tin tức "Cơn khát" chip bán dẫn phơi bày điểm yếu của ngành xe hơi Đức

CryWoman

Member
Nền kinh tế Đức phát triển bùng nổ nhờ quá trình toàn cầu hóa, nhưng giờ đây mạng lưới chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, thứ thúc đẩy nên nền kinh tế mạnh mẽ ấy lại đang cho thấy một yếu huyệt nghiêm trọng trong động lực phát triển của quốc gia này.

3C97D214-7515-4DF0-908B-AE114ED9035C.jpeg

Một công nhân làm việc sau khi Volkswagen tái khởi động nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu. Ảnh: Swen Pfoertner.


Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn và các linh kiện công nghiệp khác đang đe dọa làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế của Đức, buộc các nhà điều hành và các nhà hoạch định chính sách phải suy tính lại về đường dây cung ứng và cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nhà cung cấp từ châu Á và Mỹ.

Đặc biệt, các nhà sản xuất ô tô và thiết bị điện tử đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự chậm trễ trong hoạt động sản xuất chip, do tình trạng thiết hụt bán dẫn trên toàn cầu. Đây đã trở thành một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, bên cạnh làn sóng COVID-19 thứ ba.

Viện kinh tế Ifo của Đức cảnh báo rằng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đã ngày càng lan rộng. Viễn cảnh trước mắt là cực kỳ bấp bênh đối với lĩnh vực sản xuất ô tô, ngành công nghiệp tạo ra khoảng 1/4 sản lượng kinh tế và đang thúc đẩy đà tăng trưởng. "Tình hình đang rất căng thẳng", Eckehart Rotter, phát ngôn viên của hiệp hội ô tô VDA của Đức, cho biết thêm rằng các vấn đề về chất bán dẫn đã ảnh hưởng đồng loạt đến các nhà sản xuất và nhà cung cấp bộ phận ô tô.

Rotter cho biết do sự thiếu hụt các linh kiện điện tử, đặc biệt là chip vi điều khiển, thành phần có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chức năng của phương tiện hiện đại, dây chuyền sản xuất đã phải ngưng lại nhiều lần trong vài tuần do tình trạng giao hàng chậm trễ. Volkswagen và Daimler là hai trong số các công ty bị ảnh hưởng trong lĩnh vực ô tô, động lực của ngành sản xuất Đức. Ngay cả "gã khổng lồ" trong ngành thiết bị công nghiệp như Siemens cũng đang phải vật lộn để có đủ chất bán dẫn.

Vấn đề này đã buộc nhiều công ty phải thông báo làm việc trong thời gian ngắn hạn và giảm quy mô sản xuất trong những tuần tới, với sự khan hiếm của các linh kiện cũng dự kiến sẽ dẫn đến giá bán ra thị trường tăng lên và áp lực lạm phát nói chung.

BC47E1F1-75B1-46A4-8A8F-39CDE35CC5FB.jpeg

Một nhân viên của nhà sản xuất ô tô Đức Mercedes Benz lắp bánh cho mẫu xe hạng A. Ảnh: Kai Pfaffenbach.


Việc cắt giảm quy mô cho thấy sản lượng xe du lịch ở châu Âu sẽ không đạt được như dự báo trong nửa đầu năm nay.

"Điều này ảnh hưởng đến các bộ vi xử lý tích hợp mức độ cao cũng như các phần tử điều khiển đơn giản. Mức độ thâm hụt này liệu có thể được bù đắp trong nửa cuối năm 2021 hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Tình hình vẫn rất nguy kịch", Rotter của VDA cho biết.

"Chủ quyền" chất bán dẫn

Sự thiếu hụt chip toàn cầu bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tác dụng phụ của tình trạng phong tỏa sản xuất do COVID-19 vào năm ngoái và các nhà máy vật lộn để đáp ứng nhu cầu về chất bán dẫn trong một thế giới ngày càng được số hóa.

Các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp tại Đức hầu như chỉ dựa vào chip của một vài nhà sản xuất, được gọi là xưởng đúc, bao gồm công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), Samsung Electronics Co Ltd của Hàn Quốc, GlobalFoundries, United Microelectronics Corp và SMIC có địa điểm sản xuất chủ yếu ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ .

