cho thấy nhà văn của tuổi thơ đang gặp thử thách không hề nhỏ. Nhưng tuồng như Nguyễn Nhật Ánh không phải lo lắng gì, anh có sẵn lối đi cho tuổi yêu của riêng anh, một tình yêu khởi nguồn từ tuổi thơ, có nguyên cớ từ tuổi thơ, cùng triết lý nhà Phật từ - bi - hỷ - xả dành cho mỗi người trước ngưỡng cửa tình.
Có thể gói gọn mối tình trong Con chim xanh biếc bay về trong bốn chữ từ - bi - hỷ - xả với mối tình tay tư trong một bối cảnh Sài Gòn ngày nay; đó là hai khác lạ so với tất cả toa tình lớn bé trước đó của con tàu văn Nguyễn Nhật Ánh.
...
https://thanhnien.vn/van-hoa/con-chim-xanh-biec-bay-ve-loi-di-rieng-cua-nguyen-nhat-anh-1303128.html