Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất

Build Back Better

Senior Member
Nhiều năm nay, cụ Trịnh Văn Cường (trú 18 Ngõ Huyện, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn coi Báo Thanh Niên như người bạn tri kỉ. Kể cả đến khi sức yếu, nằm trên giường bệnh, cụ vẫn giục các con đi mua báo.
Những ngày cuối tháng chạp, không khí tết đã rộn ràng khắp mọi con đường, ngõ phố. Nhà nhà, người người đi sắm sửa, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa…đón tết. Thế nhưng, trong căn nhà nhỏ số 18 Ngõ Huyện (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khí ảm đạm, lạnh lẽo lại bao trùm.
Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất - ảnh 1
Dẫu biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là thứ con người ai cũng phải trải qua, thế nhưng, sự ra đi của cụ Trịnh Văn Cường (100 tuổi) ngay trước dịp tết cổ truyền của dân tộc để lại tiếc nuối khôn nguôi cho con cháu. Báo Thanh Niên cũng mất đi một bạn đọc trung thành suốt nhiều thập kỷ.

Chọn Báo Thanh Niên làm người bạn tri kỉ​

Đang xếp những tờ báo cuối cùng mà cụ để lại, bà Trịnh Kim Anh (72 tuổi, con gái cụ Cường) không kìm được xúc động. Bà cho biết, cụ Cường sinh ra tại làng Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội). Cuộc đời của cụ gắn liền với thời điểm Việt Nam đang kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sống trong thời chiến, cụ Cường đều có những đóng góp trong sản xuất, góp công vào chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Là nhân viên ngành đường sắt, cụ luôn có mặt ở những nơi ác liệt để góp phần bảo đảm vật tư thiết bị cho tàu chạy phục vụ chiến đấu.
Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất - ảnh 2
Cụ Cường thường xuyên đọc Báo Thanh Niên khi về già
NVCC
Sau khi về hưu, cụ Cường vẫn giữ thói quen làm việc như xưa. Đặc biệt, cụ có đam mê đọc báo. "Cách đây vài chục năm, sáng nào bố tôi cũng dậy lúc 3 giờ sáng để tập thể dục. Trên đường đi tập về, bố đến sạp báo trước cửa Báo Nhân Dân đọc nhờ và mua về 2 tờ báo làThanh Niên và Tuổi Trẻ",bà Kim Anh nhớ lại.
Thói quen này được cụ Cường giữ trong thời gian dài. Cách đây khoảng 3 năm, khi sức khỏe yếu, chân không đi được, cụ Cường chọn duy nhất tờ Báo Thanh Niên làm người bạn tri kỉ.
Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất - ảnh 3
Cụ Cường luôn gối Báo Thanh Niên hàng ngày bên đầu giường để tiện cho việc đọc
NVCC
"Bố tôi biết mọi điều, nắm thông tin từ thế giới, trong nước, tình hình dịch bệnh, tham nhũng... đều qua Báo Thanh Niên. Có thể trong quá trình đọc báo nhiều năm, tờ báo này đã để lại nhiều ấn tượng cho bố. Vậy nên, cả đến khi nằm trên giường bệnh, bố vẫn đeo kính lúp, giữ nhiều số báo, cứ ngủ dậy là bật đèn đọc báo", bà Kim Anh kể.

