Con đường CNTT không dành cho bất cứ ai

Tôi thì thấy ngược lại, ngành IT chẳng phải là cái ngành đòi hỏi quá nhiều trí thông minh. Ngành này đơn giản chỉ là làm nhiều rồi quen tay. Ai trình kém là do ko tự học, hay ko làm qua công việc đó nên chưa có kinh nghiệm thôi.

Đừng có thần thánh ngành IT như vậy, so với mấy ngành khác thì tôi nói thật ví dụ như Sales.. nó còn khó gấp mấy lần vì đây thuộc về kỹ năng, "nghệ thuật" trong đó chứ ko đơn giản như IT chỉ còn ngồi rèn là có thể "lành nghề", kiếm khá.
JGdqgzY.png


Tóm lại tôi thấy IT như cái nghề làm mộc ấy. Anh nào say mê ngồi rị mọ đục đẽo thì lành nghề thôi.
Thím này nói đúng đấy. Ngành kĩ thuật nói chung thì phần thắng dành cho ai siêng năng, chăm chỉ, chịu khó.
Thằng giỏi là thằng chấp nhận bỏ thời gian, công sức ra tìm tòi học hỏi thôi. Người ta có kinh nghiệm thì làm 8 tiếng xong, mình cùi thì 16, 32 tiếng. Làm được rồi thì note lại lần sau làm chỉ tốn 1 tiếng. Kiểu nó vậy. :)
 
Bạn đại học mình nói thích chơi game xong thi cntt. Giờ nó đi làm đầu bếp rồi
Làm đầu bếp dễ làm chủ hơn IT nhiều, tôi có quen một ông đầu bếp mở quán cơm sườn nổi tiếng, làm ăn phát đạt lắm lên như diều gặp gió luôn.
 
Tôi thì thấy ngược lại, ngành IT chẳng phải là cái ngành đòi hỏi quá nhiều trí thông minh. Ngành này đơn giản chỉ là làm nhiều rồi quen tay. Ai trình kém là do ko tự học, hay ko làm qua công việc đó nên chưa có kinh nghiệm thôi.

Đừng có thần thánh ngành IT như vậy, so với mấy ngành khác thì tôi nói thật ví dụ như Sales.. nó còn khó gấp mấy lần vì đây thuộc về kỹ năng, "nghệ thuật" trong đó chứ ko đơn giản như IT chỉ còn ngồi rèn là có thể "lành nghề", kiếm khá.
JGdqgzY.png


Tóm lại tôi thấy IT như cái nghề làm mộc ấy. Anh nào say mê ngồi rị mọ đục đẽo thì lành nghề thôi.
nói như bùi, ngành nào mà ko làm nhiều quen tay, cách học của con người là làm đi làm lại nhiều lần để nâng cao trình độ.

trên đời này chả có cái skill nào mà ko thể tập luyện được, mùa này rất nhiều người làm công nhân thất nghiệp chuyển sang đi sale bđs, sale oto. đi sale nhiều thì nguyên 1 bài văn mồm tua đi tua lại ko vấp 1 chữ nào :))
 
Lớp a đại học chính quy cntt một trường top của vn, ra trường đi làm đúng ngành tầm 30%.Và phần đa những đứa làm đúng ngành giờ lương tầm 2k - 3k.Còn lũ bạn làm trái ngành làm sale bds, sale ôto, mmo... lương chúng nó toàn 5- 6k cả, trên này cứ thần thánh ngành làm cực như cờ hó :))
 
Có ai thần thánh hoá đâu bác, nghề nào cũng có từng bậc thông thạo khác nhau mà. Còn các bác nói "làm nhiều quen tay" thì em ko đồng ý

Lội mãi mới được comment hay. Làm nhiều quen tay mà sang Google FB được thì hãy chém.
 
Lội mãi mới được comment hay. Làm nhiều quen tay mà sang Google FB được thì hãy chém.
Công nghệ thay đổi liên tục thì khi quen tay thì đã bắt đầu phải học cái mới rồi. Như trước tuyển backend yêu cầu linux, hiểu biết mạng, code được, biết sql là được. Giờ thì phải học thêm k8s, các dịch vụ clound, docker, graphql, microservices.... Mấy đứa học bảo mật là học ko ngừng nghỉ luôn(ko có thời gian quen tay luôn) như vụ log4j vừa rồi anh em làm bảo mật phải tập trung sửa chữa ngay lập tức
 
