thảo luận (Đầu tư chứng khoán) những điều cần biết, Q&A

Đích đến – Mục tiêu hướng tới của Doanh nghiệp: Sau khi đã hiểu rõ con người và đặc điểm của doanh nghiệp thì yếu tố cuối cùng bạn cần nắm rõ đó chính là cái đích của doanh nghiệp đó. Vì sao cần hiểu rõ đích của doanh nghiệp, chẳng phải doanh nghiệp nào cũng mục tiêu phát triển hay sao? Đơn giản vì doanh nghiệp luôn cần phát triển nhưng định nghĩa phát triển của mỗi lãnh đạo lại khác nhau, trong khi các nhà đầu tư kì vọng doanh nghiệp sẽ đặt mục tiêu là lợi nhuận, doanh thu, ROA… thì doanh nghiệp có thể họ có những tầm nhìn khác đi trái với mục tiêu của cổ đông nhỏ ví dụ như chiếm thị phần, phát triển bộ máy vận hành-làm việc, phát triển công nghệ,… vì vậy việc bạn cần quan sát xem đích đến của bản thân và doanh nghiệp có cùng trên một con đường hay không là rất quan trọng để quyết định xem bạn sẽ gắn bó bao lâu hay nói cách khác là khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó. Ngoài ra, tuy đã cùng một đích rồi nhưng nhìn nhận về tính khả thi để thực hiện mục tiêu của bạn và lãnh đạo doanh nghiệp có thể rất khác nhau. Có khi một bên lạc quan và 1 bên bi quan về tương lai là điều dễ hiểu, dù tin tưởng tài năng nhưng chẳng ai muốn bước lên một con tàu mà chỉ nhìn thấy mây đen phía trước cả. Lần này để ví dụ cho phần Mục tiêu mình xin lấy một cổ phiếu đã làm rất nhiều ý kiến trái chiều trong giới phân tích là MWG:

Quay lại thời điểm năm 2014-2016 là thời điểm phát triển thần tốc của TGDĐ, ngay thời điểm đó lãnh đạo của công ty đã nhìn thấy trước được giới hạn của thị trường điện thoại và thiết bị điện tử. Nếu cứ tiếp tục giữ tốc độ phát triển thì chỉ trong vòng vài năm sau tăng trưởng của TGDĐ sẽ nhanh chóng đạt đến giai đoạn peak, và chính xác vào năm 2018 thì đã đạt đến giai đoạn bão hòa trong thị trường. Để đảm bảo sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo thì lãnh đạo MWG có 4 hướng để lựa chọn: 1 là phát triển mở rộng sang một lĩnh vực hoàn toàn mới không phụ thuộc gì vào ngành hàng cũ xem như mở rộng lĩnh vực kinh doanh 2 là mở rộng các mặt hàng kinh doanh-dịch vụ dựa trên nền tảng chính là chuỗi cửa hàng TGDĐ, 3 là phát triển các mảng khác tương tự như chuỗi TGDĐ và áp dụng những thế mạnh đã có vào lĩnh vực mới, 4 là tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái dựa trên lĩnh vực kinh doanh đang thịnh vượng của mình. Và câu chuyện ai cũng biết đó là MWG đã lựa chọn 1 loạt các cuộc thâu mua các chuỗi bán lẽ ở lĩnh vực khác như Trần Anh, BHX, nhà thuốc An Khang,… Và cuối cùng cho đến hiện tại chỉ tập trung vào 2 lĩnh vực là siêu thị bán lẻ và siêu thị điện máy. Điều đó đồng nghĩa với việc MWG đang nhắm đến lựa chọn phương hướng 3 và 4 để lựa chọn. Vậy bây giờ hãy phân tích một chút cả 2 kịch bản đích mà MWG có thể nhắm đến ở thời điểm hiện tại.

Với kịch bản số 3 thì thế mạnh duy nhất mà MWG có thể mang vào khi mở rộng sang lĩnh vực điện máy và bán lẻ siêu thị đó là văn hóa công ty, quy trình hoạt động và kinh nghiệm triển khai mở rộng chuỗi. Rất rõ ràng đây là thế mạnh vượt trội của MWG giúp cho nó vươn lên dẫn đầu trong chuỗi bán lẻ thiết bị thiệt tử, các chuỗi ở lĩnh vực khác cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vốn có của nó. Nhưng thế mạnh tăng trưởng này vẫn chưa thể giúp giá trị cổ phiếu của MWG lên cao hơn trong thời gian ngắn được được với lí do là tỷ suất sinh lời của 2 lĩnh vực mới sẽ thấp hơn so với mảng cũ là thiết bị điện tử-di động (đây đơn giản là bài toán định giá cơ bản, bạn đang có chuỗi TGDĐ mỗi năm tỷ suất sinh lời giả định 30% sau đó bạn lấy tiền lãi đầu tư vào dự án mới tỷ suất chỉ có 20% thì rõ ràng giá trị cổ phiếu của bạn phải giảm đi), chưa kể đến MWG còn phải chịu bù lỗ trong thời gian đầu để giúp 2 chuỗi mới chiếm thị phần. Ngoài ra việc lợi thế về văn hóa và quy trình nó có sức đề kháng rất kém so với những lợi thế khác như: sở hữu trí tuệ của Google, R&D của các công ty sản xuất hay quy mô sản xuất như HPG hay rào cản thói quen tiêu dùng như ngành bia và sữa, nên miếng bánh ngon trong thị phần bán lẻ của MWG rất dễ bị xâm lăng bởi các đối thủ khác trong những năm tới nếu chỉ theo đuổi giá trị cốt lõi là văn hóa, quy trình và kinh nghiệm.

