'Công ty' có toàn bộ nhân viên là AI

cái AI agent manus này thấy cũng nổi. Hiện ở việt nam đăng kí dùng có dễ dàng và tốn phí không thím ?
vẫn đang beta thôi thím, em đã có code test đâu đây của bạn em may mắn có trên discord, mua giờ tốn kém lắm =)))
con này là quái vật Agent thế giới, đợi vài tháng nữa nó update chạy 20-30 task thời gian 15 phút hẵng nhảy vào chi, tencent thì tiềm năng vô hạn nữa nói chung người dùng phổ thông bú đẫm
mbRUqlS.png
 
Tại sao phải thuê nhân công nếu AI làm nhanh hơn và rẻ hơn, làm liên tục không nghỉ phép, không ốm đau, không chửa đẻ, không phải đóng bảo hiểm xã hội, không cần lo các chính sách khác cho lao động, và đặc biệt là không cần phải tăng lương hay thưởng tết ?

Làm trí óc nó khác làm chân tay. AI nó thay công việc chân tay thôi. :sad:
 
Đang chuẩn bị sang trường này Carnegie Mellon để collab một số task của công ty. Thấy trường này cũng đỉnh ác :D
 
Làm trí óc nó khác làm chân tay. AI nó thay công việc chân tay thôi. :sad:
Tiếc cho anh bạn là AI nó thay được cả nhiều công việc được coi là "trí óc" luôn, ví dụ như thợ code, kế toán, bác sĩ đọc kết quả hình ảnh/xét nghiệm, thậm chí cả giáo viên một số môn. Chắc có một số nghề mà AI nó không thay được như nghề cầu thủ bóng đá hoặc vận động viên thể thao các môn khác chẳng hạn, mà đương nhiên là các nghề này thì đòi hỏi mức độ cạnh tranh rất cao, phải giỏi lắm mới sống nổi với nghề.
 
Đù, mình cũng đang manh nha lên ý tưởng này khi sáng, định build thử vài con AI Agent làm những việc lặt vặt rồi từ từ nâng cấp. Sáng giờ đang tìm hiểu thêm về cách làm và triển khai cho phù hợp :)))
 
Tại sao phải thuê nhân công nếu AI làm nhanh hơn và rẻ hơn, làm liên tục không nghỉ phép, không ốm đau, không chửa đẻ, không phải đóng bảo hiểm xã hội, không cần lo các chính sách khác cho lao động, và đặc biệt là không cần phải tăng lương hay thưởng tết?
Nhưng có 1 vấn đề: AI có thể ko tạo ra giá trị thặng dư như nhân công.
AI làm liên tục không nghỉ phép, không ốm đau, không chửa đẻ, không phải đóng bảo hiểm xã hội, không cần lo các chính sách khác cho lao động, và đặc biệt là không cần phải tăng lương hay thưởng tết.
Điều đó dẫn đến việc chi phí dành cho AI là cố định, và năng suất của AI cũng cố định luôn. AI làm 24/24 rồi thì ko thể OT.
Nếu AI làm dc tất thì mấy ông sản xuất AI tội gì phải bán rẻ cho người mua? AI làm ra dc 10đ, chi phí chạy 1đ thì có thể ban đầu bán giá 8đ, sau tăng lên 8.5, 8.9, 8.99...
 
Tiếc cho anh bạn là AI nó thay được cả nhiều công việc được coi là "trí óc" luôn, ví dụ như thợ code, kế toán, bác sĩ đọc kết quả hình ảnh/xét nghiệm, thậm chí cả giáo viên một số môn. Chắc có một số nghề mà AI nó không thay được như nghề cầu thủ bóng đá hoặc vận động viên thể thao các môn khác chẳng hạn, mà đương nhiên là các nghề này thì đòi hỏi mức độ cạnh tranh rất cao, phải giỏi lắm mới sống nổi với nghề.
Thật ra ngoại trừ thợ code low level hoặc đọc kết quả hình ảnh y tế thì các ví dụ của fen nó lại có yếu tố khó thay thế.
  • Kế toán: Liên quan đến trách nhiệm, sai thì đi tù.
  • Bác sĩ: Có những bệnh hiếm gặp, kiểu 1 2 chỉ số đặc biệt mà training data không có thì AI vẫn sẽ sai. Mà bệnh viện để sót bệnh của bệnh nhân thì ăn kiện.
  • Giáo viên: Để AI tạo ra được phương pháp giảng dạy thì cần phải thực hiện test thực nghiệm. Không bố mẹ nào lại muốn đem giáo dục của con ra làm vật thí nghiệm và trường nào dám thử thì cũng liều. À có bộ GD đi thí nghiệm với cả triệu học sinh là trường hợp đặc biệt.