Last edited:
Chính xác, ví dụ IT so sánh với nghề mộc là rất hợp lý. Mình từng dẫn dắt các bạn junior lên, cầm tay chỉ việc một thời gian là họ làm được, và sau này khi gặp các vấn đề tương tự thì họ đem lời giải cũ ra áp dụng cho bài toán mới. Không cần phải thần thánh hoá nghề này, nó ko khó hơn sale, bác sĩ, luật sư hay cơ khí đâu.
Thợ code thì fen nói vậy đúng, còn muốn lên developer mà cứ tư duy như vậy thì có 10 năm hay 100 năm cũng là thợ code. Tôi đi làm gặp case này suốt. Có người thì người ta tự biết nhưng già quá nên đành chấp nhận, có người thì chả biết điều đó đâu, cứ lao đầu vào code như thiêu thân thoy
 
Last edited:
Ko cần cứ phải đâm đầu vào cty top, học thuật toán các kiểu mới là thành công. Ngành này giờ nhu cầu nhân lực cực kì cao, các bạn ko có năng khiếu, đào tạo về toán hay logic nói chung cứ bắt đầu vào nghề bằng cách làm thợ (code outsource, testing). Làm nhiều quen tay có thể có đường tiến xa về sau. Dù gì lao động trí óc như IT vẫn đỡ cực chán so với đi lao động tay chân.
 
Công nghệ thay đổi liên tục thì khi quen tay thì đã bắt đầu phải học cái mới rồi. Như trước tuyển backend yêu cầu linux, hiểu biết mạng, code được, biết sql là được. Giờ thì phải học thêm k8s, các dịch vụ clound, docker, graphql, microservices.... Mấy đứa học bảo mật là học ko ngừng nghỉ luôn(ko có thời gian quen tay luôn) như vụ log4j vừa rồi anh em làm bảo mật phải tập trung sửa chữa ngay lập tức
Công nghệ cũng tùy chứ không phải muốn thay là đc liền ngay đâu fen. Đặc biệt các hệ thống ngân hàng, cây ATM.
 
Ko cần cứ phải đâm đầu vào cty top, học thuật toán các kiểu mới là thành công.

Làm thuần kỹ thuật thì trước sau gì cũng bắt buộc phải mò về cty top bác ạ. Sau mấy năm đi làm cuối cùng tôi cũng ngộ ra điều này. Bạn bè giờ lên quản lý êm ấm hết rồi, còn mỗi mình lại là thằng đang phải vật lộn :too_sad:
 
Em đang là một sinh viên năm 3 ngành CNTT đại học FPT

Đây là một ngành rất khó, đúng vậy, không phải là ai cũng theo được, để theo được ngành này ta cần phải có đam mê, khả năng tự tìm hiểu, tư duy nhanh nhậy.

Khi thi đỗ đại học với điểm số cũng ko hẳn tồi (21,5) thế nhưng em đã trượt nguyện vọng 1. Do không có người hướng nghiệp, tư vấn nên gia đình đã bị mấy chị em tuyển sinh FPT chuốc bùa mê thuốc lú. Rằng ngành này lương ngàn đô, ra trường auto có việc. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

Trước tương lai được bày vẽ ra, gia đình đã cho em vào học FPT mặc dù nhà em cũng thuộc dạng nghèo. Sinh viên FPT học 9 kì, mỗi kì 3 tháng, khi kì 1-3 của chuyên ngành, môn học cũng ko có gì là khó lắm, chỉ cần chú ý tí là qua môn.

Nhưng kể từ kì 4 trở đi, kiến thức sẽ bị nhồi nhét rất nhiều, chưa kể những việc như gặp phải những thầy cô dạy như không dạy. :beat_brick:

Điểm yếu của sinh viên FPT chính là rất dễ buông bỏ, thả mình vào những cuộc chơi ko hồi kết, em cũng là một trong những thành phần ấy, đặc biệt là vào kì dịch covid này.

Lượng sinh viên FPT ra trường theo đúng thời gian chỉ chiếm 20-30% mà thôi, thường sẽ chậm 1. 2 kì.

Em hiện đang là sinh viên chậm 1 kì do đã nợ quá môn nên ko đủ điều kiện đi thực tập. Các bác chửi em ngu dốt cũng được vì cái này em xin nhận. :cry::cry::cry:

Khi học ở trường này em cũng đã gặp vô số bạn có hoàn cảnh giống như em, tư duy không được như các bạn cùng trang lứa nên không thể code nhanh được. May mắn thì sẽ có vài bạn nhận ra điều ấy sớm và chuyển ngành (hoặc thi lại vào trường khác). Còn em thì đến tận kì 4 mới nhận ra mình chẳng có 1 tí đam mê hay năng khiếu gì cho ngành này.

Nhưng giờ quá muộn rồi đâm lao thì phải theo lao thôi, nhưng may mắn là kể từ kì 7 (ko tính kì 6 vì đây là kì thực tập) thì những môn còn lại chủ yếu sẽ là đại cương triết học. Thứ khó khăn còn lại sẽ là Đồ Án Tốt Nghiệp nhưng cái này thì chắc em cố gắng được.

