Còng lưng trả nợ vì vay lãi buôn bất động sản lướt sóng

See? Mấy người đó kẹt dòng tiền chút thôi, chứ có chết đâu.

Cho nên không có gì phải lo cho họ và cũng đừng dè bỉu họ, vì họ kiếm tiền ghê hơn mình.
Sao lại kẹt dòng tiền bác? Cụ thể trường hợp này là lỗ đâu đó 400tr nếu bán ngay đc giá 1 tỏi đó bác:feel_good: nếu ôm tiếp đợi bán đc giá thì lãi ngân hàng lên cũng bằng số đó😏 nên chốt lại trường hợp này là mất trắng 5-600tr🤤🤤 và nếu số 5-600tr đó là tiền tiết kiệm thì mất còn đỡ, chứ nếu là tiên đi vay của người thân họ hàng thì thắt cổ thôi:shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Sao lại kẹt dòng tiền bác? Cụ thể trường hợp này là lỗ đâu đó 400tr nếu bán ngay đc giá 1 tỏi đó bác:feel_good: nếu ôm tiếp đợi bán đc giá thì lãi ngân hàng lên cũng bằng số đó😏 nên chốt lại trường hợp này là mất trắng 5-600tr🤤🤤 và nếu số 5-600tr đó là tiền tiết kiệm thì mất còn đỡ, chứ nếu là tiên đi vay của người thân họ hàng thì thắt cổ thôi:shame:

via theNEXTvoz for iPhone

Kẹt dòng tiền, cụ thể là vay chỗ này đắp chỗ kia.

Chứ tôi cũng đang vay đúng 600 triệu đây, mỗi tháng trả có tầm 6 triệu chứ mấy, làm gì căng vậy được.
 
Kẹt dòng tiền, cụ thể là vay chỗ này đắp chỗ kia.

Chứ tôi cũng đang vay đúng 600 triệu đây, mỗi tháng trả có tầm 6 triệu chứ mấy, làm gì căng vậy được.

Lãi 6 củ thế anh đéo trả gốc à. Ngân hàng nào mà ngon thế :sneaky:

Gửi từ Xiaomi Redmi K30 5G bằng vozFApp
 
Lãi 6 củ thế anh đéo trả gốc à. Ngân hàng nào mà ngon thế :sneaky:

Gửi từ Xiaomi Redmi K30 5G bằng vozFApp

Shinhank Bank

Lãi 3 năm đầu fix 7.9%, dư nợ giảm dần.

92eaa15bc21a1b44420b.jpg
 
Kẹt dòng tiền, cụ thể là vay chỗ này đắp chỗ kia.

Chứ tôi cũng đang vay đúng 600 triệu đây, mỗi tháng trả có tầm 6 triệu chứ mấy, làm gì căng vậy được.
À chết hay ko là do cái gốc của mỗi ng thôi a. Với a thì k chết. Nhưng với nhiều người thì 2-300tr cũng có thể reset đc đó:shame: với lại tôi đang giải thích cho a cái câu chuyện của ông kia tài sản 70 tỏi, của ngân hàng 50% thì a bảo còn 35 tỏi vẫn ấm, nhưng thực tế nó k ấm như a nghĩ đâu. 35 tầm tiền đấy lãi vay là cực khiếp và ra hàng cũng rất khó nên có thể về tay trắng là chuyện bth đó a