Cắt báo hoặc viết lại để lưu trữ​

Không chỉ đọc báo, cụ Cường còn trao đổi với con, cháu về những câu chuyện, thông tin thời sự trên báo. Đặc biệt, những thông tin mà cụ thích, cần lưu ý, cụ sẽ cắt hoặc viết lại ra một tờ giấy khác để lưu trữ.
Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất - ảnh 4
Một phần nội dung mà cụ Cường ghi lại khi theo dõi Báo Thanh Niên
NVCC
"Tôi vẫn nhớ mỗi khi có sự việc nóng, liên quan đến chính trị, bố hay hỏi: "Các con biết chuyện ấy chưa"? Chúng tôi cũng mải làm việc, chưa kịp cập nhật nên chỉ trả lời "để con đọc", thì bố đưa ngay cho tờ Báo Thanh Niên và nói "con đọc đi"", bà Kim Anh nói.
Mặc dù đã đặt Báo Thanh Niên cả năm nhưng sáng nào cụ Cường cũng nhắc các con đi lấy báo. Sau khi cầm tờ báo, cụ sẽ dùng bút, ghi ngày lên măng-sét tờ báo để đánh dấu. Nếu phát hiện tờ báo cũ, cụ lập tức phản hồi và gọi con, cháu đi tìm tờ báo mới nhất.
Cụ ông 100 tuổi, mê đọc Báo Thanh Niên đến khi mất - ảnh 5
Những số báo phải ghi ngày lên măng-sét để cụ Cường nhận ra
ĐÌNH HUY
"Cuối tháng 12.2022, bố tôi ốm nặng, mắt kém. Như thường lệ, người phát hành vẫn mang báo đến nhà nhưng bố tôi không thể đọc được nữa. Cụ vẫn hỏi: "Lấy báo cho bố chưa?" Chúng tôi vẫn phải viết ngày của số báo mới bằng chữ rất to để bố yên tâm", bà Kim Anh nói tiếp.
Khi kể về những kỷ niệm lúc cụ Cường còn sống, bà Kim Anh nghẹn lại, bà vẫn nhớ như in hình bóng của người bố già được các con đẩy xe lăn ra hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) đọc báo. Khoảnh khắc này được một nhiếp ảnh gia chụp và đăng lên Facebook, sau đó gia đình mất nhiều thời gian để xin lại.

Hay có lần cụ Cường đọc được thông tin trên báo sai về con cóc đá ở Cự Đà, sau đó cụ đã gửi ý kiến góp ý sang Báo Hà Nội Mới và được nhuận bút, từ đấy cụ cứ khoe mãi với con cháu.

https://thanhnien.vn/cu-ong-100-tuoi-me-doc-bao-thanh-nien-den-khi-mat-post1541612.html
 
Last edited:
lẽ ra cụ sống lâu hơn, Nhưng đọc báo thanh niên thấy "bất bình" quá nên máu lên não chết.
Hết cái để nói rồi à mike fen? người già họ có thú vui riêng, đọc và tìm tòi mọi thứ chia sẻ cho con cháu là tốt; chứ như mấy anh khọm suốt ngày rửa đít cho hoạ mi hay mớm chuối cho vẹt thì còn sida nữa.
 
lẽ ra cụ sống lâu hơn, Nhưng đọc báo thanh niên thấy "bất bình" quá nên máu lên não chết.
Có khi nhờ đọc báo thanh niên tức khí đập bàn đập ghế nhiều nên mới giữ sức được đến 100 tuổi. Cụ thể như vozer có khi lại sống lâu.
 
Tại sao trong 1 thread khá đẹp về văn hoá đọc, về tình cảm gia đình mà mày vẫn cố lái sang được chuyện này nhỉ?
thực tế nó vậy chứ lái gì ? tao cũng đọc báo giấy thanh niên xong vứt dẹp đc 5 6 năm nay ko đọc nữa rồi
 
Mấy người về già thế này mà còn thích đọc sách báo thì đầu óc họ vẫn minh mẫn
 
đáng lẽ cụ nên đọc nhân dân, lúc đó cụ càng có niềm tin vào Đảng thì cụ chắc sống được 150 tuổi
 
thực tế nó vậy chứ lái gì ? tao cũng đọc báo giấy thanh niên xong vứt dẹp đc 5 6 năm nay ko đọc nữa rồi
Đó là do tư tưởng hằn học trong đầu mày. Mày chỉ chọn lọc muốn đọc những bất cập, bất công trong cuộc sống, mày cho những việc như vậy mới là thực tế nên tất cả các nguồn không theo ý mày thì đều đáng vứt xó cả. Sống vậy mệt bm ra chứ vui vẻ gì đâu.
 
