Cư dân gốc của đồng bằng sông Hồng có phải dân Khmer ?

Em mới đọc được bài thuyết trình khiến em suy ngẫm
Năm 1988, Giáo sư Trần Quốc Vượng qua bài viết “Triết lý bánh chưng, bánh giầy”(1) đã đưa ra quan điểm như sau:

  1. Bánh chưng – bánh giầy là sản phẩm độc đáo của nền văn minh lúa gạo rộng lớn ở Đông Á và Đông Nam Á, không riêng của văn minh Việt Nam.
  2. Bánh chưng vuông tượng đất, bánh giầy tròn tượng trời là triết lý Trung Hoa hội nhập muộn màng vào triết lý Việt Nam. Đó không phải “folklore” mà là “fakelore” (trí tuệ giả dân gian).
  3. Bánh chưng (ở dạng tròn dài nguyên thủy như bánh tét) và bánh giầy, tức dương vật và âm vật, biểu trưng cho tín ngưỡng phồn thực.
  4. Cụ Vượng hoàn toàn chính xác, đặc biệt khi cho rằng quan niệm đất vuông, trời tròn là triết lý Trung Hoa thâm nhập muộn màng. Ta dễ dàng kiểm chứng điều đó khi theo dõi những đợt di cư quy mô với hỗ trợ từ triều đình dưới các đời Hồ, Lê và gần nhất, trong thời tiền hiện đại, là đợt của đại gia tộc Nguyễn Hoàng. Dù điều kiện thuận lợi, nhiều lớp người ra đi vẫn không mang theo truyền thống nấu bánh chưng vuông. Trên vùng đất mới, họ chỉ làm bánh tét hình trụ dài.

    Tại sao bánh chưng vuông, lễ vật quan trọng của lễ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh người Đại Việt, lại không được tiếp tục trân trọng? Có phải hình thức bánh vuông bị biến đổi dưới ảnh hưởng bánh tét Chiêm Thành?Lý do cọ xát văn hóa thực ra rất thiếu thuyết phục vì người Tày, Thái, hay nhiều nhóm cư dân ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đông Anh… không tiếp xúc với Chăm nhưng vẫn gói bánh trụ tròn.(2) Rất thiếu thuyết phục vì hiện nay con cháu lưu dân thời trung-cận đại dù có thể mua bánh chưng vuông để ăn, để làm quà, thậm chí bày biện trên bàn thờ nhưng vẫn tự nấu bánh dạng đòn để dâng cúng tổ tiên và vẫn gọi đó là bánh tét. Cách giải thích hợp lý duy nhất là vào năm 1558, bánh chưng vuông chưa ra đời, hoặc đã ra đời ở châu thổ sông Hồng nhưng chưa lan tỏa đến Thanh Hóa.(3)
  5. Chúng ta khó thể dò tìm tên gốc của bánh tét qua danh xưng “chưng” vì tên đó hẳn có liên hệ với “quả chưng” của Triệu Khánh, Quảng Đông. Theo cụ Vượng, còn có một dạng bánh chưng ở Tứ Xuyên mang tên “tông bính”.(4) Định nghĩa “tông bính” hay “quả chưng” chắc chắn rất mới, chỉ xuất hiện sau khi Tần Thủy Hoàng lấn chiếm đất đai rồi thống trị các bộ tộc ăn cơm mà thiên triều gọi là Nam Man hay Bách Việt (khoảng năm 218 TCN). Những loại bánh nếp Lĩnh Nam một thời là món ăn quý lạ đối với dân Hoa Bắc, kể cả nhà vua, nhưng dường như người thụ hưởng không cảm nhận được tính thiêng mà các sắc tộc phi Hoa thường gắn kết với chúng. Các nhà chinh phục chỉ thưởng thức được xác bánh mà không rung động trước hồn bánh, vì thế, danh xưng mới mẻ chẳng khác chi lớp bột mì bọc quanh cái bánh gạo.
    Người Tần-Hán xuống phương Nam đã thấy dân bản địa sinh sống bằng nghề trồng lúa. Điều không thể phủ nhận là các nhà nông này phải có sẵn tên gọi cho những sản phẩm làm ra từ hạt lúa, nguồn sinh tồn chính yếu của họ.