Với kịch bản số 4 thì đây luôn là phương hướng phát triển tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp khi tạo ra hệ sinh thái thì tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp được tăng lên đang kể nhờ vào sự tương hỗ lẫn nhau giữa các lĩnh vực. Nhưng câu hỏi đặt ra hệ sinh thái của MWG sẽ được hình như thế nào, khi mà rõ ràng chúng ta đều thấy được 3 mảng mũi nhọn hiện tại của MWG tương đối rời rạc với nhau về mặt tiếp dẫn khách hàng sử dụng nhiều mặt hàng trong hệ sinh thái hay chia sẻ lợi ích về các mặt khác như marketing, tài chính, nhân sự… Rất may mắn, trong buổi phỏng vấn gần đây với Forbes thì ông Nguyễn Đức Tài đã tiết lộ một chút về hướng đi mới cho MWG đó là cố gắng xây dựng một mạng lưới logistic hỗ trợ cho các mảng bán lẻ (thông tin đính kèm link bên dưới). Như vậy bức tranh chung mà MWG đang nhắm tới đã rõ ràng hơn, việc xây dựng hệ sinh thái ở đây sẽ được xây dựng dựa trên lợi ích chung là chia sẽ mạng lưới logistic để giảm thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cũng như củng cố vị thế trên thị trường. Ở đây sẽ có một chút thay đổi so với những gì đánh giá từ trước là hệ sinh thái sẽ xây dựng dựa trên thế mạnh thị phần bán lẻ mà nó sẽ được xây dựng dựa trên sự tương đồng về vận hành của các chuỗi để tăng cường sức đề kháng. Nhưng không hẳn nó chỉ là bức tranh 1 màu hồng, khi đã rõ ràng về cái đích nhắm đến thì bản thân mình lại quay lại câu chuyện người lái tàu có đủ năng lực hay không. Rõ ràng anh Tài là một lãnh đạo rất tài năng, tâm huyết và cả tầm nhìn nhưng theo bản thân mình đánh giá anh ấy vẫn còn bị một giới hạn đó chính là background, xuất thân từ một môi trường đại trong nước và liên tục luân chuyên qua các vị trí ở các tập đoàn trong nước và chỉ trong một mảng thiết bị di động thì năng lực về tầm nhìn trong các ngành ứng dụng công nghệ điện tử là một hạn chế đối với anh (một điều dễ thấy là các CEO của các công ty start up đang dần được trẻ hóa, đa số đều tầm 3x-4x và có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau), bằng chứng là TGDĐ từng thử triển khai một mô hình logistic riêng nhưng kết quả không mấy khả quan. Cho nên bước đi thâu tóm công ty logistic có sẵn là một bước đi rất thông minh và khéo léo. Trớ trêu quay lại vấn đề là hiện tại trên thị trường có công ty nào phù hợp với hệ sinh thái mà MWG đang nhắm đến hay không? Theo hiểu biết nông cạn của mình thì gần chưa có công ty hay start-up nào phù hợp với hướng đi nhắm đến của MWG, các công ty mình thấy triển vọng gần nhất để MWG có thể nhắm đến là ahamove, lalamove, grab express (cái này thì chắc mua không nổi rồi J), hay nhỏ hơn thì có Sapo và Heyu. Ngoài ra, một yếu tố khiến mình hơi phản cảm với MWG đó là việc bộ máy lãnh đạo làm việc bất chấp các cảnh báo về nguy cơ tài chính, nếu nhìn vào BCTC những năm trước có thể thấy được việc thiếu hụt dòng tiền cuối năm là điều rất phổ biến ở MWG (đối với 1 doanh nghiệp bán lẻ thì đáng ra dòng tiền phải dồi dào vào thời điểm cuối năm), chỉ mãi đến năm 2018-2019 nhờ việc thay giám đốc điều hành thì tình trạng này mới cải thiện. Btw, tuy đích đến đã rõ ràng nhưng lực con tàu và chỉ huy khiến mình cảm thấy vẫn chưa yên tâm lắm nên mình xin bỏ qua MWG là cổ phiếu tiềm năng trong tương lai, dù mình vẫn theo dõi các động thái quản trị của nó nhưng chắc trong thời gian sắp tới với vai trò quan sát

Chiến lược thúc đẩy doanh nghiệp

Sau khi đã thành thạo Chiến lược đầu tư tiềm năng doanh nghiệp, các bạn đã tương đối có cái nhìn nhạy bén về việc đánh giá các điểm yếu, điểm mạnh và tiềm năng tương lai. Từ đó các nhà đầu tư phát triển thêm nữa đó là trực tiếp đầu tư nắm giữ vị thế cổ đông lớn của 1 doanh nghiệp và tham gia quản trị doanh nghiệp đó để thúc đẩy đầu tư. Các bạn sẽ nghe loáng thoáng rất nhiều các câu chuyện về việc các quỹ đầu tư hỗ trợ phát triển nhân sự hoặc cải tổ bộ máy để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nhưng thực tế cụ thể của nó như thế nào chắc chắn rất ít đề cập đến. Các quỹ đầu tư trước tiên sẽ phân tích tiềm năng để đánh giá doanh nghiệp có room phát triển đến mức độ nào và vấn đề hiện tại, sau đó sẽ trực tiếp đàm phán với doanh nghiệp đó để thương lượng về lợi ích 2 bên cũng như góp vốn cổ phần, cuối cùng là tiến hành đầu tư cải tổ doanh nghiệp và thực hiện giải ngân góp vốn theo từng tiến độ đã được đề ra. Làm như vậy để nếu như trong quá trình hợp tác có mâu thẫn hoặc không đạt được nhận thức chung thì bên đầu tư có thể hạn chế rủi ro rót vốn ồ ạt nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Hầu hết kinh nghiệm về việc hợp tác đầu tư như này sẽ được lưu giữ như tài liệu tham khảo, học thuật ở các trường Đại học nước ngoài hoặc trong nội bộ công ty nhằm chia sẻ, đào tạo nhân viên, một phần khác vì để thực hiện được như vậy thì phần execution mới đóng vai trò quan trọng chứ không phải phần phân tích đầu tư nên để tổng hợp lại thành kiến thức là rất khó mà nó chỉ nằm ở phần kinh nghiệm bản thân. Trong phần này mình chỉ nêu sơ để các bạn có thể biết được thôi chứ không thể chia sẻ nhiều vì bản thân mình cũng không thể gọi là chuyên gia đủ kinh nghiệm để tổng hợp thành kiến thức được, mình sẽ cố gắng chia sẻ kinh nghiệm trong phần này nhiều nhất có thể thông qua các bài phân tích về doanh nghiệp phía sau.