via theNEXTvoz for iPhone
 
1. Anh ko thể lấy ví dụ Nhật Bản ra so đo với tất cả các nền kinh tế khác trên thế giới huống gì VN
2. Anh phải nghiên cứu kinh tế vĩ mô và bộ 3 bất khả thi thì anh sẽ hiểu vì sao NHTW ko dám bơm tiền vào hệ thống tài chính bây giờ. Bộ 3 bất khả thi bao gồm :
  • Tỷ giá hối đoái cố định
  • Chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả
  • Dòng tiền lưu chuyển vốn
Năm 2009 nhà nước đã chọn 2 mục là chính sách tiền tệ độc lập và bơm tiền để dòng tiền có thể chảy trơn tru nhưng tiền VN mất tỷ giá và lạm phát nhảy lên trên 20%.
Anh cũng ko nên lấy ví dụ nước khác áp vào nước mình vì nước mình có một nền kinh tế mỏng manh phụ thuộc vào nguồn vốn FDI rất nhiều, ko có công nghệ lõi, nông nghiệp mạnh nhưng không được chăm chút đầu tư… và đặc biệt là hệ thống tài chính phụ thuộc rất nặng vào bđs.
Ý kiến anh quá lý thuyết và chỉ nhìn vào gương nước lớn nơi họ có thể bế quan toả cảng không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài vẫn mạnh mẽ tăng trưởng. Còn VN thì ko.
Tôi nghĩ tới 1 lúc nào đó NHTW sẽ ưu tiên hạ lãi suất trước , rồi mới có chính sách tiền tệ riêng cho từng ngành, còn bây giờ ưu tiên của nhà nước là nâng lãi suất, giữ lại nguồn tiền FDI đầu tư vào VN, kìm hãm dòng tiền chạy vào BDS trong thời gian dài , ưu tiên những công ty sản xuất kinh doanh kiếm được ngoại tệ, mở tín dụng cho những cty khoẻ mạnh, cho họ bán trái phiếu mà có tài sản đối ứng
Bó tay, tôi trình bày sự kiện thực tế và bạn bảo tôi lý thuyết suông.
Tiếp nữa, tôi không hiểu vì đâu bạn ám chỉ vốn FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài phải quan tâm đến tỷ giá hối đoái ( ai dạy bạn vậy?), nó đầu tư nhà máy sản xuất ở Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường đô la chứ không phải Việt Nam và cái nó quan tâm là "lực lượng lao đông giá rẻ"; "ưu đãi thuế", "ưu đãi chính sách quản lý tụi nó", tóm lại là môi trường kinh doanh thuận lợi để chúng nó kiếm được nhiều đô la thông qua xuất khẩu.

Thằng quan tâm đến tỷ giá hối đoái là vốn FII đầu tư gián tiếp nước ngoài hay chủ yếu là đầu tư tài chính, thằng này vào dễ mà ra cũng dễ(tương đối nguy hiểm). Lấy vd: khủng hoảng châu á năm 1997 bắt đầu ở thái lan, và theo cái mà bạn khoe đấy là mô hình Mundell-Fleming; cái số 3 là "luân chuyển tự do dòng vốn quốc tế" chứ không phải dòng tiền lưu chuyển vốn(https://www.wikiwand.com/vi/Mô_hình_Mundell–Fleming)/ Thái lan áp dụng "tỷ giá hối đoái cố định" và ""luân chuyển tự do dòng vốn quốc tế", nó áp dụng chính sách lãi suất cao với đồng nội tệ , cao hơn so với vay bằng ngoại tệ chủ yếu bằng đô la. Vốn FII đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào rất mạnh chủ yếu là các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế cho vay, vì tỷ giá hối đoái cố định nên doanh nghiệp Thái đi vay ngoại tệ khi trả bằng nội tệ không sợ phải trả nhiều hơn do biến động tỷ giá. Nhờ các khoản vay ngoại tệ nên thằng thái lan duy trì được cán cân thanh toán và nó tính các khoản vay ngoại tệ này vào mục " xuất khẩu" trong thông kê tài khoản vãng lai. Và quả chốt là thằng george soros cùng 100 quỹ đầu cơ phương Tây nhảy vào bán khống đồng bạt liên tục trong 1 tuần, thái lan bay một lượng lớn dự trữ ngoại hối, đồng thời các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế cho vay rút vốn, và nó rút được nhiều đô la hơn số nó cho vay nhờ đồng bạt thái vào thời điểm đó đang bị định giá quá cao. Thằng Thái gặp khủng hoảng tài chính và cán cân thanh toán quốc tế, nó cầu viện Nhật Bản và Nhật đồng ý giúp nhưng thằng Mỹ nhất quyết không cho, nó yêu cầu phải để IMF (công cụ của Mỹ) giải quyết, và IMF nó ra yêu sách gì thì đã nói ở post trước. Đó là cách chúng nó kiếm ăn và đám này quan tâm đến tỷ giá hối đoái chứ không phải đám FDI.