Bản chất là AI sẽ thay được các task tỉ mỉ, chi tiết, nhưng được phép sai và đi kèm với input của con người.
 
Thật ra ngoại trừ thợ code low level hoặc đọc kết quả hình ảnh y tế thì các ví dụ của fen nó lại có yếu tố khó thay thế.
  • Kế toán: Liên quan đến trách nhiệm, sai thì đi tù.
  • Bác sĩ: Có những bệnh hiếm gặp, kiểu 1 2 chỉ số đặc biệt mà training data không có thì AI vẫn sẽ sai. Mà bệnh viện để sót bệnh của bệnh nhân thì ăn kiện.
  • Giáo viên: Để AI tạo ra được phương pháp giảng dạy thì cần phải thực hiện test thực nghiệm. Không bố mẹ nào lại muốn đem giáo dục của con ra làm vật thí nghiệm và trường nào dám thử thì cũng liều. À có bộ GD đi thí nghiệm với cả triệu học sinh là trường hợp đặc biệt.

Bản chất là AI sẽ thay được các task tỉ mỉ, chi tiết, nhưng được phép sai và đi kèm với input của con người.
Nó không thay thế 100% nhưng nó sẽ làm giảm nhân lực khá nhiều. Kế toán thì thay vì cần cả phòng bao nhiêu người thì nó rút bớt lại chỉ để 1-2 người là quá đủ. Thực tế thì nếu có sai phạm thì kế toán trưởng mới là người đi tù.
Bác sĩ cũng vậy, như tôi đã phân tích, thay vì cần vài ông bác sĩ cùng cả tá người chỉ để khám chữa bệnh cho 1 người thì nó sẽ sút bớt cái đám kia đi, giữ lại ông bác sĩ chính thôi, vậy là quá đủ.
Giáo viên cũng vậy, thay vì cần từng giáo viên cho mỗi môn học thì nó sẽ giảm bớt số giáo viên lại, và tăng hỗ trợ bằng AI lên. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học. Tất nhiên để làm được điều đó thì giáo viên chủ nhiệm sẽ phải có năng lực giỏi hơn nhiều lần so với hiện tại, và có kiến thức hiểu biết rộng chứ không phải chỉ biết mỗi cái môn mình dạy. Tôi tin rằng sẽ đến lúc xã hội thay đổi như vậy. Nhiều người mất việc, nhưng những người còn lại sẽ giỏi hơn và thu nhập cao hơn.
 
Nhưng có 1 vấn đề: AI có thể ko tạo ra giá trị thặng dư như nhân công.
AI làm liên tục không nghỉ phép, không ốm đau, không chửa đẻ, không phải đóng bảo hiểm xã hội, không cần lo các chính sách khác cho lao động, và đặc biệt là không cần phải tăng lương hay thưởng tết.
Điều đó dẫn đến việc chi phí dành cho AI là cố định, và năng suất của AI cũng cố định luôn. AI làm 24/24 rồi thì ko thể OT.
Nếu AI làm dc tất thì mấy ông sản xuất AI tội gì phải bán rẻ cho người mua? AI làm ra dc 10đ, chi phí chạy 1đ thì có thể ban đầu bán giá 8đ, sau tăng lên 8.5, 8.9, 8.99...
Anh lại coi thường sự phát triển của công nghệ quá. Công nghệ luôn thay đổi theo hướng tăng chất lượng và giảm giá thành. Không có ai muốn tạo ra sản phẩm chất lượng kém mà giá cao đến nỗi chả ai muốn mua cả. Nên nhớ AI nó mạnh lên từng ngày từng giờ. Có nhiều lý do để trì hoãn sự can thiệp của AI như chính phủ đủ giàu để bao cấp phần hiệu năng bị tụt hậu khi dùng nhân lực chẳng hạn, nhưng chắc chắn điều mà anh bạn nói không phải là lý do.
 
Thực tế là rất nhiều người sẽ mất vc.Cái này chắc chắn r nên cãi nhau làm gì
Ở vn cần gì AI mà trình tự động hóa càng cao đang làm bao công nhân mất vc r,có là mình đg nhiều Fdi nên bù đc vào thôi
Nhưng 3 thg nữa thì chưa bt ntn :beated:
 
AI bị tây lông thổi phồng để thổi giá cổ phiếu, AI cũng tốt nhưng éo đến mức nổ như đám altman hay huang
 
Anh lại coi thường sự phát triển của công nghệ quá. Công nghệ luôn thay đổi theo hướng tăng chất lượng và giảm giá thành. Không có ai muốn tạo ra sản phẩm chất lượng kém mà giá cao đến nỗi chả ai muốn mua cả. Nên nhớ AI nó mạnh lên từng ngày từng giờ. Có nhiều lý do để trì hoãn sự can thiệp của AI như chính phủ đủ giàu để bao cấp phần hiệu năng bị tụt hậu khi dùng nhân lực chẳng hạn, nhưng chắc chắn điều mà anh bạn nói không phải là lý do.
Anh đang hơi nhầm thì phải. Công nghệ luôn thay đổi theo hướng giảm giá thành chứ ko phải giảm giá bán nhé.
Ngược lại, chất lượng cao sẽ đi kèm giá bán cao.