Mình xin dẫn lời của một người anh trong nghề để các bạn thấy được xu thế hiện nay các quỹ đầu tư không còn quá chú trọng đến các chỉ số hiển thị trên tài chính nữa, đơn giản mức độ tin tưởng của nó gặp rất nhiều vấn đề và nó không đánh giá được hết tiềm năng của một doanh nghiệp khi cái yếu tố phi tài chính mới là thứ quyết định tương lai của nó. Đối với một quyết định đầu tư càng lớn thì các quỹ lại càng chú trọng hơn đến chỉ số phi tài chính và sẵn sàng thuê các bên thứ 3 để phân tích các chỉ số này để nắm giữ trong lâu dài. Và trong 2 thập kỉ vừa qua chúng ta đã thấy được rất nhiều các công ty vùng lên mạnh mẽ bỏ mặc qua các logic về con số: Nhìn vào các chỉ số tài chính và nhân sự công nghệ ai có thể nghĩa Apple đủ lực đẩy lùi Nokia, Sony, nhìn vào chỉ số quy mô công ty ai có thể khẳng định Google search thống trị thay vì Bing của Microsoft hay Yahoo search. Qua các bài học đó thì có thể thấy được xu hướng phân tích phi tài chính đang dần được coi trọng hơn với những model mới liên tục được đưa ra bởi các công ty kiểm toán, Quỹ đầu tư và Consultant nhằm đánh giá chính xác hơn tiềm năng của doanh nghiệp.

 
trường hợp win-win chỉ xảy ra khi tất cả các bên chấp nhận một tỷ suất sinh lợi bằng với tăng trưởng tự nhiên của thị trường (có thể được tính nhanh bằng công thức: GDP + lạm phát + tỷ lệ tăng trưởng tín dụng), ở VN sẽ rơi vào khoảng 18-20%/năm.
Tăng trưởng tự nhiên 18-20% thì tức là chỉ số VNINDEX cũng phải tăng trưởng theo con số này à thím? Vậy tại sao từ 2018-2020 thì VNINDEX còn giảm chứ chưa nói được mấy chục %.

Mình chơi chứng chỉ nhắm đến mục đích sinh lợi 10%, thấy thím nói tăng trưởng tự nhiên khoảng 18-20% ham quá. Nếu VNINDEX tăng đều được vậy mình mua VN30 ETF rồi hold thì ngon hơn tự pick cổ đầu tư.
 
Tăng trưởng tự nhiên 18-20% thì tức là chỉ số VNINDEX cũng phải tăng trưởng theo con số này à thím? Vậy tại sao từ 2018-2020 thì VNINDEX còn giảm chứ chưa nói được mấy chục %.

Mình chơi chứng chỉ nhắm đến mục đích sinh lợi 10%, thấy thím nói tăng trưởng tự nhiên khoảng 18-20% ham quá. Nếu VNINDEX tăng đều được vậy mình mua VN30 ETF rồi hold thì ngon hơn tự pick cổ đầu tư.
Thứ nhất là chỉ số VNINDEX còn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của thị trường chứ không phải chi phối bởi mỗi giá trị công ty nên nó lên cao chót vót sau đó tụt đỉnh không phanh là chuyện bình thường :) Với lại ước tính chỉ là một cái neo để dựa vào đó ước tính thôi, có thể đặt tỷ suất sinh lời mục tiêu cao hoặc thấp hơn thị trường tùy, nhưng 10% thì quá thấp. Tiền đó đem cho vay hoặc mua trái phiếu cũng thì đảm bảo cao mà vẫn nhận được chừng đấy lãi suất.
 
Thứ nhất là chỉ số VNINDEX còn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của thị trường chứ không phải chi phối bởi mỗi giá trị công ty nên nó lên cao chót vót sau đó tụt đỉnh không phanh là chuyện bình thường :) Với lại ước tính chỉ là một cái neo để dựa vào đó ước tính thôi, có thể đặt tỷ suất sinh lời mục tiêu cao hoặc thấp hơn thị trường tùy, nhưng 10% thì quá thấp. Tiền đó đem cho vay hoặc mua trái phiếu cũng thì đảm bảo cao mà vẫn nhận được chừng đấy lãi suất.

Tại thím ra cái công thức ước tính đó nhưng ít nhất 3 năm gần đây ko có năm nào thị trường đạt xung quanh được con số đó cả nên thấy nó ko thực tế (kể cả năm cao hơn, năm thấp hơn vài chục % nhưng xoay quanh đó thì còn thấy có lý).

Mình cũng có mua trái phiếu mà chỉ được 9%, có loại cao hơn nhưng thấy sợ rủi ro.
 
Tại thím ra cái công thức ước tính đó nhưng ít nhất 3 năm gần đây ko có năm nào thị trường đạt xung quanh được con số đó cả nên thấy nó ko thực tế (kể cả năm cao hơn, năm thấp hơn vài chục % nhưng xoay quanh đó thì còn thấy có lý).

Mình cũng có mua trái phiếu mà chỉ được 9%, có loại cao hơn nhưng thấy sợ rủi ro.
Tỷ suất sinh lời trên thị trường nó chỉ quan hệ tuyến tính với chỉ số thị trường chứ trên lý thuyết và cả trong thực tế nó chưa bao giờ tăng trưởng song song cả vì chỉ số thị trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như (công ty phát hành thêm cổ phiếu, niềm tin thị trường, công ty niêm yết thêm hay tỷ trọng rổ chỉ số ...) nên việc bạn tin rằng chỉ số giá thị trường nên chuyển động xung quanh tỷ suất sinh lời thì có lẽ hơi nhầm lẫn.
Với cả thường quan sát thị trường trong nghiên cứu đều lấy giá trị trên 40 năm cả làm cơ sở, sau đó người ta mới làm research đưa ra công thức chứ thị trường VN còn quá trẻ nên chưa phản ánh được điều gì trong vài năm.
 
có kênh youtube hay web nào hướng dẫn về chứng khoán cơ bản ko các thím. cơ bản đến mức tận cùng như là cách mở tài khoản, cách đặt lệnh, cách giao dịch, cách đọc bảng giá điện tử, cách đầu tư.......
Cái này bạn lên kênh youtube không hay bằng tự vác thân lên cty chứng khoán mở tài khoản đâu bác. Mình mở 1 cái bên Vndirect nhân viên họ hướng dẫn tận răng. Không biết khái niệm gì hỏi họ chỉ nhiệt tình luôn :beauty:. Mỗi khoản cố phiếu nào sắp tăng thì họ ko biết :sad:
 
Cái này bạn lên kênh youtube không hay bằng tự vác thân lên cty chứng khoán mở tài khoản đâu bác. Mình mở 1 cái bên Vndirect nhân viên họ hướng dẫn tận răng. Không biết khái niệm gì hỏi họ chỉ nhiệt tình luôn :beauty:. Mỗi khoản cố phiếu nào sắp tăng thì họ ko biết :sad:
Mình có mở 1 tài khoản bên FPTS từ 2016 nhưng ko sờ đến, giờ mới bắt đầu tìm hiểu thím ạ
 
Mình có mở 1 tài khoản bên FPTS từ 2016 nhưng ko sờ đến, giờ mới bắt đầu tìm hiểu thím ạ
Bác cử thử đi. Trước nhất lên cty hỏi các bạn hỗ trợ về bất cứ thứ gì bạn chưa rõ. Một phần cũng test xem nhân viên họ (với thái độ lịch sự) có hỗ trợ niềm nở hay không để có gì bác có thể vừa sử dụng dịch vụ một cách vui vẻ mà có thể thoải mái hỏi để học.
 