Nhìn chung thằng Mỹ rất mất dạy với thế giới thông qua công cụ đồng đô la và hệ thống tài chính swift của nó; đợt Fed tăng lãi suất vừa rồi...cả thế giới trừ nó rơi vào suy thoái, việc Nga - Trung kêu gọi lập một khối kinh tế và trật tự thương mại quốc tế mới dựa trên chế độ đa tiền tệ là điều tốt, đáng để theo đuổi. Áp lực tỷ giá hối đoái khiến VN phải tìm cách để đô la trong nước không chảy về thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, tránh đồng nội tệ giảm giá để duy trì hoạt động nhập khẩu; nếu VND giảm giá, việc nhập khẩu hàng hóa&nguyên liệu đắt hơn -> lạm phát giá tiêu dùng. Vậy nên chọn cái nào, tạm thời giảm mức sống trước mắt hay phá hủy hệ thống tài chính và doanh nghiệp trong nước.
 
Last edited:
À chết hay ko là do cái gốc của mỗi ng thôi a. Với a thì k chết. Nhưng với nhiều người thì 2-300tr cũng có thể reset đc đó:shame: với lại tôi đang giải thích cho a cái câu chuyện của ông kia tài sản 70 tỏi, của ngân hàng 50% thì a bảo còn 35 tỏi vẫn ấm, nhưng thực tế nó k ấm như a nghĩ đâu. 35 tầm tiền đấy lãi vay là cực khiếp và ra hàng cũng rất khó nên có thể về tay trắng là chuyện bth đó a

via theNEXTvoz for iPhone

BĐS mua 1.4 tỷ, có ngân hàng tham gia định giá mà bán 50% không ai mua thì gọi là chuyện hiếm có á. Thường có ngộp thì cũng 20 - 30% là ra hàng nên BĐS được xem là kênh đầu tư an toàn. Kể cả cho vay thì người ta cũng xét tới khả năng trả nợ, trừ khi cán bộ ngân hàng làm ẩu thì vô ngồi tù thôi.

Giảm 20 - 30% mà không ra được hàng nữa thì ... người đó không hợp với đầu tư BĐS đâu.
 
Đầu óc người kinh doanh có khác. Đá trái bóng BĐS cho ngân hàng. Giờ mà còn ôm chắc trả lãi sấp mặt.
Dân có não nên rút ra khỏi các ngân hàng ôm BĐS, bài học SCB còn đó, bây giờ rút 100tr phải đợi 1 tháng mà chưa chắc có là hiểu, trường hợp phá sản ai gửi 1 tỉ chỉ được đền bù 120tr
qkwrlVJ.png
 
Thực ra thì tôi chỉ là một vựa thu mua nông sản, trước đi làm cho cty cũng to nhưng nghỉ ra kd riêng. Tôi nghĩ việc chúng ta có lao vào đất hay không nó còn tùy vào triết lý bản thân mỗi người. Ví dụ tôi nghĩ rằng:

- Chứng khoán thì chúng ta không có những tin nội bộ, chơi sao lại chính người của cty? Chơi chứng lúc đấy không khác đánh bạc, mà đánh bạc với ai các anh còn không biết. Ít ra đánh tiến lên ăn tiền các anh còn biết đối thủ các anh ntn, là ai. Nên tôi không chơi chứng.

