kiến thức Đại dịch đã khiến nền kinh tế thế giới dần phân hóa

link2linh

Senior Member
Bài này dịch từ The Economist, được cán bộ @vtalinh giơ ếch oi bắt đem qua f33 nhưng vì mắt cận nên ném nhầm qua f313 dzậy :shame:
Link gốc cho thím nào đọc được Tiếng Anh nhé: https://www.economist.com/leaders/2020/10/08/the-pandemic-has-caused-the-worlds-economies-to-diverge
---
Đại dịch đã khiến nền kinh tế thế giới dần phân hóa

Nhưng những tác động dài hạn của nó thậm chí sẽ còn sâu rộng hơn
---

Vào tháng 2, đại dịch Covid-19 đã tấn công nền kinh tế thế giới với cú shock lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Tình trạng giãn cách xã hội và sụt giảm trong tiêu dùng đã dẫn đến sự sụp đổ của thị trường lao động, trong đó gần 500 triệu công việc toàn thời gian đã biến mất gần như chỉ sau một đêm. Thương mại thế giới rung chuyển khi các nhà máy đóng cửa và các quốc gia khóa trái biên giới. Một thảm họa kinh tế thậm chí còn sâu sắc hơn đã được loại bỏ nhờ các biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ vào thị trường tài chính của các ngân hàng trung ương, viện trợ của chính phủ cho người lao động và các doanh nghiệp, và thâm hụt ngân sách mở rộng đến mức tiệm cận những con số ở thời chiến.

Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Các thảm họa lại thường kéo nhau xuất hiện cùng lúc. Tuy nhiên, khi quá trình phục hồi diễn ra, khoảng cách lớn giữa hiệu suất của các quốc gia đang được mở rộng — điều này có thể sắp xếp lại trật tự kinh tế của thế giới. Vào cuối năm sau, theo dự báo của OECD [1], nền kinh tế Mỹ sẽ có quy mô tương đương năm 2019 nhưng đối với Trung Quốc, con số này sẽ lớn hơn 10%. Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục suy yếu với sản lượng ước đạt vẫn dưới mức trước đại dịch và tình trạng này này có thể tiếp diễn trong vài năm tới - một tình huống tương tự với Nhật Bản khi mà quốc gia mặt trời mọc đang chịu sức ép về mặt nhân khẩu học (ND: dân số quá già). Điều này không chỉ nói đến các nền kinh tế lớn nhất đang phát triển ở những tốc độ khác nhau. Trong quý 2 năm nay, theo ngân hàng UBS, sự phân bổ của tốc độ tăng trưởng trên 50 nền kinh tế là lớn nhất trong ít nhất 40 năm qua.

1603006629291.png


Sự phân hóa là kết quả của sự khác biệt giữa các quốc gia. “Đóng góp” quan trọng nhất chính là sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc tuy đã từng khốn đốn nhưng về cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, trong khi châu Âu, và có lẽ sắp tới là Mỹ, đang phải vật lộn chiến đấu với làn sóng thứ hai. Trong tuần qua, Paris đã đóng cửa các quán bar và Madrid đã buộc phải giãn cách xã hội một phần. Trong khi đó, ở Trung Quốc, giờ đây bạn có thể thoải mái thưởng thức 1 ly Sambuca[2] trong các hộp đêm. Một điểm khác biệt nữa đến từ cấu trúc của nền kinh tế. Việc vận hành các nhà máy trong điều kiện giãn cách xã hội sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc vận hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ yêu cầu có sự tiếp xúc trực tiếp. Trùng hợp thay, sản xuất chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế Trung Quốc so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Yếu tố thứ ba là sự phản ứng của chính sách. Điều này một phần là về quy mô: Mỹ đã bơm nhiều gói kích thích hơn hẳn châu Âu, bao gồm gói kích cầu trị giá 12% GDP và cắt giảm 1.5 điểm phần trăm[3] trong lãi suất ngắn hạn. Nhưng chính sách cũng bao gồm cách các chính phủ phản ứng với những thay đổi về cấu trúc và sự tàn phá bất ngờ mà đại dịch đang gây ra.

