"Dân công nghệ" thường bị hiểu là về máy tính và điện thoại!

Cuối tuần chia sẻ tí, các fen thấy điều này có đúng ở VN không.
Ví dụ khi nói chuyện về công nghệ, thì đại đa số là họ tự tin về khả năng sử dụng máy tính, điện thoại. Biết về cấu hình, chức năng, các app, lập trình vân vân và mây mây. Ngoài ra những mảng khác liên quan đến khoa học công nghệ và kỹ thuật như phương pháp gia công cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu, .... thì thường ít được nhắc tới trong những câu chuyện này.
Vậy có phải từ "dân công nghệ" đang được hiểu theo nghĩa hẹp về máy tính và điện thoại phải không các fen.
 
Thì có sao đâu, ví dụ như nói về "làm BDDS" nhiều người nghĩ đến là phân lô bán nền. Nhưng thực tế nó có cả đống thứ:
  • Đầu tư (dự án, cá nhân, đất nền, chung cư căn hộ...)
  • Pháp lý (sang tên, chuyển mục đích, tranh chấp...)
  • Môi giới (sơ cấp, thứ cấp...)
  • Vận hành (thuê và cho thuê)
  • Thương mại điện tử (FB, web, video... về bđs)
...
 
mấy vấn đề về máy tính + điện thoại thì nó thuộc dạng phổ thông, được biết đến ở nhiều tầng lớp và lứa tuổi. Còn mấy vấn đề về gia công cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu ..., chỉ người có chuyên môn họ mới nắm được. Nên là trong cuộc giao tiếp hàng ngày thì ít nhắc đến thôi.
 
thì lối nghĩ vơ đũa nó vậy mà, người ngoài họ nhìn vào thì họ nghĩ chung là vậy. Cũng như học công nghệ thông tin, học phần mềm, mà máy tính hư họ cũng nhờ sửa, lỗi win cũng nhờ sửa, máy in kết nối éo được cũng hỏi, smart TV kết nối éo dc cũng hỏi, nói chung bất cứ cái gì liên quan đến mạng, internet, công nghệ... là nghĩ mình biết hết. Hay lắm :D
 
Cuối tuần chia sẻ tí, các fen thấy điều này có đúng ở VN không.
Ví dụ khi nói chuyện về công nghệ, thì đại đa số là họ tự tin về khả năng sử dụng máy tính, điện thoại. Biết về cấu hình, chức năng, các app, lập trình vân vân và mây mây. Ngoài ra những mảng khác liên quan đến khoa học công nghệ và kỹ thuật như phương pháp gia công cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu, .... thì thường ít được nhắc tới trong những câu chuyện này.
Vậy có phải từ "dân công nghệ" đang được hiểu theo nghĩa hẹp về máy tính và điện thoại phải không các fen.
mấy thằng review đt hay tự nhận là dân công nghệ
 
luân mập đấy, xài chưa bụi máy đã lướt sóng, thêm a cuhiepr ,vài năm k update tin.hte giờ thành tinhtinh r
 
Cuối tuần chia sẻ tí, các fen thấy điều này có đúng ở VN không.
Ví dụ khi nói chuyện về công nghệ, thì đại đa số là họ tự tin về khả năng sử dụng máy tính, điện thoại. Biết về cấu hình, chức năng, các app, lập trình vân vân và mây mây. Ngoài ra những mảng khác liên quan đến khoa học công nghệ và kỹ thuật như phương pháp gia công cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu, .... thì thường ít được nhắc tới trong những câu chuyện này.
Vậy có phải từ "dân công nghệ" đang được hiểu theo nghĩa hẹp về máy tính và điện thoại phải không các fen.
từ này là do mấy người ko rành về công nghệ gọi mấy người xung quanh họ mà am hiểu về công nghệ. chứ biết mỗi mấy cái về máy tính cơ bản, mạng mẽo, smart phone TV này nọ mà tự nhận là dân công nghệ nó buồn cười lắm.
giống như cài app lên mua mấy mã cổ phiếu -> dân chứng khoán
đánh hàng TQ hoặc Lạng Sơn về bán online -> dân kinh doanh
bà chị họ có cái nhà rao bán hộ, đăng tin lên fb -> dân BĐS
đi làm vă phòng -> dân văn phòng
cho vay tín dụng -> dân XH
 
Riêng tôi thấy có vấn đề gì với từ trên cả, cơ bản là ngôn ngữ phổ thông nó đang vận hành theo thời gian và thói quen của đại bộ phận dân số.
"Dân công nghệ" nó khác với "dân rành công nghệ" hay "dân IT" hay "kỹ sư CNTT". Bản thân nó chỉ một nhóm người có sở thích/đam mê, có hiểu biết/chuyên sâu mảng công nghệ - mà vốn được media xây dựng là mảng điện thoại/tab/pc/đồ hi-tech,...
Nó cũng như "dân xây dựng" đôi khi được hiểu là kỹ sư, thầu khoán, hay đơn giản là thợ phụ thợ chính; vốn là những người làm trong đó, thế thôi.
 
Back
Top