- Mua đất. Rõ ràng đất đai là tài sản thực. Nhưng thanh khoản của nó lại là vấn đề. Liệu cuộc sống của anh A nhà 2 tỷ tháng thu nhập 200tr có tệ hơn anh B nhà 20 tỷ nhưng tháng thu nhập 5tr? Về lý thuyết anh B có thể nói với anh A là mày làm cả đời cũng chưa để dành đủ tiền mua nhà của tao. Nhưng xh đang tiến hoá theo hướng tốc độ thay đổi ngày càng nhanh. Liệu khi xảy ra biến thì anh B có tiền để giải quyết hay không? Cuộc sống anh B dè sẻn cơm áo gạo tiền và ra xh phải khoe cái nhà 20 tỷ để cho đẹp mặt hay sao? Và nếu không bán ra, giữ đến già thì người 10 sổ đỏ cũng như 1 sổ đỏ? Tôi nghĩ cuộc sống anh A chất lượng hơn dù về lý thuyết anh B giàu hơn. Chưa tính đến việc anh B chỉ giàu trên giấy.

Từ đó thay vì mua đất tôi mua thêm xe giao hàng. Nhìn bạn bè bán miếng đất lãi bằng tôi giao hàng cả năm tôi thấy vẫn bình chân như vại. Uống cafe tụi nó nói về đất thì tôi nói về trái cây. Một thời tụi nó oai như cóc, sổ đỏ cả chồng nay cũng phải gọi tôi mượn tiền đáo hạn ngân hàng. Tất nhiên tôi say...đeo.
bố cái thằng mõm, người như m chắc chỉ gọi là khá khẩm, sống thoải mái chút chứ éo bh giàu đc
 
Nới room tín dụng không hiệu quả vì hệ thống ngân hàng đang gặp khủng hoảng thanh khoản (thiếu tiền mặt), nếu NHTW không bơm thanh khoản thì hệ thống không thể tiếp tục cho vay.
https://cafef.vn/ngan-hang-nha-nuoc...hong-con-von-de-cho-vay-20221117212458009.chn

Chính sách tài khóa ( thuế & chi tiêu) không hiệu quả, ví dụ gần nhất là Nhật Bản từ khủng hoảng thập niên 90 đến nay, nó bơm 10 gói kích thích kinh tế trị giá 146 nghìn tỷ yên mà nền kinh tế vẫn không thoát ra khỏi suy thoái. Như post trước nó không bơm thanh khoản vào nền kinh tế mà chỉ lấy tiền từ chỗ này đi sang chỗ khác ( không tăng cung tiền).

Chính sách tiền tệ của Nhật thì thay vì tăng cung tiền, thằng NHTW Nhật Bản nằng nặc đòi áp dụng chính sách lãi suất, hạ lãi suất xuống có lúc 0,1% mà vẫn không kích thích được nền kinh tế. Bởi nền kinh tế Nhật vốn được kích thích bởi tín dụng không hiệu quả cuối thập niên 80( cho vay hình thành bong bóng bds & chứng khoán)và từ đó đến giờ vẫn đình trệ bởi nợ, việc chính phủ sử dụng gói kích thích hay NHTW giảm lãi suất không làm tăng nhu cầu vay vốn từ thị trường, kích thích kinh tế bởi nền kinh tế vẫn trong tình trạng thiếu tiền.
View attachment 1510099

Đúng, tôi cố tình bỏ qua vấn đề tỷ giá hối đoái và thằng mỹ có đặc quyền "bá chủ đồng đô la", nhưng đấy là cách khả thi nhất. Còn mất "chính sách tiền tệ độc lập" là gì tôi không hiểu ý bạn
Đây là suy đoán của tôi 1. chính phủ can thiệp vào chính sách tiền tệ của NHTW?; hoặc 2. Thằng IMF sẽ nhảy vào cung cấp khoản vay "điều chỉnh cơ cấu", điều kiện nó đưa ra là NHTW Việt Nam sẽ độc lập chính trị, lên quan đến 1 thì NHTW VN vẫn chịu sự kiểm soát về mặt pháp lý bởi bộ tài chính; lúc đấy NH VN sẽ độc lập và Việt Nam mất chủ quyền tiền tệ vào tay hệ thống tài chính quốc tế lấy đồng đô la làm trung tâm. Tiếp theo thằng IMF sẽ đòi thanh lý rẻ như cho từ ngân hàng, doanh nghiệp đến bất động sản đang gặp khó khăn ở VN cho các quỹ kền kền phương tây, chủ yếu ở phố Wall, như nó từng làm trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997. Và đấy là cái giá để duy trì tỷ giá hối đoái.
Thế giờ dân thường thì nên làm gì hả anh?
Tiết kiệm đợi đất giảm hả
 
