Cùng con chọn ngành vào đại học: Làm gì để tránh xung đột?

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/cung-con-chon-nganh-vao-dai-hoc-lam-gi-de-tranh-xung-dot-20230127082509573.htm

Trước mỗi mùa tuyển sinh, có nhiều trường hợp tranh cãi giữa con cái và cha mẹ trong việc chọn ngành nghề kéo dài suốt nhiều tháng, thậm chí dẫn đến xung đột.

Cùng con chọn ngành vào đại học: Làm gì để tránh xung đột? - Ảnh 1.

Phụ huynh nghe chuyên gia tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề cùng con trong Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học - cao đẳng 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Cha mẹ muốn chọn ngành nghề thay con​

Khi con cái đứng trước ngưỡng cửa vào đời, phụ huynh cũng có lắm nỗi băn khoăn, lo lắng cho tương lai của con mình. Thực tế không ít trường hợp học sinh chọn ngành theo sở thích, nhưng cha mẹ muốn con chọn nghề… theo ý mình.

Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề, chọn ngành, chọn trường nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định và cảm thấy khó xử khi phải lựa chọn giữa ngành học theo sở thích bản thân hoặc theo ý muốn của gia đình.

H.T.U. (học sinh ở quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết bạn học khối A, học giỏi tiếng Anh, cùng thành tích 10 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong khi bạn cùng lớp dự định chọn các ngành "hot" như ngoại thương, công nghệ thông tin… U. lại đam mê với nghề bếp và có một ít năng khiếu nấu nướng, muốn trở thành đầu bếp.

"Hiện tại em chỉ có ước muốn làm nghề bếp, không thích những công việc văn phòng nhưng ba mẹ không hiểu cho em...", U. rưng rưng.

Bạn T.C. (ở TP.HCM) có bố mẹ đều làm ngân hàng nên muốn con theo nghề "truyền thống" của gia đình. Trong khi C. lại thích công việc của một hướng dẫn viên du lịch nên muốn chọn ngành du lịch.

Ban đầu bố mẹ cấm cản, dọa dẫm đủ điều nhưng thấy không hiệu quả, họ chuyển sang "chiến tranh lạnh", không nói chuyện, chỉ giao tiếp với con bằng vẻ mặt thất vọng. Cuối cùng C. phải theo lời cha mẹ vào học ngành tài chính ngân hàng ở một trường đại học lớn ở TP.HCM. Nhưng sau hai năm học C. đã xin chuyển sang học ngành du lịch cùng trường.

Trăm nỗi băn khoăn khi hướng nghiệp cho con​

Bà Nguyễn Thu Hồng (quận 12, TP.HCM), cho hay con trai bà rất thích vẽ và muốn thi vào ngành mỹ thuật, nhưng bà vẫn băn khoăn không biết có nên cho con thi vào "ngành nghệ thuật" này hay không.

"Thực sự tôi không biết cho con học mỹ thuật ra trường rồi nó có kiếm tiền nuôi thân được không", bà Hồng tâm sự.

Còn bà Trương Thị Hạnh (ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) có con đang học lớp 12, nhưng mấy tháng nay con bà không chịu chia sẻ chuyện chọn ngành, chọn trường, bà "không biết làm sao để nói chuyện với con".

"Sắp tới là phải đăng ký chọn ngành vô đại học rồi nhưng hỏi kiểu gì con tui cũng không chịu nói. Nó bảo con đã chọn được ngành rồi, ba má đừng lo. Hôm trước tui hỏi đứa bạn cùng lớp của con thì biết con bé muốn chọn ngành kỹ thuật ô tô. Con gái học ngành đó có phù hợp không, ra trường nó làm việc chi?", bà Hạnh lo lắng.

Ai làm cha mẹ cũng mong muốn con mình thành đạt, nhưng nhiều người đã mắc sai lầm khi thay con định đoạt mọi chuyện. Cha mẹ thường nghĩ mình là người đi trước, từng trải nên sẽ hiểu điều nào tốt hơn và quên một việc quan trọng rằng con mình có thật sự yêu thích điều đó hay không?