Em đã quyết định cố cày cái bằng, và khi tốt nghiệp sẽ theo học văn bằng 2 hàng hải để đi tàu viễn dương. Đây là một việc khó khăn nhưng em sẽ cố gắng hết sức, ít ra với em nó sẽ không “khó” như việc phải nhìn một đống code mà chẳng thể hiểu nổi nó đang làm cái củ cải gì :confident:

Nay em xin muốn chia sẽ với những tân sinh viên chuẩn bị vào ngành hay những người đang có ý định trái ngành, hãy đi đăng ký thử những khóa học trung tâm rẻ tiền hoặc tự lên mạng tìm hiểu trước 1-2 tháng, vì đã có rất nhiều người lãng phí thời gian, tiền bạc để theo ngành này nhưng cuối cùng lại nước đổ lá khoa.
21.5 k tồi ? Năm 3 chắc cháu thi năm 2018 à ? Bác 2010 dc 25 là thấy tồi nhất trong lớp rồi đấy cháu ạ , mà bác còn thi tự luận nữa nha cháu
 
Có ai thần thánh hoá đâu bác, nghề nào cũng có từng bậc thông thạo khác nhau mà. Còn các bác nói "làm nhiều quen tay" thì em ko đồng ý
Nghề nào cũng làm nhiều rồi quen tay thôi bạn, nhưng như bạn thấy ngành nào cũng cần có tính sáng tạo đột phá để trở nên khác biệt trong nghề. Ví dụ ngành IT, tất cả mọi kiến thức đều được chia sẻ trên internet, ai chịu khó tìm tòi học hỏi thì đều có thể biết và làm được, nhưng để sáng tạo ra cái mới từ những cái cũ thì lại đòi hỏi rất nhiều kiến thức mà không phải ai cũng làm được và ngành nghề nào cũng đều có những quái nhân kiệt xuất cả nên là đừng thần thánh hóa ngành IT như vậy.
 
IT nó là ngành siêu rộng mà, có thể vẫn là IT mà ko phải là coder, tester hay dev thì sao thớt? :v. Ncl nếu có suy nghĩ chạy theo xu hướng XH thì chẳng bao giờ đi đến đâu cả, haiz
 
Nghề nào cũng làm nhiều rồi quen tay thôi bạn, nhưng như bạn thấy ngành nào cũng cần có tính sáng tạo đột phá để trở nên khác biệt trong nghề. Ví dụ ngành IT, tất cả mọi kiến thức đều được chia sẻ trên internet, ai chịu khó tìm tòi học hỏi thì đều có thể biết và làm được, nhưng để sáng tạo ra cái mới từ những cái cũ thì lại đòi hỏi rất nhiều kiến thức mà không phải ai cũng làm được và ngành nghề nào cũng đều có những quái nhân kiệt xuất cả nên là đừng thần thánh hóa ngành IT như vậy.
@freedom.9 Nghe thấy quý anh này nói gì chưa
KgmQHtR.png
. Làm thợ code quèn mà cứ nâng tầm , trư cười
Mv75GW3.gif
 
Mà thời đại nào rồi còn ham hố làm thợ code. 1 là làm cò đất, cả tuần ăn chơi cuối tuần xem đất, tháng cũng kiếm đc trăm củ. 2 là làm thanh gươm lá chắn, thằng senior IT lương 6k bi đen gặp thanh gươm lá chắn thì cũng phải dạ dạ vâng vâng thôi
 
Em đang là một sinh viên năm 3 ngành CNTT đại học FPT

Đây là một ngành rất khó, đúng vậy, không phải là ai cũng theo được, để theo được ngành này ta cần phải có đam mê, khả năng tự tìm hiểu, tư duy nhanh nhậy.

Khi thi đỗ đại học với điểm số cũng ko hẳn tồi (21,5) thế nhưng em đã trượt nguyện vọng 1. Do không có người hướng nghiệp, tư vấn nên gia đình đã bị mấy chị em tuyển sinh FPT chuốc bùa mê thuốc lú. Rằng ngành này lương ngàn đô, ra trường auto có việc. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

Trước tương lai được bày vẽ ra, gia đình đã cho em vào học FPT mặc dù nhà em cũng thuộc dạng nghèo. Sinh viên FPT học 9 kì, mỗi kì 3 tháng, khi kì 1-3 của chuyên ngành, môn học cũng ko có gì là khó lắm, chỉ cần chú ý tí là qua môn.

