Con người có thể làm gì khi thiên thạch lao đến Trái Đất

https://zingnews.vn/con-nguoi-co-the-lam-gi-khi-thien-thach-lao-den-trai-dat-post1390037.html


va cham thien thach anh 1
Ảnh minh họa: NASA.
Dựa trên phép ngoại suy từ tỷ lệ hố va chạm trên mặt trăng, người ta tính rằng có khoảng 2.000 tiểu hành tinh đủ lớn để đe dọa Trái Đất thường bay ngang qua quỹ đạo của chúng ta. Tuy nhiên, các tiểu hành tinh với kích cỡ nhỏ hơn – bằng một ngôi nhà chẳng hạn – cũng có thể tàn phá cả một thành phố. Số lượng những mảnh vụn có quỹ đạo qua Trái Đất là khoảng hàng trăm nghìn đến hàng triệu, và ta không thể nào theo dõi chúng.

Đối tượng đầu tiên được phát hiện vào năm 1991, chỉ sau khi nó đã bay qua chúng ta. Có tên là BA 1991, tiểu hành tinh này được phát hiện khi đã bay xa Trái Đất 170.000 km – theo cách lý giải của vũ trụ học thì giống như một viên đạn xuyên qua ống tay áo mà không chạm vào cơ thể.

Ba năm sau, một tiểu hành tinh khác lớn hơn cũng bay sượt qua và cách Trái Đất 104.000 km – khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận. Tiểu hành tinh này chỉ được phát hiện khi đã đi qua chúng ta và cũng xuất hiện mà không hề báo trước. Theo Timothy Ferris ở tờ New Yorker, những tiểu hành tinh bay qua với khoảng cách rất gần như vậy xảy ra từ hai đến ba lần một tuần nhưng không hề được phát hiện.

Không thể phát hiện một vật thể có đường kính khoảng 100 m bằng những kính viễn vọng đặt trên Trái Đất cho đến khi nó chỉ còn cách chúng ta một vài ngày, đó là trong trường hợp các kính viễn vọng chuyên nghiệp tập trung quan sát. Nhưng điều này khó có thể thực hiện vì số lượng những người theo dõi các tiểu hành tinh thời đó có lẽ chỉ bằng số nhân viên trong một cửa hàng McDonald’s trung bình. (Ngày nay thì có thể cao hơn. Nhưng không hơn nhiều.)

[...] Tôi đã đặt câu hỏi rằng liệu con người có nhận được cảnh báo nào khi một tảng thiên thạch lớn lao về phía chúng ta ngày nay không.

“Hầu như là không,” Anderson lập tức trả lời, “chúng ta không thể phát hiện nó bằng mắt thường cho đến khi nó nóng rực lên. Nghĩa là chỉ khi thiên thạch đã chạm vào bầu khí quyển, khoảng một giây trước khi va vào Trái Đất. Chúng ta đang nói về các vật thể bay nhanh gấp hàng chục lần những viên đạn nhanh nhất. Chúng sẽ hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ trừ khi được phát hiện bởi một kính thiên văn trước đó, với xác suất cực nhỏ”.

Mức độ của một va chạm phụ thuộc vào rất nhiều biến số – góc tiếp xúc, vận tốc và quỹ đạo, điểm tiếp xúc, độ rắn của vật va chạm – ta chỉ đo được tất cả những điều này nhiều triệu năm sau khi va chạm xảy ra. Những gì các nhà khoa học có thể làm – như Anderson và Witzke thực hiện – là nghiên cứu vùng va chạm và tính toán năng lượng phát ra. Từ đó, họ có thể miêu tả khá chính xác những gì đã diễn ra – hay khủng khiếp hơn là những gì sẽ diễn ra.
 
quả thật ..éo biết có kịp tụt quần làm 1 cái để chết trong sung sướng ko ..
 
Tóm tắt: Xác định vị trí rơi, di dân chỗ đó, hết

Và đó là cách duy nhất, chỉ áp dụng cho thiên thạch đường kính dưới 1km. Cao hơn thì chết chắc
 
Back
Top