Đại Việt thời nào giàu có nhất .

Del Piero

Member
Nhân bài đăng “Tại sao Việt Nam lại ít các công trình vĩ đại lưu danh muôn đời?”, có một số ý kiến cho rằng Việt Nam ngày xưa nghèo, xây to để làm gì.

Tuy nhiên, người hiện đại chúng ta nghèo không có nghĩa các cụ ngày xưa nghèo. Việt Nam nghèo đi bắt đầu từ thời Nguyễn. Sau mấy trăm năm nội chiến Lê-Mạc-Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn, quốc lực Đại Việt suy kiệt, Nguyễn Ánh lên ngôi trong lúc Đất nước tan hoang, mặc dù lãnh thổ mở rộng nhưng không đủ lực để cai quản.

Ngược dòng lịch sử, triều đại giàu có nhất trong lịch sử Việt Nam chính là NHÀ LÝ. Đại Việt thời Lý là MỘT HÀNH TINH KHÁC so với Đại Tống ở phía Bắc và Chiêm Thành ở phía Nam. Khoan hãy nói tới sự hoành tráng kỳ vỹ của các công trình kiến trúc thời Lý, chỉ xin đưa ra 2 điểm dưới đây:

1. ĐẤT NƯỚC RỪNG VÀNG BIỂN BẠC

- Đại Việt thời Lý chẳng có gì ngoài vàng và bạc. Cuộc sống các cụ thật tẻ nhạt, chỉ một màu...VÀNG.
“Phủ Thái Nguyên có 17 mỏ vàng, huyện Phú Lãng không có, phủ Lạng Sơn có 4 mỏ, châu Quảng Oai 59 mỏ, châu Gia Hưng 5 mỏ, châu Ninh Hóa 3 mỏ, châu Quỳ 1 mỏ, châu Ngọc Ma 6 mỏ, châu Trà Long 3 mỏ.”

- Năm Kỷ Mão (1039), tháng 5, động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên, châu Lộng Thạch, châu Định Biên tâu rằng trong bản xứ có hố bạc.

- Năm Nhâm Dần (1062), mùa thu, tháng 9, sai người nhặt lá vàng ở động Vũ Kiện, nhặt bạc ở huyện Hạ Liên. (Trích: Toàn thư/ Việt sử lược)- Ngoài ra, Chu Khứ Phi (Người nhà Tống) còn cho biết: “Khe động Ung Châu cho tới đất An Nam đều có mỏ vàng, vàng ở những nơi này nhiều hơn các quận khác. Châu Vĩnh An ở Ung Quản chỉ cách Giao Chỉ (Tên nhà Tống gọi nước ta lúc bấy giờ) một con sông thôi, vịt ngan bơi đến bến nước Giao Chỉ tìm ăn rồi quay về, TRONG PHÂN CÓ LẪN VÀNG, ở bến nước trong địa phận nước ta thì không có. Vàng không ở trong mỏ mà ở ngoài tự nhiên, lẫn trong đất cát, NHỎ thì bằng HẠT MẠCH, lớn thì như hạt đậu, LỚN HƠN to cỡ NGÓN TAY, đều gọi là vàng sống […] Cũng có hột TO BẰNG QUẢ TRỨNG GÀ, gọi là kim mẫu. Có được vàng này, giàu có hẳn phải biết. Giao Chỉ có mối lợi là các mỏ vàng, mua dân ta về làm nô lệ."
(Trích: Ngàn năm áo mũ | Trần Quang Đức)

- Năm 1156, người Việt tìm mua loại đoạn xe sợi vàng ("Đoạn" là một dạng lụa tơ tằm nhẵn bóng) của nhà Tống với số lượng lớn, việc trước đó đã tái diễn nhiều lần, khiến vua Tống phải ra lệnh NGHIÊM CẤM BÁN loại đoạn xa xỉ này cho người An Nam.

- Thói xa hoa này không chỉ phổ biến trong tầng lớp trung thượng lưu thời Lý, mà ngay DÂN THƯỜNG cũng chuộng lấy chỉ vàng may vào quần áo, khiến vua Lý Cao Tông phải ra lệnh cấm năm 1182. Dân có thể thiếu gạo chứ không thiếu VÀNG 🤣

2. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ LÀ MỘT TRUNG TÂM BUÔN BÁN NÔ LỆ TRONG KHU VỰC

- Vào thời Lý, có lẽ người Tống khi chu du gần biên giới Đại Việt ta cũng được đồng hương cảnh báo: “Cẩn thận kẻo bị bắt cóc bán sang An Nam đấy.”, giống như dân ta sợ bị bán sang TQ ngày nay.

