Đến 20.1, Hà Nội sẽ có hơn 30 điểm cho thuê 'xe đạp đô thị'

TrenTungCaySo10

Senior Member
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, nhìn nhận mô hình “xe đạp đô thị” ở Hà Nội sẽ thành công, giúp nâng cao hiệu quả phương tiện công cộng và từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân.


Dự kiến ngày 20.1, tại 6 quận của Hà Nội sẽ thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp đô thị. Theo đề xuất trước đó, Công ty CP Tập đoàn Trí Nam sẽ triển khai giai đoạn 1 trong năm nay với 1.000 xe (50% là xe đạp điện) và 94 vị trí đặt xe. Tổng vốn đầu tư dịch vụ này khoảng 30 tỉ đồng, bằng nguồn vốn xã hội hóa. Doanh nghiệp này cũng xin miễn phí vỉa hè và thu phí dịch vụ trong 12 tháng.

1673333590352.png

Trạm xe đạp công cộng đầu tiên số 12 đường Đào Tấn
KHẮC HIẾU

Nêu quan điểm về mô hình này, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, bày tỏ sự ủng hộ và mong muốn các cơ quan chức năng tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp doanh nghiệp thực hiện thành công đề án thí điểm.

Theo TS Thủy, khoảng 10 năm trước, tại hội thảo thảo luận về “xe đạp đô thị” do Sở GTVT Hà Nội tổ chức, ông đã không ủng hộ do mạng lưới giao thông, hạ tầng đô thị ở thời điểm đó còn yếu kém. Tuy nhiên hiện tại, Hà Nội đã có 1 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và sắp tới sẽ có thêm các tuyến đường sắt đô thị khác; hệ thống giao thông công cộng cũng đã tương đối tốt và có nhiều tuyến phố rộng.

Trước kỳ vọng của Sở GTVT Hà Nội về việc mô hình thuê “xe đạp đô thị” giúp nâng cao hiệu quả phương tiện công cộng, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm ô nhiễm môi trường, TS Thủy cho rằng điều này rất đúng và có cơ sở.

TS Thủy cho hay, cách đây khoảng 30 năm, Hà Nội có khoảng 1,5 triệu xe đạp được người dân sử dụng. Còn hiện tại, xe máy và ô tô chiếm đa số bởi sự tiện nghi mà các loại phương tiện này đem lại. Dù phương tiện công cộng đã tốt hơn, nhiều hơn nhưng người dân vẫn lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển vì khả năng kết nối từ nhà, nơi làm việc đến phương tiện công cộng còn hạn chế.

Do đó, việc triển khai mô hình “xe đạp đô thị” từ bây giờ sẽ kích thích nhu cầu sử dụng đối với người có nhu cầu di chuyển trong quãng đường ngắn 4 - 5 km. Khi nhu cầu sử dụng xe đạp tăng cao, sẽ giảm ô nhiễm môi trường, góp phần giảm biến đổi khí hậu và giảm tỷ lệ tai nạn giao thông vì tốc độ di chuyển của xe đạp chậm hơn xe máy.

Thanh toán phải thuận tiện
Tuy nhiên, để mô hình này phát triển, TS Nguyễn Xuân Thủy lưu ý cần thực hiện theo lộ trình. Về chính sách, Hà Nội cần nghiên cứu tuyến đường dành riêng cho xe đạp; giảm giá thuê mặt bằng, tạo điều kiện, cơ chế kích thích doanh nghiệp đầu tư…

“Ở Trung Quốc, Hà Lan, Thụy Sĩ, số lượng người đi xe đạp trong thành phố khá đông. Ở Hà Lan, hàng vạn người dùng xe đạp để đi lại. Nhiều nước trên thế giới dành làn đường rộng khoảng 1,5 m cho xe đạp. Tôi tin rằng, nếu kiên nhẫn thực hiện dự án này và thực hiện một cách khoa học, bài bản, có trách nhiệm thì mô hình này sẽ thành công”, TS Thủy nhận định.

Đối với doanh nghiệp, TS Thủy lưu ý cần lựa chọn loại xe đạp gọn, nhẹ; chi phí thuê xe hợp lý. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ vào quá trình thuê xe, thanh toán… phải thuận tiện, dễ dàng để người già cũng dễ dàng thao tác.

Trước đó, sáng 9.1, Công ty CP Tập đoàn Trí Nam tiến hành hoàn thiện điểm trạm xe đạp công cộng đầu tiên tại số 12 đường Đào Tấn (P.Cống Vị, Q.Ba Đình). Hiện có 2 quận bàn giao mặt bằng để lắp trạm, trong đó Q.Ba Đình 23 điểm và Q.Hoàn Kiếm 11 điểm. Đến 20.1, mỗi điểm sẽ được bố trí khoảng 10 xe. Việc thử nghiệm kéo dài 2 tuần, sau đó dịch vụ này sẽ vận hành thương mại.