Không biết chức năng vote như thế nào nhưng topic này xứng đáng 5 sao và có thể lên có Chú ý. Bác akasaki1 quả thật có kinh nghiệm trong nghề rất tốt. Xin nhận bác làm sư phụ :burn_joss_stick: :burn_joss_stick: :burn_joss_stick: Chỉ hy vọng những kiến thức bác viết ra dc nhiều người biết đến hơn. Mình hiện đang tập đầu tư CK phần cũng đang học hỏi thị trường. Lần nào bước vào khu sảnh của Vndirect cũng thấy 1 2 chú bác bô bô với nhau theo hội về về lướt sóng mã này mã kia rồi đánh lệnh phái sinh này kia rồi cũng bàn về cách mau chóng giàu. Mình nhìn mà thấy tội họ thật sự :pudency: Mình với vốn kiến thức rất ít ỏi từ CFA lvl 1 nghe họ bàn chuyện đánh giá công ty cũng thấy họ không hề có 1 chút kiến thức nào về thị trường. Chỉ là lóm dc vài 3 group zalo lướt rồi đi học mấy khóa TA về "thế nến". Chơi 1 2 cú ăn hên may thì ko nói nhưng những người này e lòng tham và sự thiếu hiểu biết của họ sẽ giết mòn họ về sau này thôi. :sad:

Sao bác lại thấy tội cho họ khi họ không làm giống như những gì bác làm?

Còn về kiến thức về thị trường thì mình gặp nhiều người không hề biết gì về thị trường, nhưng một năm họ chỉ đầu tư một vài lần khi broker của họ báo tin chứ không cần phải đầu tư dài hạn làm gì cả. Tiền lời họ xoay vòng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh chính của mình, chứ không phải là sống chết đầu tư chứng khoán kiếm lợi.

Nếu ai hỏi mình về kiến thức thị trường thì mình cũng nhỏ nhẹ bảo là "biết ít lắm", chứ nếu mà mình nói mình "hiểu biết thị trường" thì nó là bốc phét rồi.

Tóm lại, ý mình là: Mỗi người có một phong cách khác nhau, suy nghĩ của họ được hình thành từ những sai lầm khác nhau trong quá khứ. Cho nên việc họ đầu tư thế nào, quan điểm của họ thế nào thì đó là của riêng họ, mà đã là quan điểm cá nhân thì khó mà thay đổi. Cho nên bác không cần phải để ý đến việc người khác làm chi hết.

Cho dù giả sử họ có đọc bài viết trong topic, bác thấy hay nhưng bác chưa trải qua những chuyện đó thì liệu bác có hiểu hết toàn bộ tâm tư của tác giả? Có người sẽ thấy không phù hợp với quan điểm cá nhân, hoặc thậm chí có người sẽ thay đổi suy nghĩ, update bộ não của mình sau khi đọc bài trong topic này nhưng ngủ vài đêm sau thì lại quên sạch.
 
Một cổ phiếu mình phân tích lại từ một bài đánh giá đâu đó được share khắp nơi các diễn đàn, mình đem về mổ xẻ lại để các bạn tham khảo
Nkg ngon rẻ các điểm sau:
1. Lợi nhuận tăng cao. Quý 1/2020 lợi nhuận NKG đạt 41 tỉ trọng khi cả năm 2019 đạt tổng cộng 47 tỉ. Dự kiến năm nay đạt trên 200 tỉ lợi nhuận. Gấp 4 lần năm 2019.
2. Thị phần tăng mạnh. Theo thống kê thị phần của NKG tăng từ 15.8% lên 16.6% => Thị phần thường được thống kê dựa theo 2 cách là input và output. Nam kim chủ yếu là sản phẩm thành phẩm nên thống kê sẽ theo số output. Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy doanh số bán ra toàn thị trường Q1-2020 giảm mạnh, dẫn đến con số rất dễ sai lệch bởi thành quả Q1-2020 ảnh hưởng bởi đơn hàng từ Q4-2019 rất nhiều, có thể thời điểm cuối năm ngoái NK kí được hợp đồng lớn nên dẫn đến thị phần thống kê đầu năm tăng. Nên con số này chưa nói lên được gì.
3. Ngành thép đang là xu hướng sắp tới khi đầu tư công triển khai, bất động sản ấm lên và đặc biệt bất động sản khu công nghiệp phát triển không ngừng. => Nam kim hiện tại vẫn chủ yếu là tôn mạ chứ không phải chuyên thép như HPG cho nên có thể nói chỉ có thể hưởng lợi từ khu công nghiệp là chủ yếu chứ đầu tư công và BDS (chủ yếu bán cho BDS dân dụng, nhà xưởng) rất ít.
4. NKG Tiến hành mua 10tr cổ phiếu quỹ trong tháng sáu sắp tới và điều này diễn ra có nghĩa là cổ phiếu NKG sẽ tăng không ngừng. Trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành chỉ có 181tr. Trong đó nắm trong tay các công ty, các quỹ đầu tư lớn đã khoảng 100tr. Số lượng cổ phiếu còn lại ở các đầu tư nhỏ là khoảng 81tr. Việc mua 10 tr cổ phiếu quỹ tức mua đến khoảng 12% Số lượng cổ phiếu đang trôi nổi trên thị trường. => Chưa nói lên được gì vì đăng kí mua và số mua thực tế khác xa nhau, ngoài ra việc cổ phiếu tập trung vào tay to chưa hẳn đã tốt cho nhà đầu tư nhỏ
5. Lợi nhuận chưa phân phối đến năm 2019 là 356 tỉ và thặng dư vốn cổ phần là 766 tỉ, tổng cộng 1122 tỉ. Trong khi vốn hóa hiện tại của NKG là 1407 tỉ. Chỉ riêng khoản lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần thì cũng đã bằng gần bằng vốn hóa của NKG. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu của NKG quá thấp.