Giả sử thằng A làm ra dc con AI chi phí 2đ sản xuất dc 10đ, nó bán với giá 8đ nhưng mọi người phải mua vì ko có lựa chọn khác.
Đột nhiên thằng B làm ra dc con AI chi phí 1đ sản xuất dc 10đ. Đợt đầu nó có thể bán giá 8đ để tranh thị phần. Thằng A ko cạnh tranh lại nên ngừng đổ tiền phát triển AI.
Vậy thằng B sau khi chiếm lĩnh thị trường rồi có giữ nguyên giá 8đ ko? Có cái nịt, tư bản là phải tối đa hóa lợi nhuận. Chắc chắn nó sẽ tăng giá lên 9đ.
 
Anh đang hơi nhầm thì phải. Công nghệ luôn thay đổi theo hướng giảm giá thành chứ ko phải giảm giá bán nhé.
Ngược lại, chất lượng cao sẽ đi kèm giá bán cao.

Giả sử thằng A làm ra dc con AI chi phí 2đ sản xuất dc 10đ, nó bán với giá 8đ nhưng mọi người phải mua vì ko có lựa chọn khác.
Đột nhiên thằng B làm ra dc con AI chi phí 1đ sản xuất dc 10đ. Đợt đầu nó có thể bán giá 8đ để tranh thị phần. Thằng A ko cạnh tranh lại nên ngừng đổ tiền phát triển AI.
Vậy thằng B sau khi chiếm lĩnh thị trường rồi có giữ nguyên giá 8đ ko? Có cái nịt, tư bản là phải tối đa hóa lợi nhuận. Chắc chắn nó sẽ tăng giá lên 9đ.
nó tăng sao không biết, nhưng vẫn phải bán được hàng, chứ chi phí cho AI mà mắc hơn so với thuê nhân công trong khi hiệu năng không tương xứng thì ai thèm xài hàng của nó, chưa kể sẽ có nhiều công ty AI cạnh tranh, cho mức giá dễ chịu hơn. Có cầu thì sẽ có cung.
Đây là xu hướng không thể đảo ngược. Điều duy nhất trì hoãn (chứ không phải ngăn cản) được xu thế này chỉ có sự can thiệp của chính phủ, nhưng điều này chỉ xảy ra đối với chính phủ giàu, có nguồn lực thoải mái để bao cấp. Về lâu dài thì họ cũng phải chấp nhận sự thay đổi của công nghệ.
Nói chung khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng tăng, do địa vị xã hội của một số ít sẽ được đưa lên cao hơn, và đa số sẽ bị đạp xuống thấp hơn.
 
chục năm nữa sẽ là thời đại con người cạnh tranh khủng khiếp với AI và robot :cry:
 
nó tăng sao không biết, nhưng vẫn phải bán được hàng, chứ chi phí cho AI mà mắc hơn so với thuê nhân công trong khi hiệu năng không tương xứng thì ai thèm xài hàng của nó, chưa kể sẽ có nhiều công ty AI cạnh tranh, cho mức giá dễ chịu hơn. Có cầu thì sẽ có cung.
Đây là xu hướng không thể đảo ngược. Điều duy nhất trì hoãn (chứ không phải ngăn cản) được xu thế này chỉ có sự can thiệp của chính phủ, nhưng điều này chỉ xảy ra đối với chính phủ giàu, có nguồn lực thoải mái để bao cấp. Về lâu dài thì họ cũng phải chấp nhận sự thay đổi của công nghệ.
Nói chung khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng tăng, do địa vị xã hội của một số ít sẽ được đưa lên cao hơn, và đa số sẽ bị đạp xuống thấp hơn.
Đúng, điều kiện là "mắc hơn so với thuê nhân công".
Nhưng thử hỏi trong tương lai nếu AI thay thế hoàn toàn con người, thì lấy đâu ra nhân công mà thuê?
Chẳng hạn như AI thay thế hết hội thợ code, ko sinh viên nào đi học 300 bài code, vậy đến lúc thằng tạo AI code bán giá cao, các công ty phần mềm đào đâu ra thợ code?

