tin tức Điểm benchmark M1 Max: Nhanh hơn Core i7-10700K 20%, ngang ngửa Xeon trên Mac Pro

Điểm benchmark M1 Max: Nhanh hơn Core i7-10700K 20%, ngang ngửa Xeon trên Mac Pro


Gần như ngay sau khi được giới thiệu, chip Apple Silicon M1 Max đã có điểm số benchmark hiệu năng CPU trên Geekbench. Theo những con số vừa được công bố, phiên bản SoC trang bị 10 nhân CPU tạo ra 1749 điểm ở phép thử nghiệm hiệu năng đơn nhân, và 11542 điểm ở bài kiểm tra hiệu năng đa nhân:

[IMG]


Con số này, nếu đem so với điểm benchmark hồi Apple M1 ra mắt trên MacBook Pro 13 inch cuối năm ngoái (1733 đơn nhân, 7584 đa nhân), cho thấy nếu điểm số benchmark này là chính xác, thì hiệu năng xử lý của CPU M1 Max cũng chỉ ở mức cao hơn gấp rưỡi so với M1. Dù vậy, nó vẫn cao hơn hẳn những CPU x86 hiện tại. So với Core i7-10700K desktop (1339 điểm đơn nhân, 8879 điểm đa nhân), M1 Max có hiệu năng CPU cao hơn 20%. Cần nhớ là i7-10700K có TDP 125W, còn M1 Max thấp hơn rất nhiều.

Thậm chí điểm số này còn biến con chip Apple Silicon cao cấp vừa được ra mắt có hiệu năng ngang ngửa với cả CPU Xeon W-3235 12 nhân 24 luồng, hiện tại đang được trang bị trên cỗ máy Mac Pro (1102 điểm đơn nhân, 11973 điểm đa nhân), tức là không thua kém quá xa về hiệu năng đa nhân.

Đến đây cũng cần phải quay lại những gì Apple quảng cáo ở sự kiện diễn ra rạng sáng nay. Họ cho biết hiệu năng CPU của M1 Pro và M1 Max cao gấp 3.7 lần so với Core i7, gấp đôi so với i9. Nhưng i7 và i9 ở đây là những phiên bản trang bị trong chiếc MacBook Pro. Hai mẫu Core i7 cuối cùng được Apple trang bị cho MacBook Pro màn hình 13 inch là 2 mẫu 8557U và 1068NG7. Còn mẫu Core i9 trang bị trong MacBook Pro 16 inch là 9980HK. Dựa vào điểm Geekbench của những con chip Intel này, thì đúng là hiệu năng CPU M1 Max cao hơn rất nhiều.
Quảng cáo
Để tiện so sánh, dưới đây là benchmark của vài mẫu CPU Intel có liên quan:

Tinhte_Mac2.jpg

Tinhte_Mac3.jpg

Tinhte_Mac5.jpg

Tinhte_Mac6.jpg

Tinhte_Mac4.jpg


Tuy nhiên, phía Tom's Hardware tỏ ý nghi ngờ kết quả benchmark con chip M1 Max trên thế hệ MacBook Pro mới ra mắt trong tấm screenshot kể trên. Họ không tin là dù tăng gấp đôi số nhân xử lý hiệu năng cao (Firestorm), hiệu năng đa nhân của M1 Max cũng chỉ đạt được con số ấy, và kỳ vọng rằng con số đáng lẽ phải cao hơn, xét trên mức giá của MacBook Pro 13 inch M1 (1.299 USD) và MacBook Pro 14 inch trang bị M1 Max (3.099 USD).

Kênh thông tin phần cứng PC nổi tiếng này cho rằng, điểm số Geekbench mà M1 Max đạt được kể trên một phần đến từ lỗi của công cụ benchmark. Anh em có thể thấy xung nhịp gốc của M1 Max đo được thông qua Geekbench chỉ ở mức 24 MHz, khá vô lý. Một lý do nữa có thể đến từ phiên bản macOS Monterey phiên bản thử nghiệm. John Poole của Geekbench cho rằng, kết quả bài thử nghiệm được đăng lên trang web không phải là “tin giả”, và tin rằng xung nhịp gốc 24 MHz là do lỗi của công cụ benchmark.

