thắc mắc Dị ứng với FWD - dẫn động bánh trước

Hình như bạn không phải dân vật lý? Thế thì tranh luận hơi lệch rồi. Mình nói luôn là mình không liên quan gì đến kèo của bạn và anh kacee kia. Mình chỉ chỉ ra cho bạn cái sai của bạn thôi.

Tại sao mình biết bạn không phải dân vật lý? Vì biểu đồ lực trên nhìn phát học sinh lớp 10 chuyên lý nó cũng bật được ra ngay rồi. Cái thứ hai là bạn không hiểu được với cân bằng momen thì chọn gốc nào không quan trọng. Đã là cân bằng thì chọn gốc nào cũng phải cân bằng, chọn gốc nào khiến cho phương trình của mình đơn giản đi có lợi cho tính toán mà thôi. Cái này nếu không phải dân vật lý thì không hiểu được.

Kèo này mình tư vấn cho bạn nên rút êm. Vì bạn cầm chắc phần thua. Còn mình, mặc dù chẳng ưa gì anh kacee, va chạm mấy lần rồi nhưng mình tham gia vào đây vì cái đúng và 1 phần nữa là giúp bạn hiểu đúng cái mà bạn đang hiểu sai mà thôi.
1633970030672.png

sai chỗ nào mà sai, tôi tính nhé:
Thành phần vuông góc N = 1000 x cos(α) (α là góc nghiêng dốc)
thành phần N lại phân bổ lên bánh trước và bánh sau lần lượt là N1 và N2, N1 + N2 = N
N1 x (L1+L2) = N x L2
hoặc: N2 x (L1+L2) = N x L1
N1/N2 = L2/L1. tính đến đây thôi cần gì thay số, nó tỷ lệ nghịch với nhau rồi thì L2 > L1 thì N1 >N2. anh có cách tính nào khác à?
 
View attachment 811212
sai chỗ nào mà sai, tôi tính nhé:
Thành phần vuông góc N = 1000 x cos(α) (α là góc nghiêng dốc)
thành phần N lại phân bổ lên bánh trước và bánh sau lần lượt là N1 và N2, N1 + N2 = N
N1 x (L1+L2) = N x L2
hoặc: N2 x (L1+L2) = N x L1
N1/N2 = L2/L1. tính đến đây thôi cần gì thay số, nó tỷ lệ nghịch với nhau rồi thì L2 > L1 thì N1 >N2. anh có cách tính nào khác à?
vcl ý anh là đang chứng minh trọng tâm gần cầu nào hơn thì ma sát cầu ấy lớn hơn à o_O

và cái trọng lực (vector màu đen ấy) hoàn toàn không hề nằm trong bài toán của anh o_O

thôi tôi đi ngủ, gặp phải thằng ngáo đá vào đây múa kiếm rồi :LOL:
 
Tôi dốt vật lý nên ko hiểu các anh đang tranh luận gì. Nhưng theo anh gì kia nói, chỉ quan tâm đến cái vector lực vuông góc với mặt đường, thì cái xe của a mới chỉ thắng được lực ma sát. Thế cái vector vàng song song với mặt đường thì xe ko càn thắng để đi lên à?
Nói như a thì dốc càng nghiêng càng dễ đi à? vì dốc càng nghiêng thì vector lực vuông góc mặt đường càng nhỏ.
 
Tôi dốt vật lý nên ko hiểu các anh đang tranh luận gì. Nhưng theo anh gì kia nói, chỉ quan tâm đến cái vector lực vuông góc với mặt đường, thì cái xe của a mới chỉ thắng được lực ma sát. Thế cái vector vàng song song với mặt đường thì xe ko càn thắng để đi lên à?
Nói như a thì dốc càng nghiêng càng dễ đi à? vì dốc càng nghiêng thì vector lực vuông góc mặt đường càng nhỏ.
anh lại cãi kỹ sư à?
 
Hổng kiến thức quá bạn ơi.

Đầu tiên là để giải bài toán lực thì đặt nó vào trạng thái cân bằng. Tức là giả sử nó đang đứng yên hoặc đang chuyển động không gia tốc nhé.