=> Đây là điểm cần xem xét lại, khi mà công ty làm ăn có lãi 2016-2017 thì thời điểm đó giữ lại lợi nhuận thì hành động hợp lí phải là tái đầu tư để tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận cho những năm sau. Nhưng ở đây theo mình quan sát ban quản trị lại dùng tiền lợi nhuận chia làm 2 phần, phần nhỏ đem tái đầu tư vào ngành thép và phần lớn thì lại đem mua trái phiếu và gửi ngân hàng. Và thực tế cho thấy cả 2 hành động này đều đem lại hiệu quả rất thấp, trái lại với lợi ích của cổ đông. Vậy ở đây cần xem xét lại 2 vấn đề, một là năng lực quản trị của ban điều hành công ty và hai là có hay không lợi ích nhóm trong nội bộ công ty. Trong khi trữ tiền và tài sản tài chính số lượng lớn sử dụng kém hiệu quả, quay sang sử dụng đòn bẩy quá lớn để gánh chi phí tài chính cao là điều bất hợp lí.
6. Giá trị sổ sách của NKG là 16.804 trong khi giá cổ phiếu hiện tại là 7.730 vnd. Giá cổ phiếu chỉ bằng 46% giá trị sổ sách, Điều này có nghĩa là cổ phiếu tiến về giá trị thật thì chúng ta sẽ đạt được một khoản lợi nhuận đầu tư rất lớn. => Cái này chưa hẳn vì giá trị sổ sách tính toàn bộ giá trị sổ sách của tài sản, nó chỉ là con số tham khảo. Còn phải xem xét đến cổ tức và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
7. NKG sắp chia lợi nhuận trong tháng 6 tới sau khi tiến hành đại hội cổ đông vào 18/6/2020. Xem lại lịch sử chia lợi nhuận của cổ phiếu này chúng ta thấy đây là một khoản cổ tức khổng lồ. Tính ra không thấp hơn 20 %. Chia cho cả hai năm 2018 và 2019 cổ tức có thể nhận được lên đến 40%-50%. => Lịch sử cho thấy NK chủ yếu chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ, hơn nữa gánh nặng nợ tài chính vẫn còn đó thì việc chia cổ tức là khá khó. Đọc báo cáo của NK thì Q1 vừa rồi đã phải chi một khoản lớn để chi trả tiền khoản phải trả nên thực tế tiền sẵn có đã không còn nhiều để chi trả cổ tức.
8. Năm 2017 quỹ đầu tư VinaCapital tiến hành mua cổ phiếu NKG với giá 27.000. chúng ta mua với giá này có nghĩa là đã rẻ hơn VinaCapital 73% => Chưa nói lên được điều gi, năm 2017 là thời kì hoàng kim của NK cũng như ngành thép trong nước, hơn nữa khối lượng nắm giữ của VinaCapital gần như đã thoái hết trong những năm gần đây.

Ngành xây dựng bất động sản Việt Nam đặc biệt là đầu tư công sẽ kéo dài trong vòng 5 năm tới và NKG còn tiềm năng đến 5 năm sau. Mua NKG cất ví thôi.



Đánh giá sơ bộ về công ty NKG:

Về bộ máy doanh nghiệp: Hiện tại NKG có thể nhìn thấy được 3 vấn đề rất lớn trong bộ máy vận hành doanh nghiệp
+Chưa có một hệ thống quản trị rõ ràng: Giống như hầu hết các doanh nghiệp SME tại VN, NKG vẫn đang vận hành bộ máy một cách tương đối thủ công và không hệ có một hệ thống thông tin rõ ràng. Điều này rất tệ đối với một doanh nghiệp thương mại và sản xuất như NKG trong việc quản trị rủi ro và quản lí kinh doanh hiệu quả. Bằng chứng là tình hình kinh doanh cực kì khởi sắc khi thị trường lên trong năm 2016-2017 nhưng đến năm 2018-2019 khi thị trường gặp nhiều biến động thì điểm yếu lộ ra thấy rõ ràng trong việc kiểm soát biên lợi nhuận, việc chạy đuổi theo mục tiêu doanh số đã khiến NKG đâm đầu vào hậu quả là làm ăn thiếu hiệu quả và quản trị tài chính cực kém.

+Chất lượng đội ngũ nhân viên: Trong những thời điểm 2017-2018 thì NKG đã từng cố gắng triển khai một hệ thống thông tin quản lí cho doanh nghiệp, số tiền bỏ ra lúc đấy khoảng đâu đó hơn 1tr$ nhưng kết quả thu lại bằng không. Nó nói lên điều gì? Chứng tỏ đội ngũ tầm trung và thấp trong công ty hoặc là có chất lượng rất tệ (mình đã từng thử nhiều doanh nghiệp triển khai ERP rồi, để có một hệ thống hoàn chỉnh cực khó khăn nhưng để xây dựng hệ thống từng phần thì không hề khó có thể tùy tính chất công ty mà sẽ mất thời gian dài hơn, nhưng ở đây NKG không thu được kết quả gì thì chất lượng nhân viên rất đáng lo ngại) hoặc là đội ngũ nhân viên không muốn triển khai vì như vậy sẽ khiến quy trình trở nên minh bạch rõ ràng và không có lợi cho họ (cái này thường xuyên thấy trong quy trình vận hành doanh nghiệp B2B).

+Kết cấu tài chính quá kém: Có thể dàn lãnh đạo cũ không thực sự giỏi hoặc chưa chú trọng trong việc quản lí tài chính cho nên di sản để lại là một cấu trúc tài chính cực kì bấp bênh và thiếu hiệu quả mặc dù tình hình kinh doanh của cty là khả năng trong vài năm trước. Nó càng trở nên biến chứng nặng hơn trong điều kiện kinh doanh thiếu thuận lợi như hiện nay, nhưng may mắn là công việc kinh doanh của NKG rất tập trung chứ không phải phức tạp như nhiều tập đoàn khác nên việc sửa chữa vẫn là khả quan trong thời gian sắp tới.