- Về sự dồi dào của nguồn vàng thời Lý nước ta, sách của Chu Khứ Phi nhà Tống viết: "Giao Chỉ có mối lợi là các mỏ vàng, mua dân ta về làm nô lệ."

- Quan triều tán đại phu của nhà Tống là Trịnh Tủng còn cho biết rõ hơn: "Bọn du khách miền Nam thường dụ dỗ người ta làm tôi ở, phu cáng, đưa đến châu động liền trói đem bán, cứ 1 người lấy 2 lạng vàng, châu động lại chuyển bán vào Giao Chỉ lấy 3 lạng vàng. Một năm ko dưới hàng trăm, nghìn người. Ai có tài nghệ thì trả gấp đôi, ai biết văn chương chữ nghĩa lại trả gấp đôi nữa."

- Chưa kể một nguồn cung cấp nô lệ lớn lúc bấy giờ là các nô lệ người Chiêm Thành bị bắt trong các cuộc tấn công của nhà Lý. Các thợ giỏi và đàn ông Chiêm Thành bị bắt tới các công trình xây dựng cung điện, chùa tháp. Đàn bà Chiêm Thành thì bị đưa vào cung làm nô tỳ, ca hát, nhảy múa phục vụ Vua.........
 
Sai rồi bạn ơi. Nước Việt nói chung là nghèo, tuy có giai đoạn giàu có thời Lý (như bạn viết) nhưng không dài, còn nhìn chung là một sắc màu bão lũ, đói giáp hạt, giặc giã xuyên suốt. Đời Lý có thể giàu, nhưng đến đời Trần, bạn đọc sử sẽ thấy trung bình cứ 2 năm lại một lần lũ to, dân đói, triều đình mở kho thóc cứu trợ. Thử hỏi dân cả vùng phải đi lo miếng ăn thì sức đâu xây công trình to lớn?

Chưa kể mỗi lần chuyển giao quyền lực ở VN đều đau đớn theo kiểu bỏ đi làm lại từ đầu. Như đời Trần chuyển sang Lê là 30 năm giặc Minh, Lê sang chúa Trịnh-Nguyễn là chiến tranh một mất một còn Lê - Mạc, Trịnh-Nguyễn sang triều Nguyễn là Tây Sơn phá. Mỗi giao đoạn kéo dài khoảng 200 năm, chưa đủ tích luỹ đâu.
 
Ngày xưa giao thương quốc tế chưa phát triển, tài sản quốc gia nhiều hay không chủ yếu là ở hoạt động đánh thuế nông nghiệp và khai thác vàng bạc, kim loại quý, lâm sản thổ sản các thứ. Nhìn chung nước mình dân khá đông so với trong khu vực, trồng nhiều lúa, lại có nhiều mỏ vàng, mỏ đồng, diện tích rừng và biển nhiều nên sản vật không thiếu. Bởi vậy thời phong kiến Đại Việt cũng là một nước khá mạnh trong khu vực. Trung Quốc, Khơ me cũng thèm nuốt mình bằng chết mà không nuốt được vì quốc lực của mình đủ để chơi.
 
Ngày xưa giao thương quốc tế chưa phát triển, tài sản quốc gia nhiều hay không chủ yếu là ở hoạt động đánh thuế nông nghiệp và khai thác vàng bạc, kim loại quý, lâm sản thổ sản các thứ. Nhìn chung nước mình dân khá đông so với trong khu vực, trồng nhiều lúa, lại có nhiều mỏ vàng, mỏ đồng, diện tích rừng và biển nhiều nên sản vật không thiếu. Bởi vậy thời phong kiến Đại Việt cũng là một nước khá mạnh trong khu vực. Trung Quốc, Khơ me cũng thèm nuốt mình bằng chết mà không nuốt được vì quốc lực của mình đủ để chơi.
Đấy là trong game thôi fence, lịch sử thì không có nguyên tắc chung nhé.
 
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 
Dẫn chứng bằng tài liệu của đám sử gia văn sử bất phân ngày xưa nữa là vừa. Nhiều khi các ông phân tích sử, lôi cả tướng mạo vua ra phân tích, với nguồn là văn của đám nho sĩ chả biết có bú riệu khi viết không.
 
Back
Top