Nhưng kể từ kì 4 trở đi, kiến thức sẽ bị nhồi nhét rất nhiều, chưa kể những việc như gặp phải những thầy cô dạy như không dạy. :beat_brick:

Điểm yếu của sinh viên FPT chính là rất dễ buông bỏ, thả mình vào những cuộc chơi ko hồi kết, em cũng là một trong những thành phần ấy, đặc biệt là vào kì dịch covid này.

Lượng sinh viên FPT ra trường theo đúng thời gian chỉ chiếm 20-30% mà thôi, thường sẽ chậm 1. 2 kì.

Em hiện đang là sinh viên chậm 1 kì do đã nợ quá môn nên ko đủ điều kiện đi thực tập. Các bác chửi em ngu dốt cũng được vì cái này em xin nhận. :cry::cry::cry:

Khi học ở trường này em cũng đã gặp vô số bạn có hoàn cảnh giống như em, tư duy không được như các bạn cùng trang lứa nên không thể code nhanh được. May mắn thì sẽ có vài bạn nhận ra điều ấy sớm và chuyển ngành (hoặc thi lại vào trường khác). Còn em thì đến tận kì 4 mới nhận ra mình chẳng có 1 tí đam mê hay năng khiếu gì cho ngành này.

Nhưng giờ quá muộn rồi đâm lao thì phải theo lao thôi, nhưng may mắn là kể từ kì 7 (ko tính kì 6 vì đây là kì thực tập) thì những môn còn lại chủ yếu sẽ là đại cương triết học. Thứ khó khăn còn lại sẽ là Đồ Án Tốt Nghiệp nhưng cái này thì chắc em cố gắng được.

Em đã quyết định cố cày cái bằng, và khi tốt nghiệp sẽ theo học văn bằng 2 hàng hải để đi tàu viễn dương. Đây là một việc khó khăn nhưng em sẽ cố gắng hết sức, ít ra với em nó sẽ không “khó” như việc phải nhìn một đống code mà chẳng thể hiểu nổi nó đang làm cái củ cải gì :confident:

Nay em xin muốn chia sẽ với những tân sinh viên chuẩn bị vào ngành hay những người đang có ý định trái ngành, hãy đi đăng ký thử những khóa học trung tâm rẻ tiền hoặc tự lên mạng tìm hiểu trước 1-2 tháng, vì đã có rất nhiều người lãng phí thời gian, tiền bạc để theo ngành này nhưng cuối cùng lại nước đổ lá khoa.
Khoá 2011 đây. Lớp 40 đứa thì ra trường 30 đứa... trong 30 đứa thì chỉ có 10 đứa làm đúng chuyên ngành, trong 10 đứa này thì chỉ có 5 đứa làm về phần mềm, code... còn 5 đứa còn lại là IT Helpdesk, cài win dạo, bấm dây mạng, bán linh kiện máy tính...
E cũng như chủ thớt, mặc dù biết mình ko hợp với ngành này ngay từ kì 1 nhưng vì trót phóng lao phải theo lao, học đến cùng lấy cái bằng... xong rồi cũng làm trái ngành.
Khuyên ai muốn làm coder thì nên tìm hiểu 1 khoá trên mạng trước thấy có đam mê hẵn học :D
 
Khoá 2011 đây. Lớp 40 đứa thì ra trường 30 đứa... trong 30 đứa thì chỉ có 10 đứa làm đúng chuyên ngành, trong 10 đứa này thì chỉ có 5 đứa làm về phần mềm, code... còn 5 đứa còn lại là IT Helpdesk, cài win dạo, bấm dây mạng, bán linh kiện máy tính...
E cũng như chủ thớt, mặc dù biết mình ko hợp với ngành này ngay từ kì 1 nhưng vì trót phóng lao phải theo lao, học đến cùng lấy cái bằng... xong rồi cũng làm trái ngành.
Khuyên ai muốn làm coder thì nên tìm hiểu 1 khoá trên mạng trước thấy có đam mê hẵn học :D
Bác giờ làm nghề gì thế? Ổn ko vậy
 
Nghề nào cũng làm nhiều rồi quen tay thôi bạn, nhưng như bạn thấy ngành nào cũng cần có tính sáng tạo đột phá để trở nên khác biệt trong nghề. Ví dụ ngành IT, tất cả mọi kiến thức đều được chia sẻ trên internet, ai chịu khó tìm tòi học hỏi thì đều có thể biết và làm được, nhưng để sáng tạo ra cái mới từ những cái cũ thì lại đòi hỏi rất nhiều kiến thức mà không phải ai cũng làm được và ngành nghề nào cũng đều có những quái nhân kiệt xuất cả nên là đừng thần thánh hóa ngành IT như vậy.

Cái này sai nhé. Kể cả những kiến thức cơ bản. Mà không có tố chất. Thì không học được đâu.
 
Back
Top