Thế nên anh bảo "sao có AI rồi vẫn phải thuê nhân công" thì đây chính là lý do: tạo ra AI vẫn là con người, đã là người thì sẽ có lòng tham.

Cái đáng sợ nhất của AI ko phải vấn đề "khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng tăng, do địa vị xã hội của một số ít sẽ được đưa lên cao hơn, và đa số sẽ bị đạp xuống thấp hơn".
Cái đáng sợ nhất là nhu cầu lao động giảm đi 1 cách đột ngột, dẫn đến 1 lượng lớn người trong xã hội trở thành người thừa.
Khi đó có thể dẫn đến 2 kịch bản Eat The Rich và Kill The Poor, cả 2 đều ko tốt đẹp gì.
 
Cái đáng sợ nhất của AI ko phải vấn đề "khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng tăng, do địa vị xã hội của một số ít sẽ được đưa lên cao hơn, và đa số sẽ bị đạp xuống thấp hơn".
Cái đáng sợ nhất là nhu cầu lao động giảm đi 1 cách đột ngột, dẫn đến 1 lượng lớn người trong xã hội trở thành người thừa.
Khi đó có thể dẫn đến 2 kịch bản Eat The Rich và Kill The Poor, cả 2 đều ko tốt đẹp gì.
Đương nhiên chính phủ sẽ tạo ra giải pháp cho những người bị đào thải, bằng cách tạo ra những công việc nào đó dùng sức ít dùng não, hoặc bao cấp ở mức tối thiểu, nhưng cơ hội để họ leo lên tầng lớp elite sẽ giảm nhiều so với trước. Kiểu như không chết đói được, nhưng cũng không thoát nghèo được.
Cách duy nhất đối phó với tình trạng đó là học thật nhiều, để nâng trình độ lên elite, trước khi thế giới bị xâm lấn bởi công nghệ AI. Còn cứ nằm đó đợi công việc nhàn hạ lương cao học ít thì sớm muộn cũng cook. Như quy luật tiến hoá thôi, thay đổi đủ nhiều mới thích nghi được, còn không thì sẽ bị tuyệt chủng.
 
AI này nó ko sáng đi pha nước trà mang đến từng bàn cho các cán bụ COCC đc nhỉ ..trưa mua nước cho sếp..chiều đón con cho sếp ..dễ bọn AI này nó bật lại lắm
 
Có thể là Musk chém gió một chút, nhưng tương lai gần thì ngành y sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều đó. Tất nhiên là bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất không bị sa thải vì vẫn cần người chịu trách nhiệm, nhưng ê kíp hỗ trợ cho bác sĩ đó có lẽ khó giữ được việc làm. Lương nhân viên y tế ngày càng tăng, trong khi chi phí sử dụng robot và AI ngày càng rẻ và hiệu năng ngày càng được cải thiện, sẽ đến lúc nó vượt qua con người.
 
Đương nhiên chính phủ sẽ tạo ra giải pháp cho những người bị đào thải, bằng cách tạo ra những công việc nào đó dùng sức ít dùng não, hoặc bao cấp ở mức tối thiểu, nhưng cơ hội để họ leo lên tầng lớp elite sẽ giảm nhiều so với trước. Kiểu như không chết đói được, nhưng cũng không thoát nghèo được.
Cách duy nhất đối phó với tình trạng đó là học thật nhiều, để nâng trình độ lên elite, trước khi thế giới bị xâm lấn bởi công nghệ AI. Còn cứ nằm đó đợi công việc nhàn hạ lương cao học ít thì sớm muộn cũng cook. Như quy luật tiến hoá thôi, thay đổi đủ nhiều mới thích nghi được, còn không thì sẽ bị tuyệt chủng.
Kịch bản này đẹp, nhưng đẹp nhiều khi lại ko có thật.
Cách mạng công nghiệp trc đây đã từng dẫn đến chiến tranh thế giới. Ko phải hồi đó người ta ko biết chiến tranh có hại, mà là dưới tình huống cần thêm tài nguyên + thừa nhân lực thì chiến tranh là giải pháp nhanh gọn nhất.

"Như quy luật tiến hoá thôi, thay đổi đủ nhiều mới thích nghi được, còn không thì sẽ bị tuyệt chủng", câu này quá đúng.
Tuyệt chủng phần lớn là diễn ra đột ngột chứ ko từ từ đâu.
 

Thread statistics

Created
Phanh Blank 2,
Last reply from
dangkhoa27187,
Replies
86
Views
9,450
Back
Top