Năm 2020 mua lô đất hẻm 300m2 10 tỷ vay nh 3 tỷ lãi 6.5%, năm 2022 đã trả hết nợ, lô đất đang có người trả 15 tỷ, ko biết nên bán hay không :)
 
Thế giờ dân thường thì nên làm gì hả anh?
Tiết kiệm đợi đất giảm hả
Uh, nếu bạn tính mua nhà thì nên đợi, bong bóng giá bds được bơm bởi sức mua ảo không phải sức mua thật của nền kinh tế -> khi nó nổ thì thằng có tiền mặt là vua còn thằng ôm đất là giặc.
 
Đầu óc người kinh doanh có khác. Đá trái bóng BĐS cho ngân hàng. Giờ mà còn ôm chắc trả lãi sấp mặt.
Bác có hiểu không hay cố tình không hiểu, ở VN nghĩa vụ nợ và thế chấp là khác nhau, nếu bank không thanh lý được tài sản thế chấp thì người đi vay vẫn còn nghĩa vụ nợ. Còn trường hợp thanh lý được thiếu thì người đi vay phải bù và thừa thì được nhận lại phần chênh lệch. Nên đừng nói ai khôn hơn ngân hàng.
 
BĐS mua 1.4 tỷ, có ngân hàng tham gia định giá mà bán 50% không ai mua thì gọi là chuyện hiếm có á. Thường có ngộp thì cũng 20 - 30% là ra hàng nên BĐS được xem là kênh đầu tư an toàn. Kể cả cho vay thì người ta cũng xét tới khả năng trả nợ, trừ khi cán bộ ngân hàng làm ẩu thì vô ngồi tù thôi.

Giảm 20 - 30% mà không ra được hàng nữa thì ... người đó không hợp với đầu tư BĐS đâu.
Vậy là anh ko biết tụi làm bank rồi. Ko phải tất cả, nhưng việc nâng giá tài sản là có. Việc định giá cũng sơ sài, tôi thấy bạn tôi thẩm định bằng cách lướt web xem giá rao bán trên bds.com
 
Uh, nếu bạn tính mua nhà thì nên đợi, bong bóng giá bds được bơm bởi sức mua ảo không phải sức mua thật của nền kinh tế -> khi nó nổ thì thằng có tiền mặt là vua còn thằng ôm đất là giặc.
Đợi đến khi nào b ơi.
 
Vậy có khi nào Tới lúc đóng lãi ko nổi thì bank siết tài sản - đất, rồi đem bán- hay đấu giá, và dĩ nhiên là bán ko dc thì giá sẽ giảm tới khi nào dc thì thôi, có khi nào mất đất do cái lãi đó ko.

chuyện bình thường mà
tôi đợt tầm 2010 (ko nhớ rõ) có ông anh chơi game cùng dính cái này rõ khổ, năm đó mà nạp game cả trăm củ.
nạp tiền chung vốn với mấy ông đại gia làm dự án đất đai chung cư mini này nọ, dính cái khủng hoảng xong rút vốn ko được, mấy ông kia giàu nên cứ vứt để đấy ko quan tâm cũng ko sao. Ông này gồng lãi hơn năm trời chịu ko nổi cuối cùng phải bán rẻ nhà (biệt thự q2) để trả nợ.

May còn cái nhà ông bà già vs cơ sở kinh doanh còn sống nên sau cũng ổn định lại. Sau ổng rút vốn cái dự án kia được thì mua đất rẫy, lời cũng kha khá, giờ đang làm đại gia trồng bơ, mà cũng ko biết 2 năm nay bơ mất giá có làm ăn được ko.
Cái nhà Q2 bán năm đó h lên giá kinh khủng khiếp :( tiếc thì tiếc chứ ổng nói may mà còn bán được nhà để trả nợ cắt lỗ, ko khéo mất hết.
 
Back
Top