Iris Ploeger, thành viên hội đồng quản trị của hiệp hội công nghiệp BDI cho biết: "Hiếm có nền kinh tế nào khác được hưởng lợi nhiều từ toàn cầu hóa trong những năm gần đây như Đức". Nhưng bà cũng thừa nhận tình trạng thiếu chip đã cho thấy sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, mà có thể được mô tả như là gót chân Achilles của Deutschland AG.

Cả VDA và BDI đều kêu gọi các công ty giải quyết những rủi ro mặt trái của toàn cầu hóa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là đưa các nhà máy trở lại Đức hoặc ít nhất là thị trường độc lập của Liên minh châu Âu.

"Khi nói đến thiết kế chip, châu Âu phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các khu vực khác. Chủ quyền của châu Âu đối với chất bán dẫn là rất quan trọng để có thể phản ứng linh hoạt hơn với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và những thay đổi trong hình thái tiêu dùng", Ploeger nói và cho biết thêm ngành công nghiệp châu Âu phải tìm lại được các "kỹ năng" đã mất nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ.

BA4BD031-16AA-446B-98BE-292D2D76CBCE.jpeg

Một công nhân đeo khẩu trang bảo hộ tại dây chuyền lắp ráp của Volkswagen. Ảnh: Swen Pfoertner.


Thiết hụt chip đến năm 2022?

Vì năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu đã được tận dụng triệt để nên hiện tại việc mở rộng sản xuất trong ngắn hạn khó có thể xảy ra và một số nhà phân tích dự báo tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài sang năm sau.

Rotter của VDA cho biết: "Về trung và dài hạn, châu Âu cũng quan tâm đến việc ngày càng nội địa hóa các công nghệ này ở châu Âu. Nhưng điều đó cần thời gian và không giải quyết được vấn đề ‘nghẽn cổ chai' hiện tại".

Làm phức tạp thêm nền kinh tế với các bước tái định vị lại như vậy là vấn đề mà thị phần của ngành công nghiệp xe hơi Đức trên thị trường bán dẫn toàn cầu với quy mô vẫn còn quá nhỏ sẽ không thể hoàn thiện và sản xuất nội bộ hoàn toàn được, ông nói thêm.

Liên minh với người điều hành Liên minh châu Âu, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier và người đồng cấp Pháp Bruno Le Maire đang có kế hoạch rót hàng tỷ euro vào các chương trình viện trợ của nhà nước để hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất chip nội địa và phát triển các thế hệ bán dẫn tiếp theo.

Trong một phần của nỗ lực, tháng trước, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch 10 năm, đặt mục tiêu chiếm 20% thị phần bán dẫn toàn cầu và xây dựng một nhà máy có thể chế tạo chip 2nm.

Ủy viên Ủy ban châu Âu Thierry Breton sẽ gặp giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip Intel và giám đốc điều hành của đối thủ cạnh tranh Đài Loan TSMC trong nỗ lực của EU nhằm tìm cách bảo vệ khối khỏi những cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai.

Breton đang tìm cách thuyết phục một nhà sản xuất chip hàng đầu đặt một nhà máy chế tạo lớn ở EU để giúp thực hiện mục tiêu chiến lược của Ủy ban là đảm bảo công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất xuất hiện tại khối trong thập kỷ tới.




(Theo Reuters)


https://vnreview.vn/xe/-/view_conte...an-dan-phoi-bay-diem-yeu-cua-nganh-xe-hoi-duc
 
ST, NXP, Microchip giờ đặt hàng leadtime là 4x tuần, GigaDevice của khựa cũng 2x tuần. Memory như Samsung hay Kioxia thì còn tàm tạm nhưng từ lúc thằng qq Chia ra đời cũng đẩy giá với leadtime lên hơn 12 tuần.
Giờ ngành công nghiệp có dùng IC chết cứng, giá stock tăng mỗi ngày, có mã từ 0.6$ giờ mua stock hơn 5$ không có mà bán.
Hỏi thì đổ lỗi cho ông smartphone, ông smartphone thì đổ cho ông xe hơi, ông xe hơi hết biết đổ cho ai thì than trời...
 
Back
Top