Đạo lý cuộc sống

Vozer_94Sg

Senior Member
" Người nói đạo lý sống như... "

Quan điểm của tôi cho rằng đạo lý là sự trải nghiệm - nhìn nhận - đúc kết của con người về cuộc sống.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Tại sao lại có câu đó?

Căn bản thì những điều tốt đẹp - hoàn hảo rất khó để thực hiện, nó giống như lý thuyết ở trong một môi trường tuyệt đối vậy. Do đó việc hướng con người đến sự tốt đẹp là không sai nhưng để thực hiện là không tưởng.

Dù sao thì chúng ta cũng chỉ là con người, có thể tìm thấy sự tốt đẹp hoặc điều kiện để trở nên tốt đẹp nhưng bất khả thi.


Các fen thấy quan điểm này như thế nào?

:doubt:
 
Last edited:
// tóm tắt:

Đạo lý cũng không sai nhưng vấn đề là để thực hiện được thì rất khó, vậy nên đôi khi người nói đạo lý không thực hiện được cũng là bình thường :rolleyes:.

Vd như một ông hlv nghĩ ra chiến thuật, phương pháp tập luyện, tâm lý... cho cầu thủ thì oke còn tự ổng làm thì chưa chắc.

Nó có nhiều yếu tố để trở nên thật sự đúng đắn.
 
anh thớttu tiên đắc đạo cmnr
9gdKix7.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái thằng nói đạo lý đó, bản chất nó vốn như lol rồi. Nhưng nó lại bị vấn đề tâm lý, cứ cố gắng ta đây là người tốt để che đạy bản chất hổ thẹn của nó.

Nó suy nghĩ và nghiên cứu rất nhiều về đạo lý, rất hiểu đạo lý nhưng cũng không vượt qua được cái bản chất như lol của mình.

Kết quả là nó nói đạo lý ra rả. Nhưng khi gặp vấn đề thật sự thì bản chất nó lại lòi ra.
Một sự kết hợp tâm lý thú vị.
 
Tôi thì có 1 góc nhìn như này: 1 vài kẻ sống như loz, đạp lên người khác để "thành công", và khi "thành công" rồi thì tẩy trắng, bắt đầu rao giảng "đạo lý", và dùng chính cái "đạo lý" đó để thao túng người khác phục vụ cho mục đích của hắn. Nói ngắn gọn là sống như loz thường hay nói đạo lý, tức là vế 2 trước vế 1.
 
" Người nói đạo lý sống như... "

Quan điểm của tôi cho rằng đạo lý là sự trải nghiệm - nhìn nhận - đúc kết của con người về cuộc sống.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Tại sao lại có câu đó?

Căn bản thì những điều tốt đẹp - hoàn hảo rất khó để thực hiện, nó giống như lý thuyết ở trong một môi trường tuyệt đối vậy. Do đó việc hướng con người đến sự tốt đẹp là không sai nhưng để thực hiện là không tưởng.

Dù sao thì chúng ta cũng chỉ là con người, có thể tìm thấy sự tốt đẹp hoặc điều kiện để trở nên tốt đẹp nhưng bất khả thi.


Các fen thấy quan điểm này như thế nào?

:doubt:
// tóm tắt:

Đạo lý cũng không sai nhưng vấn đề là để thực hiện được thì rất khó, vậy nên đôi khi người nói đạo lý không thực hiện được cũng là bình thường :rolleyes:.

Vd như một ông hlv nghĩ ra chiến thuật, phương pháp tập luyện, tâm lý... cho cầu thủ thì oke còn tự ổng làm thì chưa chắc.

Nó có nhiều yếu tố để trở nên thật sự đúng đắn.
Vì họ không có “đức”
Và vì chủ thớt đưa ra mệnh đề thứ phát, nguyên văn:
“ Người hay nói đạo lý thường sống như LoL”
Phản biện:
“ Nhưng người không biết đạo lý, chắc chắn sống như LoL”
Phản biện đưa ra mệnh đề mang tính phổ quát, dứt khoát và không ba phải như bản gốc. Đạo lý ở đây không phải giáo điều, đạo lý ở đây là lối tư duy hành động theo lẽ phải, kẻ không có “đạo lý” tức không có suy nghĩ theo lẽ phải, đồng nghĩa sẽ hành động theo điều phi nghĩa
 
Đạo lý hay chân lý nó ko có khái niệm đúng hoặc sai vì bản thân nó đã là thứ tuyệt đối rồi. Chỉ là người biểu đạt nó có áp dụng nhuần nhuyễn vào cuộc sống của mình đc hay ko thôi.
 
Người nói nhiều thì hay làm ít, đôi khi nói để vớt vât thôi.. nên những người sống đạo lý thật sự họ nói ít mà làm nhiều hơn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tính ra văn hóa Tàu có cái hay là trong lúc học chữ là học làm người luôn.
Ví dụ: Nên học: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, khiêm, nhẫn, dũng,liêm, sỉ...
Nên tránh: Tham, sân, si..
Khá ngắn gọn dễ dàng để học và nhớ, những để rèn thì mới khó, rèn cả đời còn chưa được.
 
Back
Top