Thuyết phục cha mẹ thế nào?​

Theo các chuyên gia, những học sinh giỏi vẫn còn định vị mình theo ngành tốp, ngành có vị thế, có đẳng cấp mà chưa thật sự lắng nghe mình.

Để thuyết phục được bố mẹ, ngoài việc tham khảo thêm ý kiến nhiều người xung quanh (thầy cô, bạn bè), học sinh cũng cần thử khảo sát xem mình hợp ngành nghề nào.

Sau đó mới có đủ thông tin để trình bày lý do chính đáng vì sao mình chọn nghề đó, triển vọng nghề đó như thế nào... để thuyết phục cha mẹ.

Dẫn đường thay vì cầm tay khi cùng con chọn ngành​

GS.TS Huỳnh Văn Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho hay thực tế nhiều học sinh vẫn còn bị sức ép từ gia đình khi chọn ngành nghề.

Theo TS tâm lý Đinh Phương Duy, không phải lúc nào cha mẹ và con cái cũng dễ dàng có tiếng nói chung khi chọn nghề vào đời.

Và giải quyết "xung đột" này giữa cha mẹ và con cái như thế nào cũng là mối bận tâm của nhiều gia đình. Làm sao để giải tỏa mâu thuẫn chọn ngành nghề giữa con cái và cha mẹ?

Ông Duy cho rằng: "Việc chọn lựa ngành nghề là việc của chính các con. Mặc dù cha mẹ lúc nào cũng muốn điều tốt cho con mình, nhưng nếu mong muốn của người thân và ước mơ của mình không trùng khớp nhau thì chính các em phải quyết định.

Phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của các con. Phụ huynh đóng vai trò tư vấn, tạo điều kiện cho các con bộc lộ mong muốn ước mơ của mình".

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng trong quá trình chọn nghề, chọn trường, học sinh bị tác động rất nhiều từ bên ngoài.

"Khi các bạn trẻ chọn ngành nghề, trước hết vì đam mê của bản thân và phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Do đó, phụ huynh cố gắng giúp con em hạn chế việc "nhiễu thông tin" khi chọn ngành. Nên chọn ngành nghề phù hợp sở trường và có khả năng trúng tuyển.

Phụ huynh cần cố gắng gần gũi với con để con bộc lộ mong muốn của mình. Từ đó, phụ huynh qua hiểu biết của mình có thể xem xét ngành nào phù hợp kinh nghiệm sống, điều kiện kinh tế và sức học phù hợp với loại hình công việc nào.

Đôi khi học sinh có tiềm năng nhưng chưa bộc lộ. Do đó có thể tìm hiểu qua các bài kiểm tra trắc nghiệm sở thích. Từ đó phụ huynh có thể định hướng được ngành nghề phù hợp", ông Hạ nói.

...
 
Thì kệ mẹ nó đi , nó ưng ngành gì thì để nó học, sau này có gì thì đừng có trách :go:
 
vì phụ huynh yêu thương con cái nên mới vậy dù đôi khi hành động tiêu cực, chứ bảo đừng có trách thì khác gì người dưng nước lã

Nói vậy thì cũng ko đúng, tùy mỗi nhà thôi. Có tư vấn góp ý xong nó chọn gì thì tùy chứ ép nó nó học thấy ko hợp thì cũng bỏ ngang hoặc làm trái ngành thôi.
 
Định hướng khéo léo từ nhỏ để con nó tự chú ý đến ngành nghề. Như cái cách mà chúng ta bị thuốc quảng cáo trên fb, ytube, gg,... vậy.
Không thì nói thẳng luôn: Mày học ngành này này, ra trg tao chắc suất có việc cho mày làm.
Còn nếu chính ba mẹ cũng không biết ngành nào tốt thì tìm hiểu thông tin báo chí, họ hàng hang hốc rồi phổ biến lại cho con nó hiểu. Xem nó có năng khiếu, hay thích thú cái nào tự nó lựa.
Cuối cùng là: Cho nó 20 củ, vứt ra đời cho tự bươn, 1 năm sau có muốn học thì quay về nói chuyện tiếp.
 
