Cuộc sống shipper Trung Quốc: Giao hàng 38 phút, phóng nhanh, vượt đèn đỏ, tự tử vì bị trừ tiền

CryWoman

Member
Để đuổi kịp chỉ tiêu, các tài xế giao thức ăn nhanh tại Trung Quốc phải trả giá rất lớn, đôi khi bằng cả tính mạng của mình.

B72385EA-95FE-4D85-8EB0-C954B3C9B37D.jpeg


Hồi tháng 1 năm nay, một nhân viên tại thành phố Thái Châu của Ele.me, nền tảng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của Trung Quốc, đã tẩm xăng lên người và tự thiêu nhằm phản đối việc bị khấu trừ thu nhập. Công ty đã từ chối trả lương vào khoảng 700 USD (hơn 16 triệu đồng), sau khi anh ta cố gắng chuyển sang làm việc cho một nền tảng khác. Bao phủ bởi tro bụi và vết bỏng, những đoạn clip ngắn quay lại cảnh người đàn ông này hét lên: "Tôi muốn tiền từ mồ hôi và nước mắt của mình". Kể từ đó, đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối các ứng dụng giao đồ ăn nhanh của Trung Quốc: Tháng trước, hàng chục nhân viên công ty Meituan, đối thủ của Ele.me đã xuống đường tại thành phố Thâm Quyến nhằm phản đối chính sách mới của công ty đe dọa giảm lương của họ.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, câu chuyện về những shipper đã trở thành một vấn đề đáng lưu tâm. Ngành công nghiệp giao đồ ăn bùng nổ trên toàn thế giới, tại Trung Quốc, chỉ riêng Meituan đã tuyển dụng 458.000 tài xế mới từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020. Sự phát triển chưa từng có này mang lại những lợi ích đáng kể cho các công ty nhưng cũng đồng thời khiến cho đời sống của nhân viên càng bấp bênh hơn. Một cuộc điều tra diện rộng được công bố trên tạp chí Renwu vào mùa thu năm ngoái đã tiết lộ những chi tiết gây sốc về sự thật bên trong ngành công nghiệp này: các thuật toán đặt ra những chỉ tiêu không thực tế, nhân viên giao hàng dễ dàng bị sa thải và tần suất xảy ra các chấn thương, thậm chí là chết người tăng lên. Trước sự phẫn nộ của công chúng trên mạng xã hội, Meituan và Ele.me đã phải công bố các chính sách mới, họ sẽ cộng thêm cho các tài xế từ 5 đến 10 phút để vận chuyển hàng. Nhưng hai công ty này vẫn chưa giải quyết được các vấn đề gốc rễ, mang tính cấu trúc của loại hình khai thác này: cụ thể là văn hóa làm việc độc hại, tối đa hóa sự cạnh tranh và việc tận dụng các thuật toán ngày càng phức tạp để theo dõi, giám sát và chi phối đời sống của nhân viên.

Những người lao động cấp thấp trong lĩnh vực này đặc biệt dễ bị tổn thương bởi điều kiện làm việc tàn khốc và các phương thức quản lý bóc lột vì một số lý do. Đầu tiên, toàn bộ ngành công nghiệp trị giá 97 tỷ USD bị xoay vòng trong sự cạnh tranh giữa hai nền tảng: Meituan, được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Tencent, kiểm soát 67% thị phần; Ele.me, thuộc sở hữu của đối thủ Alibaba, nắm giữ 31%. Sau khi nhấn chìm tất cả các đối thủ khác (bao gồm cả dịch vụ giao hàng của Baidu), hai công ty này chèo kéo khách hàng bằng mức chiết khấu sâu và cắt giảm chi phí vận hành đến mức tối thiểu. Điều này đôi khi lại dẫn đến những màn đối kháng công khai khi mà các tài xế của Ele.me được dạy khẩu hiệu "Hãy tiêu diệt Meituan, Ele.me chiến đấu cùng bạn". Trong những năm đầu thành lập, Meituan được biết đến với việc nuôi dưỡng chiến lược "chủ nghĩa kinh doanh đấu sĩ", như là săn trộm nhân viên và phát động các chiến dịch bôi nhọ.

