kiến thức [ Dịch thuật ] [ Thảo luận ] Hỗ trợ dịch thuật tiếng Nhật đơn giản

Tôi cũng đang nghe News chính trị Nhật mỗi ngày, lúc mấy ông bàn vs nhau nghe đau hết cả đầu

Chính trị khó về từ vựng, còn 1 thể loại khác không khó về từ vựng nhưng khó về ngữ điệu là tấu hài đơn (rakugo) và tấu hài kép (manzai).
Tiếp tục cố nhé.
Học càng lên cao càng dễ giải trí bằng tiếng Nhật.
Thích thử thách kiến thức + phản xạ nhanh thì xem mấy chương trình Quiz ấy.
Đường lên đỉnh Olympia phiên bản tiếng Nhật rất hay.
 
Tôi đang kiêm thêm viết phụ cho mấy bé ba cái sakubun free nè :))

lập cái topic để mọi người vào thảo luận dịch ba cái khó khó các kiểu mà lâu rồi ko thấy ai request :'(

Bọn nó có chịu suy nghĩ đâu mà request.
Đứa nào chịu suy nghĩ thì lại chẳng có gì để request.
 
Ngày xưa học mang tiếng chuyên ngành Nhật chứ dc mấy thầy cô chịu sửa sakubun cho đâu huhu

Bạn mình còn phải cong đuôi lên sửa lỗi chính tả (tiếng Việt) cho luận văn của SV (người Nhật). Khổ quá kêu than với mình mình bày cho cách bắt bọn SV cài cái pack kiểm tra chính tả tiếng Việt và tự sửa cho hết lỗi trước khi nộp cho cô.
Thời buổi giờ là vậy đó.
 
Để dịch được hay, nghe cho xuôi thì mình nghĩ đầu tiên phải dùng tốt tiếng Việt đã. Nhiều bạn hay dùng âm ghép Hán Việt mà những từ đấy không được dùng trong tiếng Việt phổ thông. Ví dụ trong tiếng Việt bình thường đâu có hay dùng từ Đối ứng (trừ trong kinh tế có dùng Vốn đối ứng), hay như nhân viên phòng Tổng vụ, tiếng Việt đâu có dùng như vậy, người ta sẽ nói là nhân viên phòng Hành chính...
 
Để dịch được hay, nghe cho xuôi thì mình nghĩ đầu tiên phải dùng tốt tiếng Việt đã. Nhiều bạn hay dùng âm ghép Hán Việt mà những từ đấy không được dùng trong tiếng Việt phổ thông. Ví dụ trong tiếng Việt bình thường đâu có hay dùng từ Đối ứng (trừ trong kinh tế có dùng Vốn đối ứng), hay như nhân viên phòng Tổng vụ, tiếng Việt đâu có dùng như vậy, người ta sẽ nói là nhân viên phòng Hành chính...
Cực ghét cái kiểu dịch lười biếng như thế. Từ "Thiết định" trong IT là một ví dụ. Cho tới trước khi được biết đến khái niệm "thiết định" trong các công ty outsource cho Nhật, mình chỉ thấy người ta dùng các cách nói "thiết lập", "cài đặt", "tùy chọn", "tùy chỉnh".
Dù biết ngôn ngữ là sinh ngữ, nhưng đừng lai căng quá.
 
Cực ghét cái kiểu dịch lười biếng như thế. Từ "Thiết định" trong IT là một ví dụ. Cho tới trước khi được biết đến khái niệm "thiết định" trong các công ty outsource cho Nhật, mình chỉ thấy người ta dùng các cách nói "thiết lập", "cài đặt", "tùy chọn", "tùy chỉnh".
Dù biết ngôn ngữ là sinh ngữ, nhưng đừng lai căng quá.
Các thánh lại bê nguyên âm Hán Việt 設定 vào đây mà. Thực ra cái này tương đương với Setting trong tiếng Anh, nếu để ý khi dùng máy tính Window là biết, tra ngược lại là ra nghĩa tiếng Việt.