Tui nói thẳng vs thằng e lớp 12 luôn. Giờ m nhắm vào trường top như BK KHTN thì hẳng nghĩ đến việc học đh. Còn ko học trường cđ xong ra đi làm cảm thấy công việc ổn phù hợp muốn thăng tiến thì học liên thông thêm 2 năm chứ giờ đâm thẳng máy cái dh tào lao tốn quá nhìu tiền + thời gian mà ra làm chẳng hơn ai
 
Giúp đỡ ở mức tối thiểu để nó có trách nhiệm cho lựa chọn của chính mình thôi. Chết đói thì giúp đỡ cho nó đủ no, chứ còn muốn đầy đủ hay giàu thì là việc của nó
Vì là con mình nên mới phức tạp, phải cân nhắc. O ép quá thì sợ nó mất tự do, bị ép buộc, mà thả lỏng quá thì sợ nó đi sai đường, khổ về sau. Chứ nếu là người ngoài thì dễ rồi :doubt:
 
Giúp đỡ ở mức tối thiểu để nó có trách nhiệm cho lựa chọn của chính mình thôi. Chết đói thì giúp đỡ cho nó đủ no, chứ còn muốn đầy đủ hay giàu thì là việc của nó
thì chọn ngành là giúp đỡ nó đó
con mình chết đói thì cũng phải nuôi thôi. khó bỏ lắm
 
Định hướng khéo léo từ nhỏ để con nó tự chú ý đến ngành nghề. Như cái cách mà chúng ta bị thuốc quảng cáo trên fb, ytube, gg,... vậy.
Không thì nói thẳng luôn: Mày học ngành này này, ra trg tao chắc suất có việc cho mày làm.
Còn nếu chính ba mẹ cũng không biết ngành nào tốt thì tìm hiểu thông tin báo chí, họ hàng hang hốc rồi phổ biến lại cho con nó hiểu. Xem nó có năng khiếu, hay thích thú cái nào tự nó lựa.
Cuối cùng là: Cho nó 20 củ, vứt ra đời cho tự bươn, 1 năm sau có muốn học thì quay về nói chuyện tiếp.
qZV215Z.png
qZV215Z.png
qZV215Z.png
a đang sống ở thời buổi nào v
 
tôi thì thấy cứ để con chọn lựa, đừng có đùn đẩy phía sau hay thao túng cho nó theo ý mình rồi sau này nó k muốn học nữa thì bảo là lỗi của nó
9NN5SUy.png
mẹ tôi đã làm như vậy với tôi rồi nên cũng chả hay ho gì.
 
Ở đâu không biết chứ ở vùng quê em ở nghe tư vấn nghề nghiệp từ cha mẹ, họ hàng thấy không ổn tí nào cả.
Dường như ở đây chỉ biết đến biên chế, công chức, giáo dục hoặc y tế thôi, nói chung là chỉ muốn con em mình vào biên chế, với ý nghĩ "ổn định là trên hết", nhưng dường như chưa ai trả lời được vế sau là "lương thấp, cơ hội thăng tiến không cao(nếu có quan hệ này nọ thì ngon rồi, đường này lí lịch gia đình em xấu mà vẫn khuyên vào Nhà nước mới kinh :v )". Mỗi khi nói đến vế sau là lại đánh trống lảng đi đâu mất tiêu hết :v
Còn việc chọn nghề thì tất nhiên phải chọn trên khả năng(em cho cái này lên đầu tiên vì sở thích có mà khả năng ko theo nổi thì cũng như ko), sở thích, thị trường nghề nghiệp, cuối cùng là tiền lương và cơ hội thăng tiến thì thường đi chung với nhau.
Còn việc chọn trường thì như bác trên đã nói rồi, em cũng có ý như vậy, là nếu không vào được trường Top thì tốt nhất khỏi học ĐH luôn, thay vào đó đi học CD còn dễ kiếm việc hơn, sau này cần thêm bằng này nọ thì đi liên thông.
 
Back
Top