01BC7143-EBC5-4EA3-A697-9180D55E48E4.jpeg


Cạnh tranh gay gắt không chỉ là đặc sản chính được đưa vào nền văn hóa của cả hai công ty mà nó còn được nhúng vào các thuật toán phục vụ cho mỗi nền tảng. Hệ thống "Super Brain" của Meituan và "Ark" của Ele.me hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu khổng lồ được thu thập từ người dùng cá nhân, tài xế và việc giao hàng của họ. Jeffrey Ding, một nhà nghiên cứu AI tại Oxford Future of Humanity Institute, giải thích: "Càng thu thập được nhiều dữ liệu, thì các thuật toán càng hiệu quả và chính xác". Theo thời gian, các hệ thống này trở nên tốt hơn trong việc phân bổ nhiệm vụ, chỉ định tuyến đường và tối ưu hóa giao hàng, kết quả là khách hàng đặt thêm nhiều đồ ăn mang đi, các nhân viên cũng phải di chuyển nhanh hơn một chút. Cứ thế, chu kỳ này liên tục được tăng tốc. Vào năm 2016, thời gian giao hàng tối đa được giới hạn ở mức 1 giờ, đến năm 2018, con số này đã giảm xuống còn 38 phút.

Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phân phối, các nền tảng này đã xây dựng nên hệ thống quy trình đánh giá với điểm thưởng cho những người lao động "hiệu quả" và trừng phạt những ai "kém hiệu quả". Thậm chí, các tài xế của Meituan còn được xếp hạng từ cấp độ "bình thường" đến "vua". Những tài xế không đạt chỉ tiêu, giao hàng không đúng giờ hoặc nhận được đánh giá không tốt sẽ bị phạt, trừ điểm và đôi khi buộc phải bồi hoàn cho công ty. Để theo kịp thời lượng giao hàng bị thu hẹp khủng khiếp đó, các tài xế thường phải phóng nhanh, vượt đèn đỏ và thậm chí đi ngược chiều. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đã phải trả giá bằng tính mạng. Trong nửa đầu năm 2017, cứ hai ngày rưỡi lại có một tài xế giao hàng chết ở Thượng Hải; vào năm 2018, trung bình mỗi ngày có một nhân viên giao hàng bị thương hoặc thiệt mạng ở Thành Đô.

Trái ngược với Hoa Kỳ, nơi những tài xế thành công trong việc dành được lời hứa về "sự tự do" và "linh hoạt", các nhân viên tại Trung Quốc bị ràng buộc bởi "sự cạnh tranh" và "phải tiến lên". Tại Trung Quốc, công việc giao hàng không được xem là một nghề phụ chỉ trong vài tiếng đồng hồ, thay vào đó nó là một cách để kiếm thật nhiều tiền và nhanh chóng", Ding giải thích. Nói cách khác, nếu cạnh tranh đủ tốt, có thể bạn sẽ vươn lên được cấp độ của "Vua". Nhưng nếu để bản thân chùng xuống, bạn sẽ tụt lại và bị cho ra rìa. Giấc mơ kiếm được 1.532,000 USD (tương đương 10.000 nhân dân tệ) một tháng là cực kỳ ấn tượng, và đó là chiêu bài mà các công ty sử dụng để thâu nạp nguồn lao động dường như vô tận. A'Fei, người đã rời KFC để gia nhập Meituan nói với tạp chí Renwu rằng, ngay từ đầu, anh đã đạt được mục tiêu khi sẵn sàng làm việc 9 giờ mỗi ngày và chấp nhận những công việc đường dài mà không ai khác muốn. Nhưng cuối cùng, A'Fei đã không thể theo kịp tốc độ này, và rồi thu nhập giảm xuống, đôi khi chạm đáy ở mức dưới 1.072 USD (7.000 nhân dân tệ) một tháng. Trên thực tế, mức kỳ vọng này là không thực tế: chỉ 1% nhân viên giao hàng kiếm được 1.532 USD mỗi tháng, trong khi hơn một nửa có thu nhập chưa đến 766 USD (5.000 nhân dân tệ).

