Đề thi cao học môn tâm lý lâm sàng của trường Nhân Văn năm nay

summon99

Member
Các bác đọc chơi cho vui. Độ chính xác khoảng 90% do dựa trên trí nhớ chứ ko cho mang đề về.

Khang, nam, năm nay 36 tuổi, độc thân. Anh đến với phòng khám tâm lý với lí do dạo gần đây có nhiều triệu chứng bất thường cả về thể chất lẫn tinh thần. Về thể chất anh thường xuất hiện những cơn đau nhức cơ thể, ở khá nhiều chỗ, tuy không quá mức chịu đựng nhưng nó âm ỉ. Anh đã đi khám tổng quát nhưng không phát hiện được bệnh lý gì. Về mặt tâm lý, dạo này anh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và bi quan rất nhiều. Dịch bệnh kéo đến làm công việc anh bị ảnh hưởng nhiều. Khi đó anh nghĩ nhiều về cái chết “lỡ như mắc bệnh thì mình sẽ ra sao”. Những lúc ở nhà một mình trong thời gian phong tỏa, anh cảm thấy cuộc sống mình thật vô vị, với các ý nghĩ “36 năm qua mình đã làm gì, rồi sau này cuộc đời mình sẽ như thế nào đây?”. Những ý nghĩ này cứ vây lấy anh khiến anh không thể tập trung trong công việc, kể cả sau khi đi làm lại.

Anh vốn là trưởng phòng quản lý chất lượng trong 1 công ty dược cũng khá là có tiếng. Công việc lí tưởng đã cho anh khá nhiều thứ. Trong mắt mọi người anh là hình mẫu của một người đàn ông thành đạt với sự tự do trong tài chính và các mối quan hệ xã hội lý tưởng. Ngoài công việc chính, anh còn mở ba nhà thuốc tư và tất cả chúng đều hoạt động tốt. Không chỉ vậy, anh còn tham gia một dự án khai thác đá non ở một địa phương nọ, thứ cũng cho nguồn thu tốt tuy rằng đôi lúc hơi đụng chạm với chính quyền địa phương. Tuy rằng tất cả nguốn thu trên đã cho anh một khoản tài chính dư dả nhưng anh không có ý định từ bỏ công việc trong công ty dược. “Nếu chỉ quản lí ba cái nhà thuốc đó thì tôi chỉ có thể giao du với đám bình dân”, anh nói vậy. Mỗi khi họp lớp bạn cùng khóa thời sinh viên đại học Y, anh thường nói về những chi tiêu xa xỉ của mình cùng những hậu đãi đặc biệt trong vị trí quản lí, trong khi các bạn anh lại thích chia sẻ về kiến thức trong y học lâm sàng nhiều hơn.

Về chuyện tình cảm, không cần phải nói cũng biết anh có rất nhiều bạn gái. Ngoại hình không tệ, học thức, địa vị cao, tài chính dồi dào, có thể nói anh là một hình mẫu đàn ông lí tưởng. Nhưng tất cả đều không đi đến đâu. Ngay từ khi còn học đại học, anh đã luôn có cái cảm giác là mình cần một người phụ nữ bên cạnh để cảm thấy an tâm và được yêu thương. Nhưng khi mối quan hệ cần tiến xa hơn, thì anh lại bỏ cuộc, và đi tìm mối quan hệ khác. Những ngày cách ly, anh cảm thấy cô độc. Khi đó anh thường nằm mơ. Trong cơn mơ anh thấy anh là một cánh chim bay tự do trên bầu trời, nhưng lại không rõ là chim gì, vì nó không có hình dạng cũng không có màu sắc.

Ngay từ lúc nhỏ, anh đã tỏ ra là một cá nhân ưu tú, Sinh trưởng trong gia đình gia giáo và thành đạt, có thể nói anh không thiếu một thứ gì về vật chất. Tuy nhiên cha mẹ lại không có nhiều thời gian cho anh, họ thường đi làm xa. Chính vì vậy ngày từ khi còn rất nhỏ, anh đã có khao khát mình sẽ kiếm được nhiều, thật nhiều tiền để cha mẹ không cần phải đi làm nữa, họ sẽ ở nhà với anh. Đến năm anh 6 tuổi thì cha mẹ gửi anh cho nhà ngoại và các dì chăm nuôi. Cũng may là thành tích trong học tập của anh rất tốt, những lời khen ngợi của thầy cô và bạn bè dành cho anh đã khiến anh có chút cảm giác ít ỏi về giá trị bản thân mình và được quan tâm yêu thương. Khi anh lên cấp 3 thì cha mẹ anh nghỉ hưu, lúc này họ tỏ ý muốn bù đắp sự quan tâm dành cho anh nhưng anh thẳng thừng từ chối. Sự quan tâm của anh lúc này là dành cho kì thi đại học sắp tới, và một cô bạn gái cùng lớp, người sẵn sàng xuất hiện mối khi anh có “nhu cầu”.