Theo như báo cáo đặc biệt của chúng tôi tuần này[4], những điều chỉnh này sẽ là rất lớn. Đại dịch sẽ khiến các nền kinh tế ít toàn cầu hóa hơn, số hóa nhiều hơn và mất cân đối hơn. Khi họ cắt giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng và tận dụng sức mạnh của tự động hóa, các nhà sản xuất sẽ đưa việc sản xuất về gần khu vực dân cư hơn. Khi nhân viên văn phòng tiếp tục làm việc trong nhà bếp và phòng ngủ của họ ít nhất một phần trong tuần, những người lao động thu nhập thấp đã từng làm bồi bàn, dọn dẹp và trợ lý bán hàng sẽ cần tìm việc làm mới ở các vùng ngoại ô. Cho đến khi họ có việc mới, họ có thể phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp kéo dài. Ở Mỹ, tình trạng mất việc làm thường xuyên đang gia tăng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống[5].

Khi hoạt động trực tuyến phổ biến hơn, hoạt động kinh doanh sẽ bị chi phối nhiều hơn bởi các công ty có tài sản trí tuệ tiên tiến nhất và kho dữ liệu lớn nhất; Sự bùng nổ của cổ phiếu công nghệ trong năm nay cho ta cảm giác có điều gì đó sắp xảy ra, cũng như sự bùng nổ kỹ thuật số trong ngành ngân hàng[6]. Và lãi suất thực thấp sẽ giữ giá tài sản cao ngay cả khi các nền kinh tế vẫn đang suy yếu. Điều này sẽ mở rộng khoảng cách giữa Phố Wall và Phố Chính[7] vốn xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 và đã trở nên tồi tệ hơn trong năm nay. Thách thức đối với các chính phủ dân chủ sẽ là thích ứng với tất cả những thay đổi này trong khi vẫn phải duy trì sự đồng thuận chung đối với các chính sách của họ và đối với thị trường tự do.

Đó không phải là mối lo ngại đối với Trung Quốc, quốc gia cho đến nay dường như đang gượng dậy mạnh mẽ nhất khỏi đại dịch- ít nhất là trong ngắn hạn. Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng. Cuối tháng này, các nhà lãnh đạo nước này sẽ phê duyệt một kế hoạch 5 năm mới nhấn mạnh mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước công nghệ cao của Tập Cận Bình và gia tăng khả năng tự cung tự cấp của quốc gia. Tuy nhiên, đại dịch đã phơi bày những lỗ hổng lớn trong bộ máy kinh tế của Trung Quốc. Họ không có sự dự phòng rủi ro đủ mạnh và trong năm nay họ còn phải tập trung kích cầu các doanh nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng hơn là nâng cao thu nhập hộ gia đình. Và về lâu dài, hệ thống giám sát và kiểm soát nhà nước, vốn khiến cho việc giãn cách xã hội 1 cách hà khắc có thể xảy ra, có khả năng cản trở quá trình ra quyết định và sự sang tạo nhằm duy trì sự đổi mới và nâng cao đời sống.

Châu Âu vẫn là kẻ tụt hậu như cái biệt danh Lục địa già của mình. Phản ứng của họ đối với những rủi ro xuyên suốt đại dịch đang phá hủy các nền kinh tế thay vì điều chỉnh. Tại 5 nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, 5% lực lượng lao động vẫn làm việc theo các chương trình làm việc ngắn hạn[8]. Ở Anh, tỷ lệ này cao gấp đôi. Trên khắp lục địa, các nguyên tắc phá sản bị đình chỉ, sự cấm đoán ngầm của các ngân hàng và các khoản viện trợ của nhà nước kéo dài tuổi thọ của các công ty zombie[9] vốn nên bị giải thể. Điều này càng đáng lo ngại hơn vì trước cuộc khủng hoảng, Pháp và Đức đã áp dụng chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy các nhà vô địch quốc gia[10]. Nếu châu Âu coi đại dịch là một lý do nữa để nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm giữa chính phủ và các doanh nghiệp đương nhiệm, thì sự lao dốc trong dài hạn của nó có thể tăng tốc.