967BB531-1525-46A2-8BAE-C12F37ED2D21.jpeg


Lực lượng lao động trong ngành dịch vụ này tại Trung Quốc khá lớn, giá rẻ với khoảng 6 triệu người, hầu hết là những nam thanh niên từ vùng nông thôn đến các thành phố năng động của Trung Quốc, với hy vọng tạo lập được một cuộc sống tốt hơn cho bản thân. Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên giao hàng được thuê với tư cách là lao động độc lập làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian, họ không được nhận bảo hiểm hoặc bồi thường cho các tai nạn liên quan đến công việc. Họ cũng không được phép thương lượng, vì các công đoàn độc lập bị cấm ở Trung Quốc. Những gì tốt nhất mà người lao động có thể trông mong là gặp được một người chủ biết cảm thông. Nếu không, họ có thể tự giúp mình bằng cách khởi xướng các cuộc đình công bất hợp pháp, dựng nên các mạng lưới không chính thức để viện trợ lẫn nhau, chia sẻ thông tin về các chính sách tiền thưởng mới và dịch vụ thuê xe giá rẻ.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý đó là các yếu tố cho phép nền tảng dịch vụ giao hàng có thể "khai thác" người lao động không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc. Ngay cả ở những nơi mà các công đoàn được phép hoạt động và có quyền lực, thì các tập đoàn công nghệ hùng mạnh vẫn biết cách tước đoạt quyền lợi của nhân viên. Ví dụ ở Hoa Kỳ, Amazon sử dụng hệ thống giám sát và trí tuệ nhân tạo để đánh giá và giám sát người lao động. Theo The Washington Post, thuật toán mà Amazon sử dụng để giúp công nhân đóng gói hiệu quả hơn được gọi là "Matrix" (Ma trận). Báo cáo cũng tiết lộ rằng Amazon đã đầu tư vào công nghệ để theo dõi và ngăn chặn các nỗ lực thành lập tổ chức lao động tại công ty, thậm chí sử dụng các nhà phân tích tình báo để theo dõi "các mối đe dọa thành lập tổ chức lao động". Đầu tháng này, các nhân viên của Amazon tại một nhà kho ở Alabama đã bỏ phiếu phản đối việc hợp nhất lực lượng lao động của cơ sở. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là một cuộc bỏ phiếu công bằng? Cũng giống như việc các tài xế của Meituan bị quản lý bởi "Super Brain" và Ele.me bị kiểm soát bởi "Ark", liệu các nhân viên của Amazon, dưới sự giám sát của công ty, có thực sự có toàn quyền đối với các quyết định của riêng họ?

Ngày nay, những người chịu tác động của hệ thống lao động thuật toán là những người bị gạt ra ngoài rìa xã hội nhiều nhất: ở Trung Quốc, đó là những lao động từ nông thôn, lao động chân tay và nam nữ thanh niên từ những tầng lớp thấp nhất của xã hội Trung Quốc. Nhiều công ty dựa vào phần mềm tự động hóa văn phòng được trang bị "quản lý thông minh" để điểm danh, phân bổ nhiệm vụ và "nâng cao hiệu quả của nhân viên". Ứng dụng DingTalk tại nơi làm việc của Alibaba, đã phổ biến khắp các công ty tại Trung Quốc, được trang bị công nghệ theo dõi vị trí để theo dõi nhân viên. Vào tháng 1 năm nay, một công ty ở Hàng Châu đã bị phanh phui vì sử dụng đệm trang bị cảm biến để theo dõi nhịp tim và tư thế của nhân viên nhằm giám sát nhân viên lười biếng. "Tôi cảm thấy như mình đang khỏa thân vậy", một nhân viên cho biết khi phát giác mình bị theo dõi bởi một chiếc đệm thông minh. Tuy vậy, nguồn lợi từ hoạt động này không hề có chiều hướng giảm bớt: Thị trường cho các thiết bị kỹ thuật số tại Trung Quốc đã tăng từ 1,072,041,166 USD (7 tỷ nhân dân tệ) lên hơn 1,684,636,118 USD (11 tỷ nhân dân tệ) từ năm 2017 đến năm 2019 và dự kiến sẽ vượt quá 3,062,974,761 USD (20 tỷ nhân dân tệ) vào năm tới.

Khi các dạng hệ thống tự động nhằm chi phối cuộc sống của nhân viên giao hàng bắt đầu len lỏi vào các lĩnh vực khác, cần phải nhận ra rằng nó mang tính cấu trúc và được kích hoạt bởi các yếu tố phổ biến không chỉ có ở Trung Quốc: đó là sức mạnh chưa được kiểm soát của các khối công nghệ và một văn hóa làm việc độc hại, ưu tiên tốc độ và hiệu quả hơn cuộc sống của con người. Các công ty công nghệ đang tìm cách loại bỏ đi những phẩm chất tồi tệ nhất của nhân viên như sự "lười biếng" và "kém hiệu quả", tuy nhiên nó cũng tước bỏ đi nốt những phẩm chất tốt nhất của họ. Trớ trêu thay, đó lại là những kỹ năng rất quan trọng đối với sự thành công của bất cứ công ty nào: sự sáng tạo, khả năng cộng tác, tin tưởng và đồng cảm.