Về lãnh đạo công ty: Đây coi như là điểm sáng của NKG khi được anh Võ Hoàng Vũ mới được bổ nhiệm làm tổng giám đốc năm vừa rồi. Về background của anh Vũ thì tương đối ổn định, đã có gần 20 năm trong ngành vật liệu xây dựng và từng nắm phó TGĐ công ty thép SMC. Mình đánh giá anh Vũ là người có năng lực, quan hệ cũng như kinh nghiệm trong thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thép nói riêng. Về việc kinh nghiệm quản trị rủi ro và quản lí kinh doanh cũng tương đối dày dặn kinh nghiệm cho nên việc anh Vũ được bổ nhiệm làm TGĐ của NKG là tương đối phù hợp. Nhưng điểm trừ đó chính là suốt thời gian sau khi tốt nghiệp cho đến hiện tại, anh Vũ chỉ gắn bó với công ty SMC. Có nghĩa là anh ấy chỉ có kinh nghiệm và quen thuộc với môi trường nhà nước, chứ chưa hề được đào tạo hoặc trải nghiệm qua môi trường quản trị công ty nước ngoài. Cho nên vấn đề xây dựng một hệ thống quản trị vẫn là một dấu hỏi lớn đối với năng lực và tư duy của anh Vũ.

Mục tiêu doanh nghiệp: Theo mình tìm hiểu trong thời gian sắp tới NKG vẫn sẽ tập trung vào ngành tôn mạ, cải tổ bộ máy doanh nghiệp, triển khai hệ thống ERP mới chứ chưa có ý định mở rộng mảng kinh doanh của mình. Ngoài ra, thì sẽ đẩy mạnh hợp tác với SMC để xây dựng thị phần cho các dự án nhà nước hơn. Có thể thấy trong khoảng thời gian 2-3 năm tới, NKG sẽ không có mặt đột phá về doanh số cũng như thị phần nhưng bù lại có thể sẽ nâng cao được hiệu quả trong việc quản trị bộ máy, không có quá nhiều thứ để bàn.

Tổng kết lại: Nếu trong thời gian sắp tới NKG có thể giải quyết được những vấn đề trong quản trị thì mức giá sẽ có sự tăng trưởng mạnh và xứng đáng nắm giữ từ đây đến cuối năm. Nếu như giải quyết được quản trị rủi ro/tài chính -> mức giá khuyến nghị là 11-12, triển khai được hệ thống ERP thành công -> mức giá 16-18 và cuối cùng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên -> mức giá 20-22. Với việc mức giá hiện tại (cho đến thời điểm mình viết là 29/05) là 7.7 thì NKG rất đáng để xem xét mua vào trong tương lai với số vốn không quá lớn (khuyến nghị dưới 3 tỷ).

Tản mạn một chút về anh Vũ giám đốc, thì 2 vợ chồng anh đều xuất thân từ gốc Quảng (vợ anh người Quảng Nam) và ít ai biết vợ anh ấy chị Tâm cũng là một doanh nhân khá máu mặt trong ngành nông nghiệp (hiện tại công ty cũng xếp top 10 trong mảng cung cấp vật tư sản xuất nông nghiệp). Đã hơn một lần ông ấy muốn bỏ việc để cùng mở rộng công ty riêng với vợ nhưng vợ ông ấy thương vì đang làm sếp công ty lớn, quần áo sang trọng lại có người đưa đón lại chạy xuống làm công ty nông nghiệp quần áo lấm lem, lại phải tiếp xúc toàn nông dân chứ không phải dân học thức-nhà nước như hồi SCM nên lại đuổi quay lại làm giám đốc công ty thép :LOL:. Thực ra công ty của chị Tâm cũng rất có tiềm năng nhưng ngặt nỗi 2 vợ chồng lại không có tham vọng và tầm nhìn hay nói cách khác năng lực của cả 2 đã tới hạn rồi, nếu không đi học trau dồi thêm thì rất khó tiến xa hơn nữa. Mình đang ý định sẽ thuyết phục chị vợ cải tổ lại công ty và đưa lên sàn trong thời gian tới nhưng có lẽ đó sẽ là dự án dài hơi vì hiện tại công ty vẫn còn nhiều chỗ cần phải xây dựng lại và chị ấy cũng đang bận một số chuyện gia đình.
 
Kết cấu tài chính quá kém: Có thể dàn lãnh đạo cũ không thực sự giỏi hoặc chưa chú trọng trong việc quản lí tài chính cho nên di sản để lại là một cấu trúc tài chính cực kì bấp bênh và thiếu hiệu quả mặc dù tình hình kinh doanh của cty là khả năng trong vài năm trước.

Bác có thể nói rõ hơn về khúc này không. Mình không biết kém là kém thế nào, kém so với các đối thủ cùng ngành hay là bản thân bác thấy tài chính như vậy là chưa vững?
 
Bác có thể nói rõ hơn về khúc này không. Mình không biết kém là kém thế nào, kém so với các đối thủ cùng ngành hay là bản thân bác thấy tài chính như vậy là chưa vững?
Trong khi chờ bác chủ thớt giải thích thêm thì em cũng nghía qua con này cái. Em thấy nó:
+ Có kha khá tiền mà gửi ngân hàng + mua trái phiếu (~7-8%/năm) trong khi đó đang đi vay kha khá, có khoản cao nhất lên 9% năm
+ Đòn bẩy tài chính cao. HPG bị người ta chê nợ nhiều nhưng leverage đâu có cỡ 2, con này cỡ 2.5
Có lẽ nếu ko gửi ngân hàng, mua trái phiếu mà giảm bớt nợ, cơ cấu lại... gì đó thì đẹp hơn?
 