Đến khi chiếc máy được ra mắt chính thức và đến tay người tiêu dùng toàn thế giới vào thứ 3 tuần sau, những số liệu benchmark đúng nhất xét về quá trình sử dụng hàng ngày (nhiệt độ phòng, hệ điều hành phiên bản chính thức,…) sẽ lần lượt được đăng tải lên mạng internet. Đến lúc đó chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khả năng của hai chip Apple Silicon vừa được giới thiệu.
 
dây chuyền 5nm Apple dùng siêu tiết kiệm điện nhưng xung nhịp wall luôn mức loanh quanh 3Ghz.
So sánh 5nm với đám 8nm, 10nm đã thấy ko cân xứng rồi. Lại còn so với INtel khoản ăn điện thì chả còn gì để nói.
 
không ưa gì Apple nhưng mà công nhận APPLE đấm quả này đẹp và đau VL, các hẵng làm CPU truyền thông như intel, AMD, Qualcomm phải chạy theo dài dài mới bằng được.
Đây là điều đáng mừng, một cú huých và định hướng tương lai ngành công nghiệp xử lý của thế giới. Các công ty kể trên phải nỗ lực nhiều hơn nữa để không bị loại bỏ khỏi thị trường.
Ngày trước khi AMD chưa ra chip Ryzen để mình intel bá chủ thì mình tưởng giới hạn vật lý của bán dẫn tới đó thôi, không thể tối ưu hơn được nữa (từ core i thế hệ 2- thế hệ 7 không cải thiện gì nhiều) nhưng khi ryzen và M1 ra thì thế giới phải há hốc mồm kinh ngạc vì những gì bán dẫn silicone có thể làm được. Chỉ là bị kìm hãm do thiếu cạnh tranh và sáng tạo thôi.
 
Đơn nhân vẫn thế, ko có thay đổi gì về kiến trúc. chỉ là phiên bản nhét thêm nhân của con M1 thôi. Có khi vẫn dùng dây chuyền 5nm chứ ko phải 5nm+ như A15
Dự là đến ryzen 4, amd sẽ đuổi kịp dc apple về khoản đơn nhân
 
Đơn nhân vẫn thế, ko có thay đổi gì về kiến trúc. chỉ là phiên bản nhét thêm nhân của con M1 thôi. Có khi vẫn dùng dây chuyền 5nm chứ ko phải 5nm+ như A15
Dự là đến ryzen 4, amd sẽ đuổi kịp dc apple về khoản đơn nhân
đơn nhân bằng là OK nhưng phải làm sao cho hiệu quả p/w được như vậy mới khó bác ạ.
 
không ưa gì Apple nhưng mà công nhận APPLE đấm quả này đẹp và đau VL, các hẵng làm CPU truyền thông như intel, AMD, Qualcomm phải chạy theo dài dài mới bằng được.
Đây là điều đáng mừng, một cú huých và định hướng tương lai ngành công nghiệp xử lý của thế giới. Các công ty kể trên phải nỗ lực nhiều hơn nữa để không bị loại bỏ khỏi thị trường.
Ngày trước khi AMD chưa ra chip Ryzen để mình intel bá chủ thì mình tưởng giới hạn vật lý của bán dẫn tới đó thôi, không thể tối ưu hơn được nữa (từ core i thế hệ 2- thế hệ 7 không cải thiện gì nhiều) nhưng khi ryzen và M1 ra thì thế giới phải há hốc mồm kinh ngạc vì những gì bán dẫn silicone có thể làm được. Chỉ là bị kìm hãm do thiếu cạnh tranh và sáng tạo thôi.
Chip apple nó mạnh 1 phần nhờ os tối ưu riêng nó nữa, chứ chạy đa nền tảng như intel hay amd chưa biết sao đâu :))
 