Mình có ông bác trước sống ngoài HN, sau chuyển vô Sài Gòn sống mà vẫn đặt báo đọc hàng ngày, từ tuổi trẻ, thanh niên với báo gì mà nó bằng tờ A4, hình như là an ninh thế giới thì phải. Riết rồi cũng lây tật đọc báo giấy, đọc thấy nó legit hơn báo mạng nhiều phần. Mà ông bác mình trước làm bên xuất bản của tuyên giáo tw luôn nhưng đọc báo chửi vẫn khét lắm, nghe buồn cười :D
 
thực tế nó vậy chứ lái gì ? tao cũng đọc báo giấy thanh niên xong vứt dẹp đc 5 6 năm nay ko đọc nữa rồi
anh đừng đem cái cá nhân anh áp dụng cho tất cả các hạng người trong cuộc sống này; đơn giản nhất là cụ già rồi, k thể internet như anh nên cụ coi báo giấy là bạn. Khi ông tôi còn sống ngày nào tôi cũng mua báo sớm cho ông tôi đọc, và tôi cảm thấy thế là hạnh phúc; nhất là khi nghe ông tôi trích dẫn báo. Còn anh cảm thấy hằn học về cuộc đời thì tự mình thay đổi dù là cái nhỏ nhất đi tôi xem.
 
Cụ không đọc báo một mặt ah?
đáng lẽ cụ nên đọc nhân dân, lúc đó cụ càng có niềm tin vào Đảng thì cụ chắc sống được 150 tuổi
Cụ biết thừa báo đấy có cái gì nên cụ đết mua
Trên đường đi tập về, bố đến sạp báo trước cửa Báo Nhân Dân đọc nhờ và mua về 2 tờ báo làThanh Niên và Tuổi Trẻ
 
Giờ chúng nó còn lôi người chết ra để pr nữa à, không biết cụ nghĩ gì về vụ đánh nước mắm truyền thống của báo thanh niên vài năm trước nhỉ?
 
Ô ngoại t cũng gần 8x rồi. Mấy năm trước tôi tặng cho cái máy đọc sách kindle, thỉnh thoảng copy truyện phong kiến Tàu, hoặc các tác phẩm viết về chiến tranh VN cho ô cày, ôn lại 1 thời máu lửa năm xưa (đại tá về hưu). Nhưng 2 năm trở lại thì mắt kém nên ko đọc được nữa, chuyển sang nghe audio :smile:
 
anh đừng đem cái cá nhân anh áp dụng cho tất cả các hạng người trong cuộc sống này; đơn giản nhất là cụ già rồi, k thể internet như anh nên cụ coi báo giấy là bạn. Khi ông tôi còn sống ngày nào tôi cũng mua báo sớm cho ông tôi đọc, và tôi cảm thấy thế là hạnh phúc; nhất là khi nghe ông tôi trích dẫn báo. Còn anh cảm thấy hằn học về cuộc đời thì tự mình thay đổi dù là cái nhỏ nhất đi tôi xem.
Nhà anh có người già , thì nhà tôi cũng có vậy.
Quan trọng tivi báo đài thời bây giờ so với thời các cụ nó đã khác lắm rồi.
Nhà tôi cũng xe đài radio xong là phản ứng , rồi chế độ .... có hôm đang giỗ nghe đài còn ném con cháu phải đi mua cái mới về.
Anh cứ làm như báo giấy , radio cho các cụ là chuẩn mực và nâng tầm quan điểm vậy ....
 
Hồi xưa thích nhất là báo hoa học trò, sau mới đến mực tím. Bọn thiếu niên hay dân tộc gì đó thì đọc mỗi mục truyện cười xong bỏ.
 
Back
Top