Khi đó biểu đồ vector lực như thế kia còn thiếu 2 vector lực ma sát đặt vào 2 điểm tiếp xúc của bánh trước và bánh sau. Sau này vẽ ra bạn sẽ thấy hợp lực của 2 lực ma sát và phản lực mặt đường sẽ ra 1 vector hướng chính xác thẳng đứng lên trên. Có thể phần này bạn học còn chưa kĩ.
Đoạn này bôi đen, bạn mới là người không phải dân lý đấy, bạn cộng cái vector phản lực với cái vector ma sát để ra 1 cái vector vô nghĩa để làm quái gì?
thế vật trôi ngang mặt đường có ma sát trượt thì tổng hợp của nó với phản lực thì hướng đi đâu? nó xiên chéo chứ hướng lên trên à? :LOL:)
hoặc vật đứng yên trên dốc nghiêng, cứ cho là hợp lực của ma sát với phản lực hướng chính xác thẳng đứng lên trên đi. giờ tôi thay đổi chất liệu chất liệu, hệ số ma sát thay đổi, lực ma sát thay đổi thì nó hướng chính xác thẳng đứng lên trên tiếp hay là xiên đi?
Bạn thậm chí còn đếch hiểu lực ma sát là gì, bản chất lực ma sát (trượt) chẳng qua là cần bao nhiêu lực để kéo 1 vật với áp lực (P đã biết) thắng lực (ma sát) do lực P ấy sinh ra và tiếp xúc giữa bề mặt 2 mặt phẳng. Nói đơn giản: lực ma sát là kết quả của áp lực và tính chất bề mặt 2 mp tiếp xúc, bạn đi tính cái tổng hợp lực của 1 lực với kết quả của nó làm gì?
Bạn đem cái câu này: hợp lực của 2 lực ma sát và phản lực mặt đường sẽ ra 1 vector hướng chính xác thẳng đứng lên trên đi hỏi thằng em chuyên lý của bạn, nó không cười bạn thì tôi không làm người nữa
1633972390378.png
 
tóm lại anh kỹ sư có chuyên môn thì cho tôi giải pháp đo cái lực vuông góc với mặt đường đi để còn lên kèo nào... tôi nông dân chỉ biết dùng cân thôi...

anh cũng không biết phải đo thế nào thì tuyên bố sủi kèo luôn đi nhé, tự anh đòi cái kèo phải test theo cái cách anh cũng không biết thì tôi cười rung cả rốn mất :LOL:
 
Tôi dốt vật lý nên ko hiểu các anh đang tranh luận gì. Nhưng theo anh gì kia nói, chỉ quan tâm đến cái vector lực vuông góc với mặt đường, thì cái xe của a mới chỉ thắng được lực ma sát. Thế cái vector vàng song song với mặt đường thì xe ko càn thắng để đi lên à?
Nói như a thì dốc càng nghiêng càng dễ đi à? vì dốc càng nghiêng thì vector lực vuông góc mặt đường càng nhỏ.
anh dốt vật lý là đúng, dốc càng nghiêng thì vector vuông góc với mặt đường càng nhỏ là đúng
Vì nó nhỏ đi nên lực ma sát (bám đường) sẽ nhỏ đi tức là khó đi hơn nghiêng đến mức nào đó mà lực ma sát (bám đường) nhỏ hơn cả lực thành song song thì ma sát nghỉ sẽ chuyển thành ma sát trượt, xe thậm chí còn không lên nổi dốc nữa, lốp xe quay và trượt trên mặt đường
anh đang nhầm lẫn, ma sát giữa mặt đường và lốp xe không phải là lực cản, mà nó là động lực đẩy xe lên, giống như anh đi bộ, anh đạp về phía sau thì ma sát (nghỉ) giữa dép và mặt đường đóng vai trò phản lực đẩy anh lên phía trước
 
Học hành thế này thì chết. Càng nói càng dở thôi. Mình rất tử tế nên khuyên bạn vậy là muốn tốt cho bạn. Còn càng nói thì càng lộ cái dốt ra chứ hay ho gì đâu.