    Thời hiện đại, giới bình dân vẫn quen đặt tên món ăn theo nguyên liệu chủ đạo tạo nên đặc trưng sản phẩm, như: cháo lòng, gỏi vịt, phở bò, rượu nếp than… Đồ vật có thể gọi là: giỏ tre, túi vải, thảm len, ghế gỗ…Thuở sơ khai, khi đầu óc cổ đại còn thuần phác, việc đặt tên sản phẩm theo chất liệu hẳn là thông dụng nhất. Vì thế, chúng tôi cho rằng loại bánh làm bằng gạo dẻo có tên nguyên thủy rất dung dị là “bánh nếp”.
1-5.jpg

Do vậy, em mới có suy nghĩ. Cư dân gốc tại đồng bằng sông Hồng vốn là sắc dân gần về di truyền với dân Khmer, nhưng trải qua ngàn năm Bắc thuộc nên khiến tổ tiên người Việt theo 1 số lễ hội của TQ như tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, sử dụng âm lịch,.... Nhưng bánh chưng dạng tròn vẫn không thay đổi và tiếng Việt hiện nay vẫn thuộc ngữ hệ Mon-Khmer.
 
Last edited:
Đúng đấy bác, không hẳn là người ĐB sông Hồng gốc gác từ người Khmer mà nói đúng hơn là họ cùng 1 gốc. Đó là những người nam Á cổ đại sống ở vùng trung lưu Mekong. Sau đó di cư theo 2 đường riêng biệt. Người Kinh thì vượt Trường Sơn, sang vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh, sau đó lên Thanh Hóa , Hòa Bình rồi xuống ĐB. Sông Hồng. Hiện nay có người Chứt ở Quảng Bình và Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình rất giống người Kinh. Còn nhánh kia lại xuôi dòng Mekong xuống Campuchia trở thành người Khmer
 
Em mới đọc được bài thuyết trình khiến em suy ngẫm

1-5.jpg

Do vậy, em mới có suy nghĩ. Cư dân gốc tại đồng bằng sông Hồng vốn là sắc dân gần về di truyền với dân Khmer, nhưng trải qua ngàn năm Bắc thuộc nên khiến tổ tiên người Việt theo 1 số lễ hội của TQ như tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, sử dụng âm lịch,.... Nhưng bánh chưng dạng tròn vẫn không thay đổi và tiếng Việt hiện nay vẫn thuộc ngữ hệ Mon-Khmer.

Tết thì cả vùng đông nam á này có chứ o phải riêng đồng bào bắc bộ.

Thử google xem các nước họ gọi tết là gì.
 
Trước có cái thuyết là dân da vàng có 2 gốc chính.
Một là đi qua nam á đi lên, nhánh này khá giống da đen hơn, mắt 2 mí to tròn
Nhánh thứ 2 đi qua hoang mạc, núi cao tây tạng, lên siberi. Nhánh này do khí hậu, môi trường vô cùng khắc nghiệt nên mặt 1 mí, da trắng hơn.
Ở việt nam thì chính là giao của 2 nhánh. Nhánh gốc ở nam á. Lai với tàu xuống. Đấy là phía bắc việt
Trong trung, nam thì do giống người lai trên lại lai với champa, khơ me.
Mà champa ban đầu thì bà la môn ấn độ, sau lại đổi sang hồi, chắc có tiếp xúc với cả bên hồi ở ấn độ, vốn đều từ arab đi truyền giáo
Sau thì phía nam lại còn người hoa chạy loạn tới ở. Cả phía bắc cũng có hoa
Thời hiện đại thì lại đến dân da trắng tới, hình như trong nam lấy tây khá nhiều. Miền bắc thì cũng có lấy tây thì phải. Còn cả hàn nhật, da đen giàu các kiểu nữa
 
Hình vuông tròn bánh chưng bánh dày nó liên quan đến âm dương. Vuông là âm, đại diện cho đât, *** phụ nữ
Hình tròn là dương, đại diện cho dương, là trời, giống cái **** đó.
Bên ấn độ hay các dân nam á cũng có vụ thờ bộ phận sinh dục kiểu này
Nhưng mà nói là âm dương của dân bách việt, hay trung quốc thì cũng đúng
Vấn đề là chính ấn độ và trung quốc cũng có tiếp xúc với nhau. Mà tây tạng chính là vùng giao
 
Không phải dân khơ me, mà là người champa.
Có 2 đợt di dân lớn, 1 là thời Lê Thánh Tông đánh champa xong bắt rất nhiều người champa, chủ yếu là thợ thủ công, phụ nữ về bắt sống quanh Thăng Long (họ Cấn ở khu Thạch Thất chẳng hạn, hoặc khu Bắc Ninh, cũng là 1 giải thích cho việc những khu đó có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, gỗ,...).
Lần tiếp theo là thời nhà Nguyễn.
Có nhiều người nói cả quan họ Bắc Ninh, thơ lục bát cũng là văn hóa của người champa,
Chả biết thế nào là đúng, thôi thì cứ cá về ao ta là ta nhận.
 
Back
Top