Theo đề án thí điểm, Q.Ba Đình dự kiến có 340 xe đặt tại các tuyến đường Kim Mã, Trần Huy Liệu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Học, Đội Cấn, Quán Thánh. Q.Tây Hồ có 242 xe tại các tuyến đường Lạc Long Quân, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Trích Sài.

Q.Đống Đa có 100 xe tại các phố Giảng Võ, Hào Nam, Hoàng Cầu, Thái Hà, Láng. Q.Hoàn Kiếm có 280 xe tại các phố Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng... Gần 300 xe còn lại được đặt tại quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.

Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Người thuê xe cả ngày sẽ trả 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Hệ thống cũng có vé theo tháng, quý và năm; thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.

Thông tin thêm về kết quả triển khai dự án xe đạp đô thị tại TP.HCM và một số tỉnh trên cả nước, Sở GTVT Hà Nội cho biết: dịch vụ xe đạp công cộng đã được người dân, du khách sử dụng với đăng ký trung bình 944 tài khoản/ngày (tính đến ngày 31.7.2022). Khách sử dụng dịch vụ từ 2 tuyến trở lên là gần 59.000 người, chiếm khoảng 27%.

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc phát triển xe đạp công cộng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng; từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm ô nhiễm môi trường...
https://thanhnien.vn/den-201-ha-noi-se-co-hon-30-diem-cho-thue-xe-dap-do-thi-post1540736.html
 
Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Người thuê xe cả ngày sẽ trả 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Hệ thống cũng có vé theo tháng, quý và năm; thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Du lịch thuê 1-2h chạy lòng vòng cũng rẻ.
Tổng vốn đầu tư dịch vụ này khoảng 30 tỉ đồng, bằng nguồn vốn xã hội hóa. Doanh nghiệp này cũng xin miễn phí vỉa hè và thu phí dịch vụ trong 12 tháng.
Hôm nọ thấy các anh tài vào chửi ăn ngân sách, thuế của dân… thế nào hôm nay lại lòi ra là vốn xã hội hoá, bảo sao thớt mốc meo.
 
Có cần phải lấy xe ở đâu phải trả đúng điểm đấy ko nhỉ? Hay trả ở điểm nào cũng được.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái này nên làm trục lê văn lương vì chỗ này cấm taxi. Dân đi từ nhà đến các vp bằng xe này hợp lý.
 
Du lịch thuê 1-2h chạy lòng vòng cũng rẻ.

Hôm nọ thấy các anh tài vào chửi ăn ngân sách, thuế của dân… thế nào hôm nay lại lòi ra là vốn xã hội hoá, bảo sao thớt mốc meo.
Thấy trên review công ty bảo thằng Trí Nam này là sân sau của các cốp :)))) chuyên làm mấy dự án cho nhà nước :)))
 
Có cần phải lấy xe ở đâu phải trả đúng điểm đấy ko nhỉ? Hay trả ở điểm nào cũng được.

via theNEXTvoz for iPhone
trò này phổ biến ở các tỉnh lẻ bên tàu được hơn chục năm rồi, trả xe thì chắc là miễn là trả ở chỗ có trạm xe là được, bỏ xe ở ngoài trạm thì nó phạt rồi có xe đi dọn
tôi hồi mới sang còn cả combo bỏ xe xa trạm + quên không trả xe trên app nên nó trừ cước + phạt đủ mua xe mới
kQKtg89.png
 
Cái xe đạp nó giá trị thấp người ta còn tha chứ con xe đạp điện mà triển khai thì 1 tuần sau xe hỏng hết.
Mấy ông thợ sửa xe đạp điện thuê xe đạp điện 10k rồi luộc cục pin.
Làm giàu ko khó.
 
Nói thuê xe lại nhớ e chưa làm bài review thuê xe từ bắc chí nam cho các bác. Ko hiểu cả cái nước này mỗi ở SG là thuê con wave ghẻ mà nó bắt cọc 5-10tr, hài vl 😂
 
Cái xe đạp nó giá trị thấp người ta còn tha chứ con xe đạp điện mà triển khai thì 1 tuần sau xe hỏng hết.
Mấy ông thợ sửa xe đạp điện thuê xe đạp điện 10k rồi luộc cục pin.
Làm giàu ko khó.
Dân mình vẫn còn nhiều người khôn lỏi lắm. Mấy cái dịch vụ kiểu này trụ không nổi đâu.
 
thuê xe như này mà để tuyến đường sắt Yên Nghĩa - Cát Linh thì cũng khá đó chớ :)
 
Nắng nóng đạp xe tới công ty mùi mồ hôi + hôi nách + hôi bẹn nó vãi ò :sleep:

Gửi từ Xiaomi MI 8 bằng vozFApp
 
Back
Top