Đi làm chỗ nào cũng bị đánh giá là không biết chủ động trong công việc các bác ạ!

GocITOrg

Senior Member
Sáng nay tôi vừa mới bị sếp gọi lên nhắc nhở là không biết chủ động trong công việc. Đi làm chỗ nào tôi cũng bị nhắc nhở thế hết. Ko biết làm cách nào khắc phục đây.
Các bác giúp tôi với.
 
Thì chủ động lên :doubt:
Đùa chứ việc đc giao bao nhiêu cứ làm hết trách nhiệm bấy nhiêu, không để ảnh hưởng tới việc của người khác. Chủ động với thụ động j miễn là hoàn thành cv là được, cần qué gì nữa nhể :angry:
 
chủ động của chúng nó là làm xong ra xin việc mới về làm, cày tiếp :sexy_girl:
uxby0Nl.gif
 
Ví dụ 1: anh cần tài liệu từ cô A vào ngày 20 để làm việc của mình thì ngày 18 anh đã phải hỏi, kiểm tra tiến độ về tài liệu đó, đó là chủ động.
Ví dụ 2: sếp anh nói anh lo việc B này cho tôi thì anh phải tự tổng hợp lại là để làm việc B thì tôi cần D,E,F và anh phải tự liên hệ với những người liên quan để hoàn tất D,E,F; đó là chủ động.
Ví dụ 3: sếp giao việc C, anh thấy C có thể làm tốt hơn bằng cách C2, anh làm 2 phương án trình lại sếp, đó là chủ động.
Ngắn gọn: mình phải tự thân tìm mọi cách, làm mọi cách, kể cả những việc sếp không nói để công việc CỦA MÌNH đạt kết quả tốt nhất.
 
vd : 5h chiều nay họp Dự án , anh lên trình bày nhé , thì từ giờ đến 5h anh phải chuẩn bị tài liệu ok + nói năng lưu loát + laptop trinh chiếu ok + bút chiếu + tài liệu tham khảo ....cái này là chủ động trong công việc được giao đấy
 
Ví dụ được giao cho gói thầu đó làm từ a tới á. Chủ động là tới giai đoạn nào trình hồ sơ hay hợp đồng sếp nhiều việc quên thì cứ nhắc hỏi sếp hồ sơ tới đâu để kịp tiến độ thực hiện :adore: như này có chủ động trong công việc không các fen

via theNEXTvoz for iPhone
 
Kinh nghiệm của tớ, thực ra chỉ có 2 từ: "Đam mê"
Hãy đam mê, tận tuỵ với công việc của mình, hãy coi công việc của công ty như công việc của mình vậy. Lãnh đạo sẽ ghi nhận. Rồi đến 1 ngày bạn làm lãnh đạo bạn cũng vậy thôi, bạn sẽ luôn thích và ưu ái đối với những nhân viên chủ động giúp lãnh đạo giải quyết việc.
Trong công việc nào cũng vậy, dĩ nhiên nhiều mánh khoé làm ăn, nhưng dù vậy tớ vẫn luôn làm việc chính của mình với 1 thái độ đam mê, kệ mẹ thằng khác nói gì. Rồi cái gì tớ mong muốn, nó cũng đều đến với tớ cả, chỉ là vấn đề thời gian. Và khi càng lên cao, thì cơ hội làm ăn lại càng mở ra nhiều. Giống như Khổng Minh nói: "Se sẻ thì làm sao hiểu được cái chí của Đại bàng".
 
Chắc làm xong k biết mở mồm báo cáo là làm xong r để ngta giao task mới hay s fen
 
Mình thử việc làm việc đc giao xong còn đi hỏi coi có việc gì làm nữa ko, chứ ngồi ko còn chán hơn cả làm việc. Nguyên ngày ngồi ko mệt hơn là có làm việc nữa
 
anh phải chủ động lên. :LOL: rào trước đón sau vào.
lớn rồi còn để họ dạy cách sống là nhục lắm. về quê thấy bố mẹ nấu cơm cho ăn thì lăn vào mà phụ giúp.
 
chủ động lên, ì ạch, nước đến chân mới nhảy ( kèm nhiều sai sót ) là bị động.
nên list ra các việc cần làm, theo từng bước ra giấy theo thứ tự ưu tiên
ngày nào cũng phải viết, note lại, đi đâu cũng mang theo, lâu dần sẽ quen ( cấm viết trên máy tính )
 
Ví dụ 1: anh cần tài liệu từ cô A vào ngày 20 để làm việc của mình thì ngày 18 anh đã phải hỏi, kiểm tra tiến độ về tài liệu đó, đó là chủ động.
Ví dụ 2: sếp anh nói anh lo việc B này cho tôi thì anh phải tự tổng hợp lại là để làm việc B thì tôi cần D,E,F và anh phải tự liên hệ với những người liên quan để hoàn tất D,E,F; đó là chủ động.
Ví dụ 3: sếp giao việc C, anh thấy C có thể làm tốt hơn bằng cách C2, anh làm 2 phương án trình lại sếp, đó là chủ động.
Ngắn gọn: mình phải tự thân tìm mọi cách, làm mọi cách, kể cả những việc sếp không nói để công việc CỦA MÌNH đạt kết quả tốt nhất.
Thím này nói chuẩn đó
 
Đứa nào đánh giá thế thì chủ động phang vào mặt nó để nó thấy mình chủ động ntn.
 
Back
Top