Một dấu chấm hỏi cho Mẽo. Trong phần lớn thời gian của năm, sự cân bằng trong chính sách nhìn chung vẫn ổn. Nó cung cấp một hệ thống dự phòng rủi ro rộng rãi hơn cho những người thất nghiệp và một sự kích thích lớn hơn những gì có thể mong đợi ở quê hương của chủ nghĩa tư bản. Một cách khôn ngoan, quốc gia này cũng cho phép thị trường lao động được điều chỉnh và ít có khuynh hướng đi theo châu Âu trong việc cứu trợ các doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lỗi thời khi nền kinh tế điều chỉnh. Kết quả là, không giống như châu Âu, Mẽo đã tạo ra được nhiều việc làm mới.

Thay vào đó, điểm yếu của Mỹ là nền chính trị độc hại và chia rẽ sâu sắc. Tuần này, Tổng thống Donald Trump dường như từ bỏ các cuộc đàm phán về việc gia hạn các biện pháp kích thích, có nghĩa là nền kinh tế có thể đứng trước một vách đá tài khóa. Những cải cách quan trọng, cho dù là thiết kế lại hệ thống dự phòng rủi ro cho một nền kinh tế được thúc đẩy bởi công nghệ hay để đưa thâm hụt vào một lộ trình bền vững, đều là bất khả thi trong khi hai thực thể của chiến tranh thương mại đều ngầm hiểu thỏa hiệp là yếu đuối. Covid-19 đang áp đặt một thực tế kinh tế mới. Mọi quốc gia sẽ phải thích nghi, nhưng Mẽo phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Nếu muốn lãnh đạo thế giới hậu đại dịch, bản thân quốc gia này sẽ phải thiết lập lại nền chính trị của chính mình.
---
[1]Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), được thành lập năm 1961 tại Paris (Pháp) với mục tiêu xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

[2] 1 loại rượu Ý

[3] 1 điểm phần trăm (bps) tương đương 0.01%

[4] Xem thêm tại đây: https://www.economist.com/.../08/the-peril-and-the-promise

[5] Xem thêm tại đây: https://www.economist.com/.../the-reasons-behind-americas...

[6] 1 bài báo khác của The Economist nói về Fintech: https://www.economist.com/.../ant-group-and-fintech-come...

[7] Wall Street và Main Street là 2 từ tiếng lóng của giới tài chính Mẽo chỉ 2 đối tượng đối lập nhau trong nền kinh tế. Trong khi Wall Street chỉ các tập đoàn và đế chế tài chính lớn của xứ cờ hoa có thể chi phối nền kinh tế thì Main Street chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Main Street nghĩa đen chỉ khu phố chính thường được chọn làm khu phố thương mại của 1 thị trấn điển hình ở Mẽo.

[8] Short-time work scheme, 1 kiểu bảo hiểm thất nghiệp trong đó các lao động đồng ý hoặc bị ép phải giảm số giờ làm cũng như là thu nhập từ lương và Nhà nước sẽ bù đắp khoản thu nhập bị thiếu hụt đó. Đọc thêm tại đây: https://www.economist.com/.../are-europes-furlough...

[9] Các công ty zombie là các công ty không thể tự mình hoạt động mà phải cần tới các gói cứu trợ hoặc các công ty chỉ đủ khả năng trả lãi vay nhưng không thể trả nợ gốc. Các công ty zombie được gọi như vậy sở dĩ vì chúng không tạo ra thặng dư cho nền kinh tế mà ngược lại còn ăn mòn dần các tài nguyên.

[10] Nguyên văn “France and Germany were already embracing an industrial policy that promoted national champions”. Đọc không hiểu nên dịch theo từng chữ :sad:
 
Last edited:
Tung ra các gói cứu trợ để giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng việc không giao thương được trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho quy mô của nền cả nền kinh tế không tăng thêm, về lâu dài thì mối quan hệ giữa Lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp của đường cong Phillip có thể ko còn đúng. Lạm phát đình trệ có thể sẽ xảy ra ?
 
Ai vay ngân hàng làm ăn mà giờ ảnh hưởng nặng bởi dịch thì siêu khốn khổ mọi người à.
Mình có ng quen có ks ngoài vùng biển, vay mấy chục năm nay an lành trả nợ còn mấy năm nữa là xong, có 1 đứa con trai 95 ăn chơi trác táng 5 năm qua, mà giờ do dịch phải bán gấp ks đó. Coi như mất gần 1 nửa chỉ vì dịch
 
Back
Top