Khi xe tĩnh, hệ cân bằng, xe đứng im trên dốc thì lấy đâu ra ma sát trượt hả ông nội? Ma sát đó là ma sát nghỉ. Còn tại làm sao cái lực ma sát đó nó lại bằng đúng 1 mức như vậy thì cái này là cân bằng lực mà ra. 1 khi hệ đã cân bằng thì tổng các vector lực tác dụng lên hệ phải = 0.

Tổng lực ma sát theo theo phương của đường dốc phải = thành phần song song với mặt đường dốc của trọng lực. Đó là hệ quả của cân bằng về lực. Còn giải tiếp cái cân bằng momen là ra tỉ lệ độ lớn giữa phản lực mặt đường trục bánh trước và trục bánh sau.

Mình là dân chuyên Lý, ở voz này F33 từ các thread về thiên văn, vật lý cả chục năm trước mình nhận rất nhiều lần rồi chứ mình cũng không có thằng em nào chuyên Lý cả.
 
tóm lại anh kỹ sư có chuyên môn thì cho tôi giải pháp đo cái lực vuông góc với mặt đường đi để còn lên kèo nào... tôi nông dân chỉ biết dùng cân thôi...

anh cũng không biết phải đo thế nào thì tuyên bố sủi kèo luôn đi nhé, tự anh đòi cái kèo phải test theo cái cách anh cũng không biết thì tôi cười rung cả rốn mất :LOL:
anh cứ từ từ, anh có thể dùng mô hình tôi tả lúc trước, hoặc chụp cái cân của anh lên để chuyên gia tôi thẩm định đã
 
Học hành thế này thì chết. Càng nói càng dở thôi. Mình rất tử tế nên khuyên bạn vậy là muốn tốt cho bạn. Còn càng nói thì càng lộ cái dốt ra chứ hay ho gì đâu.

Khi xe tĩnh, hệ cân bằng, xe đứng im trên dốc thì lấy đâu ra ma sát trượt hả ông nội? Ma sát đó là ma sát nghỉ. Còn tại làm sao cái lực ma sát đó nó lại bằng đúng 1 mức như vậy thì cái này là cân bằng lực mà ra. 1 khi hệ đã cân bằng thì tổng các vector lực tác dụng lên hệ phải = 0.

Tổng lực ma sát theo theo phương của đường dốc phải = thành phần song song với mặt đường dốc của trọng lực. Đó là hệ quả của cân bằng về lực. Còn giải tiếp cái cân bằng momen là ra tỉ lệ độ lớn giữa phản lực mặt đường trục bánh trước và trục bánh sau.

Mình là dân chuyên Lý, ở voz này F33 từ các thread về thiên văn, vật lý cả chục năm trước mình nhận rất nhiều lần rồi chứ mình cũng không có thằng em nào chuyên Lý cả.
bạn ơi, thế vật trượt trên mặt phẳng ngang thì hợp lực của ma sát với phản lực nó xiên đi đâu:))?
Vật trượt ngang, chuyển động đều, tổng các lực cũng bằng 0 mà:))
 
anh cứ từ từ, anh có thể dùng mô hình tôi tả lúc trước, hoặc chụp cái cân của anh lên để chuyên gia tôi thẩm định đã
tôi chả dùng mô hình gì cả, tôi dùng xe thật, đang nói chuyện xe lại dùng mô hình o_O

tôi cũng chả có cái cân nào cả, anh là chuyên gia về cân thì tôi cho anh chọn một loại cân nào đó có thể bê tới bê lui được, chọn loại nào mà anh tin tưởng ấy nhé :)

nhanh lên để còn chốt kèo... lưu ý là bên thua chịu tiền mua cân nên tôi khuyên anh chọn cái cân nào rẻ thôi, hoặc anh tự tin thì cứ chọn loại nào thật đắt cho xịn, đằng nào bên thắng cũng giữ luôn cân làm kỷ niệm ;)

à tôi bổ sung luôn cái điều kiện kèo cho rõ ràng nhé:
  • đậu xe ở đường bằng, cân bốn góc, tính trung bình ra tỉ lệ phân bố trọng lượng trước sau A%/B%
  • đậu xe ở dốc, đầu xe hướng lên trên dốc, lặp lại tương tự, ra tỉ lệ trước sau X%/Y%
nếu tỉ lệ A/B lớn hơn X/Y thì tôi ăn, ngược lại thì anh ăn, không thay đổi tôi cho anh ăn luôn...
 