Thôi, Intel + AMD độc bá x86 bấy lâu là đủ rồi, giờ là thời điểm để tất cả ngành công nghiệp bước lên một bước lớn trong lịch sử, đừng ngăn cản nữa mà hãy chuyển hướng nghiên cứu theo hướng mới đi. Chứ cứ suốt ngày RAM, CPU, GPU, cái thụt cái thò, chán lắm. Các anh liệu ngồi lại mà config ra cái chuẩn cấu hình, chứ nếu không thì tôi để thằng Apple nó thịt cũng được.
Nhìn con Mini với Air M1 mà đã thấy nó thơm VCL ra rồi.
//Việc phần mềm chưa tối ưu hoàn toàn là chuyện có thể thấy, nhưng đừng lấy nó ra làm điểm mạnh của Intel. Hãy nói về tương lai của công nghiệp PC đi anh em.
 
Thôi, Intel + AMD độc bá x86 bấy lâu là đủ rồi, giờ là thời điểm để tất cả ngành công nghiệp bước lên một bước lớn trong lịch sử, đừng ngăn cản nữa mà hãy chuyển hướng nghiên cứu theo hướng mới đi. Chứ cứ suốt ngày RAM, CPU, GPU, cái thụt cái thò, chán lắm. Các anh liệu ngồi lại mà config ra cái chuẩn cấu hình, chứ nếu không thì tôi để thằng Apple nó thịt cũng được.
Nhìn con Mini với Air M1 mà đã thấy nó thơm VCL ra rồi.
//Việc phần mềm chưa tối ưu hoàn toàn là chuyện có thể thấy, nhưng đừng lấy nó ra làm điểm mạnh của Intel. Hãy nói về tương lai của công nghiệp PC đi anh em.
Ngày tàn của AMD Intel đã đến :shame::shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thôi, Intel + AMD độc bá x86 bấy lâu là đủ rồi, giờ là thời điểm để tất cả ngành công nghiệp bước lên một bước lớn trong lịch sử, đừng ngăn cản nữa mà hãy chuyển hướng nghiên cứu theo hướng mới đi. Chứ cứ suốt ngày RAM, CPU, GPU, cái thụt cái thò, chán lắm. Các anh liệu ngồi lại mà config ra cái chuẩn cấu hình, chứ nếu không thì tôi để thằng Apple nó thịt cũng được.
Nhìn con Mini với Air M1 mà đã thấy nó thơm VCL ra rồi.
//Việc phần mềm chưa tối ưu hoàn toàn là chuyện có thể thấy, nhưng đừng lấy nó ra làm điểm mạnh của Intel. Hãy nói về tương lai của công nghiệp PC đi anh em.
Ngày tàn Intel AMD rồi, mua M1 Max đi thôi, vừa lên lại rank MGE CS:GO, mua M1 rồi về lại Silver nào :D.
 
Khác nền tảng so kiểu gì nhỉ :( thôi đem render cho rồi

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
Trước tôi cũng nghĩ vậy.Nhưng sau tôi lại nghĩ khác, khác nền tảng nhưng nếu chạy cùng 1 công việc nào đó để so sánh thì vẫn có cơ sở, ví dụ hai ông châu phi với châu á, tuy nền tảng ông người khác nhau nhưng khi so chạy hoặc gánh nước hoặc khoai thì rõ ràng ông châu phi thắng, nhưng nếu so giải toán thì có khi ông châu á lại thắng, đại loại thế, nên đừng có bảo khác nền tảng thì không so được nữa

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái nền tảng x86 10 năm tel thống trị là 10 năm dậm chân tại chỗ và nát c*t, không có amd thì chắc không khéo con điện thoại bé tí bây giờ còn mạnh hơn 1 con pc. Nhưng rõ ràng amd thì cũng không thể sánh với apple về sức mạnh công nghệ.
Có lẽ arm chính là tương lai của nhân loại chăng
Con M1 này của anh pồ sao thấy giống giống cái điện thoại hình vuông full màn, cảm ứng thời 2007 hê hê
 