theo RestOfWorld


https://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-...-phong-nhanh-vuot-den-do-tu-tu-vi-bi-tru-tien
 
Mình hỏi shiper ở đây. Nếu chạy 12h/ngày 1 tháng chưa trừ chi phí có thể có thu nhập tầm 21-22tr.
Bên đấy có vẻ bèo bọt nhờ
 
Mình hỏi shiper ở đây. Nếu chạy 12h/ngày 1 tháng chưa trừ chi phí có thể có thu nhập tầm 21-22tr.
Bên đấy có vẻ bèo bọt nhờ
vấn đề là 21-22 tr/tháng và duy trì bao nhiêu tháng. Các ứng dụng đều có trò là chào mới tài xế mới với chương trình thưởng cao, sau đó, đều giảm dần chưa tính với việc không minh bạch khi phân phối cuốc xe giữa các tài xế nữa. Cơ bản làm lao động chân tay thì chịu chi phối của bọn Công ty thôi.
 
cạnh tranh khốc liệt phải vậy thôi , bù lại k như bên mình, shipper là bố khách luôn
 
Xã hội tỷ dân phải cạnh tranh hét nấc mới mong sống sót nổi, ko có chỗ cho sự làng nhàng lười biếng thích an phận. HQ tuy ít dân nhưng cũng tương tự.
 
Đi đường nhìn mấy thằng shiper chạy mà ao ước nó tông cụ nó vào oto mẹ đi.
Không thể lấy lí do vì kiếm cơm mà chạy ẩu, vượt đèn đỏ để gây sự nguy hiểm cho người vô tội được.
:canny:

Gửi từ Gừng :adore: bằng vozFApp
 
Hôm trước tôi vừa bị 1 thằng grab từ sau vượt ẩu quệt vào tay lái làm mình suýt ngã, tôi chửi nó theo phản xạ xong nó chặn xe đòi đánh tôi luôn ạ
8kNEyvT.png
May mà tôi bật chế độ xin xỏ cho nó làm bố mình luôn nên ko có đánh nhau
1BW9Wj4.png


Còn trai trẻ mà cứ chạy xe ôm shipper full time thật sự lãng phí nguồn lực cho tương lai, chả tích lũy đc cái kinh nghiệm mẹ gì cả, chưa kể lại còn tranh việc với mấy bác già xott. Tôi mà là IQ cow tôi ra mẹ thông tư bắt các hãng ship chỉ đc tuyển lao động trên 40t làm tài xế luôn.
 
Hôm trước tôi vừa bị 1 thằng grab từ sau vượt ẩu quệt vào tay lái làm mình suýt ngã, tôi chửi nó theo phản xạ xong nó chặn xe đòi đánh tôi luôn ạ
8kNEyvT.png
May mà tôi bật chế độ xin xỏ cho nó làm bố mình luôn nên ko có đánh nhau
1BW9Wj4.png


Còn trai trẻ mà cứ chạy xe ôm shipper full time thật sự lãng phí nguồn lực cho tương lai, chả tích lũy đc cái kinh nghiệm mẹ gì cả, chưa kể lại còn tranh việc với mấy bác già xott. Tôi mà là IQ cow tôi ra mẹ thông tư bắt các hãng ship chỉ đc tuyển lao động trên 40t làm tài xế luôn.
Mấy anh shipper giờ chạy xe xịn không. Toàn ex, winner có cả ab nữa. Xe xịn chạy nhanh phải biết.Đợt rồi trong chỗ làm mình có 1 ông đen vãi nhái.Đang đi bình thường gặp anh shipper đi ngược chiều chạy chắc tầm 60km/h tông trực tiếp không kịp né. Gảy mẹ nó chân thế là nghỉ thi công hết 3 tháng. Anh shipper lại mếu máo kêu không có tiền rồi cũng phải cho đi :ah:
 
Mấy anh shipper giờ chạy xe xịn không. Toàn ex, winner có cả ab nữa. Xe xịn chạy nhanh phải biết.Đợt rồi trong chỗ làm mình có 1 ông đen vãi nhái.Đang đi bình thường gặp anh shipper đi ngược chiều chạy chắc tầm 60km/h tông trực tiếp không kịp né. Gảy mẹ nó chân thế là nghỉ thi công hết 3 tháng. Anh shipper lại mếu máo kêu không có tiền rồi cũng phải cho đi :ah:
Riêng mấy thằng đấy tôi dí cho phải đền luôn :feel_good: :feel_good:
 
Back
Top