Có thể nói anh dành cả cuộc đời mình để đi tìm sự thừa nhận giá trị bản thân và sự quan tâm từ những thành tích trong tài chính và quan hệ xã hội nhưng cảm giác như không bao giờ là đủ. Thế rồi dịch bệnh kéo tới đã cắt đứt những điều này, nó khiến anh hụt hẫng như bước chân đầu tiên của phi hành gia lên bề mặt của mặt trăng. Bây giờ ở mình trong căn phòng đầy đủ tiện nghi không thiếu một thứ gì, nhưng lạnh lẽo, anh băn khoăn tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với mình.

Anh cảm thấy rất muốn bày tỏ tâm sự của mình cho ai đó, nhưng không có ai cả. Anh muốn cầu nguyện nhưng niềm tin tôn giáo anh đã vứt bỏ nó từ khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Anh muốn về thăm cha mẹ và em gái, nhưng lại sợ họ thấy bộ mặt tàn tạ hốc hác của mình. Khi đi làm lại anh cảm thấy mình mất hết toàn bộ sức sống, mỗi sáng đi làm như một nỗ lực hết mình chỉ để ra khỏi giường, vì vậy anh thường xuyên đi trễ. Anh bỏ bê việc quản lý nhà thuốc và gần như phó thác toàn bộ cho trợ lý của mình. Và người trợ lý đã khuyên anh can thiệp tâm lý.



1- Chỉ ra, phân tích và giải thích vấn đề của Khang theo góc nhìn của Maslow. Đâu là vấn đề cốt lõi.

Tại sao những mối quan hệ (nam nữ) của Khang luôn dở dang?

2- Theo Erik Erikson các giai đoạn phát triển của Khang đã gặp những trở ngại gì. Và đâu là cái để lại di chứng về sau?

3- Phân tích vấn đề của Khang theo tâm lý hiện sinh. Tại sao Khang không hiện diện?

Nếu là nhà tâm lý nhân cách, anh/chị sẽ làm gì với Khang?
 
Mấy cái thuyết tâm lý như Freud này nọ cũ và lạc hậu rồi. Giờ thế giới chuyển sang nghiên cứu thần kinh học cả. Ba cái thuyết Maslow này nọ giờ chỉ còn giá trị tham khảo lịch sử thôi .Vậy nên mấy ông học tân lý lâm sàng ra không có cơ hội chĩa bệnh tâm lý đâu. Thay vào đó chơi thuốc hiệu quả hơn rất nhiều

Sent from Samsung SM-G998B using vozFApp
 
Mấy cái thuyết tâm lý như Freud này nọ cũ và lạc hậu rồi. Giờ thế giới chuyển sang nghiên cứu thần kinh học cả. Ba cái thuyết Maslow này nọ giờ chỉ còn giá trị tham khảo lịch sử thôi .Vậy nên mấy ông học tân lý lâm sàng ra không có cơ hội chĩa bệnh tâm lý đâu. Thay vào đó chơi thuốc hiệu quả hơn rất nhiều

Sent from Samsung SM-G998B using vozFApp
Chơi thuốc tất nhiên hiệu quả nhãn tiền hơn, và sự thật ở VN mình 100% xài thuốc hết. Vì đội tâm lí lâm sàng VN trình độ yếu kém, lạc hậu, thiếu thực chiến, nặng bài vở nên không mang lại được hiệu quả chữa trị. Chưa kể lí do chính là tư vấn cho bệnh nhân VN cực khó, khó hơn cả trăm lần so với bệnh nhân nước ngoài.
Nhưng nói vậy là không đúng. Thực sự tư vấn tâm lí tác dụng ngang với thuốc. Ở nước ngoài họ luôn kết hợp cả 2, như 2 cánh tay của 1 cơ thể.
Ở VN mình thì chịu, cụt mịa nó 1 tay. Tuy buồn nhưng phải nhìn thẳng và thừa nhận sự thật là vậy.
 
Chơi thuốc tất nhiên hiệu quả nhãn tiền hơn, và sự thật ở VN mình 100% xài thuốc hết. Vì đội tâm lí lâm sàng VN trình độ yếu kém, lạc hậu, thiếu thực chiến, nặng bài vở nên không mang lại được hiệu quả chữa trị. Chưa kể lí do chính là tư vấn cho bệnh nhân VN cực khó, khó hơn cả trăm lần so với bệnh nhân nước ngoài.
Nhưng nói vậy là không đúng. Thực sự tư vấn tâm lí tác dụng ngang với thuốc. Ở nước ngoài họ luôn kết hợp cả 2, như 2 cánh tay của 1 cơ thể.
Ở VN mình thì chịu, cụt mịa nó 1 tay. Tuy buồn nhưng phải nhìn thẳng và thừa nhận sự thật là vậy.
Bác hiểu biết nhiều đấy. Nhưng bác có biết tại sao làm việc với bn VN lại khó hơn bn nước ngoài không?
 