Last edited:
bạn ơi, thế vật trượt trên mặt phẳng ngang thì hợp lực của ma sát với phản lực nó xiên đi đâu:))?
Vật trượt ngang, chuyển động đều, tổng các lực cũng bằng 0 mà:))

Bạn học dốt quá, mình tranh luận với bạn nó lệch kèo mình cũng sinh ức chế.

Khi mà hợp lực tác dụng lên hệ khác 0 thì vật sẽ lập tức bắt đầu dịch chuyển và sẽ là chuyển động có gia tốc chứ làm éo có chuyển động đều. Vấn đề mình cũng éo trách được bạn chuyện này vì bạn có học vật lý 1 cách tử tế éo đâu mà trách được. Giờ tranh luận giữa thằng mù với thằng sáng mắt thì tranh luận kiểu gì.

Chả biết khuyên bạn điều gì nữa, hay là lấy sách ra đọc lại 1 tí chương Động Lực Học chất điểm, sách giáo khoa vật lý lớp 10?
 
Bạn học dốt quá, mình tranh luận với bạn nó lệch kèo mình cũng sinh ức chế.

Khi mà hợp lực tác dụng lên hệ khác 0 thì vật sẽ lập tức bắt đầu dịch chuyển và sẽ là chuyển động có gia tốc chứ làm éo có chuyển động đều. Vấn đề mình cũng éo trách được bạn chuyện này vì bạn có học vật lý 1 cách tử tế éo đâu mà trách được. Giờ tranh luận giữa thằng mù với thằng sáng mắt thì tranh luận kiểu gì.

Chả biết khuyên bạn điều gì nữa, hay là lấy sách ra đọc lại 1 tí chương Động Lực Học chất điểm, sách giáo khoa vật lý lớp 10?
Ơ kìa, thì tôi đang nói đến chuyển đồng đều chứ chuyển động gia tốc nào, chuyển động đều là chuyển động khi các lực tác động lên nó cân bằng còn gì
Trọng lực cân bằng với lực phản lực
lực kéo/đẩy cân bằng với các lực cản (ma sát trượt, lực cản không khí...). chuyển động đều như thế có gì sai à? nó là chuyển động có gia tốc khi thay đổi trạng thái từ tĩnh sang động, nhưng động rồi các lực cân bằng thì cđ đều chứ còn gì nữa. Thế lúc chuyển động đều lực ma sát với phản lực cộng lại nó xiên đi đâu?
 
Ơ kìa, thì tôi đang nói đến chuyển đồng đều chứ chuyển động gia tốc nào, chuyển động đều là chuyển động khi các lực tác động lên nó cân bằng còn gì
Trọng lực cân bằng với lực phản lực
lực kéo/đẩy cân bằng với các lực cản (ma sát trượt, lực cản không khí...). chuyển động đều như thế có gì sai à? nó là chuyển động có gia tốc khi thay đổi trạng thái từ tĩnh sang động, nhưng động rồi các lực cân bằng thì cđ đều chứ còn gì nữa. Thế lúc chuyển động đều lực ma sát với phản lực cộng lại nó xiên đi đâu?


Haizz, nghĩ lại comment đầu của bạn mà thấy hài hước thay. Bạn học hành lơ mơ, nói thẳng là dốt, dù cho cũng gọi là có biết 1 tí ti hơn với những người không học tí gì. Nhưng lại đi bắt bẻ sai và thể hiện mình nhiệt tình đúng vào cái sai. Rồi giờ cứ càng nói thì càng sai. Nói thật, mình đáng trình thầy của bạn mà cứ phải đi tranh cãi tay đôi thế này, éo biết rồi nó đến đâu. Bọn ngồi cạnh mình ngày xưa giờ chúng nó cũng thạc sĩ tiến sĩ, thành giáo viên vật lý cả rồi bạn ạ.