Bác có thể nói rõ hơn về khúc này không. Mình không biết kém là kém thế nào, kém so với các đối thủ cùng ngành hay là bản thân bác thấy tài chính như vậy là chưa vững?
@freelancer_coder : Bạn này nói đúng ý rồi đấy, chỉ cần chau chuốt và đặt số liệu vào một tình huống sẽ ra câu chuyện phía sau của doanh nghiệp
So với các công ty cùng ngành thì chỉ có thể so về các chỉ số tài chính kinh doanh chứ không thể so chỉ số tài chính quản trị được, ở đây chỗ yếu kém của ban quản trị là quá chú trọng vào việc đẩy doanh số nhưng không quản trị được dòng tiền bán hàng và các quyết định tài chính thiếu hiệu quả dựa trên nguyên tắc quản lí tài chính nói chung chứ không phải so sánh cùng ngành.
Nói một cách dân dã là anh NKG quá ham bán hàng => cho các đại lí gối đầu quá nhiều => không cân bằng được tiền mặt trong công ty và tiền cho người bán nợ => chính bản thân phải đi vay mượn để đảm bảo hoạt động(mà ai cũng rõ lãi suất vay thời điểm 2015-2017 nó cao như thế nào) => tăng chi phí tài chính không đáng có, nếu như chỉ cần kiểm soát công nợ tốt hơn thì đã không có chuyện lãng phí chi phí tài chính gần 10% mỗi năm.
Sau đó khi tiền về lại không trả lãi vay mà lại đem đầu tư và mua trái phiếu trong khi lãi suất trái phiếu thấp hơn lãivay rất nhiều, đầu tư thì không có lãi => quyết định tài chính sai lầm, không hiệu quả. Tồn dư nợ vay đến năm 2018 là lớn, mà tình hình kinh doanh đi xuống => gánh nặng kép từ kinh doanh thiếu hiệu quả và chi phí tài chính đánh gục công ty.
 
Last edited:
Trong khi chờ bác chủ thớt giải thích thêm thì em cũng nghía qua con này cái. Em thấy nó:
+ Có kha khá tiền mà gửi ngân hàng + mua trái phiếu (~7-8%/năm) trong khi đó đang đi vay kha khá, có khoản cao nhất lên 9% năm
+ Đòn bẩy tài chính cao. HPG bị người ta chê nợ nhiều nhưng leverage đâu có cỡ 2, con này cỡ 2.5
Có lẽ nếu ko gửi ngân hàng, mua trái phiếu mà giảm bớt nợ, cơ cấu lại... gì đó thì đẹp hơn?

Mình dạo sơ qua thì thấy thế này, sẵn up lên cho các bác xem luôn, có số má nói cho dễ chứ toàn chữ khó tiếp thu.

fNk7GxL.png


Tính ra thì tiền mặt của doanh nghiệp tầm 777 tỷ đồng. Trong đó 700 tỷ đầu tư trái phiếu, không rõ trái phiếu doanh nghiệp nào, lãi suất 6,8% - 8,2%.

Vay nợ thì như sau:


DIXL4Ro.png

Nrr7ZBy.png


Nợ ngắn hạn chủ yếu vay đảo nợ do ở VN các ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn, chỉ cho vay ngắn hạn. Nhưng mà nhìn qua thì thấy nợ đã giảm rồi, ngắn hạn giảm tầm 900 tỷ, dài hạn tầm 500 tỷ. Chứng tỏ là cũng có tiền ra tiền vô chứ không phải không.

Sơ qua phần doanh thu thì như vầy:

ttkNj4H.png


Doanh thu 12k tỷ năm 2019, các khoản giảm trừ là 47 tỷ, rất thấp so với doanh thu. Trong đó chiết khấu thương mại, là khoản mà doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng mua khối lượng lớn, đại lý tầm 28 tỷ. Rất thấp.

Tuy nhiên, nhìn xuống phần giá vốn hàng bán thì:

0uR2PPG.png


Hơn 11,8 ngàn tỷ. Chiếm 97% doanh thu bán hàng. Sau khi trừ phần giá vốn thì doanh nghiệp chỉ còn vỏn vẹn 341 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Giá vốn bán hàng quá cao.

Lý do như vầy: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trong năm 2019 là những 14,5 ngàn tỷ đồng rồi.

e6TfKpb.png


Quá cao. Điều này làm cho giá vốn hàng bán bị đội lên rất nhiều.

Trong khi đó các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh rất thấp so với giá vốn hàng bán.

COSYdsb.png


Nhìn qua báo cáo, chi phí bán hàng chỉ 210 tỷ, quản lý doanh nghiệp tầm 68 tỷ. Tổng lại thì tầm 280 tỷ đi. Chiếm tỷ trọng 2,3% doanh thu.

Và doanh nghiệp đã hạ chi phí hoạt động kinh doanh xuống so với năm 2018, chứng tỏ là cũng đang cải tổ lại từ từ, quản lý chi phí có vẻ tốt hơn.

Vì vậy, tạm kết luận ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp là giá vốn hàng bán quá cao, chiếm 97% doanh thu thuần.

Tiền mặt đầu tư thì ít, nhưng vay nợ nhiều thì tất nhiên là thu nhập lãi hoạt động tài chính không đủ để chi trả lãi vay.

d0qwlZB.png


Vì vậy, năm 2019 doanh nghiệp buộc phải đem tài sản đi bán.

q5OsUuV.png


Nhờ có khoản này mà doanh nghiệp mới ghi nhận có lợi nhuận trong năm 2019.

Hiện tại chỉ có vậy thôi không đi sâu phân tích nên không biết nói gì nữa. Cám ơn các bác, mình đi coi thì biết thêm 1 vài thứ.
 
Mình dạo sơ qua thì thấy thế này, sẵn up lên cho các bác xem luôn, có số má nói cho dễ chứ toàn chữ khó tiếp thu.

fNk7GxL.png


Tính ra thì tiền mặt của doanh nghiệp tầm 777 tỷ đồng. Trong đó 700 tỷ đầu tư trái phiếu, không rõ trái phiếu doanh nghiệp nào, lãi suất 6,8% - 8,2%.

Vay nợ thì như sau:


DIXL4Ro.png

Nrr7ZBy.png


Nợ ngắn hạn chủ yếu vay đảo nợ do ở VN các ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn, chỉ cho vay ngắn hạn. Nhưng mà nhìn qua thì thấy nợ đã giảm rồi, ngắn hạn giảm tầm 900 tỷ, dài hạn tầm 500 tỷ. Chứng tỏ là cũng có tiền ra tiền vô chứ không phải không.

