AtMoment
Member
Khoảng 30.000 người Dalit (Ấn Độ) ở thung lũng Silicon đang bị đồng hương của mình phân biệt đối xử. Hầu hết họ phải cố che giấu danh tính và sống trong sợ hãi.
Zing trích dịch bài đăng trên Vice News, đề cập đến nạn phân biệt đẳng cấp của Ấn Độ, khiến nhiều người Dalit bị miệt thị, xa lánh và mất cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp chính, cao nhất là Brahmin (tu sĩ, nhà tri thức), tiếp đến lần lượt là Kshastriya (chiến binh), Vaishyas (nhà buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân).
Ngoài ra còn một tầng lớp thứ 5, không chính thức là Dalit. Các đẳng cấp trên coi người thuộc nhóm này là “không đáng đụng tới”. Họ chỉ có thể làm những công việc "dơ bẩn" như nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh để kiếm sống và không được phép vào đền thờ, chỉ được ở ngoài rìa của làng.
Vì quan niệm này, khoảng 300 triệu người Dalit ở Ấn Độ phải sống trong sự ngược đãi.
Maya, một người Dalit cho biết mặc dù cô đã rời khỏi đất nước của mình để thoát khỏi nạn phân biệt đẳng cấp vốn kéo dài hàng thế kỷ, nhưng khi đến thung lũng Silicon, cô vẫn phải đối mặt với sự phân biệt từ những người Ấn Độ thuộc đẳng cấp cao hơn.
Maya phải giấu danh tính và sử dụng tên giả để xin việc. Nếu dùng tên thật, cô có thể sẽ bị loại khỏi các cuộc phỏng vấn.
"Ông chủ nơi tôi làm việc là một người Ấn Độ ở cấp trên, ông ta luôn bỏ qua những lời đề nghị của tôi tại các cuộc họp, cho đến khi các đồng nghiệp bắt đầu chú ý đến nó".
Giống như Maya, Raina sống ở Mỹ đã 15 năm. Cô bị trì hoãn việc thăng chức trong suốt 5 năm tại nơi làm việc có những người Ấn Độ ở tầng lớp cao hơn. Raina quyết định chuyển đến công ty khác và cô được thăng chức chỉ sau 4 tháng.
https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-...o-dong-huong-o-thung-lung-silicon-260905.html
Zing trích dịch bài đăng trên Vice News, đề cập đến nạn phân biệt đẳng cấp của Ấn Độ, khiến nhiều người Dalit bị miệt thị, xa lánh và mất cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Xã hội Ấn Độ phân chia thành 4 đẳng cấp chính, cao nhất là Brahmin (tu sĩ, nhà tri thức), tiếp đến lần lượt là Kshastriya (chiến binh), Vaishyas (nhà buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân).
Ngoài ra còn một tầng lớp thứ 5, không chính thức là Dalit. Các đẳng cấp trên coi người thuộc nhóm này là “không đáng đụng tới”. Họ chỉ có thể làm những công việc "dơ bẩn" như nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh để kiếm sống và không được phép vào đền thờ, chỉ được ở ngoài rìa của làng.
Vì quan niệm này, khoảng 300 triệu người Dalit ở Ấn Độ phải sống trong sự ngược đãi.
Maya, một người Dalit cho biết mặc dù cô đã rời khỏi đất nước của mình để thoát khỏi nạn phân biệt đẳng cấp vốn kéo dài hàng thế kỷ, nhưng khi đến thung lũng Silicon, cô vẫn phải đối mặt với sự phân biệt từ những người Ấn Độ thuộc đẳng cấp cao hơn.
Maya phải giấu danh tính và sử dụng tên giả để xin việc. Nếu dùng tên thật, cô có thể sẽ bị loại khỏi các cuộc phỏng vấn.
"Ông chủ nơi tôi làm việc là một người Ấn Độ ở cấp trên, ông ta luôn bỏ qua những lời đề nghị của tôi tại các cuộc họp, cho đến khi các đồng nghiệp bắt đầu chú ý đến nó".
Giống như Maya, Raina sống ở Mỹ đã 15 năm. Cô bị trì hoãn việc thăng chức trong suốt 5 năm tại nơi làm việc có những người Ấn Độ ở tầng lớp cao hơn. Raina quyết định chuyển đến công ty khác và cô được thăng chức chỉ sau 4 tháng.
|
Những người phụ nữ Dalit bị gọi là những người bị xã hội ruồng bỏ. Ảnh: New York Times. |