Ngày tàn Intel AMD rồi, mua M1 Max đi thôi, vừa lên lại rank MGE CS:GO, mua M1 rồi về lại Silver nào :D.
đua hiệu năng đơn luồng thì Intel vượt rồi, mặc dù xung cao hơn nhiều nhưng có thể tăng xung còn Apple vì vẫn quanh quẩn 3Ghz. IPC thì đã chững lại rồi, chưa thấy có gì ngoài nhồi thêm core phía Apple.
Cái nền tảng x86 10 năm tel thống trị là 10 năm dậm chân tại chỗ và nát c*t, không có amd thì chắc không khéo con điện thoại bé tí bây giờ còn mạnh hơn 1 con pc. Nhưng rõ ràng amd thì cũng không thể sánh với apple về sức mạnh công nghệ.
Có lẽ arm chính là tương lai của nhân loại chăng
Con M1 này của anh pồ sao thấy giống giống cái điện thoại hình vuông full màn, cảm ứng thời 2007 hê hê
Tương lai hay ko thì chưa biết, ARM có cái hay cũng có cái dở, ARM là RISC nên xử lý tốn ít điện hơn x86 nhưng mã lệnh quá nhiều tốn tài nguyên, đặc biệt là cache nếu cùng 1 chương trình thì x86 tiết kiệm bộ nhớ lệnh hơn. Khi dữ liệu lệnh cần phải lấy từ bộ nhớ nhiều thì băng thông bộ nhớ quyết định IPC của chip, lúc này x86 hiệu năng cao hơn. Lý do vì sao AMD hay Intel chỉ cần 32, 64KB L1 cache trong khi APple thì phải 128KB.
 
Last edited:
đua hiệu năng đơn luồng thì Intel vượt rồi, mặc dù xung cao hơn nhiều nhưng có thể tăng xung còn Apple vì vẫn quanh quẩn 3Ghz. IPC thì đã chững lại rồi, chưa thấy có gì ngoài nhồi thêm core phía Apple.

Tương lai hay ko thì chưa biết, ARM có cái hay cũng có cái dở, ARM là RISC nên xử lý tốn ít điện hơn x86 nhưng mã lệnh quá nhiều tốn tài nguyên, đặc biệt là cache nếu cùng 1 chương trình thì x86 tiết kiệm bộ nhớ lệnh hơn. Khi dữ liệu lệnh cần phải lấy từ bộ nhớ nhiều thì băng thông bộ nhớ quyết định IPC của chip, lúc này x86 hiệu năng cao hơn. Lý do vì sao AMD hay Intel chỉ cần 32, 64KB L1 cache trong khi APple thì phải 128KB.
Troll vui, nhu cầu hiện tại của mình có điên mới mua M1 :v.
 
đua hiệu năng đơn luồng thì Intel vượt rồi, mặc dù xung cao hơn nhiều nhưng có thể tăng xung còn Apple vì vẫn quanh quẩn 3Ghz. IPC thì đã chững lại rồi, chưa thấy có gì ngoài nhồi thêm core phía Apple.

Tương lai hay ko thì chưa biết, ARM có cái hay cũng có cái dở, ARM là RISC nên xử lý tốn ít điện hơn x86 nhưng mã lệnh quá nhiều tốn tài nguyên, đặc biệt là cache nếu cùng 1 chương trình thì x86 tiết kiệm bộ nhớ lệnh hơn. Khi dữ liệu lệnh cần phải lấy từ bộ nhớ nhiều thì băng thông bộ nhớ quyết định IPC của chip, lúc này x86 hiệu năng cao hơn. Lý do vì sao AMD hay Intel chỉ cần 32, 64KB L1 cache trong khi APple thì phải 128KB.
bằng thế nào đc khi thằng intel bú điện như bú riệu :ops:
giống như a vác 1 con xe 1000cc đi đua với con xe 50cc rồi tự hào vì chạy ngang con xe 50cc
 
Back
Top