Sơ qua phần doanh thu thì như vầy:

ttkNj4H.png


Doanh thu 12k tỷ năm 2019, các khoản giảm trừ là 47 tỷ, rất thấp so với doanh thu. Trong đó chiết khấu thương mại, là khoản mà doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng mua khối lượng lớn, đại lý tầm 28 tỷ. Rất thấp. => Cài này không chắc chắn, vì doanh nghiệp có thể kê phần hoa hồng thưởng ngoài hợp đồng cho đại lí và nó sẽ nằm trong phần chi phí sản xuất, kinh doanh được

Tuy nhiên, nhìn xuống phần giá vốn hàng bán thì:

0uR2PPG.png


Hơn 11,8 ngàn tỷ. Chiếm 97% doanh thu bán hàng. Sau khi trừ phần giá vốn thì doanh nghiệp chỉ còn vỏn vẹn 341 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Giá vốn bán hàng quá cao. =>

Lý do như vầy: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trong năm 2019 là những 14,5 ngàn tỷ đồng rồi.

e6TfKpb.png


Quá cao. Điều này làm cho giá vốn hàng bán bị đội lên rất nhiều.

Trong khi đó các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh rất thấp so với giá vốn hàng bán.

COSYdsb.png


Nhìn qua báo cáo, chi phí bán hàng chỉ 210 tỷ, quản lý doanh nghiệp tầm 68 tỷ. Tổng lại thì tầm 280 tỷ đi. Chiếm tỷ trọng 2,3% doanh thu.

Và doanh nghiệp đã hạ chi phí hoạt động kinh doanh xuống so với năm 2018, chứng tỏ là cũng đang cải tổ lại từ từ, quản lý chi phí có vẻ tốt hơn. => Cái này mình đã nhắc ở trên anh Vũ TGD của NKG được điều về từ đầu năm 2019 nên đang có sự cải tổ, mình đã nhắc đến

Vì vậy, tạm kết luận ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp là giá vốn hàng bán quá cao, chiếm 97% doanh thu thuần. => Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu thấp không nói lên tất cả, doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược phân khúc giá thấp, cần quan tâm thêm là EPS và ROE có ngang với ngành hay không. Ngoài ra, so sánh với các công ty cùng ngành có thể thấy tôn mạ tỷ lệ sinh lợi giảm trong năm 2018, 2019 là tình hình chung do thị trường chứ không phải chỉ đến mỗi từ công ty.

Tiền mặt đầu tư thì ít, nhưng vay nợ nhiều thì tất nhiên là thu nhập lãi hoạt động tài chính không đủ để chi trả lãi vay.

d0qwlZB.png


Vì vậy, năm 2019 doanh nghiệp buộc phải đem tài sản đi bán.

q5OsUuV.png


Nhờ có khoản này mà doanh nghiệp mới ghi nhận có lợi nhuận trong năm 2019.

Hiện tại chỉ có vậy thôi không đi sâu phân tích nên không biết nói gì nữa. Cám ơn các bác, mình đi coi thì biết thêm 1 vài thứ.
Tóm tắt lại EPS và ROE của NKG thấp chủ yếu đến từ 2 phần quản trị tài chính và quản lí kinh doanh
Quản trị tài chính: Do không cơ cấu được cấu trúc tài chính tốt,việc quản lí dòng tiền lỏng lẻo khiến vay nợ tăng cao dẫn đến giảm thiểu lợi nhuận.
Quản lí kinh doanh: Không kiểm soát được việc chi trả tiền cho đại lí, không kiểm soát được giá thành nguyên vật liệu, không kiểm soát được thông tin sản xuất (hàng tồn kho, nguyên vật liệu, đơn đặt hàng) dẫn đến chi phí hoạt động và giá thành sản xuất không hiệu quả.
Ở đây NKG tập trung vào xử lí tài chính trước vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động công ty, thực hiện được trong thời gian ngắn và ít phức tạp hơn. Sau đó sẽ tiến hành đến cải tổ bộ máy hoạt động cần thời gian dài hơi hơn (có thể kéo dài 1,5-2 năm tùy năng lực người quản trị), sau khi tiến hành cải tổ xong thì hiệu quả quản lí sẽ tăng lên rõ rệt nhờ vào luồng thông tin rõ ràng đến từ các phòng ban. Nhưng hiện tại việc cấu trúc lại tài chính chỉ mới khả quan hơn chứ chưa đạt được trạng thái khỏe mạnh nên mới đang đặt trong rổ tiềm năng đầu tư
 
Bác @ceoVHH phân tích về chi phí nguyên vật liệu làm em nghĩ nếu khi nào giá nguyên liệu giảm, giá hàng bán giữ nguyên hoặc tăng thì biên lợi nhuận của bọn này sẽ tăng mạnh và ngược lại. Nên em đi tìm cách để dự đoán lợi nhuận.

Mò chút thì thấy bọn này nhập nguyên liệu có vẻ từ mấy chỗ này:
Screen Shot 2020-06-05 at 20.08.56.png


Cơ mà không phải trong nghề nên ko nắm được lịch sử giá, chart coi giá nguyên liệu từ mấy bọn kia thế nào, giá NKG bán hàng ra sao. Cái gần nhất tìm được có chút liên quan.
https://vn.investing.com/commodities/shfe-hot-rolled-coil-futures-streaming-chart
=> nhìn cái chart này có vẻ đáy của giá HRC cũng gần với lúc NKG đạt đỉnh cao lợi nhuận đó.

Chẳng biết là có tương đồng với giá của mấy công ty bên trên kia ko nhưng nếu có thì tức là nguyên liệu hồi Covid thì thấp nhưng gần đây lại tăng cao rồi.

Coi chút nữa về tồn kho Q1 thì tồn nguyên liệu có vẻ nhiều hơn đầu kỳ nên đoán mò chưa chắc nó mua thêm lúc nguyên liệu giá thấp.

Screen Shot 2020-06-05 at 20.29.34.png


Nói chung là vẫn ko có clue để làm gì mấy nhưng cũng là hướng cho ai hiểu về cách hoạt động, giá đầu vào đầu ra. Dạng như dự đoán quý này lợi nhuận tốt thì mua, mà lợi nhuận kém đi thì bán :)
 
Last edited:
Các bác nghĩ sao về việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF?
Bằng cách dành ra một phần thu nhập hàng tháng từ nghề chính đang có để mua chứng chỉ quỹ? Mình đọc thấy warren buffett khuyên các nhà đầu tư cá nhân không chuyên nên làm theo cách này. Vì thực ra nhiều người cũng ko có thời gian để đọc và tìm hiểu, theo dõi hết các cổ phiếu để có thể đánh bại thị trường. Vậy nên họ chỉ cần có tỉ suất bằng với thị trường là được.
 
Back
Top