Cố gắng nói lại 1 lần nữa xem có hiểu hay không nhé?

Nếu 1 hệ đang đứng yên, hoặc gọi là hệ cân bằng, hoặc là hệ đang chuyển động thẳng đều, thì có nghĩa là hợp lực tác dụng lên hệ phải bằng 0. Tức là tổng tất cả các vector ngoại lực lên hệ đó phải bằng 0. Tổng tất cả các momen của tất cả các ngoại lực lên bất cứ trục nào cũng phải bằng 0. Từ các phương trình lực ta đã tính ra được lực ma sát 1 cách rất đơn giản và cực kì cơ bản. Thậm chí éo cần tính gì, chỉ cần dùng phương pháp hình học có khi cũng ra được.

Còn nếu như tổng tất cả các vector ngoại lực, hay hợp lực của chúng mà khác 0. Thì chúng sẽ chuyển động có gia tốc. Cho nên hầu hết các bài toán tính lực như bài toán chúng ta đang làm sẽ là bài toán dựa trên sự cân bằng. Còn nếu có gia tốc mọi thứ sẽ khác vì muốn tính được phải thêm vào dữ kiện gia tốc.


Khi xe đứng yên trên dốc. Tất cả các ngoại lực tác động lên con xe gồm có:
  • Tự trọng P,
  • Phản lực Nf(front) và Nb (back)
  • Ma sát nghỉ ff và fb
Tất cả chỉ có thế.

Bài toán này đã vẽ rõ giản đồ và nhìn 1 cái là ra chứ không cần phải tính. Còn với xe chuyển động thẳng đều không có gia tốc thì tổng các ngoại lực tác động lên con xe vẫn y như vậy. Còn đừng có nói thêm là lực cản không khí. Vì cái lực cản không khí là cái sẽ mặc định bỏ qua vì khi xe chuyển động tốc độ chậm thì gần như lực cản không đáng kể. Ví dụ chuyển động 5km/h thì lực cản không đáng kể chẳng hạn. Và quan trọng là bài toán do mình đặt ra, mục đích đặt ra bài toán này để xác định rằng khi lên dốc, trọng tâm dồn về phía sau hay không. Cho nên ngẫn ngợ hay sao đi cho thêm cả lực cản không khí trong trường hợp xe chuyển động nhanh để bài toán thêm phức tạp giải mới sướng à?


Còn cái vụ ma sát thì phải học lại, học cho kĩ. Ma sát nghỉ nó biến đổi chứ không phải bằng k.N đâu. k.N chỉ là giá trị cực đại của ma sát nghỉ mà thôi.



Với tính cách ngựa non háu đá chắc bạn sẽ còn tiếp tục nói linh tinh, mình lại chờ xem bạn sẽ nói gì.
 
View attachment 811212
sai chỗ nào mà sai, tôi tính nhé:
Thành phần vuông góc N = 1000 x cos(α) (α là góc nghiêng dốc)
thành phần N lại phân bổ lên bánh trước và bánh sau lần lượt là N1 và N2, N1 + N2 = N
N1 x (L1+L2) = N x L2
hoặc: N2 x (L1+L2) = N x L1
N1/N2 = L2/L1. tính đến đây thôi cần gì thay số, nó tỷ lệ nghịch với nhau rồi thì L2 > L1 thì N1 >N2. anh có cách tính nào khác à?


Phương trình momen đâu? N1 X (L1 + L2) = N x L2 là phương trình gì đây???? WTF?
 
Nhìn cái cách mà dân chuyên Lý đặt ra bài toán rồi giải đây. Biết thân biết phận thì lặng đi.

Cho 1 xe hơi có trọng lượng 1 tấn tức 10000N. Đậu yên tĩnh trên dốc 30 độ, đầu hướng lên dốc.
Cho biết trọng tâm xe nằm ở mặt phẳng vuông góc với trung điểm của trục cơ sở (đoạn nối bánh trước sau).
Cho xe có trục cơ sở 2m. Khoảng cách từ tâm khối của xe tới mặt đường là 1m.

