Tôi đang hàng ngày trò chuyện với một người được chẩn đoán trầm cảm mức độ vừa, đúng như mấy anh trên nói đấy, trầm cảm nó không chỉ là buồn, mà là còn không còn năng lượng để buồn. Cũng chính tôi là người khuyên em nó đi gặp bác sĩ tâm lý. Gia đình em do không hiểu gì về bệnh này + sĩ diện nên nhất quyết không cho con đi khám, sợ hàng xóm láng giềng dị nghị con mình bị "tâm thần", mà ngay giữa SG nhé chả phải vùng quê nào đâu, tới tận nơi nói vã cả nước bọt ra mới chịu. Mà lúc trầm trọng nhất là nó không làm được bất cứ cái gì trong ngày, không vui cũng chả buồn; hỏi em đang cảm thấy sao nó bảo cảm thấy trống rỗng. Đi chơi chung với bạn bè mà cảm giác duy nhất nó có là cảm giác sinh tồn, kiểu "à mình quen mấy đứa này, vậy đi chung với tụi nó là an toàn", chứ hỏi "Đi chơi có vui không", không trả lời được. "Em ghét tụi nó lắm hay sao?", không trả lời được luôn, trắng xoá.
Sau khi bắt đầu có đáp ứng tốt với việc điều trị thuốc và tham vấn tâm lý, nó vui mừng như kiểu đứa trẻ mới sinh ra tìm lại được một phần linh hồn đã mất ấy. "Hôm nay em rất vui", "Hôm nay em đi làm thêm khách kì cục quá bực mình ghê", kiểu vui buồn trở lại rõ ràng hơn hẳn và nó có thể gọi tên lại từng cảm xúc nó có như một người bình thường.
Mà do đặc trưng cố gắng đào bới tìm kiếm cảm xúc này, người trầm cảm thường có những hành vi rất khó ưa, cục súc; hoặc yếu đuối, "giao tiếp kém" trong mắt người khác, thành ra hay bị xa lánh, cô lập trong tập thể, lại càng dễ đẩy người ta tới đường tự tử. Anh không thể biết, lời nói của anh đã gây hại thế nào cho tinh thần người khác cho tới khi nó xảy ra đâu.