Mình thi thoảng tuyển phiên dịch cho công ty, không quan trọng N2 hay N1, cứ cho 1 bài dịch Nhật-Việt để xem khả năng tiếng Việt, ngoài ra đưa cho ứng viên 1 đoạn bài báo tiếng Nhật, yêu cầu đọc to lên xem có đọc được suôn sẻ các chữ Hán không. Bên mình làm theo cách này thì thấy có lúc ứng viên N2 lại vượt qua người có N1.
 
Các thánh lại bê nguyên âm Hán Việt 設定 vào đây mà. Thực ra cái này tương đương với Setting trong tiếng Anh, nếu để ý khi dùng máy tính Window là biết, tra ngược lại là ra nghĩa tiếng Việt.

Mình thi thoảng tuyển phiên dịch cho công ty, không quan trọng N2 hay N1, cứ cho 1 bài dịch Nhật-Việt để xem khả năng tiếng Việt, ngoài ra đưa cho ứng viên 1 đoạn bài báo tiếng Nhật, yêu cầu đọc to lên xem có đọc được suôn sẻ các chữ Hán không. Bên mình làm theo cách này thì thấy có lúc ứng viên N2 lại vượt qua người có N1.
Thế em mới nói, nhiều khi đọc tức lắm nhưng không làm gì được vì trong công ty nó đã thành một cái thuật ngữ phổ biến rồi. Thôi thì cứ thế thôi. Em nghĩ đến tầm đi làm rồi thì kĩ năng mới là cái quan trọng chứ N2, N1 chỉ là con số. Nếu ứng viên N2 160/180 thì em sẽ ưu tiên hơn một ông N1 vớt.
 
Để dịch được hay, nghe cho xuôi thì mình nghĩ đầu tiên phải dùng tốt tiếng Việt đã. Nhiều bạn hay dùng âm ghép Hán Việt mà những từ đấy không được dùng trong tiếng Việt phổ thông. Ví dụ trong tiếng Việt bình thường đâu có hay dùng từ Đối ứng (trừ trong kinh tế có dùng Vốn đối ứng), hay như nhân viên phòng Tổng vụ, tiếng Việt đâu có dùng như vậy, người ta sẽ nói là nhân viên phòng Hành chính...
bác nói đúng rồi. quan trọng là phải xư lý được văn phong tiếng việt cho nó đúng ngữ cảnh. không thì rất khó hiểu
 
Em đang học N5 thôi. Các bác cho em hỏi luyện nghe thì có nên luyện kiểu nghe xong ghi lại những gì người ta nói không. Em mới học đến bài 10 nên ngữ pháp còn ít, em luyện nên làm bài tập được với tốc độ tương đối ổn, nhưng lúc ss hỏi thì em lại nhảy số rất chậm (sau khi nghe xong em phải lẩm nhẩm lại 2 3 lần xem ss nói gì, và câu đó hỏi những gì, như thế nào để đáp lại thành ra rất luống cuống và chậm), nên luyện gì để khắc phục được vấn đề này vậy mấy bác.
 
Em đang học N5 thôi. Các bác cho em hỏi luyện nghe thì có nên luyện kiểu nghe xong ghi lại những gì người ta nói không. Em mới học đến bài 10 nên ngữ pháp còn ít, em luyện nên làm bài tập được với tốc độ tương đối ổn, nhưng lúc ss hỏi thì em lại nhảy số rất chậm (sau khi nghe xong em phải lẩm nhẩm lại 2 3 lần xem ss nói gì, và câu đó hỏi những gì, như thế nào để đáp lại thành ra rất luống cuống và chậm), nên luyện gì để khắc phục được vấn đề này vậy mấy bác.
Theo mình bạn có thể làm như vậy xem sao, không làm thử không biết được, nếu sai thì sửa. Trong luyện thi tiếng Anh cũng hay làm theo cách này, vừa nghe vừa chép lại, chỗ nào không ghi ra được thì xem lại, tìm nguyên nhân không nghe được là gì, do không biết từ, hay biết từ mà không phát âm được, hay nói quá nhanh...