Với giữ kiện như trên, tính: phản lực tại trục bánh trước? Phản lực tại trục bánh sau?

------------------------


GIẢI:
  • Gọi trọng lực của xe là P,
  • Phản lực bánh trước là Nf, phản lực tại bánh sau là Nb
  • Ma sát nghỉ bánh trước và sau lần lượt là ff và fb.
  • A là tiếp điểm bánh trước, B là tiếp điểm bánh sau. O là trung điểm AB. H là trọng tâm xe.

1633977490472.png



-Phương trình lực tác dụng lên xe hơi gồm:
->F = ->P + ->Nf + ->Nb + ->ff + -> fb
Hệ đứng yên nên ->F = 0. Tức: ->P + ->Nf + ->Nb + ->ff + -> fb = 0 (1)
Chiếu phương trình vector (1) lên trục có phương là đường dốc ta được:
ff + fb = P x sin30 (2)
Chiếu phương trình vector (1) lên trục vuông góc với đường dốc ta được:
Nf + Nb = P x cos30 = P x (Căn 3)/2 (3)

-Phương trình momen của các ngoại lực tác dụng lên xe theo trục O (chiều dương chọn là chiều thuận kim đồng hồ) gồm:
ff x 0 + fb x 0 + Nf x OA + P x sin30 x OH - Nb x OB = 0
<=> Nf x 1 + P/2 x 1 = Nb x 1
<=> Nb - Nf = P x sin30 = P/2 (4)

Từ phương trình (3) và (4) ta được:
Nb = (P/2 + P(can3)/2)/2 = 0.683x P = 6830N.
Nf = Nb-P/2 = 1830N

-Đáp số: Nf = 1830N, Nb = 6830N
 
Last edited:
Nhìn cái cách mà dân chuyên Lý đặt ra bài toán rồi giải đây. Biết thân biết phận thì lặng đi.

Cho 1 xe hơi có trọng lượng 1 tấn tức 10000N. Đậu yên tĩnh trên dốc 30 độ, đầu hướng lên dốc.
Cho biết trọng tâm xe nằm ở mặt phẳng vuông góc với trung điểm của trục cơ sở (đoạn nối bánh trước sau).
Cho xe có trục cơ sở 2m. Khoảng cách từ tâm khối của xe tới mặt đường là 1m.

Với giữ kiện như trên, tính: phản lực tại trục bánh trước? Phản lực tại trục bánh sau?

------------------------


GIẢI:
  • Gọi trọng lực của xe là P,
  • Phản lực bánh trước là Nf, phản lực tại bánh sau là Nb
  • Ma sát nghỉ bánh trước và sau lần lượt là ff và fb.
  • A là tiếp điểm bánh trước, B là tiếp điểm bánh sau. O là trung điểm AB. H là trọng tâm xe.

View attachment 811350


-Phương trình lực tác dụng lên xe hơi gồm:
->F = ->P + ->Nf + ->Nb + ->ff + -> fb
Hệ đứng yên nên ->F = 0. Tức: ->P + ->Nf + ->Nb + ->ff + -> fb = 0 (1)
Chiếu phương trình vector (1) lên trục có phương là đường dốc ta được:
ff + fb = P x sin30 (2)
Chiếu phương trình vector (1) lên trục vuông góc với đường dốc ta được:
Nf + Nb = P x cos30 = P x (Căn 3)/2 (3)

-Phương trình momen của các ngoại lực tác dụng lên xe theo trục O (chiều dương chọn là chiều thuận kim đồng hồ) gồm:
ff x 0 + fb x 0 + Nf x OA + P x sin30 x OH - Nb x OB = 0
<=> Nf x 1 + P/2 x 1 = Nb x 1
<=> Nb - Nf = P/2 (4)

Từ phương trình (3) và (4) ta được:
Nb = (P/2 + P(can3)/2)/2 = 0.683x P = 6830N.
Nf = Nb-P/2 = 1830N

-Đáp số: Nf = 1830N, Nb = 6830N
ở đường bằng thì Nf=Nb=5000N?
 
Back
Top