Level up!
Senior Member
"Tại sao anh đã nói em không được thân thiết với nó, mà cả đám còn đi ăn chung rồi đăng Facebook? Em làm vậy coi được hả?". Chưa kịp để người yêu nhắn lại câu nào, anh Trần Linh (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) nhanh tay ấn nút chặn Zalo, chặn cuộc gọi.
Lướt Facebook thấy người yêu chụp chung nhóm đồng nghiệp có nam giới cũng khiến anh Trần Linh bực bội - Ảnh: YẾN TRINH
Ghen là chặn mọi liên lạc
Theo các nhà tâm lý học, bạo lực lạnh là hình thức bạo lực tinh thần như giữ im lặng, không giao tiếp dưới mọi hình thức. Những trường hợp người ghen tuông vô lý, ngoài kiểu thể hiện ầm ầm còn có kiểu chặn liên lạc, không nói không rằng. Cả hai bên đều mệt mỏi khi điều này lặp đi lặp lại.
Kể lại chuyện mình, chị Phan Diệu (27 tuổi) cho biết cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Quen nhau ba năm, chắc hơn chục lần anh Trần Linh chặn liên lạc, rồi sau đó lại mở lên như không có chuyện gì.
Nhìn bề ngoài ai cũng thấy anh phong độ, tính tình xởi lởi, thu nhập tốt. Lẽ ra với những ưu điểm đó, anh hoàn toàn tự tin và thoải mái trong tình yêu. Vậy mà với chị, anh luôn cảm thấy không yên tâm. Chị thuộc diện dễ nhìn, công việc ổn định. Những chuyện như thả thính, lơi lả với người khác phái là tuyệt nhiên không có. Nhưng bằng cách nào đó, anh Linh luôn có cách buộc tội mỗi khi thấy những dấu hiệu liên quan của chị với nam giới.
Có lần, khi chị đang ngồi viết bản kế hoạch, ngó qua Zalo thấy tin nhắn anh ào ào: "Dễ dãi quá mà. Suốt ngày thả tim nhau. Em hủy kết bạn với nó đi nghe chưa".
Hoặc có khi đang chat vui vẻ, mấy phút sau anh thảy qua ảnh chụp màn hình Facebook một người nam. Chị bấm vào xem, thì ra là chị đã nhấn nút thích ảnh đại diện hoặc dòng trạng thái của "đối tượng" khả nghi. Ban đầu chị nghĩ do anh yêu chị quá nhưng về sau thấy bực bội thì đúng hơn.
Chị kể: "Facebook tôi có một số bạn bè, đồng nghiệp, đối tác là nam giới. Tôi hay đăng ảnh cảnh đẹp hoặc những chuyện hài hước trong công việc, cuộc sống. Người ta thả tim hoặc bình luận là chuyện thường. Vậy nhưng người yêu tôi cứ thấy ai thả tim nhiều là hỏi tới hỏi lui". Khi chị không chịu hủy kết bạn với những người đó thì anh chặn Zalo chị cái rẹt.
Có những lúc quá mệt mỏi, chị hủy kết bạn với một số người để anh không càm ràm nữa. Hoặc tiệc cuối năm, công ty khen thưởng, chị lên nhận và chụp hình chung với các đồng nghiệp, nam có, nữ có. Anh ghen khi thấy đồng nghiệp tag (đánh dấu) chị trên Facebook.
Chị thở dài: "Phải chi tôi sắc nước hương trời hay tài năng xuất chúng bao người ngưỡng mộ để ảnh phải ghen, lo lắng. Đằng này mỗi ngày đi làm rồi về, đâu có giao du tiệc tùng hoặc cơ hội sa ngã nào đâu".
Khổ nỗi, ngoài ghen tuông lãng nhách, anh Linh gần như hoàn hảo, trong những chuyện khác luôn nhường nhịn, chăm sóc chị. Chặn Zalo nhưng trúng vào những ngày 8-3 hay lễ lạt, anh lẳng lặng mua quà rồi đặt giao tới công ty (nhưng cũng không nói không rằng).
Dần dần, kiểu ghen tuông im im của anh khiến chị lo ngại. Đôi lúc chị cảm thấy mình bị... thao túng, tự thấy mình có vấn đề, dù thật ra những giao tiếp, công việc với người khác phái là điều hoàn toàn bình thường. Chị lựa lời, thậm chí đôi lúc nổi giận, làm lơ để anh sửa đổi tính này nhưng vô hiệu. Mà chẳng lẽ vì chuyện này mà chia tay.
Ở chiều ngược lại, chị tin tưởng anh nên hiếm khi ghen. Nhưng điều này khiến anh đặt câu hỏi: chắc chị thương ít nên không ghen!
Vụ đánh ghen do ba phụ nữ trong một gia đình ở Bắc Ninh thực hiện tháng 10-2024 - Ảnh cắt từ clip
Cuồng ghen - yêu thương hay hành hạ nhau? - Kỳ 3: Bạo lực lạnh, chặn Zalo, Facebook
'Tại sao anh đã nói em không được thân thiết với nó, mà cả đám còn đi ăn chung rồi đăng Facebook? Em làm vậy coi được hả?'. Chưa kịp để người yêu nhắn lại câu nào, anh Trần Linh (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) nhanh tay ấn nút chặn Zalo, chặn cuộc gọi.
tuoitre.vn