Cách làm này có hiệu quả nhưng đòi hỏi người học phải vô cùng kiên trì, nhẫn nại. Thời gian đầu rất mất công, nhưng sau thành quả sẽ thu được tương xứng.

Về phản xạ nói, bạn mới học nên việc phản ứng chưa nhanh là điều hết sức bình thường, không có gì phải lo lắng cả. Mỗi lần học 1 ngữ pháp mới nên đọc to thành tiếng các câu mẫu trong sách, rồi sử dụng các mẫu ngữ pháp đó đặt câu với những từ đã học, vừa giúp tăng phản xạ vừa nhớ từ. Lúc đóng sách vở vào rồi, nếu rảnh lúc nào lại nhớ, tưởng tượng lại mình đã học từ gì, mẫu ngữ pháp nào. Nếu không nhớ thì lại mở ra xem lại, đảm bảo sẽ tặng độ nhớ lên nhiều lần.
 
Theo mình bạn có thể làm như vậy xem sao, không làm thử không biết được, nếu sai thì sửa. Trong luyện thi tiếng Anh cũng hay làm theo cách này, vừa nghe vừa chép lại, chỗ nào không ghi ra được thì xem lại, tìm nguyên nhân không nghe được là gì, do không biết từ, hay biết từ mà không phát âm được, hay nói quá nhanh...

Cách làm này có hiệu quả nhưng đòi hỏi người học phải vô cùng kiên trì, nhẫn nại. Thời gian đầu rất mất công, nhưng sau thành quả sẽ thu được tương xứng.

Về phản xạ nói, bạn mới học nên việc phản ứng chưa nhanh là điều hết sức bình thường, không có gì phải lo lắng cả. Mỗi lần học 1 ngữ pháp mới nên đọc to thành tiếng các câu mẫu trong sách, rồi sử dụng các mẫu ngữ pháp đó đặt câu với những từ đã học, vừa giúp tăng phản xạ vừa nhớ từ. Lúc đóng sách vở vào rồi, nếu rảnh lúc nào lại nhớ, tưởng tượng lại mình đã học từ gì, mẫu ngữ pháp nào. Nếu không nhớ thì lại mở ra xem lại, đảm bảo sẽ tặng độ nhớ lên nhiều lần.

Cảm ơn bác thật nhiều nhé.
Ngoài ra, bác chỉ em cách bác học chữ Hán nữa được không. Hiện giờ em cứ học cách tập viết đi viết lại đúng nét cho đến khi cảm thấy mình nhớ thì thôi. Mà thấy nhiều người viết không được tốt nhưng đọc lại rất nhanh.
 
Cảm ơn bác thật nhiều nhé.
Ngoài ra, bác chỉ em cách bác học chữ Hán nữa được không. Hiện giờ em cứ học cách tập viết đi viết lại đúng nét cho đến khi cảm thấy mình nhớ thì thôi. Mà thấy nhiều người viết không được tốt nhưng đọc lại rất nhanh.
Trừ những người có năng khiếu bẩm sinh thì phần đa đều phải có quá trình lặp đi lặp lại, va chạm với từ rồi mới nhớ được. Ngoài việc viết cho quen thì bạn áp dụng kiểu học qua Flash card, một mặt tờ giấy viết chữ Hán, mặt sau viết âm đọc; hoặc 1 mặt viết các âm ghép của chữ Hán đấy, mặt sau ghi cách đọc của các từ ghép và ý nghĩa. Ngoài ra dán thêm xung quanh phòng từ nào khó, lúc nào chạm mặt thì thử đọc xem có nhớ không, không thì xem lại. Nói chung là luôn tìm cách để được va chạm với nó (không nhất thiết cứ học là phải ngồi vào bàn). Với người bình thường để khá được 1 tý thì cũng phải mất đơn vị thời gian theo năm, xác định như vậy để không nóng vội. Nếu tìm được thầy có tâm hỗ trợ nữa thì nhanh hơn.
 
Back
Top