kiến thức Đầu tư hàng hoá cà phê là gì? 7 lý do thu hút nhà đầu tư của mặt hàng cà phê

Trangtranggg

Junior Member
Đầu tư hàng hoá cà phê đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường. Vậy đầu tư phái sinh cà phê là gì và đây có phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà đầu tư thông minh không? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư giải đáp câu hỏi này? Cùng tìm hiểu ngay!

Đầu tư phái sinh cà phê là gì?​

1673230899391.png


Đầu tư hàng hoá cà phê là quá trình thực hiện giao dịch mặt hàng cà phê (mua hoặc bán) thông qua các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới. Nhà đầu tư thực hiện lệnh mua và bán ngay trên phần mềm được cung cấp bằng số tiền ký quỹ mà không cần gặp gỡ trực tiếp người sản xuất để giao dịch.

Các khâu vận chuyển, lưu trữ, kho bãi sẽ được bỏ qua nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian để nhà đầu tư có được mức giá tốt nhất. Trên thị trường hàng hoá có 2 mặt hàng cà phê được giao dịch phổ biến, đó là:
  • Cà phê Robusta trên sàn ICE London
  • Cà phê Arabica trên sàn ICE NewYork

Tại sao đầu tư hàng hoá cà phê lại thu hút nhà đầu tư?​

Có 6 lý do chính khiến mặt hàng cà phê thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Có thể kể đến như:
Kênh đầu tư công khai minh bạch và có tính bảo hộ cao do được Nhà nước cho phép giao dịch, nhà đầu tư được Pháp luật bảo vệ.
  • Nhà đầu tư được phép giao dịch 2 chiều: Mua và bán trong t+0. Khi thị trường có xu hướng tăng thì nhà đầu tư có thể mua vào và khi thị trường có xu hướng giảm thì nhà đầu tư có thể bán ra nhằm thu lại lợi nhuận.
  • Tỷ suất sinh lợi vô cùng hấp dẫn.
  • Hàng hoá cà phê có điểm hoà vốn sản xuất. Để sản xuất ra một lượng nông sản thì người nông dân cần bỏ ra một số tiền nhất định cho các chi phí liên quan. Do đó, khi giá giảm sâu quá điểm hoà vốn thì nông sản bị lỗ vốn sản xuất nên cung ít mà cầu tăng nên giá sẽ tăng. Ngược lại, khi giá tăng quá điểm hoà vốn thì người dân sẽ bán hết nông sản cho doanh nghiệp và thương lái với mức giá thấp hơn.
  • Tính chu kỳ mùa vụ thu hoạch: Vụ thu hoạch của cà phê là tháng 11 và 12. Thời điểm này, giá đã bị ép giảm từ tháng 9, 10 để đến khi người dân thu hoạch giá đã ở mức rất thấp. Từ tháng 1, 2 cho tới tháng 4,5 là thời điểm giá tăng mạnh do người nông dân đã bán hết hạt cà phê
  • Giao dịch theo kỳ hạn: Tháng 1,3,5,7,9,11 là những kỳ hạn giao dịch hàng hoá cà phê. Gần tới ngày kết kỳ hạn thì nhà đầu tư buộc phải đóng lệnh mua bằng lệnh bán đối ứng tạo ra một áp lực bán rất lớn nên có thể canh bán trước đó để kiếm được nhiều lợi nhuận.
  • Áp dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường hàng hoá phái sinh cà phê có tỷ lệ chính xác cao hơn do đây là kênh giao dịch của toàn thế giới.
1673231021171.png

Tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới​

Đầu tư hàng hoá cà phê cho thấy tầm quan trọng của mình trên thị trường nhờ vào những đặc điểm riêng biệt. Theo thống kê của tổ chức Cà phê Quốc tế (International Coffee Organization) , top 3 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới lần lượt là:

1. Brazil​

Brazil dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Hơn 2.500.000 tấn cà phê đã được sản xuất tại Brazil năm 2016. Các trang trại cà phê nằm rải rác trên khắp đất nước này. Đặc biệt tại các tiểu bang có khí hậu và nhiệt độ lý tưởng cho sản xuất cà phê như Minas, Gerais, Sao Paulo, Parana là tập trung nhiều hơn.

Sản xuất cà phê đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước Brazil. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, niên vụ 2019-2020, sản lượng cà phê Brazil sản xuất chiếm hơn 1/3 lượng cà phê trên thế giới.

2. Việt Nam​

Với sản lượng khoảng 1.650.000 tấn mỗi năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Việt Nam tập trung chủ yếu vào cà phê Robusta với giá thành rẻ hơn trên thị trường. Lượng caffeine trong cà phê Robusta nhiều gấp đôi so với hạt Arabica, khiến cà phê có vị đắng hơn.

Đồng thời, Việt nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta số 1 thế giới. Trong niên vụ 2019-2020 chiếm hơn 40% sản lượng toàn cầu.

1673230973762.png

3. Colombia​

Với sản lượng khoảng 810.000 tấn mỗi năm. Colombia trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cà phê. Colombia là quốc gia nổi tiếng về chất lượng cà phê. Tại đây chủ yếu là cà phê Arabica có vị ngọt, ít đắng hơn hạt Robusta. Ngoài ra, các nước Indonesia, Ethiopia, Honduras, Ấn Độ, Mexico,… Cũng có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn trên thế giới. Nắm bắt thông tin về thị trường giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư hàng hoá cà phê chính xác hơn.

Kết luận​

Đầu tư hàng hoá cà phê là sự lựa chọn thông minh cho các nhà đầu tư muốn thử sức mình hoặc mới bắt đầu bước chân vào thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã cho nhà đầu tư một góc nhìn toàn cảnh về mặt hàng cà phê trong thị trường giao dịch hàng hoá.

Hotline/ Zalo: 0965.536.407 - Ms. Trang
Tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh
 
Back
Top