Mấy cái thuyết tâm lý như Freud này nọ cũ và lạc hậu rồi. Giờ thế giới chuyển sang nghiên cứu thần kinh học cả. Ba cái thuyết Maslow này nọ giờ chỉ còn giá trị tham khảo lịch sử thôi .Vậy nên mấy ông học tân lý lâm sàng ra không có cơ hội chĩa bệnh tâm lý đâu. Thay vào đó chơi thuốc hiệu quả hơn rất nhiều

Sent from Samsung SM-G998B using vozFApp
tâm thần học chứ thần kinh học liên quan gì mấy cái này nhỉ
thuốc thì quanh quẩn có vài ba loại thôi, ăn thì được ngay nhưng td phụ cũng lắm
 
Các bác đọc chơi cho vui. Độ chính xác khoảng 90% do dựa trên trí nhớ chứ ko cho mang đề về.
Bác chủ thớt học khoa Tâm lý ra ha? có nhận khám tâm lý không? Em cũng đang có nhu cầu.
 
Nghe giống văn của vài vozer quá. Toi từng đọc mấy bài kiểu như hiện tại mình có đầy đủ mọi thứ nhà cửa, xe sang, bạn gái, con cái,... Nhưng (lúc nào cũng nhưng) bản thân cảm thấy thế lọ thế chai. Sự mâu thuẫn nổi bật trong câu chuyện là Khang muốn sau này kiếm nhiều tiền để bố mẹ ở bên mình nhưng điều gì làm cậu quên đi rồi trở nên lạnh lùng với bố mẹ như vậy khi còn chưa lớn. Danh vọng, bạn gái, cái nhìn của người ngoài khiến cậu cũng k còn quan tâm gia đình nữa xong vì dịch bệnh mà cậu mất đi vẻ mặt lạnh lùng ấy thật dễ dàng làm sao rồi lại thành 1 đứa con biết nghĩ à (..... Để quay lại đọc rồi nghĩ tiếp )

Gửi từ Xiaomi M2004J19C bằng vozFApp
 
Từng làm admin phụ phụ phụ của vài ba group Tâm Lý - trong đó có 1 nhóm, xin được hỗ trợ cả chuyên gia Tâm Lý về trò chuyện giúp cả nhóm.
Đang là bệnh nhân (không điều trị).
Thấy:
  • Về các cách không dùng thuốc, ít thấy người VN đi trị liệu tâm lý, nhưng thấy b bệnh nhân VN tích cực trong tìm nhóm bạn cùng TC, chắc do tính cách dân VN sẵn có là hay thích giao lưu.
  • Người VN phù hợp trị liệu tâm lý bằng Phật giáo, nhưng PG VN bây giờ bát nháo, nên có nhiều bạn không hết, còn nặng thêm.
  • Chỉ có tầm 30% (người mình biết) chọn thể thao làm 1 cách phụ giúp hết bệnh.
 
Bằng 1 chút kiến thức của mình


Mối quan hệ của Khang luôn dở dang đương nhiên vì đặt vào vấn đề xây dựng cơ đồ (giá trị vật chất) quá nặng thành ra bỏ qua hẳn xây dựng các mối quan hệ xã hội (cha mẹ, bạn bè, nhân tình,...)

Mình k phải là nhà tâm lí học nên k đề ra phác đồ điều trị được, nhưng hướng đi chung chung là phải làm cân bằng được giá trị vật chất và tinh thần của Khang, tâm bệnh một khi gỡ được mối tơ vò trong lòng sẽ tự khỏi ngay
 
Khôn làng nên tìm ra mục đích sống cho mình khôn làng ạ, khôn làng sống sung sướng về vật chất nên vậy đấy, nên đi gặp các mảnh đời bất hạnh khôn làng nhé
Bệnh của khôn làng thì các cụ ngày xưa đã nhận ra rồi, đó là "Sướng quá hóa rồ"
lol.gif
 
quá tập trung vào thực hiện mục đích nên quên mất lý do để bắt đầu.ngại mọi người thấy mình hốc hác,thì ăn ngủ tập tdtt tầm 2 3 tuần sau lại người rồi về thăm.lúc đầu còn chệch choạc nhưng lâu dần rồi sẽ quen.
 
Hai yếu tố:
1. Chưa đủ thành đạt: ở đây là chưa đủ chuyên môn, chưa làm cái gì mình cảm thấy thật đam mê, vậy thôi.
2. Thiếu sự gắn kết với gia đình, nên thành ra lạc lõng.
 
Back
Top